Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đánh giá vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp trong khu vực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.26 KB, 9 trang )

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU……………………………………………………..

2

NỘI DUNG…………………………………………………..
I.

2

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ASEAN VÀ CƠ CHẾ

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHU VỰC CỦA ASEAN....
1. Tổ chức ASEAN………………………………………….
2. Cơ chế giải quyết tranh chấp khu vực của ASEAN…….
II.
VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP KHU VỰC…………………………………..

2
2
2
3

1. Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp về
An ninh-chính trị……………………………………………….

3



2. Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp về lĩnh
Vực kinh tế thương mại………………………………………….
3. Thực tiến giải quyết tranh chấp của ASEAN……………….

6
7

KẾT LUẬN……………………………………………………...

8

Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………….

9

1


MỞ ĐẦU
Ngay từ khi được thành lập, ASEAN đã bộc lộ rõ vai trò quan trong của
mình trong việc thúc đẩy sự phát triển ngày càng tích cực của khu vực.Khi thế giới
ngày càng phát triển, nhiều vấn đề về hợp tác, tranh chấp ngày càng phức tạp.
ASEAN không chỉ góp phần điều hòa, ổn định, hợp tác trong tất cả mọi lĩnh vực
của kinh tế, chính trị, an ninh, đời sống xã hội,..mà còn đóng vai trò quan trọng
trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực. Tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng
ta cùng làm rõ đề tài: “Đánh gái vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các
tranh chấp trong khu vực”
NỘI DUNG
I.


KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ASEAN VÀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP KHU VỰC CỦA ASEAN
1. Tổ chức ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian
Nation), được thành lập ngày 8/8/1967 tại Băng – Cốc (Thái Lan) trên cơ sở tuyên
bố Băng – Cốc với 5 thành viên ban đầu: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore
và Philippines. Với mục tiêu là hợp tác về chính trị, kinh tế,…và mọi hoạt động
của đời sống xã hội.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn, mục tiêu hợp tác về kinh tế hoặc chính trị,…
sẽ được nhấn mạnh. Tuy nhiên, với tính chất là tổ chức quốc tế chung, sau hơn 42
năm tồn tại và phát triển, ASEAN phát triển lên hình thức tổ chức liên kết khu vực
đó là Cộng đồng ASEAN trên cơ sở Hiến chương Hiệp hội các quốc gai Đông
Nam Á (thong qua Hội nghị Thượng đình ASEAN lần thứ 11 ở kuala Lampur
ngày 20/11/2007 và chính thức có hiệu lực ngày 20/8/2008).
2. Cơ chế giải quyết tranh chấp khu vực của ASEAN.
Theo khoa học luật quốc tế, tranh chấp quốc tế được xác định là: “hoàn
cảnh thực tế mà trong đó các chủ thể tham gia có quan điểm trái ngược hoặc mâu
thuẫn với nhau và có những yêu cầu, đòi hỏi cụ thể đối lập nhau. Đây là sự không
thỏa thuận được vớ nhau về quyền hoặc sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn, đối kháng
kgacs nhau về quan điểm pháp lý hoặc quyền của các bên chủ thể luật quốc tế với
nhau”. Dựa trên cơ sở định nghĩa nêu trên, có thể xác định tranh chấp quốc tế
2


thuộc thẩm quyền giải quyết ASEAN là tranh chấp phát sinh giwuax các quốc gia
thành viên của ASEAN trong tất cả các lĩnh vực hợp tác quốc tế như chính trị, kinh
tế, ngoại giao, quân sự,…
Trước đây cơ chế để giải quyết tranh chấp khu vực của ASEAN là Hiệp ước
Bali năm 1976, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay các nước ASEAN nhận thấy phải

xây dựng một cơ chế mới thay thế cho cơ chế giải quyết tranh chấp đã được đề cập
trong hiệp ước Bali, một cơ chế phù hợp hơn với tình hình của khu vực và quốc tế
có nhiều chuyển biến quan trọng. Ngày 8/4/2010, các bộ trưởng ngoại giao
ASEAN đã cùng kí thông qua Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp của
ASEAN, một văn kiện quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý theo
quy định của Hiến chương ASEAN. Mục đích chính của Nghị định thư này nhằm
giải quyết các tranh chấp phát sinh do sự nhận thức khác nhau trong quá trình thực
hiện Hiến chương ASEAN và các công cụ của hiến chương. Nghị định thư nêu rõ
có 4 cách để giải quyết tranh chấp gồm: trọng tài, môi giới, trung gian, hòa giải.
Các bên thứ ba có thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp nếu như các bên
đồng ý. Nghị định thư này sẽ giúp tạo ra khuôn khổ pháp lý để tranh chấp một cách
công bằng, hợp lý.
Như vậy, thông qua những mục tiêu đặt ra cũng như những cơ chế pháp lí
của mình mà ASEAN đóng góp vào qua trình giải quyết tranh chấp khu vực một
cách triệt để và có hiệu quả.
II.

VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP KHU VỰC.
1. Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp về an ninh-chính
trị.
An ninh-chính trị luôn là một lĩnh vực quan trọng mà bất kỳ một tổ chức nào
thành lập cũng đều mong muốn duy trì sự ổn định, hòa bình và phát triển. ASEAN
đã tạo ra một cơ chế giải quyết tranh chấp về lĩnh vực này thông qua Hiệp ước Bali
năm 1976 và được sửa đổi bằng hai nghị định thư năm 1987 và 1998. Bên cạnh đó,
các tranh chấp pháp lí cũng có thể được giải quyết theo Nghị định thư năm 2010 về
giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiến chương ASEAN.
Như vậy, việc tạo ra một cơ chế pháp lí để giải quyết tranh chấp là vô cùng
quan trọng, có thể thấy rằng ASEAN đã góp phần duy trì hòa bình và an ninh chính
3



trị trong khu vực suốt thời gian qua, nhất là trong thời kì hội nhập như hiện nay.
Bao gồm các mặt sau:
Thứ nhất, với ASEAN, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, an ninh và
hợp tác ở khu vực luôn là mục tiêu hàng đầu và bao trùm. Theo đó, ASEAN chủ
trương phải bảo đảm rằng, không chỉ các nước khu vực chung sống hòa bình với
nhau, mà cả các nước khác khi đến khu vực này cũng cần phải đóng góp xây dựng
cho môi trường hòa bình, hợp tác và hòa hợp chung của khu vực. Chính vì vậy, hòa
bình, an ninh và hợp tác phát triển luôn là những nội dung ưu tiên trong chương
trình nghị sự của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài.
Thứ hai, ASEAN tích cực đóng góp vào việc xây dựng và chia sẻ các chuẩn
mực ứng xử chung của khu vực, được các nước trong và ngoài khu vực công nhận
và trở thành các văn kiện và công cụ quan trọng vì hòa bình và an ninh ở khu vực.
Trong nỗ lực này, ASEAN luôn đề cao các nguyên tắc về tôn trọng độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, giải quyết các tranh chấp bằng biện
pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc.
Đáng chú ý là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước
khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về cách
ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC, Tuyên bố EAS về các nguyên tắc quan hệ
cùng có lợi ở khu vực....
Thứ ba, ASEAN ngày càng phát huy vai trò chủ đạo, định hướng xây dựng
cấu trúc hợp tác khu vực về hòa bình, an ninh và phát triển, thông qua việc khởi
xướng thành lập và dẫn dắt mạng lưới các tổ chức hợp tác khu vực trong ASEAN
và giữa ASEAN với các đối tác như ASEAN+1, ASEAN+3, ARF, Hội nghị Bộ
trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) và Cấp cao Đông Á (EAS).
Các diễn đàn này đã trở thành những khuôn khổ đối thoại và hợp tác hiệu quả về
xây dựng lòng tin, bảođảm hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực. Đồng thời, qua
đó, ASEAN cũng ngày càng đẩy mạnh hợp tác trong ASEAN và giữa ASEAN với
các đối tác nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyển thống

đang đặt ra, như biến đổi khí hậu, ứng phó thảm họa-thiên tai, chống khủng bố, an
ninh biển…
Thứ tư, ASEAN luôn nhất quán chủ trương giải quyết các tranh chấp bằng
biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc và
Hiến chương ASEAN. Theo đó, ASEAN đã có những đóng góp tích cực vào việc
xử lý các điểm nóng hoặc những phức tạp nảy sinh ở khu vực.
4


ASEAN khẳng định ủng hộ việc xây dựng Bán đảo Triều Tiên hòa bình và không
có vũ khí hạt nhân, ủng hộ đối thoại giải quyết các bất đồng, đặc biệt là thông qua
đàm phán sáu bên về Bán đảo Triều tiên. Trong năm 2011, với sự đồng ý của
Campuchia và Thái Lan, ASEAN cũng đã tích cực hỗ trợ hai nước này giải quyết
hòa bình các tranh chấp biên giới nảy sinh.
Thứ năm, đáng chú ý là về vấn đề Biển Đông. ASEAN luôn khẳng định bảo
đảm hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông là mối quan tâm
chung của khu vực, theo đó ASEAN và tất cả các nước cần phải chung tay đóng
góp cho các mục tiêu này; đồng thời, nhấn mạnh các nguyên tắc về thực hiện kiềm
chế,không sử dụng vũ lực và giải quyết hòa bình các tranh chấp; tôn trọng luật
pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; thực hiện đầy
đủ Tuyên bố DOC.
Trước những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, ASEAN đặc biệt
nhấn mạnh cần sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) để có thể bảo
đảm hiệu quả hơn hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông. Ngày 20/7 vừa qua,
ASEAN đã nhất trí thông qua Tuyên bố về 6 nguyên tắc đối với vấn đề Biển Đông,
một lần nữa khẳng định các nguyên tắc nêu trên và mối quan tâm chung của
ASEAN và khu vực đối với vấn đề Biển Đông
Đông Nam Á và Đông Á là một khu vực có vị trí địa chiến lược quan trọng,
ngày càng phát triển năng động, đang đứng trước những cơ hội lớn cho hòa bình,
ổn định và hợp tác phát triển, nhưng cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn

thách thức. Trong tình hình đó, thời gian tới, ASEAN cần tập trung vào những việc
sau đây:
Thứ nhất, ASEAN cần phải đẩy mạnh triển khai các mục tiêu ưu tiên của mình
nhằm bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định và an ninh của khu vực. Trong đó,
ASEAN cần phải thực hiện hiệu quả Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng
Chính trị-An ninh ASEAN, thúc đẩy các biện pháp hợp tác, xây dựng lòng tin,
ngăn ngừa xung đột, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết
các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương
Liên hợp quốc và Hiến chương ASEAN.
Thứ hai, ASEAN cần phát huy hiệu quả các công cụ, cơ chế và diễn đàn hơp tác vì
hòa bình-an ninh khu vực, bảo đảm tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các nguyên
5


tắc và thỏa thuận đã có, phát huy giá trị và hiệu lực của các công cụ như Hiệp ước
TAC, Hiệp ước SEANWZ, Tuyên bố DOC, ARF, EAS, ADMM+…, cũng như tiếp
tục tăng cường xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử chung của khu vực.
Thứ ba, ASEAN cần phải tăng cường đoàn kết và phát huy hơn nữa tiếng nói và
vai trò chủ đạo, trách nhiệm của mình trước các vấn đề thuộc lợi ích chung của
ASEAN và khu vực, cũng như trước những diễn biến có thể ảnh hưởng tới hòa
bình, an ninh và ổn định của khu vực, trong đó có về vấn đề Biển Đông. Đây là
trách nhiệm nặng nề, nhưng cũng chính là điều kiện để ASEAN có thể phát huy vai
trò trung tâm và không thể thiếu đối với hòa bình, ổn định và an ninh của khu vực.
2. Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp về lĩnh vực kinh tế
thương mại
Kinh tế, thương mại là một lĩnh vực quan trọng mà cơ chế giải quyết tranh
chấp của ASEAN quy định nhằm tạo ra một môi trường kinh tế phát triển ổn định
và hội nhập quốc tế. và trải qua nhiều thời gian thì cơ chế giải quyết vấn đề này
được hoàn thiện dần từ Nghị định thư năm 1996 về giải quyết tranh chấp thương
mại của ASEAN (Nghị định thư Manila), Nghị định thư năm 2004 về tăng cường

cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN (Nghị định thư Viêng Chăn)...
Thông qua các cơ chế này, khi xảy ra một tranh chấp trong khu vực ASEAN
mà liên quan đến lĩnh vực kinh tế thương mại thì các bên tranh chấp sẽ áp dụng các
quy định đã nêu trong các cơ chế trên – đây chính là cơ sở pháp lý mà ASEAN đã
tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp được tiến hành hiệu quả.
Giải quyết tranh chấp về thương mại của ASEAN được thực hiện theo Nghị
định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp (Protocol on Dispute Settlment
Mechanism - PDSM) mang đầy đủ cơ chế giải quyết tranh chấp trong khu vực. Có
thể đánh gái qua các vai trò như sau:
Thứ nhất, đóng vai trò là trung gian hòa giải khi xảy ra tranh chấp phát sinh
trong lĩnh vực kinh tế thương mại;
Thứ hai, nhằm góp phần ổn định hợp tác của các quốc gia vag hòa bình an
ninh khu vực , góp phần giải quyết dêc dàng các tranh chấp phát sinh;

6


Thứ ba, giữ vai trò phát triển kinh tế trong khu vực, thúc đẩy quá tình hội
nhập kinh tế quốc tế. Nhất là trong giai đoạn kinh tế có nhiều biến động và dễ lâm
vào tình trạng khủng hoảng như hiện nay.
Như vậy, về tổng thể, có thể thấy cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại
của ASEAN phù hợp với pháp luật cũng như thông lệ quốc tế và khá hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, hiện chưa có thực tiễn để kiểm nghiệm về tính hiệu quả của các cơ chế
này do tranh chấp thương mại nảy sinh chưa nhiều và nếu có thì cũng được các bên
liên quan giải quyết trên tinh thần hợp tác hữu nghị, thông qua trao đổi, thương
lượng mà chưa “tiến xa” hơn. Tuy nhiên, theo lộ trình, Cộng đồng kinh tế ASEAN
sẽ hình thành vào năm 2015. Trong khoảng thời gian 2012 - 2015, các nước
ASEAN, trong đó có Việt Nam, sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa các thoả thuận về
hợp tác kinh tế. Cùng với đặc thù của hợp tác kinh tế, điều này sẽ dẫn đến khả
năng phát sinh nhiều hơn những tranh chấp, bất đồng. Hi vọng với các cơ chế giải

