Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài tập lớn học kỳ môn luật hình sự 2 (8 điểm) vũ k (37 tuổi) và trần kim h (41 tuổi) đã bàn bạc trước rất kỹ càng về việc chiếm đoạt tài sản của gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.97 KB, 10 trang )

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM MODULE 2

April 14, 2013

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................trang 1

BÀI LÀM…………………………………………………………………………..trang 3
1.
2.

K và H phạm tội gì?Hãy chứng minh…………..…………………….trang 3
Hãy phản bác các ý kiến mà anh(chị) cho là sai………….………..trang 6

KẾT LUẬN……………………………………………………………………..…..trang 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU
Page 1


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM MODULE 2

April 14, 2013

Xã hội ngày một phát triển, cùng với sự phát triển đó thì đời sống của con
người cũng ngày càng được nâng cao nhưng đi kèm với sự phát triển luôn tồn tại
những mặt trái của nó, chúng ta không thể phủ nhận một thực tế là xã hội càng
phát triển thì số lượng tội phạm ngày càng gia tăng, trong đó phải kể đến các tội
phạm xâm phạm sở hữu như tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản, tội trộm cắp tài
sản, không chỉ gia tăng về số lượng mà thủ đoạn phạm tội cũng ngày một đa dạng


và xảo quyệt hơn, tinh vi hơn. Ở Việt Nam, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế, tình hình tội phạm ở nước ta nói cung và đặc biệt là các tội về
xâm phạm sở hữu ngày càng diễn biến phức tạp. So với các nước trên thế giới và
trong khu vực thì tình hình tội phạm ở Việt Nam đã rơi vào mức trung bình, và có
tính chất phức tạp.
Để hiểu rõ hơn về thực trạng này chúng ta hãy cùng xem xét một tình huống cụ thể
sau:
Đề bài số 2:
Vũ K (37 tuổi) và Trần Kim H (41 tuổi) đã bàn bạc trước rất kỹ càng về việc
chiếm đoạt tài sản của gia đình ông N (giám đốc một doanh nghiệp). Chiều
07/02/2010, lợi dụng gia đình ông N đi sắm tết, K và H mang theo một túi quà đến
gõ cửa nhà ông N và nói với bà P (57 tuổi, là người giúp việc) là đến để chúc tết
gia đình. Không nghi ngờ gì, bà P đã mở cửa cho K và H vào nhà. Sau khi vào nhà,
chúng vờ xin nước uống rồi xông vào đe doạ và định trói bà P. Bà P sợ hãi van xin
K, H và nói: “Các anh lấy gì thì cứ lấy, tôi chỉ là người giúp việc thôi”
K và H phá két sắt của gia đình, lấy đi 70 triệu đồng, 47 chỉ vàng cùng một số
ngoại tệ .Tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 460 triệu đồng. Sau khi K, H lấy
được tài sản và bỏ đi thì bà P mới chạy ra đường hô hoán. K, H bị bắt giữ ngay sau
đó.
Có 3 ý kiến khác nhau về tội danh của K và H:
a. K và H phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì chúng đã có hành vi gian
dối đánh lừa người giúp việc.
b. K và H phạm tội trộm cắp tài sản vì chúng có hành vi lợi dụng lúc gia
đình ông N đi vắng để lấy tài sản. Tuy bà P ở nhà nhưng bà chỉ là người giúp việc,
không phải là chủ sở hữu của những tài sản đó, và giả sử bà P lợi dụng hoàn cảnh
đó để lấy tài sản của chủ thì bà P cũng sẽ bi coi là phạm tội trộm cắp tài sản.
c. K và H phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì chúng công khai lấy tài
sản trước mắt người giúp việc.
Câu hỏi:
1. K và H phạm tội gì? Hãy chứng minh. (3 điểm)

Page 2


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM MODULE 2

April 14, 2013

2. Hãy phản bác các ý kiến mà anh (chị) cho là sai. (4 điểm)

BÀI LÀM
1. K và H phạm tội gì?Hãy chứng minh:
K và H phạm “tội cướp tài sản” theo Điều 133 Bộ Luật hình sự.
Khoản 1 Điều 133 BLHS quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình
trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ ba năm
đến mười năm”.
Căn cứ vào cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản có thể thấy:


Khách thể của tội phạm: Tội cướp tài sản xâm phạm vào quyền sở hữu đối

với tài sản, ngoài ra còn xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm vào tính mạng, sức
khỏe của công dân. Cụ thể ở đây là xâm phạm quyền sở hữu đối với tiền vàng
trong két sắt của gia đình ông N, đe dọa xâm phạm đối với tính mạng, sức khỏe
của bà P.

Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của tội phạm được thể hiện ở các hành vi sau: “dùng vũ lực,
đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm người bị tấn công lâm
vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”. Đối với vụ án

này, hành vi của K và H là đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc đối với bà P. Đe dọa
dùng vũ lực ngay tức khắc là đe dọa dùng tức khắc sức mạnh vật chất được thể
hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành động đe dọa sẽ tấn công người quản lý tài sản hoặc
những người khác nếu không đáp ứng yêu cầu hoặc có ý định ngăn cản hành vi
chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Tức khắc ở đây được hiểu là sự kế tiếp về
mặt thời gian. Hành vi đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực thực chất cũng đã là hành
vi làm tê liệt ý chí của nạn nhân. Để đánh giá chính xác người phạm tội có sử dụng
tức khắc hay không cần dựa vào thái độ, cử chỉ, hành động cũng như cường độ, sự
mãnh liệt của lời đe dọa. Tuy nhiên, để đánh giá tính chất tức khắc của lời đe dọa,
chúng ta cần xem xét cụ thể một số yếu tố như: nội dung và hình thức của hành vi
đe dọa, công cụ phương tiện, cách thức sử dụng; cường độ, sự mãnh liệt của hành
Page 3


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM MODULE 2

April 14, 2013

vi đe dọa; sự tương quan lực lượng giữa hai bên, hoàn cảnh, thời gian, không gian
nơi xảy ra sự việc:
- Nội dung và hình thức của hành vi đe dọa: K và H đã có hành vi đe dọa
dùng vũ lực ngay tức khắc với mục đích nhằm chống lại sự phản kháng của
bà P để có thế chiếm đoạt được tài sản. Dấu hiệu “ngay tức khắc” để chỉ sự
nhanh chóng về mặt thời gian thể hiện qua việc nhân lúc vờ xin uống nước
đã xông vào đe dọa và định trói bà P (định dùng vũ lực để trói và qua đó thể
hiện sự mãnh liệt thông qua hành vi xông vào). Hành vi đe dọa dùng vũ lực
trong vụ án trên có tính chất mãnh liệt làm cho người bị đe dọa (bà P) thấy
rằng việc dùng vũ lực sẽ xảy ra ngay hoặc khó có điều kiện tránh khỏi. Sự
đe dọa trên làm cho ý chí bà P bị tê liệt – có thể bà sợ thiệt hại về sức khỏe
hay tính mạng mà K và H có thể gây ra đối với bà, do đó, bà P đã sợ hãi van

xin K, H và nói: “Các anh lấy gì thì cứ lấy, tôi chỉ là người giúp việc thôi”.
- Về sự tương quan lực lượng giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa: Trong vụ án
trên, bên đe dọa có hai người, là nam (thế hiện sức mạnh vật chất). hai người
đo đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho hành vi của mình: trong khi đó bên bị đe
dọa chỉ có 1 người là bà P – người giúp việc, 57 tuổi. Như vậy, giữa bên đe
dọa và bên bị đe dọa lực lượng không đồng đều. K và H có thể dễ dàng gây
thiệt hại tới sức khỏe và tính mạng của bà P – một người giúp việc đã nhiều
tuổi, sức phản kháng thấp. Nếu K và H ra tay thì bà P khó có thể kháng cự
lại.
- Hoàn cảnh không gian và thời gian: Thời điểm là K và H có hành vi đe dọa
bà P là lúc gia đình ông N không có nhà (đã theo dõi lịch trình gia đình ông
N đi sắm tết) và vào thời điểm tết nên mọi người đang bận rộn, chúng thực
hiện hành vi trong nhà của ông N nên mọi người khó có thể phát hiện ra.
Trong khi đó, trong nhà chỉ có bà P nên sự đe dọa để bà P không phản kháng
lại nhằm chiếm đoạt tài sản càng dễ thực hiện.

