Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đánh giá về tình hình nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở việt nam hiện nay từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật việt nam trong lĩnh vực này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.28 KB, 15 trang )

21

Đánh giá về tình hình nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.
Từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................1
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU
TỐ NƯỚC NGOÀI...........................................................................................1
1. Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài......................................1
2. Ý nghĩa của chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài....................2
II. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................................2
1. Tình hình chung về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại
Việt Nam hiện nay.........................................................................................2
2. Những thành công đã đạt được trong việc giải quyết nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài..........................................................................................4
3. Những tồn tại còn gặp phải trong quá trình giải quyết việc nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài.............................................................................6
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT............................10
KẾT LUẬN..........................................................................................................11
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................12

0


LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài luôn mang những
giá trị nhân đạo cao cả. Mục đích của nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là đem lại cho
trẻ em bất hạnh một mái ấm gia đình thay thế và đem lại niềm hạnh phúc cho các gia đình
người nước ngoài không có con hoặc có tấm lòng nhân ái. Năm 2010, Việt Nam chính


thức luật hóa vấn đề nuôi con nuôi và đã ban hành Luật nuôi con nuôi 2010. Sau khi ban
hành, luật đã được triển khai trên thực tế và đã đạt được những thành công bước đầu. Một
số quy định của Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con
nuôi quốc tế đã được Việt Nam nội luật hóa. Bên cạnh những thành công đã đạt được
cũng còn tồn tại một số thiếu sót, bất cập. Sau đây bài làm của em xin tìm hiểu về đề tài:
“Đánh giá tình hình nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Từ đó
đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này”.

NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI
1. Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Theo quan niệm chung, nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội được thiết lập giữa người
nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi nhằm hình thành quan hệ cha mẹ
và con trong những mối liên hệ gia đình mới để thỏa mãn những nhu cầu tình cảm, đạo
đức hoặc những lợi ích vật chất nhất định của cả hai bên.
Theo quy định tại khoản 5 điều 3 Luật Nuôi con nuôi thì: “Nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người

1


nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một
bên định cư ở nước ngoài”.
2. Ý nghĩa của chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Giải pháp nuôi con nuôi nước ngoài là giải pháp cuối cùng và giải pháp này đem lại một
gia đình ổn định cho trẻ em trong trường hợp không thể tìm được một gia đình thay thế
cho trẻ em trong nước. Việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài sẽ giảm
gánh nặng cho các cơ sở nuôi dưỡng trẻ mà vẫn đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ. Mặt
khác, điều đó phù hợp với chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại của nước ta, đáp ứng

nhu cậu hội nhập và giao lưu quốc tế. Vì vậy, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
cũng thể hiện mục đích nhân đạo cao đẹp, đáp ứng nhu cầu tình cảm của con người, dù
khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán…
Đối với bản thân đứa trẻ, việc được nhận làm con nuôi có ý nghĩa sâu sắc làm thay đổi
cơn bản số phận của đứa trẻ. Đứa trẻ được làm con nuôi sẽ sống trong môi trường gia
đình thuận lợi để phát triển hài hòa về thể chất, nhân cách và tình thần với sự yêu thương
trong một gia đình theo đúng nghĩa của nó. Đồng thời việc nuôi con nuôi tạo điều kiện
cho trẻ được nhận nuôi có điều kiện sống tốt hơn, đặc biệt là đối với đứa trẻ bị tàn tật,
khuyết tật, có bệnh hiểm nghèo có điều kiện chữa trị phục hồi chức năng tốt hơn.
Đối với người nhận nuôi, việc nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi đem lại cho họ một
đứa con phù hợp với ý chí, nguyện vọng của mình. Đó là nguyện vọng chính đáng đối
với những cặp vợ chồng vô sinh, với những người giàu lòng nhân ái…
II. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Tình hình chung về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam hiện
nay
Theo khoản 5 điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 thì nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là
việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài (người nước ngoài
nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi và công dân Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm
2


