Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

bt lớn hôn nhân căn cứ, hậu quả pháp lý của việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và một số giải pháp hoàn thiện vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.98 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
Nội dung
I. Các khái niệm và cơ sở pháp lý
1. Các khái niệm
2. Cơ sở pháp lý
II. Căn cứ hạn chế quyền của cha mẹ với con chưa thành niên
1. Cha, mẹ bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của con
2. Cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông
nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
3. Cha, mẹ có hành vi phá tán tài sản của con
4. Cha, mẹ có lối sống đồi trụy
5. Cha, mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật,
trái đạo đức xã hội
III. Hậu quả pháp lý
1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên không
được trông nom, chăm sóc, giáo dục, quản lý tài sản riêng của con
2. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn
phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với con
3. Cha, mẹ chỉ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành
niên trong một thời gian nhất định
IV. Một số giải pháp hoàn thiện vấn đề này
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

MỞ ĐẦU
Một trong những điểm mới và hoàn thiện của Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 là quy định một cách cụ
thể về chế định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên. Pháp luật


hiện hành đã chỉ rõ căn cứ để xem xét hạn chế quyền của cha, mẹ; những người
0


có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định và cả hậu quả pháp lý khi người cha,
người mẹ nào bị hạn chế quyền. Những quy định này đã góp phần tích cực trong
việc bảo vệ quyền, lợi ích của trẻ em - đối tượng cần được chăm sóc, quan tâm
hàng đầu của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, một số quy định của pháp luật vẫn
chưa thực sự hoàn thiện và thực tế xét xử còn gặp một số vướng mắc cần tháo gỡ.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, em đã lựa chọn bài tập lớn là : Đề 9
“Căn cứ, hậu quả pháp lý của việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa
thành niên và một số giải pháp hoàn thiện vấn đề này”.
Do hạn chế về kiến thức và hiểu biết xã hội nên bài làm của em còn nhiều
thiếu sót, em mong được sự góp ý của thầy cô và mong thầy cô thông cảm !

NỘI DUNG
I.
1.


Các khái niệm và cơ sở pháp lý:
Các khái niệm:
Quyền của cha mẹ: là thuật ngữ pháp lý thể hiện tổng hợp các quyền

và nghĩa vụ của cha mẹ đối với nhân thân và tài sản của con, được pháp luật quy
định nhằm đảm bảo tối đa lợi ích của con. Quyền và nghĩa vụ này gắn liền với
nhân thân của cha mẹ, không thể chuyển giao cho người khác.

Quyền của cha mẹ với con chưa thành niên: bao gồm quyền và nghĩa
vụ nhân thân, quyền và nghĩa vụ tài sản, đó là: Cha mẹ có quyền quyết định chế

độ pháp lý về nhân thân của con; Cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương, trông nom,
chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; Cha, mẹ có quyền và nghĩa
vụ giáo dục con; quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con và quyền quản lý tài sản
riêng của con. Bên cạnh đó, cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành
niên gây ra theo quy định của pháp luật. ( Điều Luật HN&GĐ năm 2000)

Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên: đây là một
biện pháp chế tài được thể hiện bằng quyết định của Tòa án khi cha, mẹ hành vi
xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, khi
cha, mẹ có lối sống đồi trụy hoặc xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật,
1