Page 4


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM MODULE 2

April 14, 2013

Về hậu xảy ra, K và H đã lấy đi 70 triệu đồng 47 chỉ vàng cùng một số ngoại tệ,
gây thiệt hại với tổng số tài sản bị chiếm đoạt là 460 triệu đồng (thuộc Điểm b
Khoản 3 Điều 133 BLHS).
Giữa hành vi khách quan và hậu quả xảy ra có quan hệ nhân quả, hậu quả gây thiệt
hại về tài sản là điều tất yếu xảy ra khi K và H thực hiện hành vi của mình



Mặt chủ quan của tội phạm: : Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi

cố ý trực tiếp, mục đích vụ lợi. Có thể thấy, K và H đã đã bàn bạc trước rất kỹ càng
về việc chiếm đoạt tài sản của gia đình ông N (giám đốc một doanh nghiệp). Đây
là một kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng, chúng đã tìm hiểu, lợi dụng việc gia đình
ông N đi sắm tết, sử dụng thủ đoạn gian dối - mang theo một túi quà đến gõ cửa
nhà ông N và nói với bà P là đến để chúc tết gia đình, để tiếp cận với tài sản của
ông N. Bà P khi đó hoàn toàn không đề phòng vì ông N là giám đốc một doanh
nghiệp, nên K và H có thể là nhân viên cấp dưới đến chúc tết gia đình, do đó mặc
dù K và H là người lạ nhưng bà P vẫn tin tưởng, mở cửa cho chúng vào. Lỗi của K
và H là lỗi cố ý trực tiếp, chúng thấy trước được hậu quả có thể xảy ra bởi hành vi
của chúng – ông N bị mất tài sản, bà P có thể bị xâm hại tới sức khỏe, tính mạng
nếu cố gắng ngăn cản chúng, và chúng mong muốn cho hậu quả ý có thể xảy ra để
đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản của ông N.
Qua phân tích và chứng mình ở trên có thể thấy, hành vi của K và H đã đáp ứng
các dấu hiện về chủ thể, khách thể, mặt chủ quan của tội cướp tài sản.
Trong vụ án trên, tổng giá trị tài sản K và H đã chiếm đoạt là 460 triệu đồng vì vậy
K và H sẽ bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản theo quy định tại Khoản 3 Điều
133 BLHS.
Ngoài ra, từ những tình tiết cụ thể trong tình huống trên ta nhận thấy: K và H đều
có đủ điều kiện của chủ thể tội phạm, cố ý cùng tham gia phạm tội và có sự thống
nhất ý trí, hai người đã thỏa thuận, tính toán kĩ càng về việc chiếm đoạt tài sản nhà
ông N. Thể hiện, K và H đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được
chuẩn bị trước rất chu đáo thông qua việc điều tra nơi ở cũng như quy luật sinh
hoạt (lợi dụng lúc gia đình ông N đi sắm tết), có chuẩn bị phương tiện hoạt động
Page 5


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM MODULE 2


April 14, 2013

(chuẩn bị túi quà nhằm đánh lừa bà giúp việc). Vì vậy theo quy định tại Khoản 3
Điều 20 BLHS: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt
chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. Có thể khẳng định, K và H phạm
tội cướp tài sản có tình tiết tăng nặng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 BLHS.
Kết luận: K và H phạm tội cướp tài sản có tình tiết định khung tăng nặng theo
quy định tại Khoản 3 Điều 133 BLHS và tình tiết tăng nặng được quy định tại
Điểm a Khoản 1 Điều 48 BLHS.
2.


