Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lí và soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật để để chủ thể có thẩm quyền giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.14 KB, 10 trang )

MỞ BÀI
Văn bản pháp luật nói chung, văn bản quy phạm, văn bản áp dụng pháp luật
và văn bản hành chính nói riêng đều là phương tiện chủ yếu, có tác động trực tiếp
và sâu sắc đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Các loại văn bản này giữ một
vai trò hết sức thiết yếu trong quản lý xã hội. Tuy nhiên để làm rõ và xây dựng một
văn bản có tính chính xác, có hiệu lực thi hành trên thực tế cao thì đòi hỏi những
người xây dựng nên văn bản ấy phải có một kiến pháp lý, một tầm nhìn bao quát ,
xa, rộng thì mới có thể làm được điều đó. Vì vậy, việc giải thích , lựa chọn chủ thể
ban hành, căn cứ pháp lí để xây dựng nên một văn bản cũng rất quan trọng và cần
thiết , do có thể tránh được xây dựng văn bản không đúng thẩm quyền, không đúng
, không đúng nội dung, chủ thể ban hành. Để rõ vấn đề này, sau đây em xin lựa
chọn đề tài: “Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ
pháp lí và soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật để để chủ thể có thẩm quyền
giải quyết các công việc sau: Thành lập thôn A, xã B, Huyện C, tỉnh D” để làm bài
luận của em.

NỘI DUNG
1. Lý giả chủ thể ban hành văn bản pháp luật ( Hay còn gọi là chủ thể có
thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật)
Trên thực tiễn pháp luật quy định rất nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành
văn bản pháp luật, như cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính, kiểm sát, xét xử;
người đứng đầu và một số công chức khác của cơ quan nhà nước;tổ chức xã hội ,
cá nhân được ủy quyền quản lý nhà nước đối với một số việc cụ thể…trong câu hỏi
trên chúng ta cần phân biệt chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật và
chủ thể ban hành văn bản pháp luật , hai khái niệm này theo tôi có thể được hiểu
cùng một nghĩa , vì bản chất của nó là giống nhau, chủ thể có thẩm quyền thì mới
có thể là chủ thể ban hành ban hành văn bản pháp luật. Chủ thể có thẩm quyền ban
hành có thể giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc hay cấp dưới soạn thảo
văn bản đó.
Chỉ những chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định thì mới có quyền
ban hành văn bản pháp luật. Thẩm quyền hình thức được hiểu là giới hạn quyền


lực của các chủ thể về ban hành văn bản để giải quyết theo chức năng, quyền hạn
~1~


của mình. Thẩm quyền hình thức trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật
được quy định trong Hiến pháp hiện hành , luật ban hành VBQPPL 2008 và luật
ban hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi
bổ sung 2001), Điều 120 quy định: “Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ
quan Nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về các biện pháp bảo
đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; về kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phương; về
biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm
vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước”.
- Điều 2 Luật ban hành VBQPPL 2008, quy định:
“ 1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
4. Nghị định của Chính phủ.
5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
10. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với
cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.”
~2~


Và Điều 21cũng quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân được ban hành theo nội dung, thẩm quyền, hình
thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân”
- Luật ban hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004. (Điều 1, Điều 2)
Vậy theo đề bài đã nêu trên và theo quy định tại khoản 1 và 6 Điều 8
Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ thì chủ thể có thẩm quyền ban
hành văn bản pháp luật là Chủ tịch UBND cấp tỉnh , Với mục đích là “quyết
định Thành lập thôn A, xã B, Huyện C, tỉnh D ”. Như vậy, ta có thể kết luận:
Chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật là Chủ tịch UBND tỉnh D.
2) Loại văn bản
*Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc
phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định
trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt
buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Có các đặc điểm :+ Chứa quy tắc xử sự chung; + Áp dung nhiều lần; + Áp dụng
cho mọi chủ thể;+ Hình thức: Luật, văn bản dưới luật.
*Văn bản áp dụng pháp luật
Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý cá biệt mang tính quyền lực do
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành trên cơ sở các quy phạm pháp luật,
nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các cá nhân, tổ chức hoặc
xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp
luật.Đây là các văn bản mang tính cá biệt, chỉ áp dụng một lần như quyết định bổ
nhiệm, nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luật; quyết định xử phạt vi phạm hành