trái đạo đức xã hội. Quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên không làm chấm dứt quan hệ giữa cha, mẹ và con mà chỉ không cho cha, mẹ
thực hiện một số quyền đối với con chưa thành niên trong một thời hạn nhất định.
Từ khái niệm trên, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của hạn chế quyền
của cha mẹ với con chưa thành niên, đó là:
+ Hạn chế quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên là một biện pháp chế
tài của luật hôn nhân và gia đình. Pháp luật quy định cha mẹ có quyền yêu
thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Khi cha mẹ có hành vi vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ đối với con chưa thành niên hoặc có lối sống đồi trụy…thì
cha, mẹ sẽ bị áp dụng chế tài đối với hành vi vi phạm đó, đó là hạn chế quyền của
cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Như vậy, có thể thấy hạn chế quyền của cha
mẹ là một biện pháp chế tài là luật quy định đối với cha, mẹ thông qua quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Tòa án. Khi cha, mẹ bị Tòa án ra quyết
định hạn chế quyền thì cha, mẹ không được thực hiện một số quyền như: Không
được chăm sóc, giáo dục, đại diện cho con chưa thành niên, quản lý tài sản riêng
của con nuôi trong một thời gian nhất định.
+ Đây là biện pháp nhằm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa

thành niên. Khi hạn chế một số quyền của cha mẹ sẽ ngăn chặn được hành vi vi
phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích của con, đồng thời có thể ngăn chặn những
yếu tố ảnh hưởng gián tiếp tới sự phát triển của con chưa thành niên.
+ Chỉ làm hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên chứ
không làm chấm dứt mối quan hệ giữa cha, mẹ và con. Việc cha, mẹ bị Tòa án
tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên không kéo dài mãi mãi mà
không làm chấm dứt mối quan hệ giữa cha, mẹ với con. Khi hết thời hạn đó, cha,
mẹ lại được thực hiện các quyền của mình với con chưa thành niên.
2. Cơ sở pháp lý:
Vấn đề hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên thuộc đối
tượng điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình. Do đó chúng ta có thể tìm thấy
các quy phạm pháp luật về vấn đề trên trong Luật hôn nhân và gia đình (Luật
HN&GĐ) năm 2000 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2




Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 quy định:

Điều 6. Thực hiện quyền của trẻ em
1. Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện.
2. Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển
bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có nghiêm cấm một
số hành vi sai trái của cha mẹ như: cha mẹ bỏ rơi con; dụ dỗ, ép buộc trẻ em làm
điều trái pháp luật ( ma bán, vân chuyển, tàng trữ trái phép ma túy, cho trẻ em sử
dụng văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực…); hành hạ, ngược đãi làm nhục trẻ em…
Điều 14. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và
danh dự : Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng,

thân thể, nhân phẩm và danh dự.


Luật Hình sự năm 1999 quy định tại chương các tội xâm phạm chế độ

hôn nhân và gia đình:
Điều 151: Tội ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu,
người có công nuôi dưỡng mình
Điều 152. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng


Dựa vào luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Điều 151, điều 152

bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta, Luật hôn nhân và gia đình đã đưa ra quy
định biện pháp hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và hậu quả
pháp lý:
Điều 41. Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên
Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe,
nhân phảm, danh dự của con hoặc có hành vi xâm phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
3


trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối
sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức
xã hội thì tùy từng trường hợp cụ thể tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của
cá nhân, tổ chức quy định tại Điều 42 của luật này ra quyết định không cho cha,
mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại
diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Tòa án có
thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.
Điều 43. Hậu quả pháp lý của việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con

chưa thành niên
1.

Trong trường hợp một trong hai người là cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn

chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện
theo pháp luật cho con.
2. Trong trường hợp cha mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con
chưa thành niên thì việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản
riền của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ
luật Dân sự và Luật này.
3. Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn
phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Luật NH&GĐ năm 1986 cũng quy định về biên pháp chế tài đối với cha
mẹ vi phạm quyền và nghĩa vụ đối với con chưa thành niên, tại Điều 26 “Người
cha, người mẹ nào bị xử phạt về một trong các tội xâm phạm thân thể, nhân
phẩm của con chưa thành niên, ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ con chưa
thành niên, thì có thể bị Toà án nhân dân quyết định không cho trông giữ, giáo
dục con, quản lý tài sản của con hoặc đại diện cho con trong thời hạn từ một năm
đến năm năm. Đối với người đã sửa chữa, Toà án nhân dân có thể rút ngắn thời
hạn này. Người cha, người mẹ nói trên vẫn có nghĩa vụ đóng góp phí tổn nuôi

