Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Ngũ luân của đạo nho và ảnh hưởng của nó đối với thể chế nhà nước phong kiến việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.77 KB, 8 trang )

Ngũ luân của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với thể chế nhà nước phong kiến Việt Nam

MỤC LỤC
NGŨ LUÂN CỦA ĐẠO NHO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI THỂ CHẾ
NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN VIỆT NAM

I. LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………….……..1
II. NỘI DUNG

1.

Nội dung Ngũ Luân của Đạo Nho…………………………………………...2

2.

Thể chế nhà nước phong kiến Việt Nam…………………………………….2

3.

Ảnh hưởng của Ngũ luân tới thể chế nhà nước phong kiến Việt Nam...........3

III. KẾT LUẬN………………..……………………………………………………...5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………..…….6

0


Ngũ luân của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với thể chế nhà nước phong kiến Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU
Văn minh Trung Hoa là một trong những cái nôi văn minh nhân loại. Bên cạnh những


phát minh, phát kiến về khoa học, văn minh Trung Hoa còn là nơi sản sinh ra nhiều học
thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới, trong đó
có Việt Nam. Trong số các học thuyết lớn đó phải kể đến Nho Giáo. Một trong những ảnh
hưởng của Nho giáo đến Việt Nam chính là trong việc xây dựng thể chế nhà nước phong kiến
Việt Nam, đặc biệt là Ngũ Luân. Ngũ Luân của Nho giáo đã tác động mạnh mẽ đến đạo đức
và sự hình thành các mối quan hệ trong thể chế nhà nước phong kiến Việt Nam, góp phần
xây dựng mối quan hệ xã hội rộng rãi hơn, bền chặt hơn, có tôn ti trật tự.
Chính vì thế chúng em đã chọn đề tài “ Ngũ luân của đạo Nho và ảnh hưởng của nó
đối với thể chế nhà nước phong kiến Việt Nam” cho bài tập này.

NỘI DUNG
1.

Nội dung Ngũ Luân của Đạo Nho .

Đức Khổng Tử cho Ngũ luân là Ngũ Đạt đạo, tức là năm con đường vĩnh hằng, không
thay đổi. Theo sách Trung Dung "Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua tôi, đạo cha
con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè", tương đương với "quân thần, phụ tử, phu phụ,
huynh đệ, bằng hữu". “Ngũ” là năm, thứ năm; “luân” là thứ bậc đối đãi, đạo thường. Như
vậy có thể hiểu “ngũ luân” là năm thứ bậc đối đãi theo đạo thường của con người đối với xã
hội và gia đình. Theo Khổng Tử thì cách trị nước là làm cho “vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra
cha, con ra con”. Quan hệ “trung dung” trong ngũ luân được chuyển thành quan hệ một
chiều duy nhất được tóm gọn trong bốn chữ “trung-hiếu-tiết nghĩa”. Bề tôi phải tuyệt đối
phục tùng vua, con phải tuyệt đối nghe lời cha, vợ phải tuyệt đối phục tùng chồng. Đáng chú
ý là quan hệ vua- tôi (nhà nước với dân) lại đồng nhất với cha- con, quan hệ bạn bè (xã hội)
lại đồng nhất với anh- em. Đó là cách lấy gia đình thuận hoà làm mẫu để xây dựng xã hội
thái bình, hoà mục, trật tự và ổn định. Bên cạnh đó ngũ luân khi xâm nhập vào Việt Nam thì
được thể chế thành các quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo tôn ty trật tự xã hội, trên – dưới,
sang – hèn. Ảnh hưởng của Ngũ luân tới pháp luật phong kiến nước ta được ghi nhận trong
các bộ luật như Quốc triều hình luật triều Lê và Hoàng Việt luật lệ triều Nguyễn…

1


Ngũ luân của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với thể chế nhà nước phong kiến Việt Nam

2.

Thể chế nhà nước phong kiến Việt Nam.