Hãy phản bác các ý kiến mà anh(chị) cho là sai:
Ý kiến thứ nhất: “K và H phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì chúng

đã có hành vi gian dối đánh lừa người giúp việc”.
Ý kiến trên là sai, vì:
Khoản 1 Điều 139 quy định về “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”: “Người nào
bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu
đồng đến dưới năm triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả
nghiêm trọng…phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Mặt khách quan của tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản chỉ rõ: lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dùng những thủ đoạn gian
dối, đưa ra những thông tin sai sự thật để người chủ tài sản hoặc người quản lý hợp
pháp về tài sản tin mà giao tài sản cho người phạm tội chiếm đoạt tài sản đó. K và
H tuy có hành vi gian dối nhưng hành vi gian dối đó được thực hiện với mục đích
nhằm tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn để chiếm đoạt tài sản của ông N. Theo đề
bài, rõ ràng, chúng chỉ lợi dụng điều đó để bà P cho chúng vào nhà chứ không phải
lừa để bà P giao tài sản cho chúng. Bà P cũng không phải chủ tài sản hay người
quản lý hợp pháp của tài sản.
Do đó, ý kiến trên là sai và tội mà K và H đã thực hiện không phải là tội lừa

đảo để chiếm đoạt tài sản.


Ý kiến thứ hai: “K và H phạm tội trộm cắp tài sản vì chúng có hành vi lợi

dụng lúc gia đình ông N đi vắng để lấy tài sản. Tuy bà P ở nhà nhưng bà chỉ là
người giúp việc, không phải là chủ sở hữu của những tài sản đó, và giả sử bà P
Page 6


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM MODULE 2

April 14, 2013

lợi dụng hoàn cảnh đó để lấy tài sản của chủ thì bà P cũng sẽ bị coi là phạm tội
trộm cắp tài sản”.
Ý kiến trên bao gồm hai ý:
- Thứ nhất, K và H phạm tội trộm cắp tài sản vì chúng có hành vi lợi dụng lúc
gia đình ông N đi vắng để lấy tài sản;
- Thứ hai là giả sử bà P lợi dụng hoàn cảnh đó để lấy tài sản thì bà P sẽ bị coi
là phạm tội trộm cắp tài sản.
Xét về ý thứ nhất của ý kiến trên, việc kết luận K và H phạm tội trộm cắp tài sản
là sai, vì Điều 138 BLHS quy định về tội trộm cắp tài sản như sau: “Người nào
trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng…hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm”. Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, bí mật, trốn tránh sự phát
hiện của người quản lý tài sản để chiếm đoạt tài sản. Tội phạm được thể hiện ở các
hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng các thủ đoạn lén lút, bí mật. bằng
cách này hay cách khác, người phạm tội trốn tránh sự phát hiện của người quản lý
tài sản, tiếp cận tài sản và chiếm đoạt chúng như: khoét vách, đào tường, dỡ ngói,
cắt khóa v.v… đột nhập vào nơi cất giữ tài sản khi người quản lý tài sản đi vắng để

lấy tài sản. Lén lút, bí mật để chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu pháp lý đặc trưng của
tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, người phạm tội che giấu hành vi chiếm đoát là đối
với người có trách nhiệm quản lý tài sản, cụ thể đối với vụ án này là bà P. K và H
đã thực hiện hành vi một cách công khai, tỏ rõ ý định muốn chiếm đoạt tài sản với
bà P mà không hề có hành vi lén lút hay bí mật. Do đó không thể kết luận K và H
phạm tội trộm cắp tài sản.
Một dấu hiệu nữa là lý do khẳng định ý kiến trên là sai là hành vi của K và H xâm
phạm đồng thời hai quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Đó là quan hệ nhân
thân và quan hệ sở hữu. Cụ thể trong vụ án trên, K và H đã có hành vi xâm hại đến
tự do của bà P để qua đó có thể xâm phạm được sở hữu. Tuy nhiên, đối với tội
trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 BLHS, khách thể của tội phạm là quan
hệ sở hữu.
Vì vậy, K và H không phạm tội trộm cắp tài sản.
Page 7


