Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Địa lí phổ thông - xuất khẩu thủy sản 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.63 KB, 5 trang )

Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhanh nhất thế giới
(Chinhphu.vn) - Theo báo cáo tại Hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phối hợp với tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) tổ chức ngày 8-9/6 tại
Cần Thơ, hiện Việt Nam được coi là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu thủy sản nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng giá trị trung bình giai đoạn
1998-2008 đạt 18%/năm.
(10/06/2009-05:06:00 PM)
Đại diện của FAO cho biết, Việt Nam đang đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thủy sản, thứ
5 về sản lượng nuôi trồng và thứ 12 về sản lượng khai thác.
Đến nay, tuy xuất khẩu tôm vẫn tăng nhưng tỷ trọng giảm. Các nhóm hàng khác như cá lại
có tốc độ tăng nhanh, trong đó cá tra là hiện tượng đặc biệt có sự tăng trưởng bùng nổ kể
từ sau năm 2000.
Tính riêng trong năm 2008, khối lượng cá xuất khẩu đạt hơn 825 tấn, tỷ trọng đạt 66,7%
khối lượng thủy sản xuất khẩu, trong đó riêng cá tra đạt hơn 640 tấn, chiếm hơn 51% tỷ
trọng khối lượng thủy sản xuất khẩu.
Đặc biệt, việc xuất khẩu cá tra trở lại thị trường Nga, một thị trường lớn và quan trọng, đã
tác động đến các thị trường khác. Nga đang xem xét chọn Việt Nam là mô hình đầu tiên
trong quản lý điều hành, chế biến xuất khẩu thủy sản. Trong tháng 6, nhiều nhà nhập khẩu
Nga sẽ sang Việt Nam để tìm hiểu thông tin về thị trường nhập khẩu, tiêu thụ cá tra với
các nhà sản xuất, chế biến Việt Nam.
Sau đợt thanh tra 301 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vào cuối tháng 4 vừa qua, Đoàn
Thanh tra liên minh châu Âu (EU) đã khẳng định, thị trường EU rất cần thủy sản Việt
Nam. Đợt thanh tra này đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lương Lê Phương cho biết, tổ chức
FAO đã tài trợ cho ngành thủy sản Việt Nam 250.000 USD để xóa đói giảm nghèo và nâng
cao khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam. Đây là nguồn tài trợ quan trọng giúp cho
ngành thủy sản Việt Nam phát triển bền vững, đáp ứng chỉ tiêu yêu cầu chất lượng của thị
trường thế giới./.
Thủy sản những tháng đầu năm: Tín hiệu vui
Theo dự báo, trong năm 2009, ngành thủy sản sẽ gặp nhiều khó
khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên,


ngay từ những tháng đầu tiên năm 2009, khai thác và nuôi trồng
thủy sản đã đạt được nhiều kết quả vui.
Từ đầu năm đến nay, tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An vụ cá đầu đã cho sản lượng
đánh bắt khá lớn, trong khi cùng kỳ năm ngoái hầu hết tàu thuyền của ngư dân nằm
bờ. Thời tiết tương đối thuận lợi cho các tàu ra khơi dài ngày trên biển. Ngoài xăng
dầu rẻ, được mùa cá, các tàu cá được trang bị nhiều ngư cụ hiện đại hơn, ngư dân
miền Trung đã tăng nhanh sản lượng đánh bắt. Tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi,
Khánh Hòa… cá cơm xuất hiện nhiều và sớm hơn mọi năm là điều kiện thuận lợi
cho hoạt động đánh bắt.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 2/2009,
sản lượng thủy sản khai thác của cả nước đạt 340.000 tấn, nâng tổng sản lượng khai
thác trong 2 tháng đầu năm lên 685.999 tấn, bằng 19,8% kế hoạch năm và tăng 16%
so với cùng kỳ năm 2008.
Không chỉ tăng về sản lượng, các chuyên gia ngành thủy sản cho biết, hai tháng đầu
năm nay, giá bán sản phẩm thủy sản cũng tăng cao, nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản tại
thị trường trong và ngoài nước đều tăng mạnh. Cụ thể, giá bán cá nục hiện dao động
từ 7-10.000 đ/kg, giá cá ngừ đã tăng trở lại ở mức cao hơn 100.000 đ/kg loại cá hơn
30kg/con. Tại các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tôm sú loại 40 con/kg
giá từ 120.000-150.000 đồng/kg.
Về nuôi trồng thủy sản, hiện nay, ngư dân trên cả nước dang tập trung cải tạo ao,
đầm để nuôi thả tôm, cá. Các đầm nuôi nước ngọt chuẩn bị ao, đầm thả giống, gối
vụ. Khu vực nuôi nước lợ tập trung tu sửa, nạo vét, cải tạo ao đầm cho vụ nuôi
2009. Tại vùng ĐBSCL lịch thời vụ xuống giống thả nuôi thâm canh và bán thâm
canh bắt đầu từ tháng 3/2009. Hiện nhiều địa phương đã triển khai thả giống tôm
nuôi. Cụ thể, tại Bạc Liêu đã thả giống được 75000 ha, tại Sóc Trăng thả được 371
ha tôm nuôi, đạt 0,54% kế hoạch…
Nghề nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển theo hướng kết hợp đa dạng các loài
thủy sản trên nhiều loại mặt nước như: ao, ruộng trũng, hồ chứa, lồng bè trên sông
và trên biển... Diện tích nuôi cá tra và tôm sú đang tăng do thời gian gần đây giá
nguyên liệu một số mặt hàng tăng như giá tôm sú loại 35-40 con/kg tăng khoảng

