Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

đề thi lịch sử nhà nước & pháp luật việt nam (lần 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.1 KB, 8 trang )

Đề thi Lịch sử nhà nước & pháp luật
Việt Nam (lần 1)

Câu 1: Những nhận định sau đây đúng hay sai? hãy giải thích không quá 5 dòng.
a. PL dân sự va hôn nhân gia đình nhà Lê Sơ không cho phép con cái có quyền sở
hữu tài sản của mình khi cha mẹ còn sống.
b. Tổ chức CQ cấp đạo thời kỳ đầu Lê Sơ là đơn vị hành chính theo nguyên tắc
"trung ương tập quyền" kết hợp nền hành chính quân quản.
c. Việc vua Lê Thánh Tông cho phép người dân trực tiếp bầu ra chức danh xã
trưởng là biểu hiển của nguyên tắc tản quyền.
d. Pháp luật hôn nhân gia đình thời Lê sơ nghiệm cấm quan lại cưới con gái trong
địa hạt mình quản lý hoặc con cái nhà làm nghề hát xướng nhằm mục đích bảo vệ
trât tự giai cấp.
Câu 2: Lý giải tại sao vua Gia Long đưa ra hai biện pháp sau nhằm củng cố quyền
lực của mình ngay sau khi thành lập vương triều nhà Nguyễn.
a. Khẳng định vai trò tuyệt đối của mình trong quân đội, an ninh quốc phòng và
ngoại giao?
b. Thành lập chính quyền cấp thành
Câu 3: Thông qua pháp luật về dân sụ và hôn nhân giai đình thời Lê Sơ, anh chị
hãy chứng minh tính bình đẳng trong các quan hệ tài sản và quan hệ hôn nhân gia
đình.

Câu 1 : Nhận định đúng sai
a/ Pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình nhà Lê sơ không cho phép con cái
có quyền sở hữu tài sản của mình khi cha mẹ còn sống .
Nhận định này đúng Theo điều 354,388,374,377,380,388 –Chế định thừa kế của
pháp luật nhà Lê thế kỷ thứ XV hay còn gọi là bộ Luật Hồng Đức có qui định : khi
cha mẹ còn sống,không phát sinh các quan hệ thừ kế nhằm bảo vệ và duy trì sự
trường tồn của gia đình ,dòng họ .
=> hieuto: xem bình luận bên dưới
b/ Tổ chức chính quyền cấp “Đạo” thời kỳ đầu nhà Lê sơ là đơn vị hành


chính theo nguyên tắc” trung ương tập quyền” kết hợp với chính quyền quân
quản “
Nhận định này sai . Tổ chức bộ máy thời kỳ đầu nhà Lê sơ mang tính chất quân sự
,chính quyền quân quản .Đối với việc tổ chức chính quyền cấp “Đạo” phản ánh sự
thỏa hiệp giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong giai đoạn
đầu của nền độc lập .
=> hieuto: trung ương tản quyền kết hợp với nền hành chính quân quản.
c/ Việc vua Lê Thánh Tông cho phép người dân trực tiếp bầu ra chức danh
xã trưởng là biểu hiện của nguyên tắc “tản quyền” .
Nhận định này là đúng .Vì theo nội dung của nguyên tắc tản quyền : không tập
trung quyền hạn vào một CQ ,chuyển quyền hạn của cấp trên cho cấp dưới hoặc
chuyển từ trung ương xuống địa phương do đó việc cho phép người dân trực tiếp
bầu ra chức danh xã trưởng là biểu hiện của nguyên tắc “tản quyền” .
=> hieuto: câu này không biết nhận định thế nào
d/ Pháp luật hôn nhân gia đình nhà Lê sơ nghiêm cấm quan lại cưới con gái
trong địa hạt mính quản lý hoặc con cái nhà làm nghề hát xướng nhằm mục
đích bảo vệ trật tự giai cấp
Nhận định này là sai .Vua Lê Thánh Tông trong ý thức và hành động đều lấy dân
làm quý .Ông chăm lo chu đáo đến sự ấm no của dân nên qui định cấm quan lại
cưới con gái trong địa hạt mính quản lý hoặc con cái nhà làm nghề hát xướng
nhằm mục đích bảo vệ con gái nhà lương dân chứ không nhằm mục đích bảo vệ
trật tự giai cấp.
=> chính xác, bảo vệ con gái thường dân tránh sự tùy tiện của quan lại trong việc
ép, gả, gán nợ
Câu 2
Anh (chị) hãy giải thích tại sao vua Gia Long đưa ra hai biện pháp sau nhằm
cũng cố quyền lực của mình ngay sau khi thành lập vương triều nhà Nguyễn :
a/ Khẳng định vai trò tuyệt đối của mình trong quân đội ,an ninh quốc phòng
và ngoại giao ?
b/ Thành lập chính quyền cấp “Thành “