4


dạy con.”. Tuy nhiên, có thể thấy rằng Luật HN&GĐ năm 200 quy định cụ thể và
rõ ràng hơn, do đó đã hoàn thiện hơn chế định này trong hệ thống Luật HN&G
Bên cạnh các văn bản trực tiếp điều chỉnh vấn đề này còn có một số quy
định quốc tế mà nước ta tham gia cũng đền cập tới việc hạn chế quyền của cha

mẹ, điển hình là Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em.
Những quy định trên đây là cơ sở pháp lý cho lĩnh vực bảo về quyền lợi trẻ
em và hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên. Trong đó, Luật
HN&GĐ là văn bản quan trọng nhất, quy định trực tiếp và tác động thẳng tới các
hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của cha mẹ với con chưa thành niên.
II.

Căn cứ hạn chế quyền của cha mẹ với con chưa thành niên

Điều 41 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định các căn cứ pháp lý đối với việc
hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên khi họ vi phạm nghiêm
trọng nghĩa vụ của đối với con chưa thành niên, cụ thể:
1. Cha, mẹ bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm của con
Cha mẹ cố ý xâm phạm sức khỏe của con chưa thành niên là hành vi cố ý,
có thể bằng hành động hoặc không hành động xâm phạm tới quyền được tôn
trọng và bảo vệ sức khỏe của con chưa thành niên. Hành vi đó có thể là: hành hạ,
ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi khác gây tổn hại sức khảo cho con. Theo
quy định của Bộ luật hình sự thì cha mẹ có hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe của
con có thể cấu thành tội như “tội cố ý gây thương tích cho người khác” (tại các
Điều 104, 105, 106), “tội hành hạ người khác” (Điều 110), “tội ngược đãi hoặc
hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình”.
Cha, mẹ cố ý xâm phạm danh dự, nhân phẩm đối với con chưa thành niên
là hành vi cố ý xâm phạm tới quyền được tôn trọng về danh dự, nhân phẩm của
con. Những hành vi đó có thể là: lăng mạ, mắng chửi, mạt sát, làm con xấu hổ
trước đám đông…Theo quy định của Bộ luật hành sự hiện hành thì hành vi này
5


của cha mẹ có thể cấu thành một trong các tội: “Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 111)”,

“Tội cưỡng dâm tẻ em (Điều 114)”, “Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115)”, “Tội
dâm ô với trẻ em (Điều 120)”, “Tội làm nhục người khác (Điều 121)”.
Cha, mẹ có thể là người trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm hoặc là người
đồng phạm nhưng dù ở vai trò nào thì khi cha, mẹ bị kết án về những tội cố ý xâm
phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đối với con chưa thành niên thì bên cạnh
việc truy cứu trách nhiệm hình sự, cha, mẹ còn bị Tòa án ra quyết định hạn chế
quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên.
2.

Cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm

sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
Luật HN&GĐ năm 2000 quy định cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con (Điều 36, 37). Khi cha, mẹ vi phạm nghĩa vụ trông nom,
chăm sóc đối với con chưa thành niên ở mức độ nghiêm trọng sẽ là một căn cứ để
Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của người cha, người mẹ đó.
Cha, mẹ vi phạm nghĩa vụ trông nom, chăm sóc đối với con chưa thành
niên là việc cha, mẹ không quan tâm, quản lý con, không bảo vệ cho con một
cách tốt nhất, làm cho con chưa thành niên bị thiệt hại về sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm. Điều đó thể hiện dưới các hình thức như cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành
niên; cha, mẹ bắt con lao động sớm dẫn đến con rơi vào tình trạng bị lạm dụng và
bóc lột sức lao động; …
Cha, mẹ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với con chưa
thành niên là cha mẹ không cung cấp vật chất để đảm bảo cuộc sống thường ngày
của con chưa thành niên. Hậu quả của hành vi này gây thiệt hại đến tính mạng,
sức khỏe của con. Việc vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng của cha mẹ có thể là trường
hợp cha, mẹ có điều kiện, có tài sản nhưng không dùng tài sản đó để chi tiêu cho
những nhu cầu thiết yếu hằng ngày của con; Hoặc trường hợp cha, mẹ có khả
năng lao động nhưng không nỗ lực lao động để có tài sản để nuôi dưỡng con chưa
6



