Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bình luận về những vấn đề pháp lý và thực tiễn về đảm bảo kỷ luật ngân sách của các nước trong khu vực đồng euro đồng thời chỉ ra những bài học kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.05 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐÈ....................................................................................................2
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ TÀI CHÍNH CÔNG, QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CÔNG VÀ ĐẢM BẢO KỶ LUẬT NGÂN SÁCH CỦA CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC
ĐỒNG EURO.........................................................................................................................2
1. Định nghĩa tài chính công và quản lý tài chính công Liên minh châu Âu ........................2
2. ĐẢM BẢO KỶ LUẬT NGÂN SÁCH TRONG KHU VỰC ĐỒNG EURO ..................3
a. Cơ sở pháp lý......................................................................................................................3
b. Các biện pháp ngăn ngừa tình trạng thâm hụt ngân sách...................................................4
c. Cơ chế giám sát thông qua các quốc gia thành viên...........................................................5
d. Cơ chế giám sát thông qua các thiết chế có thẩm quyền....................................................6
e. Các biện pháp điều chỉnh tình trạng thâm hụt ngân sách...................................................6
III. THỰC TIỄN VỀ ĐẢM BẢO KỶ LUẬT NGÂN SÁCH CỦA CÁC NƯỚC TRONG
KHU VỰC ĐỒNG EURO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO ASEAN 1. Thực tiễn về
đảm bảo kỷ luật ngân sách của các nước trong khu vực đồng EURO...................................7
2. BÀI HỌC CHO ASEAN VỀ HỢP TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG. a. Kinh
nghiệm đối với ASEAN trong quản lý tài chính công............................................................8
b.Kinh nghiệm đối với Việt Nam về vấn đề này...................................................................11
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ......................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................14

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xây dựng chính sách kinh tế như thế nào vừa có thể đảm bảo được
những mục tiêu chung, vừa phù hợp với điều kiện của từng quốc gia trở thành
mối quan tâm chung của tất cả các quốc gia trong một liên minh kinh tế. Từ
những thực tiễn trong việc xây dựng việc quản lý bộ máy tài chính công của


EU, các liên kết khu vực khác mà trong đó có ASEAN cũng có thể rút ra được
những bài học cho bản thân để xây dựng một khu vực tăng trưởng bền vững.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng tôi xin chọn đề tài “Bình luận về
những vấn đề pháp lý và thực tiễn về đảm bảo kỷ luật ngân sách của các
nước trong khu vực đồng Euro. Đồng thời chỉ ra những bài học kinh
nghiệm trong quản lý tài chính công và phòng chống khủng hoảng nợ
công (có tính khả thi) cho ASEAN và các nước thành viên”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐÈ
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ TÀI CHÍNH CÔNG,
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ ĐẢM BẢO KỶ LUẬT NGÂN SÁCH
CỦA CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC ĐỒNG EURO
1. Định nghĩa tài chính công và quản lý tài chính công Liên minh
châu Âu
Quản lý tài chính công Liên minh châu Âu là quá trinh Liên minh châu
Âu hoạch định xây dựng chính sách chế độ; sử dụng hệ thống các công cụ và
phương pháp thích hợp, tác động tới các hoạt động của tài chính công, làm
cho chúng vận động phù hợp với các yêu cầu khách quan của nền kinh tế - xã
hội, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chức năng do EU đảm nhận
Để tránh hai nguy cơ có khả năng phát sinh trong hành vi của các nước
thành viên đối với chính sách tiền tệ tập trung hóa, Điều 109 - Hiệp ước
Maastricht đã quy định một cách chi tiết các tiêu chuẩn hội nhập ( hay còn gọi
là "tiêu chuẩn hội tụ" mà các nước thành viên phải tuân thủ trước khi gia
nhập Liên minh kinh tế tiền tệ:
a)

Tiêu chuẩn về tỷ lệ thâm hụt ngân sách;
2


b)


Tiêu chuẩn về tỉ lệ nợ chính phủ;

c)

Tiêu chuẩn về sự ổn định giá cả;

d)

Tiêu chuẩn về lãi suất dài hạn;

e)

Tiêu chuẩn về tỉ giá.

