Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng quốc tế theo quy định của pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.03 KB, 4 trang )

A, Mở Đầu:
Hợp đồng quốc tế trong tư pháp quốc tế là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài,
bởi có yếu tố nước ngoài nên xung đột pháp luật là hiện tượng rất phổ biến, đặc biệt là
xung đột về hình thức hợp đồng. Hiện nay, pháp luật các nước quy định khác nhau về
hình thức hợp đồng quốc tế .Vậy việc giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp
đồng quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam ra sao, sau đây bài viết xin được
làm rõ.
B. Nội dung chính:
1, Khái quát về hình thức hợp đồng quốc tế:
Hợp đồng quốc tế trong tư pháp quốc tế là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài.
Theo pháp luật Việt Nam, Hợp đồng quốc tế là hợp đồng có 1 trong 3 yếu tố hoặc đồng
thời nhiều yếu tố sau:
- thứ nhất, chủ thế của hợp đồng có yếu tố nước ngoài ( có ít nhất 1 trong các bên
tham gia quan hệ hợp đồng là tổ chức, cá nhân nước ngoài, người VN định cư ở nước
ngoài); ví dụ: Công dân có quốc tịch Việt Nam bán cho công dân có quốc tịch Pháp 10
tấn gạo.
- Thứ hai sự kiện pháp lí xảy ra ở nước ngoài ( căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt
quan hệ hợp đồng xảy ra ở nước ngoài) : trong trường hợp này các bên chủ thể ( cá
nhân, tổ chức ) tham gia vào quan hệ hợp đồng cùng quốc tịch Việt Nam nhưng căn cứ
xác lập, thay đổi, chấm dứt hợp đồng đó xảy ra ở nước ngoài. Ví dụ: hai công dân Việt
Nam mua bán với nhau chiếc máy tính tại Thái Lan.
- Thứ ba, đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài: trong trường hợp này
các bên chủ thể (cá nhân, tổ chức) tham gia vào quan hệ hợp đồng có cùng quốc tịch
(Việt Nam) nhưng tài sản liên quan đến hợp đồng nằm ở nước ngoài. Ví dụ: hai công
dân Việt nam mua bán với nhau ngôi nhà ở Hoa Kì.
Hợp đồng quốc tế rất đa dạng ( ví dụ : Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp
đồng vận tải quốc tế, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng đầu tư, hợp đồng đấu thầu, nhượng
quyền thương mại, chuyển giao công nghệ, mua bán li – xăng...)


Hình thức hợp đồng là cách thức biểu đạt sự thỏa thuận, ý chí của các bên. Hình


thức hợp đồng có thể là văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể. Hình thức hợp đồng là một
trong ba cơ sở pháp lý xác định tính hợp pháp của một hợp đồng trong tư pháp quốc tế..
Do pháp luật của các nước quy định khác nhau về hình thức của hợp đồng nên đã dẫn
đến xung đột pháp luật trong vấn đề này
2. Giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng quốc tế theo quy định
của pháp luật Việt Nam:
Nguyên nhân của hiện tượng xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng quốc tế:
Trong pháp luật của các nước đều có các quy định hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu tuân
thủ một số điều kiện về hình thức nhất định, và các nước lại không quy định giống nhau
Ví dụ, hợp đồng li xăng mà đối tượng là quyền sử dụng đối với nhãn hiệu hàng hóa thì
có thể làm bằng văn bản hoặc bằng miệng (luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa pháp),
nhưng các quốc gia khác ( Việt Nam…) thì quy định phải thể hiện bằng văn bản. Do
vậy phát sinh xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng.
Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng quốc tế: Để giải
quyết xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng, các nước thường áp dụng nguyên tắc
“Luật nơi giao kết kết hợp đồng” để giải quyết.
Tư pháp quốc tế Việt Nam cũng áp dụng nguyên tắc này để giải quyết xung đột
pháp luật về hình thức hợp đồng quốc tế. Nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong Tư
pháp quốc tế Việt Nam như sau: Tại khoản 1 Điều 770 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm
2005 quy định về hình thức của hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài : “ Hình thức
của hợp đồng dân sự phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Trong
trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức
hợp đồng theo pháp luật nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng
theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao
kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam”. Như vậy, theo như quy định
trên, xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng sẽ được giải quyết như sau:
Luật nơi giao kết hợp đồng: Theo điều 403 BLDS năm 2005 thì “Ðịa điểm giao kết
hợp đồng dân sự do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết



hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị
giao kết hợp đồng. theo hệ thuộc này, hợp đồng được ký kết ở đâu sẽ phải tuân thủ luật
của nước đó về hình thức hợp đồng. Xuất phát từ việc cho rằng hành vi giao kết hợp
đồng là một dạng hành vi pháp lý nên hành vi pháp lý phải tuân theo pháp luật nơi thực
hiện hành vi. Quy định này là phù hợp với nhu cầu thực tế. Nó cho phép các bên tham
gia ký kết HĐ tiến hành một cách thuận tiện các thủ tục về hình thức tại nơi ký kết HĐ
mà Pháp luật (PL) nơi ký kết HĐ yêu cầu. Bên cạnh đó, quy định này cũng nhằm bảo
vệ quyền lợi của các chủ thể trong HĐ; bảo vệ quyền lợi của quốc gia nơi giao kết HĐ.
Ví dụ như: Công ty A của Việt Nam ký hợp đồng bán 100 tấn gạo cho công ty B của
Trung Quốc tại tỉnh Quảng Châu của Trung Quốc, Hình thức của hợp đồng này phải
tuân theo pháp luật của Trung Quốc.
Trong trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt thì việc xác định nơi giao kết hợp
đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi có trụ sở chính
của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng vắng mặt
được xác định theo pháp luật của nước của bên đề nghị giao kết hợp đồng nếu bên này
nhận được trả lời chấp nhận của bên được đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 771, Bộ luật
dân sự năm 2005). Ví dụ: Công ty X của VN gửi văn bản chào bán mặt hàng quần áo
với công ty Y của Pháp. Công ty Y đã gửi lại chấp nhận kí hợp đồng vô điều kiện, hình
thành quan hệ hợp đồng mua bán giữa 2 bên. Vậy hợp đồng mua bán này phải tuân theo
pháp luật của Việt Nam (nơi có trụ sở chính của công ty X – bên đề nghị giao kết hợp
đồng)
- Luật Việt Nam: Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi
phạm hình thức hợp đồng thì vẫn có hiệu lực về hình thức hợp đồng tại Việt Nam, nếu
hình thức của hợp đồng không trái với quy định của pháp luật Việt Nam (khoản 2 điều
77o BLDS)
Như vậy, Tư pháp quốc tế Việt Nam thừa nhận hiệu lực về hình thức của một hợp
đồng quốc tế nếu nó đáp ứng được điều kiện của một trong hai hệ thống pháp luật nước
nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam.



* Ngoài ra còn có ngoại lệ những trường hợp không áp dụng luật nơi giao kết hợp
đồng mà luôn xác định theo luật VN để xác định hiệu lực hình thức hợp đồng đó là:
+, Hình thức hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở
hữu công trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo
pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoản 2 Điều 770. BLDS năm 2005)
+ Về hình thức của hợp đồng, pháp luật Việt Nam quy định một số loại hợp đồng
phải được thể hiện dưới hình thức văn bản mới có giá trị pháp lý. Ví dụ: hợp đồng mua
bán hang hóa quốc tế ( khoản 2 Điều 27 Luật thương mại), mua bán nhà ở, thuê tài sản,
thuê nhà ở...
+ Những trường hợp HĐ được giao kết gián tiếp (mạng, thư điện tử .) thì hình
thức của HĐ được xác định theo Đ771 BLDS: tuân theo PL của nước nơi cư trú của cá
nhân hay nơi có trụ sở chính của pháp nhân là bên đề nghị giao kết HĐ



×