Thể chế (còn gọi là thiết chế) là toàn bộ cơ cấu xã hội do pháp luật quy định. Thể
lưỡng đầu chế là một chế định tiêu biểu và độc đáo trong lịch sử Việt Nam. Nhà nước phong
kiến việt nam hay nhà nước Đại Việt có thể chế chính trị là bảo vệ quyền lực và quyền lợi
của giai cấp thống trị, trong đó vua nắm mọi quyền lực nhà nước, là chủ thể sở hữu tối cao
ruộng đất công trong cả nước. Ở thể chế chính trị đó có hai mối quan hệ là: Vua – bề tôi, Vua
– thần dân. Quyền lực và quyền lợi của giai cấp phong kiến, của nhà nước của các vị quân
vương được thể hiện được thực hiện và bảo vệ bằng quân đội, đội ngũ quý tộc quan liêu, lễ
nghi, luật pháp. Nho giáo từng bước được đưa vào đời sống chính trị xã hội Đại Việt và trở
thành hệ tư tưởng chính trị đạo đức chính thống . Những lễ nghĩa của nho giáo ,các quy
phạm pháp luật và quy tắc đạo đức dần dần hòa trộn với nhau để điều chỉnh những hành vi
sử xự của con người trong xã hội theo trận tự gia trưởng phong kiến ,trong đó hàng đầu là
nguyên tắc tôn quân quyền, tư tưởng trung quân.Về hình thức: nhà nước phong kiến Việt
Nam là hình thức nhà nước chính thể quân chủ chuyên chế và nó phát triển qua hai giai
đoạn. Giai đoạn từ thế kỉ X-XV , sự tập trung quyền lực vào tay vua còn hạn chế , tổ chức bộ
máy nhà nước còn đơn giản ,những vị vua còn mang dáng dấp của những vị thủ lĩnh và
phong cách cai trị đậm màu dân dã.
Cuối thế kỉ XV trở đi chính thể quân chủ phát triển thành chính thể chuyên chế .
Từ đầu thời Lê Sơ Nho giáo trở thành nền tảng lí luận của nhà nước quân chủ chuyên chế
và trở thành tư tưởng chính thống .dưa trên nền tảng đó giai cấp phong kiến đã bắt tay vào
việc xây dựng chính thể quân chủ chuyên chế của mình.
3. Ảnh hưởng của Ngũ luân tới thể chế nhà nước phong kiến Việt Nam.

Về mối quan hệ vua tôi, Tư tưởng thống nhất về một mối là điểm xuất phát cho việc
bảo vệ dòng chính thống, có mệnh Trời. Cũng từ tư tưởng đó mà có việc giữ lòng trung
nghĩa, không chấp nhận sự phản nghịch, sự xâm phạm đến ngôi vua, những người làm chính
trị quản lý xã hội muốn có đức nhân phải có 5 điều: trọng dân, khoan dung độ lượng với
dân,giữ lòng tin với dân, mẫn cán (tận tụy trong công việc: lo việc chung) và cuối cùng là
đem lòng nhân ái đối xử với dân.
2


Ngũ luân của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với thể chế nhà nước phong kiến Việt Nam

Ngay từ thời Lý – Trần, Nho giáo đã đóng vai trò là cơ sở tư tưởng của việc xây dựng
nhà nước quân chủ tập quyền, quản lý xã hội và hoạch định chính sách của triều đình phong
kiến góp phần xây dựng một hệ thống quản lý thống trị xã hội chặt chẽ, nâng cao sức mạnh
quân sự và kinh tế quốc gia. Hàng nghìn năm qua, nhà nước Việt Nam đều lấy Nho học Nho giáo làm nền tảng lý luận để tổ chức nhà nước và pháp luật.
Nho giáo vốn đặt mối quan hệ vua - tôi ở vị trí cao nhất trong năm quan hệ giữa người
với người. Các Nho sĩ Việt Nam cũng nhấn mạnh mối quan hệ này, xây dựng tinh thần trung
quân, ái quốc nhưng không mù quáng trung quân mà vẫn đặt ái quốc lên hàng đầu. Họ đòi
hỏi nhà vua trước hết phải trung thành với tổ quốc và trung hậu với nhân dân.
Trong quan hệ vua - tôi, vua phải thưởng phạt công minh, tôi phải luôn trung thành
một dạ. Trong việc chính trị, vua phải biết “trọng dụng người hiền đức, tài cán và rộng
lượng với những kẻ cộng sự”. Bởi vậy, mối quan hệ vua – tôi đã được thể chế hóa bằng pháp
luật và thông qua pháp luật, nhà vua đã thể hiện quyền lực tuyệt đối của bậc thiên tử đồng
thời cũng quy định chặt chẽ trách nhiệm của quan lại đối với mình qua đó thể hiện sự tôn
nghiêm của bề tôi đối với nhà vua.
Trách nhiệm của quan lại đối với vua được Quốc triều hình luật quy định thành
những nghĩa vụ mà quan lại phải thực hiện. Nghĩa vụ thứ nhất là phải báo cáo trung thực
với nhà vua kết quả và tình trạng của công việc, của lĩnh vực được giao thực hiện hay quản
lí. Nếu báo cáo sai sự thật dù bằng lời nói hay bằng văn bản đều bị xử tội biếm hay tội đồ,
không phải việc cơ mật mà tâu là việc cơ mật thì bị xử nặng hơn một bậc (Điều 520). Khi tấu