Khi trở thành thành viên của khu vực đồng tiền chung
(Eurozone), đồng Euro sẽ thay thế đồng tiền quốc gia trước đó, trở thành đồng
tiền duy nhất được sử dụng, đồng thời một chính sách tiền tệ chung cũng sẽ
được áp dụng tại tất cả các quốc gia trong khu vực này.
Hiệp ước ngân sách mới của EU (Hiệp ước về ổn định, phối hợp
và quản lý trong Liên minh kinh tế và tiền tệ) đã quy định các tiêu chuẩn kỷ
luật ngân sách mới. Theo đó, tất cả các nước EU phải tuân thủ những “quy tắc
vàng” kỷ luật ngân sách là thâm hụt cơ cấu ngân sách không vượt quá 1%
GDP. Nợ công của tất cả các nước EU không được vượt quá 60% GDP, đối
với các nước có mức nợ công vượt quá 60% GDP phải giảm nợ tối thiểu 5%
GDP/năm. Tiêu chuẩn này được áp dụng chính thức từ 1/1/2013.
2. ĐẢM BẢO KỶ LUẬT NGÂN SÁCH TRONG KHU VỰC ĐỒNG
EURO
a. Cơ sở pháp lý
Đảm bảo kỷ luật ngân sách là một vấn đề quan trọng, mang tính quyết

định nhằm đảm bảo tính ổn định và vững vàng của khu vực đồng EURO
(EUROZONE), được thể hiện qua một loạt văn bản quy định về vấn đề này.
Trước tiên, Hiệp ước thành lập EC đã đặt cơ sở cho quá trình đảm bảo kỷ luật
ngân sách của các nước thành viên như cơ quan nào chịu trách nhiệm giám sát
tình hình ngân sách, những thủ tục gì sẽ được tiến hành để điều chỉnh khi mức
thâm hụt của một quốc gia vượt quá tỷ lệ cho phép. Để cụ thể hóa những quy
định này, Hiệp ước Ổn định và tăng trưởng (SGP) được hình thành sau đó và
có hiệu lực từ ngày 01/01/1999. Văn bản dưới luật điều chỉnh việc ổn định và
Hiệp định tăng trưởng ban đầu đã được phê duyệt trong năm 1997, với những
3


cải cách ban hành trong năm 2005 và năm 2011. Năm 2011 cải cách, được gọi
là "gói sáu", giải quyết những khoảng trống và điểm yếu trong khuôn khổ xác
định trong cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế gần đây. TFEU cũng đã có ghi
nhận những quy định về đảm bảo kỷ luật ngân sách của các nước thành viên
với những nội dung tương tự quy định tại Hiệp ước thành lập EC như tại Điều
121 và 126. Trong đó Điều 121 vạch ra các biện pháp ngăn chặn của SGP,
Điều 126 của Hiệp định là cơ sở cho các biện pháp khắc phục và Quy trình
thâm hụt ngân sách EDP và Nghị định 12 xác định giá trị tham khảo 3% GDP
cho thâm hụt ngân sách và 60% GDP cho nợ công.
b. Các biện pháp ngăn ngừa tình trạng thâm hụt ngân sách
Các biện pháp phòng ngừa thâm hụt ngân sách trong Hiệp định SGP
nhằm đảm bảo chính sách ngân sách trung hạn qua việc thiết lập các thông số
cho việc lập kế hoạch và chính sách tài chính của các nước thành viên trong
thời kỳ kinh tế ổn định. (không vượt quá 3% GDP cho thâm hụt ngân sách và
60% GDP cho nợ công).
-

Các quốc gia sẽ coi chính sách kinh tế của mình như là


một vấn đề cùng quan tâm và phối hợp chúng trong hội đồng.
-

Trên cơ sở báo cáo của Ủy ban, Hội đồng theo dõi sự phát

triển kinh tế ở mỗi quốc gia thành viên, sự phù hợp của chính sách
kinh tế và thường xuyên tiến hành đánh giá tổng thể để có thể đưa ra
cảnh báo trước nguy cơ thâm hụt ngân sách, bao gồm khuyến cáo, yêu
cầu các quốc gia có liên quan thực hiện những điều chỉnh thích hợp để
ngăn chặn thạm hụt vượt quá xảy ra
-

Nghị viện châu Âu trên cơ sở báo cáo kết quả giám sát đa

phương của Hội đồng và Ủy ban sẽ đề xuất các quy định pháp lý phù
hợp định chi tiết các thủ tục giám sát đa phương
-

Hiệp ước SGP được cải cách năm 2011 với tên gọi “gói

sáu”. Những cải cách này tăng cường qua việc thêm một tiêu chuẩn
4


nhằm xem xét vị trí tài chính của các quốc gia, “operationalising” tiêu
chí nợ của Hiệp ước, giới thiệu một hệ thống các biện pháp trừng phạt
tài chính đối với nước thành viên khu vực Eurozone và yêu cầu tiêu
chuẩn tối thiểu mới cho các khuôn khổ ngân sách quốc gia.
c. Cơ chế giám sát thông qua các quốc gia thành viên.