thành niên, làm cho con không đủ dưỡng chất để phát triển, thậm chí con bỏ đói
gây ảnh hưởng đến tính mạng của con.
Cha mẹ vi phạm nghĩa vụ giáo dục con chưa thành niên là việc cha, mẹ
không thực hiện nghĩa vụ giáo dục con hoặc quá lạm quyền giáo dục con, gây ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức của con chưa
thành niên. Hậu quả dẫn tới là con có những hành động gây hại cho chính bản
thân mình, cho người khác và cho xã hội. Cha, mẹ vi phạm nghiêm trọng nghĩa
vụ giáo dục đối với con chưa thành niên biểu hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau, chẳng hạn cha, mẹ ép con học hành mà không quan tâm đến khả năng của
con, làm cho con bị khủng hoảng tâm lý, không chịu nổi áp lực nên có hành động
dại dột như tự tử, bỏ nhà đi, có hành vi vi phạm pháp luật. Có thể khi con có hành
vi sai trái, cha mẹ đã không tìm hiểu nguyên nhân, không lắng nghe con mà dùng
lời lẽ xúc phạm, mạt sát gây ảnh hưởng đến tinh thần của con. Có trường hợp cha,
mẹ chỉ cung cấp vật chất cho con mà không quan tâm, giáo dục con khiến con
không nhận được tình yêu thương, thiếu khả năng nhận biết đúng sai khiến con
trở nên lì lợm, ngang bướng, suy nghĩ tiêu cực và có hành vi vi phạm pháp luật.
3.

Cha, mẹ có hành vi phá tán tài sản của con

Pháp luật hiện hành quy định con có tài sản riêng, đồng thời cũng quy định
cha, mẹ có quyền quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, đặc biệt đối với
con dưới 15 tuổi. Điều này có thể dẫn tới tình khả năng cha, mẹ có hành vi phá
tán tài sản của con.
Hành vi phá tán tài sản của con là hành vi cha, mẹ cố ý không bảo quản,
giữ gìn khối tài sản của con, làm cho khối tài sản đó bị mất mát, hư hỏng, bị tiêu
hao hay bị giảm giá trị. Biểu hiện như: cha, mẹ dùng tài sản của con vào phục vụ
cho mục đích riêng của mình mà không vì lợi ích, nhu cầu của con; dùng tài sản

riêng của con để đánh bạc, ăn chơi; để người khác chiếm đoạt tài sản riêng của

7


con mà không bảo vệ khối tài sản đó; cha, mẹ có tài sản nhưng không đùng tài
sản của mình mà dùng tài sản của con để đáp ứng nhu cầu của gia đình.
4.

Cha, mẹ có lối sống đồi trụy

Khi cha, mẹ có lối sống đồi trụy, tức là cha, mẹ có lối sống lệch lạc, có
hành vi thiếu văn hóa, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Khi đó,
nếu con sống chung với cha, mẹ sẽ tạo cho con môi trường sống không lành
mạnh, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển tâm sinh lý, nhân cách của con. Nguy hiểm
hơn, lối sống không lành mạnh của cha, mẹ còn có thể là nguyên nhân dẫn tới
những hành vi phạm tội của con. Theo thống kê tội phạm học những năm gần
đây, cho thấy số thanh thiếu niên vi phạm pháp luật có nguồn gốc từ gia đình
buôn bán, làm ăn bất hợp pháp chiếm 50,49%; gia đình có người phạm tội hình sự
chiếm 45,6%; trẻ em hư có nguồn gốc từ gia đình không trong sạch, lành mạnh
chiếm 86,6%.
5.