con nuôi), giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt
Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài. Trên thực tế, trường hợp người nước
ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi là phổ biến hơn cả. Theo thống kê chưa đầy đủ
của Bộ Tư pháp, chỉ trong vòng 5 năm (từ 1994-1999) có tới 9322 trẻ em Việt Nam được
người nước ngoài nhận làm con nuôi, trong đó số trẻ em nhận làm con nuôi tại Pháp là
3407, chiếm hơn 1/3 số trẻ em được nhận làm con nuôi tại nước này [10]. Cùng với xu
thế hội nhập ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực với tất cả các nước trên thế giới, quan
hệ giữa Việt Nam với các nước ngày càng được củng cố và mở rộng. Kéo théo đó là tình

hình nuôi con nuôi quốc tế cũng không ngừng biến đổi theo chiều hướng gia tăng. Từ
năm 2003, số trẻ em làm con nuôi người nước ngoài tăng lên so với thời kỳ cuối những
năm 90, đầu những năm 2000. Năm 2003 có 800 trường hợp, năm 2004 có 550 trường
hợp, năm 2005 có 1.250 trường hợp, năm 2006 có 1.550 trường hợp, năm 2007 có 2000
trường hợp, năm 2008 có 1.200 trường hợp, năm 2009 có 1.064 trường hợp và 7 tháng
đầu năm 2010 có 674 trường hợp (nguồn Cục con nuôi).
Xét về nguồn trẻ em, Việt Nam là một đất nước đông dân, hiện nay số dân nước ta đã lên
tới gần 88 triệu người với cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ sinh cao nên tỉ lệ trẻ em rất nhiều và
trong đó tỉ lệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa. bệnh tật…chiếm một
tỉ lệ lớn [14]. Do đó nhu cầu về một mái ấm gia đình để cho đứa trẻ có những điều kiện
về vật chất là tinh thần là rất quan trọng mà điều kiện, hoàn cảnh ở trong nước chưa thể
đáp ứng được.
Nhìn chung, số trẻ em cho làm con nuôi nước ngoài vẫn tập trung ở những thành phố lớn,
theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì số trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài của
TP.Hồ Chí Minh là 3484 em, Thái Nguyên là 624 em, Hà Nội là 538 em, Đà Nẵng là 337
em…Như vậy, TP.Hồ Chí Minh là địa phương có số lượng trẻ em làm con nuôi người
nước ngoài nhiều nhất (chiếm 1/3 tổng số cả nước) [8].
Hiện nay đã có Luật nuôi con nuôi 2010 quy định khá đầy đủ, chặt chẽ, chi tiết việc cho
và nhận con nuôi trong và ngoài nước, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho những người nước
3


ngoài muốn nhận con nuôi tại Việt Nam cũng như nhằm bảo vệ lợi ích tốt nhất cho những
trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi. Hi vọng trong thời gian tới
số lượng trẻ em được nhận làm con nuôi nước ngoài sẽ còn tăng cao hơn nữa nhằm giúp
những trẻ em bất hạnh tìm được một mái ấm gia đình mình.
2. Những thành công đã đạt được trong việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài
+ Thứ nhất: Tìm được mái ấm gia đình thay thế cho nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn

Chỉ tính năm 2009 đã có 1.064 trường hợp trẻ em được giải quyết làm con nuôi người
nước ngoài và 7 tháng đầu năm 2010 có 674 trường hợp. Đây là con số tích cực và vui
mừng vì nhiều trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn đã có được một mái ấm gia đình để nương
tựa, được chăm sóc và giáo dục tốt. Qua báo cáo của cha mẹ nuôi với Bộ Tư pháp Việt
Nam và Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (trách nhiệm này được quy định tại
điều 39 Luật nuôi con nuôi 2010) cho thấy trẻ em Việt Nam sau khi ra nước ngoài đều
hòa nhập với môi trường nước sở tại, được chăm sóc và phát triển tốt. Cho đến nay chưa
có thông tin nào về việc con nuôi Việt Nam bị ngược đãi hoặc bị lạm dụng ở nước ngoài.
Về cơ bảo con nuôi Việt Nam được chăm sóc tốt, đảm bảo đầy đủ các quyền và lợi ích tại
nước nhận.
+ Thứ hai: Cải thiện đời sống của trẻ em tại nhiều cơ sở nuôi dưỡng
Theo báo cáo chưa đầy đủ, từ năm 2003 đến tháng 6/2008, tổng số 69 Văn phòng nuôi
con nuôi nước ngoài đã hỗ trợ nhân đạo (bằng tiền và vật chất) cho gần 100 cơ sở nuôi
dưỡng 160 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2007 đạt gần 60 tỷ đồng [12].
Những cơ sở nuôi dưỡng thường thiếu kinh phí để có đủ điều kiện chăm lo cho trẻ em
một cách đầy đủ, do đó việc thực hiện các dự án hỗ trợ nhân đạo từ hoạt động hợp tác
nuôi con nuôi quốc tế đã tạo điều kiện cho nhiều cơ sở nuôi dưỡng đã trở nên khang trang
hơn, điều kiện chăm sóc trẻ em tốt hơn do nhận được nguồn hỗ trợ nhân đạo từ các tổ
chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Một số trẻ em mặc những bệnh
4


hiểm nghèo cũng được chữa trị kịp thời, chế độ chăm sóc sức khỏe cho các em cũng tốt
hơn.
+ Thứ ba: Trình tự, thủ tục giải quyết việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài được
cải tiến hơn
Theo quy định tại điều 36, 37 Luật nuôi con nuôi thì ta thấy rằng thời gian giải quyết việc
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được rút ngắn đáng kể, hiện nay chỉ còn 100 ngày.
Thời gian và trách nhiệm giải quyết ở từng khâu cũng được quy định rõ ràng, cụ thể.
Cục co nuôi đã tuân thủ khá tốt thời gian giải quyết hồ sơ, Cục đã phân công, đôn đốc các

chuyên viên trong Cục, các cơ quan hữu quan khác ở trung ương và địa phương. Các giấy
tờ trong hồ sơ của người xin nhận cũng được kiểm tra, xem xét kỹ theo quy định của
pháp luật [5].
Theo các quy định trước đây thì trong hồ sơ giới thiệu chỉ có một loại giấy tờ, nó không
bao quát được các thông tin về trẻ. Điều này dẫn đến tình trạng sau khi trẻ đã được nhận
nuôi thì lúc này cơ quan công an mới tiến hành xác minh và phát hiện trẻ không đủ điều
kiện làm con nuôi, sau đó Cục con nuôi phải thông báo lại cho cha mẹ nuôi và giới thiệu
trẻ em khác, điều này rất mất thời gian. Nhưng hiện nay trong quy định mới tại Luật nuôi
con nuôi thì hạn chế này đã được giải quyết bằng cách tất cả các hồ sơ có liên quan đến
trẻ em phải gửi đến Sở Tư pháp để Sở tiến hành xác minh nguồn gốc trẻ, hoặc yêu cầu cơ
quan công an xác minh để khẳng định trẻ đủ điều kiện cho làm con nuôi người nước
ngoài thì lúc đó mới tiến hành giới thiệu trẻ cho cha mẹ nuôi người nước ngoài.
+ Thứ tư: Hoạt động hợp tác nuôi con nuôi quốc tế được mở rộng
Kể từ khi thành lập đến nay, Cục con nuôi quốc tế thuộc Bộ Tư pháp đã thường xuyên
trao đổi thông tin và phối hợp hoạt động với cơ quan trung ương về con nuôi quốc tế của
các nước đã ký kết, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc để cùng nhau triển
khai thực hiện tốt các quy định của Hiệp định và xử lý các vụ việc liên quan đến nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài.