Theo quy định tại Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng (SGP), mỗi quốc
gia trong khu vực sử dụng đồng EURO phải chuẩn bị một Chương trình ổn
định hàng năm và trình lên Hội đồng cũng như Ủy ban vào ngày 1 tháng 12
mỗi năm; nhằm đảm bảo kỷ luật ngân sách chặt chẽ thông qua sự giám sát và
phối hợp đối với những chính sách ngân sách trong khu vực đồng Euro. Các
quốc gia phải chỉ ra trong chương trình của mình sẽ làm thế nào để đạt được
hay đảm bảo nền tài chính ổn định trong giai đoạn trung hạn, có tính đến
những tác động bất lợi do tình trạng dân số già. Chương trình ổn định bao
gồm những nội dung sau:
-

Mục tiêu trung hạn.

-

Những dự đoán kinh tế cơ bản.

-

Những thông tin về tỷ lệ thâm hụt hay thặng dư của chính

phủ, hướng chi tiêu, thu nhập, tỷ lệ nợ cũng như những dự đoán chính
về kinh tế trước của ít nhất ba năm.
-

Những thay đổi về mục tiêu ngân sách so với chương trình

năm trước, những sai lệch so với mục tiêu dự định cũng như nguyên
nhân dẫn tới sự sai lệch đó.
Tất cả nội dung đó sẽ được trình bày trong bảy phần của chương trình.

Hội đồng sẽ kiểm tra những chương này vào đầu mỗi năm và đưa ra ý kiến
cho từng quốc gia về chương trình của quốc gia đó dựa trên những nhận xét,
đánh giá của Ủy ban và Ban Kinh tế Tài chính.

5


d. Cơ chế giám sát thông qua các thiết chế có thẩm quyền.
Khoản 1 Điều 126 TFEU (Khoản 1 Điều 104 Hiệp ước thành lập EC)
quy định: “Các quốc gia thành viên không được để thâm hụt của Chính phủ
vượt quá mức”.Sự tuân thủ kỉ luật ngân sách của các nước thành viên được
đánh giá dựa trên hai tiêu chí là tỷ lệ thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ của chính
phủ phù hợp với những tiêu chuẩn mà Hiệp ước Masstricht đưa ra. Tức là, tỷ
lệ thâm hụt ngân sách dưới 3% và tỷ lệ nợ của Chính phủ dưới 60% so với
GDP. Để đảm bảo việc thực hiện những tiêu chuẩn này trên thực tế, những
văn bản pháp luật có liên quan của EU đã có những quy định cụ thể cơ chế
giám sát thông qua các thiết chế có thẩm quyền liên quan đến kỷ luật ngân
sách.
Tại Điều 126 TFEU (Điều 104 Hiệp ước thành lập EC) có quy định: Ủy
ban sẽ giám sát tình hình ngân sách và việc tích lũy nợ của các nước thành
viên để phát hiện những sai phạm lớn. Cụ thể, Ủy ban sẽ kiểm tra dựa trên hai
tiêu chí. Tiêu chí thứ nhất là liệu tỷ lệ thâm hụt ngân sách thực tế hoặc theo kế
hoạch so với tổng sản phẩm quốc nội GDP có vượt quá giá trị đối chiếu là 3%
hay không, trừ khi tỷ lệ này đã giảm đáng kể và đạt được gần mức quy định
hoặc mức vượt quá được coi là ngoại lệ, tạm thời và tỷ lệ này đã gần với mức
3%. Tiêu chí thứ hai là liệu tỷ lệ nợ Chính phủ so với GDP có vượt quá 60%
không, trừ khi tỷ lệ này đang giảm đủ mạnh và đạt tới mức giá trị đối chiếu
với tốc độ phù hợp. Khi cho rằng có mức thâm hụt ngân sách vượt quá hoặc
có thể xảy ra ở một nước thành viên thì Ủy ban sẽ trình bày ý kiến lên Hội
đồng để giải quyết.