Cha, mẹ xúi giục, ép buộc con làm nhưng việc trái pháp luật, trái đạo

đức xã hội
Đó là việc cha, mẹ có hành vi, lời nói, thái độ thể hiện sự kích động, dụ dỗ,
lừa phỉnh,…tác động tới ý chí của con chưa thành niên, dẫn đến việc con chưa
thành niên có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có hành vi trái đạo đức xã hội. Hậu
quả của việc xúi giục, dụ dỗ này có thể làm con có hành vi phạm tội hay bị xử lý

hành chính. Có không ít những người cha, người mẹ vì sức hút của đồng tiền mà
quên trách nhiệm làm cha mẹ, không những không bảo vệ con, tạo cho con môi
trường sống an toàn, lành mạnh mà còn xúi giục, ép buộc, lôi kéo con thực hiện
hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn, cha mẹ ép con bán dâm; lợi dụng con vận
chuyển ma túy, buôn bán hàng lậu, trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của
người khác… Theo thống kê tội phạm học, cứ 10 trẻ phạm tội thì có đến 3 trẻ có
bố, mẹ hoặc cả hai nghiện hút. Những hành vi sai trái của cha, mẹ không những

8


gây tổn hại trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con mà còn
hủy hoại tương lai của con, gây ra những tổn thương khó chữa lành.
III. Hậu quả pháp lý của việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên
Điều 43 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định các hậu qủa pháp lý của việc
hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, đó là:
1.

Người cha, người mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

không được trông nom, chăm sóc, giáo dục, quản lý tài sản riêng của con và đại
diện theo pháp luật đối với người con đó.
Theo quy định của Điều 43 Luật HN&GĐ năm 2000, quyết định hạn chế
quyền của cha, mẹ chỉ có hiệu lực đối với người cha, người mẹ đã thực hiện hành
vi đủ dấu hiệu để hạn chế quyền theo quy định tại Điều 41 Luật HN&GĐ. Khi
Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên thì
cha, mẹ không được trực tiếp thực hiện quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con,
quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con. Qua quy định
này có thể hiểu cha, mẹ bị hạn chế đồng thời những quyền trên đối với con.

Luật quy định “Trong trường hợp một trong hai người là cha hoặc mẹ bị
Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền
trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và
đại diện theo pháp luật cho con.” (Khoản 1, Điều 43). Như vậy, người cha hoặc
mẹ không bị hạn chế quyền vẫn có đầy đủ quyền và thực hiện quyền này đối với
con chưa thành niên.
Khi cả hai cha mẹ đều bị hạn chế một số quyền đối với con chưa thành
niên thì việc chăm sóc, giáo dục, quản lý tài sản riêng của con cái và đại diện cho
con sẽ do người giám hộ của con thực hiện. Việc cử người giám hộ sẽ được thực
hiện theo quy định của bộ luật dân sự. Những người sau sẽ được xếp thứ tự ưu
tiên làm người giám hộ cho con chưa thành niên:
Trong trường hợp anh, chị, em ruột không có thỏa thuận khác thì anh
cả hoặc chị cả đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ của em chưa
9


thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ, thì
người tiếp theo đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ;
Trong trường hợp không có anh, chị, em ruột hoặc anh, chị, em ruột
không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông, bà nội, ông, bà ngoại có đủ
điều kiện phải là người giám hộ (Điều 71 BLDS).
Trường hợp không có người giám hộ đương nhiên nói trên thì những
người thân thích của người chưa thành niên đó cử một người trong số họ làm
người giám hộ; nếu không có ai trong số người thân thích có đủ điều kiện làm
người giám hộ , thì họ có thể cử một người khác làm người giám hộ.
Khi người thân thích cũng không cử được người giám hộ, thì Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm cùng các tổ chức xã hội tại cơ sở cử
người giám hộ hoặc đề nghị tổ chức từ thiện đảm nhận việc giám hộ (Điều 72
BLDS)
-


Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên và cũng

không cử được người giám hộ, không có tổ chức từ thiện đảm nhận việc giám hộ ,
thì có quan lao động thương binh xã hội nơi cư trú cảu người được giám hộ đảm
nhận việc giám hộ (Điều 73 BLDS)
2. Người bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực
hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với con
Để đảm bảo quyền lợi của con chưa thành niên, pháp luật không tước toàn
bộ quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ. Do đó, mặc dù cha, mẹ bị tước một số quyền
đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Đây
không phải là một chế tài đối với người bị hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên mà chỉ là hệ quả của việc tước một phần quyền của cha, mẹ, dó
đó theo lời của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện nhận xét “việc hạn chế quyền của cha
mẹ có tác dụng “treo quyền” nhưng không “treo nghĩa vụ”. Người cha hoặc
người mẹ bị hạn chế một số quyền vẫn phải đảm bảo và cung cấp cho con chưa
thành niên những nhu cầu vật chất tối thiểu của cuộc sống về ăn, mặc, ở… để
đảm bảo cho quyền lợi và sự phát triển của con.

10


3.

Cha, mẹ chỉ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong một

thời gian nhất định
Điều 41 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định thời hạn hạn chế quyền của cha,
mẹ đối với con chưa thành niên là từ một năm đến năm năm. Khi hết thời hạn
theo quy định của Tòa án thì quyền của cha, mẹ đương nhiện được khôi phục chứ

không cần thủ tục xóa án như đối với án tích về hình sự. Bên cạnh đó, luật cũng
quy định Tòa án có thể xem xét rút ngắn thời gian hạn chế quyền của cha, mẹ.
Quy định này dẫn tới hai cách hiểu: một là, mặc dù pháp luật quy định thời hạn
hạn chế tối thiểu là một năm, tuy nhiên trong quá trình giải quyết, tùy trường hợp
Tòa án thấy việc hạn chế quyền của cha mẹ trong một năm là không cần thiết và
có thể chỉ hạn chế quyền trong thời hạn dưới một năm; Hai là, thời hạn tối thiểu
một năm là luật định không thể thay đổi, do đó khi Tòa án ra quyết định hạn chế
quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên mà thời hạn lớn hơn một năm,
nhưng trong quá trình thực hiện thấy thời hạn đó là không cần thiết thì có thể rút
ngắn thời gian xuống thấp hơn nhưng không thấp hơn một năm. Trên thực tế,
quan hệ cha mẹ con là quan hệ đặc biệt chắc đựng yếu tố tình cảm lớn và thiêng
liêng, đồng thời việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên có
ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý, tình cảm và sự phát triển của con, do đó về mặt
thực tế cách hiểu thứ hai là hợp lý hơn, tạo điều kiện để cha mẹ sớm tiếp tục được
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với con. Về mặt lý luận, ở cách hiểu thứ
hai khi rút ngắn thời gian hạn chế phải có đề nghị của đương sự và trong khoảng
thời gian quyết định hạn chế đang có hiệu lực thi hành thì Tòa án mới xem xét
việc rút ngắn, điều này là phù hợp hơn cả.
Như vậy, pháp luật Hôn nhân và gia đình đã quy định việc hạn chế quyền
của cha mẹ đối với con chưa thành niên và hậu quả pháp lý của quyết định đó.
Đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành
niên trước những hành vi vi phạm của cha, mẹ. Tuy nhiên, Tòa án cần cân nhắc,

