Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài tập học kỳ lịch sử nhà nước pháp luật thế giới chứng minh hăm murabi là bộ luật hà khắc nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.18 KB, 6 trang )

A.

Mở đầu
Ra đời vào khoảng thế kỉ thứ XVIII trước Công nguyên, Bộ luật Hammurabi
của Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được xem là bộ luật thành văn đầu tiên trong
lịch sử nhân loại mà cho đến nay chúng ta tìm thấy. Giá trị của bộ luật này cho
đến nay vẫn tiếp tục được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu, khai thác
và kế thừa. Bộ luật đã xây dựng rất công phu, điều chỉnh và phản ánh một cách
sinh động các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của vương quốc
Babilon. Một trong những đặc trưng lớn của Hăm murabi đó là bộ luật hà khắc
nhất. Để làm rõ vấn đề này em xin chọn đề tài số 05: “ Chứng minh Hăm

murabi là bộ luật hà khắc nhất”.
B. Nội dung
I.
Khái quát về bộ luật Hăm murabi
 Về cơ cấu: Bộ luật Hămmurabi bao gồm gần 300 phần được cấu kết kỹ
càng hơn bất kỳ bộ luật nào trước đó mà chúng ta được biết, bao gồm ba phần
chính: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Bộ luật gồm 282 điều
khoản, nhưng chỉ còn lại trên tấm bia 247 điều khoản.
 Về kĩ thuật lập pháp: tuy không phân chia thành các ngành luật nhưng bộ
luật cũng được chia thành nhóm các điều khoản có nội dung khác nhau. Phạm vi
điều chỉnh của bộ luật là những quan hệ xã hội rộng, bao quát lên toàn bộ hoạt
động của đời sống xã hội như hôn nhân gia đình, ruộng đất, thừa kế tài sản, hợp
đồng dân sự, hình sự, tố tụng ...
 Về mức độ điều chỉnh: Mức độ điều chỉnh pháp luật phụ thuộc vào tính chất của
các loại quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bằng pháp luật, các yếu tố chủ quan
của nhà làm luật. Thông thường người ta phân biệt thành hai mức độ điều chỉnh
pháp luật: cụ thể – chi tiết và khái quát hoá cao. Bộ luật về cơ bản áp dụng mức



độ điều chỉnh cụ thể, chi tiết.
Về mặt hình thức pháp lý: đây là một bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới
dạng luật hình, bao gồm các qui phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều
có chế tài. Phần nội dung, bộ luật tập trung điều chỉnh bốn lĩnh vực chủ yếu đó là
dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình và tố tụng, tuy vậy không có sự tách rời giữa


các lĩnh vực. Các qui phạm của Bộ luật Hămmurabi cũng giống như các bộ luật
khác ở Phương Đông thời kỳ cổ đại là mang tính hàm hỗn, các điều luật đều kèm
theo chế tài.
II.
Chứng minh hăm mu ra bi là bộ luật hà khắc nhất
Bộ luật Hammurabi là bộ luật mang tính hà khắc ghê gớm bậc nhất thời kì cổ

đại. Các nguyên tắc trong bộ luật Hammurabi thể hiện rất rõ tính giai cấp và
sự bất bình đẳng. Ở tất cả các chế định đều thể hiện sự hà khắc của bộ luật
này.
1. Chế định hợp đồng:

Các chế tài của hợp đồng thường là các chế tài hình sự (hình phạt) khá khắc nghiệt.
Bộ luật quy định nếu người bán bị người làm chứng tố cáo vật bán là của người khác
thì sẽ bị tử hình. Ngược lại, nếu có người nhận vật bán là của mình bị mất nhưng
không có người làm chứng thì người nhận đó cũng bị tử hình và luật cho rằng đấy là
tội vu khống (điều 9 và điều 11). Qua đó có thể thấy luật bảo vệ lợi ích cho giai cấp
thống trị. Những kẻ giàu có cho vay mượn, thuê mướn luôn luôn được pháp luật bảo
vệ, còn nhân dân lao động nghèo khổ là đối tượng trừng trị của pháp luật. Cho nên,
đời sống của nhân dân ở tất cả các thời kỳ đều khổ cực như nhau. Pháp luật là do giai
cấp thống trị đặt ra để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, còn nhân dân lao động
hầu như không được bảo vệ mà luôn là đối tượng bóc lột chủ yếu của nhà nước. Đây
là điểm hạn chế của luật Hămmurabi cũng như của tất cả các bộ luật khác trên thế giới

khi xã hội vẫn còn sự phân chia giai cấp.
2. Chế định về hôn nhân và gia đình:

Một số quyết định trong bộ luật này phản ánh một tiêu chuẩn kép về giới tính. Gia
đình gia trưởng giữ một ý nghĩa lớn trong xã hội Babylon cổ. Người phụ nữ có địa vị
thấp kém. Theo điều 129 của bộ luật, người chồng là ông chủ, nghĩa là kẻ chiếm hữu
đầy quyền hành đối với vợ mình. Người chồng mua vợ về như mua một nô lệ. Nếu


không có con, người chồng có quyền ly dị, bán vợ hoặc lấy vợ lẽ. Khi phạm tội ngoại
tình, chồng và vợ chịu những hình phạt khác nhau. Nếu bắt được vợ ngoại tình thì
người chồng có quyền trói vợ và nhân tình của vợ ném xuống sông cho chết. Ngược
lại, nếu người chồng không chung thủy thì người vợ có thể lấy của hồi môn và trở về
với cha mẹ mình. Không có chỗ nào trong bộ luật này lại phát biểu rằng một người
chồng sẽ phải chịu hình phạt giống như vậy nếu anh ta không trung thành với vợ. Các
bản giá thú hồi đó còn cho thấy nếu người vợ chê chồng thì người chồng có thể đóng
dấu nô lệ vào người vợ rồi mang đi bán. Một bức minh văn còn cho thấy rằng, người
cha, người chồng cò quyền không giới hạn đối với gia đình mình. Một văn kiện có nói
một người tên là Samat Daian đã bán tất cả thành viên trong gia đình gồm vợ, con và
các nô lệ nam, nữ để lấy tiền trả chủ nợ. Anh ta đã bảo vệ quyền tự do của mình bằng
một giá cao như thế. Như vậy, giống như các bộ luật khác của các nước phương Đông
cổ đại, bộ luật Hammurabi đã bênh vực quyền lợi cho người đàn ông và bảo vệ chế độ
gia trưởng uy quyền độc đoán. Điều ấy chứng tỏ, xã hội Lưỡng Hà có sự bất bình
đẳng khá sâu sắc giữa quyền lợi và địa vị của người đàn ông và phụ nữ.
3.

Chế định hình sự:
Về hình sự, qui định về tội phạm trong Bộ luật khá đa dạng. Bộ luật qui định

các hành vi phạm tội như giết người, cướp, đưa ra bằng chứng giả mạo,

ngoại tình…Các hành vi này mặc dù tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội
là khác nhau, nhưng chủ thể vi phạm đều chịu một hình phạt hà khắc như
nhau đó là hình phạt tử hình. Bên cạnh hình phạt tử hình, Bộ luật cũng có
qui định đến những hình phạt khác như tù giam (Điều 3) hoặc phạt tiền
(Điều 8, 9, 10)
Hình phạt của bộ luật Hămmurabi mang tính hà khắc ghê gớm so với bất cứ bộ luật
nào khác ở phương Đông cổ đại.


Biểu hiện đậm nét tàn dư của sự báo thù trong thời kì công xã nguyên thủy, thể hiện ở
nguyên tắc trả thù ngang bằng. Nguyên tắc này chỉ căn cứ vào hậu quả xảy ra trên
thực tế để áp dụng trách nhiệm pháp lí, chứ không xét trên phương diện mức độ lỗi và
chủ thể thực hiện hành vi vi phạm. Ví dụ: Điều 229 có ghi “Nếu người thợ xây, xây
nhà không chắc chắn để nhà đổvà chủ nhà bị chết, người thợ xây đó bị giết”. Trừng
trị cả những người không có liên quan gì đến việc phạm tội. Ví dụ: Điều 230 có ghi
“Nếu như người thợ xây làm con của chủ nhà bị chết thì phải giết con của người thợ
xây này”.
Tính chất tương xứng trong trách nhiệm pháp lý nhấn mạnh nhiều đến tính trừng trị
đối nhân hoặc đối vật, mà chưa tính đến tính giáo dục, hay tạo điều kiện để người vi
phạm hoàn lương. Bằng phương pháp thống kê, thấy trong bộ luật Hămmurabi có
nhắc tới 32 trường hợp xử tử hình. Các hình thức của hình phạt tử hình trong bộ luật
rất dã man, như: thiêu, dìm xuống nước, đóng cọc…
Nói rõ hơn về hình phạt, vì đây chính là điểm để ta nhận thấy rằng bộ luật Hămmurabi
là “Bộ luật hà khắc nhất”