Giai đoạn đầu mới thành lập, nhà Nguyễn phải đứng trước nhiều khó khăn và thử
thách mới do hoàn cảnh lịch sử mang lại .Chính quyền nhà Nguyễn mà đứng đầu
là Vua Gia Long phải đối phó với thù trong giặc ngoài -một tình hình chính trị hết
sức phức tạp .Ở phía Bắc nhà Nguyễn chưa thật sự thu phục được lòng dân ,còn
xuất hiện nhiều thế lực chống đối nhà Nguyễn từ sỉ phu cho đến dân chúng chưa
sẳn sang hướng về triều Nguyễn .Ở phí Nam là vùng đất mới ,nơi tụ cư của nhiều
sắc tộc, đất Gia Định lại trải qua nhiều biến động lịch sử nên chưa thật sự ổn định
.Về đối ngoại nhà Nguyễn còn đứng trước nguy cơ xâm lược của nhà Thanh
,người Xiêm và một số nước Châu Âu như Pháp,Tây Ban Nha,… .Sau khi thống
nhất đất nước nhà Nguyễn không đủ khà năng và uy tín để trực tiếp quản lý cả hai
vùng Nam Bắc vì vậy nhà Nguyễn chọn Phú Xuân ,đầu não cai trị của Chúa
Nguyễn để định đô xuất phát từ những lý do chính trị xã hội như trên .Nhằm đảm
bảo độc lập chủ quyền ,sự tồn tại của chính thể quân chủ kiểu mới, phú hợp với
hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ ,ở chính quyền địa phương chúa Nguyễn đã thiết lập
tổ chức hành chính trung gian là cấp thành với quy chế quản lý đặc biệt .Chúa
Nguyễn thiết lập cấp thành ở hai miển Nam ,Bắc và quản lý cấp thành theo nguyên
tắc “trung ương tản quyền “.Đứng đầu mỗi cấp thành là quan Tổng trấn ,mỗi trấn
có ba Tào trực thuộc giúp việc .
Quan Tổng trấn thường là các đại công thần ,nhà Vua bổ nhiệm các cựu thần nhà
Lê ,các quan làm trong Lục bộ đứng đầu mỗi Tào .Đối với vùng ngoại trấn hoặc
dân tộc ít người duy trì dùng biện pháp thổ quan để cai trị .Cấp thành là tổ chức
hành chính trung gian giữa triều đình với chính quyền địa phương ,là điểm tựa của
chính quyền trung ương và triều đình nhà Nguyễn lãnh đạo các thành theo nguyên
tắc “trung ương tản quyền “thông qua các Tổng Trấn , các Tào và các cơ quan
giúp việc bên trong .Vai trò chủ yếu của cấp thành là kịp thời giải quyết các tranh
chấp,binh biến .Nhìn chung vua Gia Long thành lập chính quyền cấp “Thành
“nhằm cũng cố quyền lực của mình ngay sau khi thành lập vương triều nhà
Nguyễn đã khẳng định được vai trò tuyệt đối của mình trong quân đội ,an ninh
quốc phòng và ngoại giao.Nhà nước triều Nguyễn tồn tại với tư cách một quốc gia
độc lập, có chủ quyền .