11


xem xét kĩ lưỡng khi ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ, điều đó có cần
thiết hay không, mọi quyết định phải đặt lợi ích của con lên trên hết.
IV. Một số giải pháp hoàn thiện vấn đề này
Luật HN&GĐ năm 2000 với chế định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối

với con chưa thành niên đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của con chưa thành
niên và đảm bảo sự phát triển ổn định của xã hội. Tuy nhiên, thực tế việc áp dụng
các quy định của luật và việc xét xử vấn đề này còn nhiều hạn chế và gặp phải
những khó khăn khó cả về mặt pháp lý và về xã hội.
Trước tiên, việc áp dụng chế định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên trong quá trình xét xử: Luật quy định nếu cha, mẹ có hành vi xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, phân phẩm của con, vi phạm nghĩa vụ đối
với con thì bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong 1 – 5 năm.
Tuy nhiên, kể từ khi Luật hôn nhân và gia đình có hiệu lực từ ngày 1-1-2001đến
nay, đã có nhiều trường hợp cha mẹ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ đối với con
nhưng hầu hết những trường hợp này đều chỉ bị xử lí theo những quy định của bộ
Luật Hình sự. Ví dụ: Khi hành hạ con cái, cha mẹ có thể bị phạt tù. Điều 110 Bộ
luật Hình sự (BLHS) năm 1999 quy định hành vi hành hạ người khác sẽ cấu
thành tội phạm khi người phạm tội đã “đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình”.
Hoặc như trong trường hợp cha mẹ đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược
đãi, làm nhục con trẻ đến mức làm cho trẻ tự sát thì có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội bức tử (Điều 100 BLHS). Trong khi đó, những trường hợp bị xử
theo Quy định về hạn chế quyền cha mẹ trong luật Hôn nhân và Gia đình thì lại
rất ít, chiếm tỉ lệ không đáng kể.
Bên cạnh đó, trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay thì yêu cầu đặt ra là
cần có những quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
hoànthiện hơn. Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về vấn đề này còn thiếu cụ thể,
có những khiếm khuyết hoặc chưa thống nhất với một số quy định trong các văn
12


bản pháp luật khác. Do vậy, đã gây khó khăn trong quá trình áp dụng trong thực
tế, ảnh hưởng tới hiệu quả điều chỉnh của những quy định này.
Để khắc phục vấn đề này, cần có những sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn cụ
thể một số quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề này, em
xin đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối
với con chưa thành niên:
-

Trước tiên, pháp luật hiện hành cần quy định cụ thể trong trường hợp

nào bắt buộc phải áp dụng chế định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên theo Luật HN&GĐ nhằm đảm bảo quyền lợi của con và xét xử đúng
các trường hợp vi phạm pháp luật. Việc quy định vấn đề này như một biện pháp
phạt bổ sung, khi thấy cần thiết thì Tòa án ra quyết định trong khi đã xử phạt hình
sự đối với cha, mẹ vi phạm nghĩa vụ đối với con chưa thành niên thì trên thực tế
các trường hợp này rất ít xảy ra.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định cụ thể về việc hạn chế quyền
của cha dượng, mẹ kế đối với con chưa thành niên khi có hành vi xâm phạm
quyền lợi của con và vi phạm quyền và nghĩa vụ đối với con chưa thành niên.
Điều 38 luật HN&GĐ năm 2000 thì “khi bố dượng, mẹ kế sống chung với con
riêng thì bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền đối với con theo điều 34, 36 và
37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”. Như vậy, trong trường hợp này bố
dượng, mẹ kế cũng có quyền và nghĩa vụ như cha mẹ đẻ như: trông nom, chăm
sóc, giáo dục, nuôi dưỡng…đối với con chưa thành niên. Vì vậy, khi họ có hành
vi vi phạm nghĩa vụ đối với con riêng chưa thành niên, mà đủ căn cứ theo quy
định tại Điều 41 luật HN&GĐ năm 2000 thì phải hạn chế quyền của bố dượng,
mẹ kế đối với con riêng chưa thành niên. Có như vậy mới có cơ sở pháp lý để xử
lý hành vi vi phạm xảy ra trong thực tế. Bởi pháp luật hiện hành mới chỉ quy định
chung “cha, mẹ” chứ không chỉ rõ có bao gồm cha dượng, mẹ kế hay không. Điều