Về hình phạt trong bộ luật Hămmurabi, có thể thấy rằng nhà làm luật đã đưa
ra cả một hệ thống chế tài hình sự để đối phó với từng loại tội phạm. Hình
phạt phổ biến nhất là phạt tiền. Tiền phạt được tính trên cơ sở số tiền chiếm
đoạt hoặc thiệt hại thực tế đã gây ra. Mức phạt có thể là gấp hai lần, ba lần,

sáu lần, mười lần, thậm trí là ba mươi lần số tài sản đã chiếm đoạt. Nếu gây
thiệt hại do lỗi vô ý thì thường chỉ phải bồi thường toàn bộ số tài sản tính

theo giá trị thiệt hại đã gây ra.
• Loại hình phạt phổ biến thứ hai là tử hình. Có thể thấy hình phạt tử hình
được bộ luật Hămmurabi quy định rất rộng rãi trong bộ luật của ông.
Phương pháp thi hành án tử hình rất khác nhau, có thể làm dìm xuống nước
cho chết, có thể là hoả thiêu hay treo cổ. Thậm trí, có điều luật còn quy định
cả quy trình và địa điểm thi hành án tử hình, chẳng hạn như: Điều 21 bộ luật


“Nếu kẻ nào đục tường khoét lỗ nhà người khác, người ta sẽ giết y và chôn


y ngay đối diện cái lỗ tường mà y đã đào”.
Ngoài hai loại hình phạt trên, bộ luật còn quy định nhiều hình phạt thân thể
như: Chặt tay người phạm tội. Chẳng hạn, Điều 195 bộ luật quy định: “Đứa
con nào dám đánh cả cha đẻ; Nó sẽ bị chặt tay”. Xẻo vú người phạm tội
(Điều 194); Chọc mù mắt người phạm tội (Điều 196); Đánh gãy tay người
phạm tội (Điều 197); Đánh gãy răng người phạm tội (Điều 200); Cắt tai
người phạm tội (Điều 282); Cắt lưỡi người phạm tội (Điều 192); Đánh
người phạm tội bằng roi gân bò trước công chúng (Điều 202); Đóng dấu
vào trán (Điều 127). Hình phạt này mang tính chất hạ nhục người khác,
được áp dụng đối với người có hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự phụ

nữ.
4. Chế định thừa kế
Theo bộ luật, thừa kế có hai hình thức: thừa kế theo pháp luật và thừa kế

theo di chúc.

Theo pháp luật: Nếu người cho thừa kế không để lại di chúc thì tài sản được
chuyển đến cho những người có quyền đối với tài sản đó theo luật đinhk.
Thời gian đầu, tài sản tập trung ở dòng họ và dần dần được chuyển về gia

5.

đình có quyền thừa kế và thành tài sản chung của gia đình.
Thừa kế theo di chúc: Bộ luật hà khắc
Những chế định tố tụng

Vấn đề này được đề cập rất ít trong bộ luật. Theo bộ luật, tòa án xét xử công
khai. Nếu thẩm phán có quyết định không đúng trong phiên tòa, khi bị phát hiện sẽ
phải nộp tiền phạt và bị truất quyền xét xử . Quy định về trách nhiệm của thẩm
phán: “Nếu thẩm phán xử một vụ kiện mà ra phán quyết bằng văn bản, nếu sau đó
phát hiện lỗi trong văn bản là do lỗi của thẩm phán, thẩm phán sẽ phải trả 12 lần
giá trị phạt tiền mà ông ta yêu cầu bồi thường trong vụ kiện, đồng thời ông ta sẽ bị
buộc phải rời khỏi ghế thẩm phán vĩnh viễn mà không bao giờ có thể trở thành


thẩm phán lần nữa”. Có thể thấy, so với các bộ luật khác lịch sử cổ đại, thì những
chế định trong lĩnh vưc tố tụng của luật hăm murabi hà khắc hơn rất nhiều, tuy
nhiên, điều này khiến các thẩm phán phải làm việc khách quan, thận trọng khi xét
xử các vụ án. Qua đó có thể thấy, thời kỳ này rất coi trọng công tác xét xử, coi
trọng trách nhiệm xét xử công bằng của thẩm phán..
Về hình thức xét xử: “Nếu một người kiện một người khác, bị đơn sẽ phải đi
đến một dòng sông và nhảy xuống, nếu anh ta bị chìm, bị dòng nước cuốn đi,
nguyên đơn sẽ sở hữu nhà của bị đơn. Nhưng ngược lại, dòng sông chứng minh
rằng bị đơn không có tội, tức anh ta sống sót, thì nguyên đơn sẽ bị giết chết, và bị
đơn sẽ sở hữu nhà của nguyên đơn”. Hình thức xét xử này mang tính thần thành và
dã man, bởi lẽ, tính mạng và sự công bằng của người dân bị phó mặc cho thiên

nhiên, thần linh và có phần cực đoan.



×