5


Cùng với các Đại sứ quán, Lãnh sự quán thì Cục con nuôi quốc tế của Việt Nam thường
xuyên trao đổi nghiệp vụ, thông tin về nuôi con nuôi như về hồ sơ và các thủ tục cũng
như trình tự liên quan đến việc giải quyết nuôi con nuôi [6]. Cùng tham gia các hội nghị
liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi để có nhiều cơ hội hơn về trao đổi thông tin và mở
rộng hợp tác.
3. Những tồn tại còn gặp phải trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài
+ Thứ nhất: Nhận thức chưa đúng về vấn đề nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi quốc tế là một vấn đề nhạy cảm, hệ trọng, liên quan đến số phận của
những trẻ em có hoàn cản khó khăn, thiệt thòi. Các em sẽ phải sống xa quê hương, đất
nước nơi mình sinh ra, làm quen với một môi trường mới với sự khác biệt về văn hóa,
ngôn ngữ. Tuy nhiên một số cơ quan nhà nước còn có sự nhận thức chưa đúng về vấn đề
này; còn mơ hồ về những vấn đề pháp lý có liên quan. Điển hình như việc thực hiện
nguyên tắc “chỉ cho làm con nuôi ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế
ở trong nước”. Hiện nay việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài chưa được thực sự
tuân thủ nguyên tắc này, một số địa phương vì chạy theo lợi nhuận nên đã có những quyết
định nhanh chóng, việc “tìm gia đình thay thế trong nước” không được triển khai hoặc
triển khai chỉ mang tính chất chiếu lệ. Với những quyết định không được cân nhắc kỹ,
thiếu chính xác, một hành vi thiếu tính nhân đạo hoặc trục lợi sẽ gây hậu quả khôn lường
đối với trẻ em. Các em có thể sẽ bị sử dụng để bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục
hoặc thậm chí là bị giết để lấy nội tạng…Do vậy, yêu cầu bức thiết đặt ra là phải nâng cao
ý thức, trách nhiệm của những người có thẩm quyền. Đồng thời cũng phải có những cơ
chế, biện pháp xử phạt nghiêm minh nếu như họ vi phạm pháp luật, có những hành vi cẩu
thả hoặc để trục lợi.
+ Thứ hai: Vẫn tồn tại những trường hợp làm sai lệch hồ sơ
Thực tiễn cho thấy ở một số địa phương đã có hiện tượng làm sai lệch nguồn gốc của trẻ
em để trục lợi bất chính. Điển hình như vụ án làm xôn xao dư luận tại tỉnh Nam Định. Từ
6


năm 2005 đến năm 2008 hai trung tâm là Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Trực Ninh và
Trung tâm Trợ giúp nhân đạo và dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
huyện Ý Yên đã tập trung thu gom từ trẻ sơ sinh đến một tuổi ở các địa phương đưa về
trung tâm, đồng thời tiếp nhận những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn đến trung tâm ở rồi
bố trí đưa đến các trạm y tế trên địa bàn sinh con và để lại cho trung tâm. Để hợp pháp
hóa nguồn gốc trước khi đưa trẻ ra nước ngoài, hai giám đốc của hai trung tâm đã trực
tiếp thông qua nhiều trạm trưởng trạm y tế xã, thị trấn ở Nam Định làm giả 323 bộ hồ sơ.
Từ đó, hàng trăm cháu bé được thu gom về trung tâm, được phù phép thành “trẻ em bị bỏ