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM MODULE 2

April 14, 2013

Xét về ý thứ hai của ý kiến trên, giả sử bà P lợi dụng hoàn cảnh đó để lấy tài sản
thì bà P sẽ bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản, ý kiến này là đúng, vì:
- Về mặt khách quan: Dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản là dấu hiệu hành vi
chiếm đoạt tài sản cùng với hai dấu hiệu khác thể hiện tính chất của hành vi
chiếm đoạt và tính chất của đối tượng bị chiếm đoạt – Dấu hiệu lén lút và
dấu hiệu tài sản đang có chủ. Trong vụ án trên, bà P đã có dấu hiệu lén lút,
lợi dụng hoàn cảnh tài sản của gia đình ông N bị chiếm đoạt, bà P đã có hành
vi chiếm đoạt. Bằng hình thức lợi dụng hành vi chiếm đoạt đã có của K và
H, bà P đã chiếm đoạt tài sản, hành vi này của bà P là không cho phép chủ
tài sản của thể biết hành vi chiếm đoạt khi xảy ra của mình. Tài sản mà bà P

chiếm đoạt là tài sản đang có chủ (ông N là chủ sở hữu tài sản).
- Về mặt chủ quan: Lỗi của bà P trong vụ án trên là lỗi cố ý trực tiếp. Bà P khi
thực hiện hành vi biết rõ đó là tài sản đang có chủ(ông N), tuy nhiên bà vẫn
thực hiện hành vi chiếm đoạt của mình và mong muốn hậu quả xảy ra.
- Về khách thể: Hành vi của bà P đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Đối tượng
tác động là tài sản đang có chủ sở hữu (tài sản của ông N).
- Về chủ thể: bà P (57tuổi) có đầy đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi nhất
định.
Vì vậy, bà P phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 BLHS.


Ý kiến thứ ba: “ K và H phạm tội công nhiên chiếm đoài sản vì chúng

công khai lấy tài sản trước mắt người giúp việc”.
Ý kiến trên là sai, vì:
Khoản 1 Điều 137 quy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản như sau: “Người
nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng …thì
bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Qua thực tiễn xét xử, hiểu tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản là lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản công nhiên
chiếm đoạt tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm
quản lý tài sản mà không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ thủ
đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người chiếm đoạt tài sản. Mặt khách quan của
Page 8


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM MODULE 2

April 14, 2013

tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có chỉ rõ, công nhiên chiếm đoạt tài sản là lợi

dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản để công khai chiếm đoạt tài sản của
họ. Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản cũng thể hiện ở sự công khai chiếm đoạt
tài sản của người khác, người phạm tội không cần và không dùng bất cứ thủ đoạn
nào trong lúc thực hiện hành vi chiếm đoạt. Như vậy, trước hết đối với tội này, chủ
sở hữu tài sản biết hành vi chiếm đoạt của người phạm tội nhưng không có điều
kiện để ngăn cản, đối với vụ án này, gia đình ông N đang đi sắm tết nên hoàn toàn
không biết gì về việc tài sản của mình ở nhà đang bị K và H chiếm đoạt. Bà P chỉ
là người giúp việc, không phải là chủ tài sản nên việc chúng công khai lấy tài sản
trước mặt bà P nên không thể chỉ dựa vào yếu tố công khai lấy tài sản trước mặt bà
để định tội cho K và H là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó K và H đã
dùng nhiều thủ đoạn khác nhau: gian dối để đánh lừa, đe dọa bà P, phá két sắt của
gia đình ông N nhằm chiếm đoạt tài sản.
Vì vậy, K và H không phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
KẾT LUẬN
Với việc gia tăng tội phạm với tính chất và hành vi ngày càng chuyên nghiệp và
tinh vi như hiện nay, nó đòi hỏi trước hết ở sự vào cuộc thật mạnh mẽ của các cơ
quan chức năng ngăn chặn tận gốc mọi thủ đoạn của những kẻ phạm tội, sau đó là
sự đề cao cảnh giác của tất cả mọi người dân đặc biệt là đối với các loại hình tội
phạm xâm phạm sơ hữu góp phần đem lại cuộc sống hòa bình, ổn định, văn minh
và hiện đại trong cộng đồng dân cư.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 2, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb. Công an nhân dân.
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 1, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb. Công an nhân dân.
Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1999 (đã được sửa đổi, bổ sung ngày 19/06/2009).
-


Một số trang web tham khảo:
www.cand.com.vn
www.moj.gov.vn
Page 9


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM MODULE 2

www.danluat.vn

Page 10

April 14, 2013



×