quyết tranh chấp hiện có, các quốc gia thành viên ASEAN có thể nhanh chóng giải
quyết được các tranh chấp để tiếp tục hợp tác, đạt được mục tiêu chung, đó là hình
thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Tóm lại, ASEAN là một tổ chức khu vực đóng vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo sự phát triển toàn diện của các thành viên trong tổ chức mình. Không chỉ
tronh an ninh-chính trị hay kinh tế thương mại mà ASEAN còn có nhiều đngs góp
to lớn trong các lĩnh vực phát sinh khác. Thông qua đó, ASEAN cần phải hoàn
thiện để có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn cho sự phát triển chung của khu vực.
3. Thực tiến giải quyết tranh chấp của ASEAN
Từ những nỗ lực của tổ chức về xây dựng một cơ chế pháp lý ngày càng hoàn thiện
về giải quyết các tranh chấp khu vực . Nhìn chung có thể nhận thấy rằng:
- Về phương diện lập pháp, các nước ASEAN dành sự quan tâm lớn đến việc
xây dung pháp luật về giải quyết tranh chấp, bằng chững là hệ thống các quy
định, các văn bản thuộc lĩnh vực này khá ơhong phú và đa dạng;
- Xuất phát từ đặc trưng nền văn hóa phương Đông, cho thấy các phương
thức giải quyết tranh chấp truyền thống như đàm phán, trung gian hòa giải
luôn được tôn trọng và áp dụng triệt để nhất khi tiến hành giải quyết các
tranh chấp;

7


- Tuy nhiên, việc áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN trong
thực tế còn khiêm tốn và chưa thực sự hiệu quả, ví dụ như quy trình giải
quyết tranh chấp về thương mại (theo Nghị định thư Viêng Chăn 2004) bị
đánh giá là chưa đảm bảo tính minh bạch, thời gian quá dài,…
Thực tế cho thấy một số vụ tranh chấp còn không được giải quyết triệt để, cụ
thể ần đây nhất là vụ lien quan đến chủ quyền lãnh thổ tại khu vực biển Đông (vụ
tranh chấp về Hoàng Sa và Trường Sa) đã kéo dài vài thập niên gần đây.Tuy nhiên
cho tới thời điểm gần đây thì cũng đã có những chuyển biến tích cực là nhờ các

nước Đông Nam Á đã tiến hành nhiều cuộc thương lượng hữu nghị kéo dài, áp
dụng các biện pháp trực tiếp đa phương. Mặc dù vụ tranh chấp chưa được giải
quyets triệt để nhưng với con đường đàm pháp trực tiếp, các thành viên đã thành
công trong việc tìm ra công cụ hữu hiệu đẻ giảm thiểu tối đa các tác động, ảnh
hưởng tiêu cực của vụ tranh chấp bằng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC) cho dù văn kiện này chỉ có tính kiến nghị.

KẾT LUẬN
Thanh chấp khu vực là một vấn đề thiết yếu trong quan hệ quốc tế, nhất là
đối với quá trình hội nhập quốc tế như hiện nay. Mỗi tổ chức quốc tế hay khu vực
được thành lập dù bất kì vì mục tiêu nào thì cũng phải đặt ra vấn đề giải quyết các
tranh chấp trong phạm vi của mình. ASEAN cũng vậy, Từ khi được thành lập đến
nay ASEAN đã góp phần rất lớn vào việc giải quyết các tranh chấp giữa các thành
viên trong khu vực nói riêng và giữa khu vực với quốc tế nói chung. Mong rằng
ASEAN sẽ ngày càng phát huy tốt vai trò của mình nhằm đưa khu vực ngày càng
phát triển và vươn xa tầm quốc tế.

8


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Luật quốc tế -trường Đại học Luật Hà Nội - NXB công an nhân
dân;
2. Giáo trình Luật quốc tế - Thạc sỹ Nguyễn thị Kim Ngân , Thạc sỹ Chu mạnh
Hùng- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam;
3. Hiến chương Liên hợp quốc;
4. Giáo trình Pháp luật công đồng ASEAN-Trường Đại học Luật Hà Nội-NXB
công an nhân dân;
5. Hiến chương ASEAN;
6. Trang web: Tailieu.com.vn.


9



×