rơi”, đủ điều kiện cho người nước ngoài nhận làm con nuôi. Kết quả từ năm 2005 đến
giữa năm 2008 hai trung tâm này đã đưa trót lọt 323 trẻ ra nước ngoài, trong đó Trung
tâm Ý Yên là 101 cháu, Trung tâm Trực Ninh 222 cháu. Tổng số tiền mà Trung tâm Ý
Yên nhận được từ sự hỗ trợ của các gia đình nhận con nuôi là 1,9 tỷ đồng, còn Trung tâm
Ý Yên là 245 triệu đồng [13].
Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự buông lỏng quản lý của các cơ quan hữu quan,
chạy theo lợi ích vật chất mà không quan tâm đến lợi ích của trẻ em là tìm một mái ấm
gia đình thực sự để được chăm sóc. Nhiều trường hợp còn có sự câu kết giữa cơ sở nuôi
dưỡng và những kẻ môi giới bất hợp pháp, chúng đã đi vận động, xin con của những gia
đình đông con có hoàn cảnh khó khăn, những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn với lời hứa
sẽ chắm sóc tốt đứa trẻ và có một khoản bồi dưỡng cho người mẹ. Sau đó chúng đưa về
cơ sở nuôi dưỡng, hợp pháp hóa bằng hò sơ trẻ bị bỏ rơi rồi cho làm con nuôi người nước
ngoài. Cũng không thể không nói đến nguyên nhân là do việc xử phạt chưa đủ nặng nên
thiếu tính răn đe (Điều 40 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23/07/2009 của Chính phủ
về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp). Do vậy cần phải có
những biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi làm hồ sơ giả để cho trả
làm con nuôi người nước ngoài nhằm mục đích trục lợi.
+ Thứ ba: Hoạt động của nhiều Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam có
nhiều sai phạm
7


Trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã cấp Giấy phép thành lập Văn phòng con nuôi nước
ngoài tại Việt Nam cho 75 tổ chức con nuôi nước ngoài, trong đó có 42 tổ chức của Hoa
Kỳ. Tuy nhiên hoạt động của các tổ chức này còn có nhiều sai phạm và chưa được quản
lý chặt chẽ. Theo nhận định của Cục Con nuôi quốc tế, văn phòng con nuôi nước ngoài
cũng có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh trong quá trình hỗ trợ nhân đạo và giúp trẻ
em làm con nuôi. Có văn phòng còn dùng tiền để thuê người Việt Nam đi tìm kiếm trẻ em
rồi đưa về cơ sở nuôi dưỡng, từ đó độc quyền giới thiệu cho người nước ngoài. Một số
văn phòng còn có biểu hiện dùng tiền “lót tay” cho các cơ sở nuôi dưỡng và quan chức

địa phương để được giới thiệu trẻ em làm con nuôi, đẩy chi phí bất hợp pháp trong việc
xin trẻ em làm con nuôi tại Việt Nam lên rất cao. Hiện nay pháp luật cấm các văn phòng
con nuôi nước ngoài trực tiếp tham gia vào quá trình giới thiệu trẻ em (ghép trẻ) cho cha
mẹ nuôi. Thế nhưng kết quả kiểm tra cho thấy có văn phòng con nuôi hàng năm nhận tiền
mặt từ tổ chức con nuôi ở nước ngoài, sau đó dùng số tiền này để đi liên hệ xin trẻ làm
con nuôi. Có tổ chức gần như khoán trắng số lượng trẻ em cần xin làm con nuôi cho văn
phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam trên cơ sở số tiền đã nhận [15]. Đây là một vấn
đề bức xúc, cần các cơ quan chức năng vào cuộc để quản lý chặt chẽ hoạt động của Văn
phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam đồng thời cũng cần ban hành những văn bản
pháp luật để quản lý vấn đề này.
+ Thứ tư: Thiếu minh bạch trong việc tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân
đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Theo quy định của điều 7 Luật nuôi con nuôi 2010 và điều 4 Nghị định 19/2011/NĐ-CP
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi thì các cá nhân, tổ chức
nước ngoài được khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Việt Nam. Các khoản hỗ trợ này chủ yếu do
các cơ sở nuôi dưỡng tiếp nhận và quản lý. Các cơ sở này có nhiệm vụ báo cáo cơ quan
có thẩm quyền của địa phương, nhưng thực tế ở một số nơi cho thấy việc tiếp nhận, quản
lý các khoản hỗ trợ còn chưa chặt chẽ. Phần lớn các khoản hỗ trợ được thực hiện bằng
8