10.000 đồng/kg, giá cá tra nguyên liệu ở đồng bằng sông Cửu Long tăng 1.000-
1.500 đồng/kg.
Tuy nhiên, theo Bộ NN&PTNT hoạt động nuôi cá tra thâm canh hiện vẫn còn khó
khăn, chưa kích thích được người nuôi phát triển mạnh trở lại. Bên cạnh đó, giá cá
còn bấp bênh nên chưa tạo động lực mạnh thúc đẩy hoạt động nuôi cá tra thâm canh
phát triển. Bộ NN&PTNT cho biết, tháng 2/2009, sản lượng thủy sản khai thác từ
nuôi trồng ước đạt 140.000 tấn, nâng tổng sản lượng trong 2 tháng lên 290.000 tấn,
bằng 11% kế hoạch và tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2008./.
Thủy sản Việt Nam đoạt giải lớn tại châu Âu
"Qua mặt" 37 sản phẩm thủy sản đến từ các nước Tây Ban Nha, Pháp, Đan Mạch,
Anh, Thổ Nhĩ Kỳ..., Seafood Harmony đã dành giải thưởng của Ban tổ chức Hội chợ
Thủy sản châu Âu.
Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Vĩnh Hoàn (Thành phố Hồ Chí Minh) đã
đoạt được giải trong cuộc thi bầu chọn "Sản phẩm mới tốt nhất" đánh giá về dinh
dưỡng và sức khỏe của sản phẩm tại Hội chợ Thủy sản châu Âu 2009 vừa kết thúc
tại Brussels, Bỉ. Vĩnh Hoàn trở thành doanh nghiệp châu Á đầu tiên đoạt giải
thưởng lớn này.
Được chế biến kết hợp giữa 2 sản phẩm điệp và tôm sú, Seafood Harmony đã nhận
được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và sức khỏe cho người tiêu dùng của Ban
giám khảo và khách hàng có mặt tại triển lãm.
Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Vĩnh Hoàn là một trong 45 doanh nghiệp
Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản có mặt
tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế Heysel, Brussels, Bỉ, tham gia Hội chợ
Thủy sản châu Âu 2009, diễn ra trong các ngày từ 28 - 30/4 vừa qua. Đây là năm
thứ 17, Hội chợ Thủy sản, vốn được coi là sự kiện thương mại lớn nhất của ngành
khai thác, xuất nhập khẩu thủy sản trên thế giới, được tổ chức tại Brussels.
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đến tham gia hội chợ theo sự tổ chức của
Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).
Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, phó Chủ tịch VASEP, sau 11 năm liên tục tham gia
hội chợ, năm nay mặc dù phải chịu sức ép từ tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu

nói chung cũng như sự cạnh tranh quyết liệt trên các thị trường truyền thống, số
lượng các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam năm nay vẫn tăng lên đáng kể. Có nhiều
doanh nghiệp mới tham gia lần đầu cũng đã rất chủ động, mạnh dạn trong việc tiếp
thị sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng.
Gian hàng của VASEP, được thiết kế với sắc xanh chủ đạo hòa với nhiều sản phẩm
thủy sản được chế biến đa dạng và phong phú của các doanh nghiệp, đã thu hút
hàng nghìn lượt khách đến từ các nước trên thế giới.
Cùng thời gian này, tại Brussels đã diễn ra Hội thảo ASEM về các vấn đề liên quan
đến khai thác nguồn tài nguyên biển và triển lãm về phát triển thủy sản bền vững;
triển lãm chế biến thủy sản châu Âu chuyên về công nghệ chế biến thủy sản.
Không chỉ dừng lại ở mức độ trưng bày, giới thiệu sản phẩm mới, European
Seafood 2009 còn là dịp để các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thủy sản trên
khắp thế giới gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm bạn hàng và có thể trực tiếp ký kết các hợp
đồng mới. Tham gia hội chợ năm nay có 1.600 các doanh nghiệp đến từ 75 quốc gia
trên thế giới. Trong 3 ngày tổ chức, hội chợ đã thu hút được khoảng 20.000 lượt
khách tham quan, làm việc./.
Bốn tháng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt hơn một tỷ USD
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 4, xuất khẩu thủy sản cả
nước đạt 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu bốn tháng đầu năm đạt 1,05
tỷ USD.
Mặt hàng cá tra, basa xuất khẩu tăng khoảng 1,5% với 116.600 tấn, đạt kim ngạch 265
triệu USD. Ngoài ra, sản lượng cá ngừ xuất khẩu đạt 8.870 tấn với kim ngạch 28,4 triệu
USD. Mặt hàng tôm xuất khẩu 27.800 tấn, đạt kim ngạch 234 triệu USD. Nhật Bản là thị
trường chính tiêu thụ mặt hàng tôm của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 34,77% tổng giá trị xuất
khẩu tôm của cả nước.
4 tháng: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,05 tỷ USD
Thị trường xuất khẩu thủy sản chính vẫn là EU, tiêu thụ 50.000 tấn, đạt 120 triệu
USD. EU cũng vẫn là thị trường tiêu thụ cá ngừ lớn nhất với 3,55 tấn, đạt giá trị
10,75 triệu USD.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tháng 4, xuất khẩu thủy sản

đạt 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm lên 1,05 tỷ
USD.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu thủy sản, cá tra và basa đạt 116.600 tấn, chỉ tăng
khoảng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái; với tổng giá trị xuất khẩu đạt 265 triệu
USD. Ngoài ra, sản lượng cá ngừ xuất khẩu đạt 8.870 tấn, với giá trị đạt 28,4 triệu
USD; mặt hàng tôm (đông lạnh và chế biến) đạt 27.800 tấn, đạt giá trị 234 triệu
USD.
Nhật Bản là thị trường chính tiêu thụ mặt hàng tôm của Việt Nam, chiếm tỷ trọng
gần 34,8% tổng giá trị xuất khẩu tôm của cả nước.
Các chuyên gia ngành thủy sản cho biết thiếu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến
cũng đang là một trong những khó khăn cho các doanh nghiệp.
Hiện nay, do thiếu nguyên liệu, công suất chế biến của các nhà máy chỉ đạt trung
bình 25%, giá tôm sú vẫn đứng ở mức cao, trong đó tôm cỡ 20 con/kg có giá
145.000 - 150.000đồng/kg, tôm cỡ 30 con/kg với giá 110.000đ/kg, tăng 20.000 -
30.000 đồng so với giá đầu năm nay.
Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công
văn gửi Bộ Tài chính đề nghị giảm thuế nhập khẩu xuống 0% đối với các loại
nguyên liệu thủy sản mà trong nước không có hoặc có sản lượng nhỏ nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu chế biến xuất khẩu, tạo
thêm việc làm, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng không làm ảnh
hưởng đến nuôi trồng và khai thác thủy sản trong nước./.

×