e. Các biện pháp điều chỉnh tình trạng thâm hụt ngân sách
Hội đồng trên cơ sở đề xuất của Ủy ban về việc thâm hụt ngân sách quá
mức của một nước thành viên, đánh giá tổng thể mức độ thâm hụt:

6


+ Yêu cầu các nước thành viên có liên quan để công bố thông tin bổ
sung, (do Hội đồng xác định) trước khi phát hành trái phiếu và chứng khoán,
+ Yêu cầu Ngân hàng Đầu tư châu Âu xem xét lại chính sách cho vay
đối với các nước thành viên có liên quan
+ Yêu cầu các nước thành viên có liên quan gửi một khoản tiền không
lãi xuất trong một giới hạn hợp lý đến khi thâm hụt quá mức đã được sửa
chữa
+ Xử phạt của trong một phạm vi thích hợp.
-

Ngoài ra, trong một vài năm trở lại đây, khu vực đồng euro

đứng trước tình trạng nợ công vô cùng nghiêm trọng, đòi hỏi các
Chính phủ phải thực hiện các chính sách “thắt lưng buộc bụng” cũng
như chịu các biện pháp trừng phạt nếu không có biện pháp cải thiện
tình hình, điều này giúp ngăn chặn việc các nước thành viên "thổi
phồng" thống kê kinh tế để che đậy thâm hụt ngân sách nhà nước và
tránh xảy ra tình trạng thâm hụt quá mức trong tương lai.
III. THỰC TIỄN VỀ ĐẢM BẢO KỶ LUẬT NGÂN SÁCH CỦA CÁC
NƯỚC TRONG KHU VỰC ĐỒNG EURO VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO ASEAN
1. Thực tiễn về đảm bảo kỷ luật ngân sách của các nước trong khu vực
đồng EURO

Theo số liệu do Cơ quan thống kê châu Âu Eurostat công bố ngày
22/4/2013, cả Pháp và Tây Ban Nha đều không đáp ứng mục tiêu thâm hụt
ngân sách nhà nước trong năm 2012, mặc dù bức tranh tài chính toàn cục
trong Khu vực đồng Euro đã được cải thiện. Thâm hụt ngân sách năm 2012
của Pháp lên tới 4,8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, cao hơn
mục tiêu 4,5% đề ra trước đó. Tỷ lệ này của Tây Ban Nha là 7,1% GDP
(không tính phần tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng), cao hơn mức 6,98%

7


báo cáo cuối năm ngoái và cao hơn nhiều so với mục tiêu 6,3% mà Madrid
đưa ra.
Xét trong cả Khu vực đồng Euro, tình hình thâm hụt ngân sách năm
2012 có vẻ khả quan hơn, với thâm hụt tài chính Eurozone dừng ở 3,7% Tổng
sản phẩm nội khối, so với 4,2% GDP năm 2011 và 6,5% GDP trong năm
2010.
Giảm thâm hụt ngân sách là trọng tâm trong chiến lược của Khu vực
đồng euro nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài đã 3 năm, song
cũng bị coi là nguyên nhân dẫn đến một chu kỳ khốc liệt: hạn chế chi tiêu của
chính phủ, cắt giảm nhân lực trong công ty và lao động trẻ mất cơ hội có việc
làm.
Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Manuel Baroso, Liên minh châu
Âu (EU) cần phối hợp giữa các biện pháp điều chỉnh về tài chính, thâm hụt và
nợ công với các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng.
Trong bối cảnh cả Pháp và Tây Ban Nha đều cần nhiều thời gian hơn để
đưa thâm hụt ngân sách nhà nước xuống dưới mức trần 3% GDP theo quy
định của Eurozone, EC dự định ngày 29/5 tới sẽ quyết định có đề nghị các bộ
trưởng Tài chính EU cho phép Paris và Madrid kéo dài thời hạn đáp ứng mục
tiêu thâm hụt ngân sách từ năm 2014 sang năm 2015 hay không.

2. BÀI HỌC CHO ASEAN VỀ HỢP TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CÔNG.
a. Kinh nghiệm đối với ASEAN trong quản lý tài chính công.