tiền mặt, điều này làm việc kiểm soát các khoản hỗ trợ này là hết sức khó khăn [5]. Cũng
theo quy định tại điều 4 Nghị định 19/2011/NĐ-CP thì: “Khi hỗ trợ nhân đạo, cá nhân,
tổ chức không được yêu cầu cơ sở nuôi dưỡng cho trẻ em làm con nuôi; cơ sở nuôi
dưỡng không được cam kết cho trẻ em làm con nuôi vì lý do đã nhận hỗ trợ nhân đạo”.
Tuy nhiên với việc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt thì việc quản lý và đảm bảo thực thi quy
định trên là hết sức khó khăn. Điển hình là vụ việc ở Trung tâm bảo trợ người tàn tật và
trẻ mồ côi Việt Lâm (Phú Thọ), với việc được 3 tổ chức của Ý, Mỹ và Pháp đỡ đầu, trung
tâm này hoạt động rất tốt với những khoản hỗ trợ nhân đạo rất lớn. Bù lại là việc đã có

hơn 100 trẻ của trung tâm này được cho làm con nuôi người nước ngoài, một điểm đặc
biệt là tất cả trẻ đều được cho làm con nuôi tại ba quốc gia trên [16]. Như vậy thì khó có
thể tin rằng không có mối liên hệ nào giữa việc hỗ trợ nhân đạo và việc cho trẻ em làm
con nuôi của trung tâm bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Lâm. Vấn đề đặt ra là cần
phải có những quy định, những yêu cầu bắt buộc việc hỗ trợ nhân đạo phải được thực
hiện thông qua những hình thức mà cơ quan quản lý có thể quản lý được, chứ không thể
hỗ trợ theo kiểu “trao tay” như trên được.
Không những việc tiếp nhận thiếu minh bạch mà việc sử dụng các khoản hỗ trợ ấy cũng
rất mập mờ. Nhiều cơ sở nuôi dưỡng đã sử dụng những khoản hỗ trợ đó sai mục đích,
phục vụ lợi ích cá nhân, chi lương thưởng cho các cán bộ tại cơ sở nuôi dưỡng. Cũng tại
trung tâm Việt Lâm, đoàn kiểm tra liên ngành Sở Tài chính, Công an và Sở Tư pháp Phú
thị đã phát hiện vấn đề thu chi tài chính của trung tâm này gần như không có cơ quan
kiểm soát. Trong số chi, khoản lớn nhất dành cho lương cán bộ nhân viên sấp xỉ 200 triệu
đồng trong khi khoản chi thực phẩm cho trẻ em chỉ gần 173 triệu đồng [16]. Với việc chi
tiêu bất hợp lý như vậy đã làm mất lòng tin của các nhà hỗ trợ cũng như ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống của các trẻ em trong trung tâm. Do vậy, yêu cầu đặt ra là cần có những
cơ chế, quy định để các cơ quan quản lý có thể quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu của
các cơ sở nuôi dưỡng, tránh việc vụ lợi như ví dụ trên đã nêu.
+ Thứ năm: Thẩm quyền của cơ quan con nuôi quốc tế chưa đủ mạnh
9


Theo quy định thì Cục con nuôi Bộ Tư pháp có nhiệm vụ quản lý việc nuôi con nuôi
trong nước và nước ngoài trên phạm vi toàn quốc, đồng thời cũng là cơ quan có trách
nhiệm giải quyết hồ sơ của người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Tuy
nhiên thẩm quyền quyết định cuối cùng lại thuộc về UBND cấp tỉnh nơi trẻ em thường
trú. Có nhiều trường hợp, Bộ Tư pháp đã hoàn tất cá thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi
nhưng cuối cùng UBND cấp tỉnh lại không ra quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm
con nuôi hoặc thời hạn ra quyết định là rất lâu. Điều này ảnh hưởng tới việc chăm sóc và
nuôi dưỡng trẻ, nhất là với những trẻ em cần sự chăm sóc đặc biệt [6]. Do vậy yêu cầu