trình nhà vua việc gì mà “trước sau điên đảo không giống nhau”, việc nặng bị tội đồ hay lưu,
việc nhẹ bị biếm (Điều 236). Nghĩa vụ thứ hai là phải tôn kính và quy phục vua trong cả lời
nói, việc làm. Vua là người thay trời trị dân và có quyền lực, thần khí thiêng liêng vì vậy các
quan phải tôn kính và quy phục vua. Viên quan nào nếu tỏ ra bất kính trong lời nói, tâu việc
gì lầm phạm đến tên vua hay tên húy của vua thì bị phạt xuy; viết phạm vào tên húy thì bị
phạt trượng; đặt tên chính hay tên tự phạm vào chữ húy thì bị tội lưu, tội tử (Điều 125). Khi
tâu vua việc gì mà nói lầm, không nói “tâu” mà nói “thưa”, không xưng “thần” mà xưng
“tôi” thì bị phạt 5 quan tiền; viết lầm bị phạt 50 roi, biếm một tư; nói những câu đùa bỡn,
động chạm đến nhà vua tỏ ta bất kính bị tội đồ hay lưu (Điều 126). Nghĩa vụ thứ ba là tuyệt
3


Ngũ luân của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với thể chế nhà nước phong kiến Việt Nam

đối tuân lệnh nhà vua một cách nhanh chóng, cẩn trọng. Quan chức nào vi phạm nghĩa vụ
này dù là bất tuân, làm trái hay chậm trễ, làm cẩu thả đều bị trừng trị nghiêm khắc. Quân
chức không tuân lệnh vua mà lệnh đó không quan trọng thì bị biếm hay đồ; nếu là việc quân
khẩn cấp thì bị tội lưu hay tội chết (Điều 222). Nghĩa vụ thứ tư là phải tuyệt đối trung thành
với nhà vua. Tư tưởng chính trị Nho giáo thường đồng nhất quân (vua) với quốc (nước), bất
trung với vua là phản nước hại dân. Vì thế, quan chức nào không đến dự ngày hội minh (hội
thề tận trung với vua) bị xử tội đồ hay lưu (Điều 107).
Về mối quan hệ cha con, Khổng Tử cho rằng con đối với cha phải lấy chữ hiếu làm
đầu và cha đối với con phải lấy lòng tự ái làm trọng. Trong đạo hiếu của con đối với cha mẹ,
dù rất nhiều mặt, nhưng cốt lõi phải ở tâm thành kính. “Đời nay hễ thấy ai nuôi được cha mẹ
thì người ta khen là có hiếu. Nhưng loài thú vật như chó, ngựa người ta cũng nuôi được vậy.
Cho nên, nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật đâu.” Nghĩa vụ của
người con được quy định trong Quốc triều hình luật chặt chẽ với những chế tài nghiêm khắc.
Con cái có nghĩa vụ: vâng lời dạy bảo của cha mẹ (Điều 506), tôn kính cha mẹ ( các điều
475, điều 504, điều 511). Đồng thời cha mẹ phải biết sửa mình để ngay thẳng gia đình, lấy
nghĩa lí dạy con trai, lấy nữ công, nữ tắc dạy con gái…