Thứ nhất, trong một nền kinh tế thị trường mở cửa thì chính sách tỉ

giá luôn là trung tâm và nhạy cảm nhất trong số các công cụ điều tiết vĩ mô.
Chính sách tỉ giá phải được đặt trong sự thống nhất đồng bộ với các chính sách
và định hướng phát triển chung cuả nền kinh tê,ú đồng thời không nên duy trì tỉ
giá một cách cứng nhắc mà phải linh hoạt theo những diến biến cuả tình hình
tài chính tiền tệ trong và ngoài nước sao cho các cân bằng vĩ mô như xuất
8


-nhập, tỉ giá - lãi suất -thuế quan, tỉ giá -giá cả nội địa. .luôn được hài hoà và
được duy trì theo hướng tích cực và không nên "neo" tỉ giá bản tệ một cách
cứng nhắc vào độc nhất một ngoại tệ. Phải giới hạn mức vốn huy động trong và
ngoài nước, mức độ thâm hụt ngân sách, tài khoản vãng lai, nợ nhà nước trong
ranh giới an toàn cho phép được giám sát và điều chỉnh kịp thời. Phải kiểm soát
chặt chẽ và phát huy hiệu quả hoạt động cuả hệ thống tài chính, ngân hàng
trong nền kinh tế, cần có những biện pháp chặt chẽ phòng ngừa rủi ro trong
kinh doanh tiền tệ, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát, ổn
định tỉ giá, lãi suất hợp lý, chống thiểu phát về tiền tệ và tăng trưởng nóng về
kinh tế ;cải thiện cán cân thương mại, hạ thấp tỉ lệ nợ nước ngoài bảo đảm mức
dự trữ ngoại tệ đủ lớn để can thiệp vào thị trường khi cần thiết.


Thứ hai,việc tìm ra mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp với hoàn


cảnh tài chính thế giới và khả năng trong nước với việc luôn điều chỉnh nó một
cách linh hoạt là vấn đề cực kỳ quan trọng. Người ta cho rằng tăng trưởng kinh
tế cao mới chỉ là điều kiện "cần" để tránh rủi ro về tài chính tiền tệ nếu như
chính phủ thiếu những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Quan niệm mới về tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững là ở chỗ công cuộc đầu tư phải phù hợp với
khả năng hấp thụ cuả nền kinh tế và phải có sức đề kháng tốt với những mặt
trái cuả đầu tư nước ngoài. Chiến lược hướng về xuất khẩu -chiến lược cho
phép lợi dụng lợi thế so sánh về nhân công rẻ, thu hút nhiều lao động giải quyết
được nạn thất nghiệp, tăng thu nhập và thúc đẩy công bằng xã hội -thì nay đã
gặp nhiều trở ngại hơn so với thời điểm các nước Đông và Đông Nam Á tiến
hành vì các nước chung quanh cũng theo đuổi nó với những lợi thế so sánh
giống như ta. Do đó, chiến lược sáng suốt phải là sự kết hợp giữa chiến lược
hướng về xuất khẩu sản phẩm cuả những ngành nghề có lợi thế so sánh thực sự
riêng biệt với chính sách phát triển hướng vào thị trường nội địa để mở rộng
giao lưu kinh tế giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, tạo nên nhiều việc
làm, tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư là chiến lược khôn khéo vừa bảo
đảm mục tiêu phát triển vừa giải quyết được một bước công bằng xã hội.
9




Thứ ba, khủng hoảng tiền tệ ở các nước Đông Nam Á làm cho môi

trường đầu tư cuả họ xấu đi sẽ đưa đến quá trình phân bố lại chu chuyển vốn
đầu tư trong khu vực và làm chậm quá trình tự do hoá thương mại đầu tư và
tiền tệ trong khu vực các nước Asean. Đó cũng là cơ hội để Việt nam có thể
nhận thêm các nguồn đầu tư mới, tranh thủ thời gian hội nhập nhanh hơn vào
khu vực.



Thứ tư, kinh tế thị trường chỉ là điều kiện cần để phát triển kinh tế.