Câu 3 : Thông qua pháp luật về dân sự và hôn nhân – gia đình thời Lê sơ,
anh (chị) hãy chứng minh tính bình đẳng trong các quan hệ tài sản và quan
hệ hôn nhân gia đình .
Pháp luật về dân sự và hôn nhân – gia đình thời Lê sơ mà cụ thể là hai chương “
Hộ hôn” và “Điền sản “ trong bộ “ Quốc triều hình luật” hay còn gọi là bộ Luật
Hồng Đức đã phần nào thể hiện tính bình đẳng trong các quan hệ tài sản và quan
hệ hôn nhân gia đình .
Trong quan hệ hôn nhân và gia đình người vợ có nghĩa vụ ngang hàng với người
chồng như nghĩa vụ đồng cư có trách nhiệm lẫn nhau, người chồng không được
ngược đãi vợ (Điều 482 BLHĐ).Điều 2,7-BLHĐ qui định việc để tang cho nhau,
cấp dưỡng nuôi dạy con cái ,phụng dưỡng cha mẹ ; tang chế khi cha mẹ mất .Lần
đầu tiên trong lịch sử Bộ Luật Hồng Đức có qui định một quyền đặc biệt đối với
phụ nữ đó là quyền được ly hôn chồng, theo đó người vợ có quyền ly hôn chồng
trong trường hợp chồng vi phạm nghĩa vụ đồng cư trong thời gian năm tháng liên
tục , nếu đã có con là một năm (Điều 308 BLHĐ) hoặc chồng có hành vi vô lễ với
bố mẹ vợ (Điều 333 BLHĐ); nếu vợ đem đơn đến công đường thì bộ luật cho
phép cưỡng bức ly hôn .Nghĩa là ,người chồng không làm tròn nghĩa vụ với vợ thì
vợ cũng không buộc phải làm tròn bổn phận của mình .
Quy định này không có trong bất kỳ bộ luật nào trước hay sau triều Lê .Ngay cả
khi Luật bắt buộc chồng phải bỏ vợ ngoài ý muốn chủ quan ,Điều 310 qui định :
Vợ, nàng dâu đã phạm vào điều thất xuất nhưng người vợ đang ở trong ba trường
hợp tam bất khứ thì người chồng không được ly hôn .Điều 167 qui định rỏ hình
thức thuận tình ly hôn : khi ly hôn giấy ly hôn được làm dưới hình thức hợp đồng ,
người vợ và người chồng giữ mỗi bên một bản làm bằng ; người vợ được chia nửa
tài sản chung của vợ chồng và nhận lại phần tài sản riêng nếu ly hôn không do lỗi
vợ ;con cái thường thuộc về chồng nhưng nếu muốn giữ con ,người vợ có quyền
đòi chia một nửa số con .
Sau khi ly hôn quan hệ nhân thân giữa vợ chồng hoàn toàn chấm dứt hai bên đều
có quyền kết hôn với người khác mà không bị pháp luật ngăn cấm .Điều
308BLHĐ nếu người chồng ngăn cản người khác lấy vợ đã ly hôn thì bị tội biếm

.Trong quan hệ tài sản ,Điều 388 BLHĐ qui định đối với tài sản cha mẹ để lại ,
pháp luật nhà Lê không phân biệt con trai con gái , nếu cha mẹ mất hết thì lấy 1/20
số ruộng đất làm hương hỏa , giao cho người con trưởng giữ,còn lại chia đều cho
các con ,nếu người giữ hương hỏa có con trai trưởng thì dung con trai
trưởng,không có con trai trưởng thì dung con gái trưởng (Điều 391 BLHĐ).Điều
374,375,376 BLHD qui định rỏ việc phân chia và thừa kế tài sản ,thừa nhận việc
vợ chồng có sở hữu tài sản chung và tài sản riêng được phân chia cụ thể khi ly hôn
,mỗi người điều được nhận như nhau .
Tóm lại thông qua bộ Luật Hồng Đức tính bình đẳng trong các quan hệ tài sản và
quan hệ hôn nhân gia đình được thể hiện rỏ nét trong các điều qui định về hôn
nhân và tài sản .Đây là những qui định hết sức tiến bộ bảo vệ người phụ nữ trước
thái độ trong nam khinh nữ trong xã hộ phong kiến ,vai trò của người phụ nữ đã
được đề cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực .

×