13



này gây khó khăn trong quá trình giải quyết của Tòa án đồng thời quyền lợi của
con chưa thành niên không được đảm bảo.
Thứ ba, là việc quy định cụ thể về vấn đề xem xét rút ngắn thời hạn
hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Điều 41 Luật HN&GĐ
năm 2000 quy định thời hạn hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên từ một đến năm năm và “Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này”.
Điều này có nghĩa là Tòa án khi ra quyết định có thể rút ngắn thời hạn hạn chế so
với khung thời hạn tối thiểu (1 năm) hay Tòa án có thể rút ngắn thời hạn trong
quá trình hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên. Để việc áp dụng
pháp luật được đúng đắn và thống nhất thì quy định này cần được giải thích rõ
ràng, cụ thể. Theo ý kiến của em thì nên thực hiện theo hướng rút ngắn thời hạn
trong quá trình thực thi quyết định hạn chế. Trong thời gian đó, cha, mẹ hoặc
những người có quyền yêu cầu hạn chế có quyền yêu cầu Tòa án xem xét giảm
thời hạn hạn chế và Tòa án chấp thuận khi người cha, người mẹ bị hạn chế quyền
chứng tỏ được mình đã đủ khả năng có quyền và nghĩa vụ đối với con chưa thành
niên.
-

Ngoài ra, Điều 43 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định khi cả hai cha

mẹ đều bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì việc chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục, quản lý tài sản riêng của con giao cho người giám hộ. Theo quy
định của Luật Dân sự, những người giám hộ đương nhiên sẽ là anh cả hoặc chị cả,
nếu những người này không đủ điều kiện thì là anh, chị tiếp theo. Sau đó đến ông
bà nội và ông bà ngoại, nếu những người này không đủ điều kiện thì bác, chú, cô,
cậu, dì sẽ là người giám hộ (Khoản 2 Điều 61). Trong quy định này, việc bác, chú,
cô, cậu, dì làm người giám hộ cho cháu khi anh, chị và ông bà không đủ điều kiện
thì ngoài việc có sự thỏa thuận giữa họ cần phải quan tâm đến nguyện vọng của
con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên. Có như vậy mới có thể đảm bảo tốt nhất cho
quyền lợi của con chưa thành niên.

Cuối cùng, việc giải quyết hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên là một việc đặc biệt, do vậy pháp luật nên quy định cơ quan, tổ
14


chức chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi việc thực hiện quyết định và nên giao
cho cơ quan bảo vệ và chăm sóc trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ trách nhiệm này.

KẾT LUẬN
Tóm lại, chế định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là một thành tựu so với Luật hôn
nhân và gia đình giai đoạn trước. Tuy vậy, các quy định của Luật còn chưa thật sự
cụ thể, chi tiết trong việc chỉ ra các trường hợp, các đối tượng bị Tòa án tuyên bố
hạn chế quyền và thời hạn hạn chế chưa rõ ràng. Do đó, cần có sự giải thích pháp
luật trong các vấn đề này và cần đưa ra các quy định sát với yêu cầu của thực tế
xét xử để công việc áp dụng luật được đúng đắn và đảm bảo quyền, lợi ích của trẻ
em chưa thành niên nói riêng và sự ổn định, phát triển của xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
2. Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình (năm 2009), Trường Đại học Luật
Hà Nội, NXB Công an nhân dân.
3. Luận văn Thạc sĩ Luật học “ Vấn đề hạn chế quyền của cha, mẹ đối với
con chưa thành niên trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Đỗ
Thị Thu Hương, năm 2011.
4. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999.
5. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.
6. Website: Dantri.com
Tamlyhoc.net
Luathoc.net


15


16



×