Một nhà nước pháp quyền mạnh có khả năng hoạch định và thực thi các chính
sách kinh tế đúng đắn, có đội ngũ cán bộ quản lý có tài và đức, có cơ chế quản
lý kinh tế thích hợp và linh hoạt, có các kế hoạch dự báo kinh tế tốt, có hệ
thống pháp luật thật chặt chẽ nghiêm minh và thực lực kinh tế đủ mạnh để can
thiệp vào thị trường khi cần thiết mới là điều kiện "đủ" cho sự phát triển kinh tế
bền vững.
Quan ngại về khả năng cuộc khủng hoảng ngày càng tồi tệ hơn trở nên rõ
nét khi các cơ quan đánh giá tín nhiệm phản ứng với cuộc khủng hoảng bằng
cách giảm mức xếp hạng tín dụng quốc gia của hàng loạt nền kinh tế yếu ớt
dưới mức đầu tư, hay là thứ “vô giá trị” – mặc dù không ít nhà phê bình lập
luận các cơ quan xếp hạng dường như đã phản ứng thái quá vì đã không đưa ra
một cảnh báo thích hợp trước khi khủng hoảng bùng phát. ASEAN là tổ chức
khu vực hội nhập nhất trong số các nước đang phát triển. Hiệp hội này có thể
không coi EU là một hình mẫu cho sự phát triển kinh tế, nhưng có một điều
không thể phủ nhận là ASEAN có thể rút ra nhận thức sâu sắc về việc hội nhập
kinh tế cần được xử lý cẩn thận như thế nào.
Bài học quan trọng cho ASEAN là mọi sự hội nhập kinh tế nên bắt đầu với
những nỗ lực để đạt được sự phát triển kinh tế như nhau ở mỗi nước thành viên.
Điều quan trọng là tránh được sự mất cân bằng kinh tế đang xảy ra ở khu vực
đồng tiền chung châu Âu. Nếu muốn tăng cường công cuộc hội nhập, ASEAN

10


phải đảm bảo tất cả các nước thành viên phát triển kinh tế với cùng một nhịp độ
và không nước nào bị tụt lại phía sau.
Hiện tại, sự mất cân bằng kinh tế giữa các nước thành viên ASEAN có

thể có ảnh hưởng rất ít tới sự phát triển của tổ chức này. Trong ASEAN, quy mô
quan hệ thương mại với các đối tác bên ngoài nhiều hơn đáng kể so với thương
mại nội khối, vì vậy các nước thành viên có vẻ dễ bị tổn thương bởi các cú sốc
bên ngoài ASEAN hơn là bên trong khu vực. Tuy nhiên, trong tương lai, thực
trạng như ở châu Âu sẽ còn xảy ra do ASEAN trở nên hội nhập hơn. Tăng
trưởng bền vững trong khu vực chỉ có thể đạt được nếu tất cả các quốc gia
thành viên ở trong cùng một giai đoạn phát triển.
Rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng của khu vực đồng tiền chung châu
Âu, ASEAN cũng cần tạo ra một cơ chế đảm bảo phản ứng nhanh và thích hợp
khi có một cuộc khủng hoảng xảy ra. Tăng cường tin cậy đối với ASEAN là
điều cần thiết để thị trường tin rằng ASEAN có thể xử lý ổn thỏa cuộc khủng
hoảng.
Chống lại toàn cầu hóa cũng giống như không tuân theo quy luật của lực
hấp dẫn. Hội nhập kinh tế là không thể tránh khỏi và các hiệp định thương mại
là cần thiết để làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Tuy nhiên, khi các quốc gia càng hội nhập thì càng dễ bị tổn thương hơn bởi
các vấn đề nội bộ của nước khác. ASEAN, với ý thức về cộng đồng, cần xử lý
quá trình hội nhập của mình một cách cẩn thận để có thể mang lại nhiều điều
tốt đẹp hơn là những tai hại.
b.Kinh nghiệm đối với Việt Nam về vấn đề này.
Bài học kinh nghiệm từ khủng hoảng nợ công của Liên minh châu Âu
đối với Việt Nam được các nhà nghiên cứu rút ra là khủng hoảng nợ công ở
châu Âu không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề chính trị; vừa có tính
quốc gia, vừa có tính khu vực; vừa mang tính khu vực, vừa có tính quốc tế; có
sự mâu thuẫn giữa những yếu tố công và tư; giữa tăng trưởng kinh tế với bảo
11