đặt ra là cần phải tăng cường vị thế, vai trò, thẩm quyền cho Cục con nuôi.
+ Thứ sáu: Trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi còn nhiều bất cập
+ Thứ bảy: Một số quy định của Luật nuôi con nuôi 2010 khó thực thi trên thực tế
Luật nuôi con nuôi 2010 tỏ rõ hiệu lực của mình ở phần đầu quá trình cho và nhận con
nuôi về điều kiện của người nhận nuôi, người được nhận làm con nuôi, trình tự, thủ tục
giải quyết…Còn với phần sau của quá trình nuôi con nuôi quốc tế sau khi trẻ em Việt
Nam được giao cho bố mẹ nuôi thì gần như pháp luật Việt Nam không thể phát huy được
tác dụng. Điều 39 Luật nuôi con nuôi 2010 có quy định như sau: “Sáu tháng một lần
trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông
báo cho Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước nơi con nuôi thường trú
về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi,
gia đình, cộng đồng”. Tuy nhiên việc đảm bảo thực thi một cách có hiệu quả quy định
này là rất khó. Bởi lúc đó trẻ em đã được đưa ra nước ngoài sinh sống cùng bố mẹ nuôi,
việc báo cáo này có trung thực, chính xác hay không lại phụ thuộc rất lớn vào thái độ của
bố mẹ nuôi. Chúng ta không có một cơ chế để kiểm tra, giám sát những báo cáo này. Bởi
lẽ Luật nuôi con nuôi 2010 chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam, còn các Hiệp định hợp
tác về nuôi con nuôi quốc tế lại có số lượng ít ỏi (Việt Nam mới chỉ ký kết được với 13
quốc gia khác) và vấn đề điều chỉnh chưa được đầy đủ, toàn diện [5]. Do đó, dù ban hành
Luật nuôi con nuôi 2010 với những quy định khá cụ thể điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi
10


có yếu tố nước ngoài, xong cần phải có những giải pháp cụ thể để Luật nuôi con nuôi
phát huy khả năng điều chỉnh và đi vào thực tiễn.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

KẾT LUẬN

11



DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư pháp quốc tế, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND 2011.
2. Luật nuôi con nuôi 2010.
3. Nghị định 19/2011/NĐ-CP ban hành ngày 21/03/2011 Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Nuôi con nuôi.
4. Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế.
5. Nguyễn Hồng Nhung, “Những điểm mới về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
theo quy định của luật nuôi con nuôi 2010”, Khoá luận tốt nghiệp, trường Đại học Luật
Hà Nội năm 2011.
6. Nguyễn Thành Hiếu, “Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác nuôi con nuôi
giữa các nước và sự cần thiết tham gia của Việt Nam”, Khoá luận tốt nghiệp, trường Đại
học Luật Hà Nội năm 2010.
7. Nguyễn Hà Liên, “Việt Nam với công ước Lahay 1993 về bảo vệ quyền trẻ em và hợp tác
trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước”, Khoá luận tốt nghiệp, trường Đại học Luật
Hà Nội năm 2011.
8. Phạm Thị Thu Hương, “Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam”,
Khoá luận tốt nghiệp, trường Đại học Luật Hà Nội năm 2005.
9. Vũ Thị Huyền Trang, “Người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo pháp
luật Việt Nam hiện nay”, Khoá luận tốt nghiệp, trường Đại học Luật Hà Nội năm 2005.
10. Nguyễn Phương Lan, “Một số vấn đề về điều kiện nuôi con nuôi”, tạp chí Luật học số
03/2005.

12


11. Nguyễn Phương Lan, “Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật Việt
Nam”, Tạp chí Luật học số 03/2004.
12. Nguyễn Bá Đình, “Gia nhập công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong
lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 05/2009.

13. />14. />15. />16. />
13


LƯU Ý PHẦN:
+

Tài

chính

minh

bạch,

cần

giải

pháp:

/>+ Phần thực trạng cần tham khảo thêm
/>
14



×