chính; quyết định hay bản án của Tòa án. Có đặc điểm là: + Áp dụng một lần;+ Áp
dụng cho một chủ thể xác định; + Ban hành trên cơ sở văn bản quy phạm pháp
luật;+ Hình thức: Bản án, quyết định…
Cụ thể trong đề bài trên là “ Thành lập thôn A, xã B, huyện C, tỉnh D” nên
theo quy định tại khoản 1 và 6 Điều 8 Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội
~3~


vụ : Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố thì ( Gọi tắt là Thông
tư số 04/2012/TT-BNV) thì quy định như sau: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định chủ trương thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp
huyện giao Uỷ ban nhân dân cấp xã xây dựng Đề án thành lập thôn mới, tổ dân
phố mới”. và Căn cứ vào hồ sơ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện và kết quả
thẩm định của Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng
cấp xem xét ban hành Nghị quyết thành lập thôn mới, tổ dân phố mới. Sau khi có
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
ban hành Quyết định thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.” như vậy theo quy định
này thì loại văn bản được ban hành là VBADPL dưới hình thức là : “ Quyết Định”
3) Căn cứ pháp lý
Căn cư ban hành quyết định là phần nhằm chứng tỏ quyết định được ban
hành một cách hợp pháp , hợp lý. Theo hướng dẫn tại điểm 2.1 Mục I Thông tư số
01/2004/TT-BTP, căn cứ pháp lý làm cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật
là:
- Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên đang có hiệu lực tại
thời điểm ban hành văn bản đó, bao gồm:
+ Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền quy
định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ban hành văn bản;
+ Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền quy
định về vấn đề thuộc đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản.
- Những văn bản do chính cơ quan ban hành văn bản đã ban hành, đang có hiệu lực

pháp luật tại thời điểm ban hành văn bản mới cũng có thể được dùng làm căn cứ
pháp lý để ban hành văn bản mới.
Như vậy, căn cứ pháp lý để ban hành một văn bản quy phạm pháp luật gồm
hai loại cơ bản: căn cứ thẩm quyền và căn cứ nội dung. Mỗi loại căn cứ có thể có
một hoặc một số văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp luật. Cụ thể
trong đề bài trên cần viện dẫn các căn cứ sau:
Căn cứ pháp lý:
-

Nhóm những VBQPPL quy định thẩm quyền của chủ thể ban hành:
~4~


+ Luật tổ chức HĐND-UBND năm 2003;
+ Luật ban hành VBQPPL của HĐND-UBND năm 2004.
-

Nhóm những văn bản có nội dung liên quan trực tiếp đến chủ đề nêu:

+ Căn cứ vào Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ : Hướng dẫn về tổ
chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
+ Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010-2020;
+ Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính
phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26NQ/TW xác định nhiệm vụ xây dựng “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây
dựng nông thôn mới”;
+ Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới;

+ Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13
tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và
Đầu tư - Bộ Tài chính về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số
800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
+ Căn cứ vào Nghị quyết thành lập thôn A của HĐND tỉnh D
+ Căn cứ vào hồ sơ trình của UBND huyện C và kết quả thẩm định của Sở Nội vụ
tỉnh D ;
+ Xét đề nghị của giám đốc sở nội vụ tỉnh D
4) Soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật
ỦY BAN NHÂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH D
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:…/ QĐ - UBND

D, Ngày …..Tháng……Năm 2013
~5~


QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập thôn A
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH D
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03
tháng 12 năm 2004;
Căn cứ vào Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ : Hướng dẫn về tổ chức
và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai

đoạn 2010-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ
ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26NQ/TW xác định nhiệm vụ xây dựng “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây
dựng nông thôn mới”;
Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới;
Căn cứ vào Nghị quyết thành lập thôn A của HĐND tỉnh D;
Căn cứ vào hồ sơ trình của UBND huyện C và kết quả thẩm định của Sở Nội vụ
tỉnh D ;
Xét đề nghị của giám đốc sở nội vụ tỉnh D tại tờ trình E về việc thành lập thôn A

QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thành lập Thôn A là đơn vị trực thuộc Xã B, Huyện C , Tỉnh D
Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc tổ chức của thôn A , do
Bộ nội vụ quy định .Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt
~6~


động của thôn D; Ban hành Tiêu chí phân loại thôn,phù hợp với thực tế quy mô
dân số, diện tích và tính đặc thù của địa phương.
Điều 3. Chủ Tịch Ủy ban nhân dân xã chịu tách nhiệm thực hiện các biện pháp cần
thiết để ổn định về tổ chức , tài chính, cơ sở vật chất để Thôn A sớm đi vào hoạt
động
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Sở Nội vụ, giám đốc Sở Nội vụ, ban, ngành
cấp tỉnh có lien quan; Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây
dựng Nông thôn mới của tỉnh; Chủ tịch UBND huyện C, Chủ tịch Ủy ban nhân xã
B và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:

- Như Điều 4;
- Lưu VP- UB
- Lưu VT

CHỦ TỊCH
……………

KẾT BÀI
Như vậy , văn bản pháp luật đóng một vai trò rất quan trọng đối với xã hội.
Việc nắm chắc các kỹ năng soạn thảo cũng như kỹ thuật lập pháp sẽ là công cụ bảo
đảm vững chắc chất lượng và hiệu lực thi hành trên thực tế của văn bản. Việc nắm
vững các kỹ năng đó khi soạn thảo văn bản sẽ góp phần cụ thể hóa tư tưởng, ý chí
của nhà quản lý vào những quan hệ cụ thể. Do đó, làm phong phú, sâu sắc thêm
nội dung, ý chí của nhà nước, đảm bảo cho pháp luật có những điều kiện tối ưu để
được phát huy tác dụng. Như Hồ Chủ Tịch đã dạy “ Khi viết, khi nói, phải luôn
luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được, làm sao cho quần chúng đều hiểu, điều
tin, điều quyết tâm làm theo lời kêu gọi của mình. Bao giờ cũng phải tự hỏi: Ta
viết cho ai xem? Nói cho ai nghe? Chưa điều tra, nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ
nên viết. Trước khi nói, phải nghĩ cho chin, đặt câu cẩn thận…Nếu là tài liệu quan
trọng, phải xem lại chin, mười lần”

~7~


BẢNG TỪ VIẾT TẮT
VABQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật
VBADPL: Văn bản áp dụng pháp luật
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBND: Ủy ban nhân dân
BNV: Bộ nội vụ

BNNPTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
BTP: Bộ tư pháp

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

Giáo trình, xây dựng văn bản pháp luật, Trường Đại Học Luật Hà Nội. NXB
Công an nhân dân , Hà Nội – 2008;
Ths. Võ Trí Hảo, Kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý nhà nước: Lý thuyết
và mẫu thực tế, NXB Tư Pháp Hà Nội – 2007;
Tạ Hữu Ánh, Soạn thảo, ban hành và quản lý: Văn bản quản lý nhà nước,
NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 1999;
~8~


4.
5.
6.
7.
8.

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008
Luật ban hành văn bản pháp luật của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân
năm 2004
Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ : Hướng dẫn về tổ chức và
hoạt động của thôn, tổ dân phố
Quyết định của Bộ nội vụ số 13/2002/QĐ – BNV ngày 06 tháng 12 năm
2002 về việc ban quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố;

Các trang web:

+ http://thuvienphapluat.
+
+
+ />+
+
+
+ />+ vienphapluat.
+

~9~


MỤC LỤC

~ 10 ~



×