đảm an sinh xã hội; giữa kinh tế ảo và kinh tế thực…Do đó, để tránh rơi vào
vòng xoáy những nguy cơ tiềm ẩn của nợ công, những gợi ý đã được nêu ra, đó

là Việt Nam cần tránh :
+ Vay nợ quá nhiều, đặc biệt là nợ nước ngoài (không được vượt quá
50% tổng số nợ công);
+ Các khoản nợ mà không chắc chắn được khả năng trả;
+ Chấp nhận lãi suất vay nợ công cao hơn lãi suất vay thương mại;
+ Coi trọng những mục tiêu chính trị ngắn hạn hơn hiệu quả kinh tế dài
hạn;
+ Việc ban hành các quyết định vay nợ trong phạm vi hẹp những người có
quyền lực nhưng thiếu sự phản biện và không có trách nhiệm cá nhân đầy đủ;
+ Việc không công khai và minh bạch hóa tình hình nợ công và các vấn
đề liên quan;
+ Quản lý và sử dụng các khoản vay và đầu tư công một cách tùy tiện,
không
tôn trọng triệt để những cam kết đi vay và tính hiệu quả.
Nhiều kiến nghị khác còn khẳng định: phải luôn có sự kiểm tra chặt chẽ hệ
thống tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế; giảm thiểu
các khoản vay kém chất lượng; giải thể những doanh nghiệp nhà nước làm ăn
kém hiệu quả để tránh khi bị đổ vỡ nhà nước phải đứng ra bảo lãnh, cứu trợ,
khiến tăng nợ công; giải quyết triệt để nợ xấu của ngân hàng, khi có khủng
hoảng cần nhanh chóng giải cứu hệ thống tài chính, ngân hàng bằng cách bơm
thanh khoản theo yêu cầu của thị trường và nền kinh tế; phát triển nội lực nền
kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu.
Chẳng hạn các nước Đông Nam Á cần phải thử nghiệm tính hiệu quả của
cơ chế phòng ngừa trong trường hợp châu Âu tan vỡ. Quan trọng nhất chính là
sáng kiến đa phương Chiềng Mai, giúp tăng cường trao đổi giữa ASEAN và
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Cơ chế này chưa bao giờ được sử dụng và
nhiều người đặt ra câu hỏi về việc nó có phản ứng kịp thời trước sức nóng của
12



khủng hoảng hay không. Đông Nam Á cũng cần tăng cường trao đổi song
phương. Đây là cơ chế đã được chứng minh là hiệu quả trong cuộc khủng
hoảng tài chính châu Á và khủng hoảng tài chính toàn cầu.
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Đồng Euro và cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu trong thời gian
qua vẫn là đề tài gây nhiều tranh cãi giữa các nhà lãnh đạo, hoạch định chính
sách và kinh tế thế giới. Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang
duy trì một mức nợ nước ngoài nhất định, thế nhưng, tình trạng khủng hoảng
nợ công tại châu Âu lại khiến nỗi lo sợ khủng hoảng nợ công như vết dầu
loang lan nhanh ra hầu khắp các khu vực, có tác động vô cùng lớn đến nền
kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng nợ công xảy ra trầm trọng ở châu Âu hiện
nay (tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland và Ý) có rất nhiều
nguyên nhân, cả bên trong lẫn bên ngoài, trực tiếp và gián tiếp. Nhưng phần
lớn đều có liên quan đến đồng Euro và những vấn đề từ chính sách kinh tế tiền tệ nói chung và quản lý tài chính công mang lại. Rõ ràng, nợ công đang
trở thành một vấn nạn không chỉ đối với EU mà còn đối với nhiều nước trên
thế giới. Khi khủng hoảng nợ dâng cao sẽ đẩy nhiều quốc gia EU đến những
biến động chính trị - xã hội hết sức nóng bỏng. Cuộc khủng hoảng nợ công ở
EU vừa là khó khăn, vừa là thách thức, nhưng đồng thời cũng là bài học kinh
nghiệm quý báu đối với tất cả các quốc gia cũng như liên kết khu vực trên
toàn thế giới.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Trung tâm Luật Châu Á – Thái Bình
Dương, GV. Lê Minh Tiến – Phạm Hồng Hạnh, Tập bài giảng
Pháp luật Liên minh Châu Âu
2. Hoa Hữu Cường (2010), Khủng hoảng nợ công tai châu Âu, những
tác động và bài học đối với nền kinh tế Việt Nam,

Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 8.
3. TS. Phạm Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT Vietin Bank, Đồng tiền chung
Châu Âu:Thách thức, triển vọng và bài học cho Châu Á
4. Một số website:
/> /> />
14



×