Về mối quan hệ vợ chồng, đạo của vợ chồng đối với nhau là tiết nghĩa, tam tòng. Lễ
giáo trong phạm vi gia đình được luật hóa thành những quy định trong Quốc triều hình luật,
Hoàng Việt luật lệ nhằm xác định rõ địa vị, quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể trong từng
mối quan hệ cụ thể để ai ở địa vị nào phải làm tròn phận sự của mình ở địa vị ấy. Theo Nho
gia, tu thân tề gia vừa là quyền vừa là nghĩa vụ lớn lao mà người gia trưởng phải gánh vác.
Về mối quan hệ anh em, tông pháp gia trưởng Nho gia coi trọng sự hòa thuận và đòi
hỏi người em phải kính thuận, phục tùng anh vì quyền của người anh là “quyền huynh thế
phụ”. Vì vậy, Quốc triều hình luật xử biếm 2 tư nếu em lăng mạ anh chị; xử đồ, lưu nếu
đánh hoặc đánh bị thương anh chị (Điều 477). Điều 287 Hoàng Việt luật lệ cũng quy định
“Phàm em … đánh anh chị ruột …làm chết đều bị chém…Anh, chị hàng kỳ thân đánh giết
em thì phạt một trăm trượng, đồ ba năm”…

4


Ngũ luân của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với thể chế nhà nước phong kiến Việt Nam

Mối quan hệ bạn bè: lấy chữ trung, chữ tín mà đối đãi. Ngũ luân của Đạo Nho coi
trọng sự tín thành trong quan hệ bạn bè, bằng hữu. Điều 1 trong Huấn địch thập điều do vua
Minh Mệnh ban hành năm 1834 viết: “ Trong đạo làm người, không có gì trước tiên bằng
viêc làm sáng đạo quân thần có tình nghĩa, phụ tử có tình thân, phu phụ có cách biệt, huynh
đệ có thứ tự, bằng hữu có tín thành. Đó là đại luân của nhân loại”.
Như vậy về mặt tích cực, Ngũ luân góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội rộng rãi
hơn, bền chặt hơn, có tôn tri trật tự. Ngoài ra, Ngũ luân cũng đã góp phần bảo vệ giá trị đạo
đức và thuần phong mĩ tục truyền thống của dân tộc. Đồng thời các chế tài nghiêm khắc kèm
theo mỗi vi phạm lễ nghi có tác động lớn đến sự điều chỉnh hành vi của các thành viên gia
đình, khiến họ sớm có ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm với bản thân và gia đình. Chính ở khía
cạnh này, Ngũ luân đã hỗ trợ đắc lực cho sự giáo dục đạo đức bởi những vi phạm đạo đức
không chỉ bị xã hội lên án mà còn bị pháp luật trừng trị bằng các chế tài cụ thể đích đáng.
Cũng phải thấy rằng mức độ ảnh hưởng của Ngũ luân là khác nhau ở các triều đại, dễ dàng

nhận thấy sự mờ nhạt ở các triều đại Ngô – Đinh – Tiền Lê ; bước đầu rõ nét ở thời Lí – Trần
và đậm nét dưới thời Lê Sơ, Nguyễn. Tư tưởng ấy được vận dụng một cách mềm dẻo trong
từng tiến trình của lịch sử phù hợp với thực tiễn tình hình của đất nước.
Về mặt tiêu cực, việc quy định chặt chẽ lễ nghi trong gia đình, xã hội và xử phạt
những người vi phạm đã xác lập trật tự gia trưởng phong kiến còn nhiều hạn chế, như duy trì
sự bất bình đẳng giữa vợ chồng, sự bất bình đẳng trong xã hội, hạn chế nhiều quyền chính
đáng của vợ và các con…
KẾT LUẬN
Tóm lại, Nho giáo đã tồn tại và phát triển ở Việt Nam suốt hai mươi thế kỷ. Sự có mặt
tất yếu và vai trò lịch sử của Nho giáo ở Việt Nam không tách rời sự hình thành và tồn tại của
chế độ phong kiến Việt Nam. Nho giáo mà trong đó là “Ngũ luân của Đạo Nho” đã đáp ứng
được những yêu cầu phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Cũng đồng thời khi chế độ
phong kiến Việt Nam suy tàn thì Nho giáo Việt Nam cũng trở nên lỗi thời, lạc hậu và có
những ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam.

5


Ngũ luân của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với thể chế nhà nước phong kiến Việt Nam

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Khoa Luât – Đại học Quốc
gia Hà Nội, Nxb ĐHQG, Hà Nội, 2008.
2. Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007.
3. Quốc triều hình luật – Lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, Ts. Lê Thị Sơn
(chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004
4. Tội phạm và hình phạt trong Hoàng Việt luật lệ, Ts. Trương Quang Vinh (Chủ
biên), Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2008.


6


Ngũ luân của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với thể chế nhà nước phong kiến Việt Nam

7



×