Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nhà nước phong kiến việt nam thời vua lê thánh tông đã tiếp thu chọn lọc và sáng tạo mô hình quân chủ quan liêu chuyên chế của trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.51 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
TRANG

A. MỞ BÀI................................................................................................................2
B. NỘI DUNG..........................................................................................................3
I. Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế và tổ chức bộ máy nhà nước
thời nhà Minh.........................................................................................................3
1. Khái niệm nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.................................3
2. Tổ chức bộ máy nhà Minh............................................................................3
II.

Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông.........................................3

1. Vua..................................................................................................................3
2. Chính quyền trung ương..............................................................................4
3. Chính quyền địa phương..............................................................................5
4. Tổ chức quân đội...........................................................................................6
5. Quan chế........................................................................................................7
C. KẾT BÀI..............................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................9

1


A. MỞ BÀI
Thời Lê Sơ kéo dài đúng 1000 năm, đây là thời kỳ các vua Lê nắm trọn quyền
hành, cũng là thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Việt nam. Đặcbiệt dưới thời
Lê Thánh Tông, đất nước phát triển về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, giáodục, quân sự.
Đó là vì vua Lê Thánh Tông đã tiến hành một loạt các cuộc cải cuộc cải cách trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo mô hình nhà
nước quân chủ quan liêu chuyên chế của nhà nước phong kiến Trung Quốc đặc biệt là


mô hình của nhà Minh. Để làm rõ hơn vấn đề, nhóm chúng em xin chọn đề tài “Nhà
nước phong kiến Việt Nam thời vua Lê Thánh Tông đã tiếp thu chọn lọc và sáng
tạo mô hình quân chủ quan liêu chuyên chế của Trung Quốc”.

2


B. NỘI DUNG
I. Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế và tổ chức bộ máy nhà nước thời
nhà Minh.
1. Khái niệm nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế
Nền quân chủ chuyên chế chính là một hình thức tổ chức quyền lực nhà nước mà
ở đó mọi quyền lực nhà nước tập trung vào trong tay một vị vua được hình thành bằng
con đường cha truyền con nối. Quyền lực của nhà vua là tối thượng và không chịu bất
cứ một sự hạn chế nào. Bộ máy nhà nước và hệ thống quan lại từ trung ương đến địa
phương chỉ là công cụ của nhà vua nhằm thực hiện sự cai trị của mình.
2. Tổ chức bộ máy nhà Minh
Các triều đại phong kiến Trung Quốc đã lần lượt ra đời nối tiếp nhau phát triển
nền quân chủ chuyên chế. Đặc biệt ở thời nhà Minh, nền quân chủ chuyên chế được
thể hiện rõ nét. Năm 1380, Minh Thái tổ bỏ chức Thừa tướng, Thái uý trước đây và
thay thế vào đó là các quan Thượng thư phụ trách các bộ. Nhà Minh đã lập ra sáu bộ:
Lễ, Binh, Hình, Công, Lại, Hộ, phụ trách các việc về lễ nghi, quân sự, luật pháp, xây
dựng, bộ máy nhân sự và dân sự; hoàn chỉnh bộ máy triều đình. Các quan lại ở tỉnh
chịu sự chỉ đạo của các bộ ở triều đình. Hoàng đế tập trung mọi quyền hành trong tay,
trực tiếp nắm quân đội. Tăng cường phong tước và ban cấp đất cho con cháu hoàng
tộc, cho công thần thân tín để làm chỗ dựa của triều đình.
II.Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông
Nhà Lê sơ được thành lập từ kết quả thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kéo
dài 10 năm chống lại sự đô hộ của nhà Minh do Lê Lợi lãnh đạo. Trải qua bốn đời vua
Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông và Lê Thánh Tông, xã hội Đại Việt đã có

nhiều chuyển biến rất tích cực, nhưng phải bắt đầu từ cuộc cải tổ của Lê Thánh Tông,
nhà nước phong kiến mới có được tính chất của một mô hình tổ chức chính quyền
phong kiến hoàn bị. Đây là sự kế thừa có chọn lọc từ cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước
thời nhà Minh của Trung Quốc.
1. Vua
Lê Thánh Tông(1442-1497), trị vì từ năm 1460 đến 1497, ông tên thật là Lê Tư
Thành, còn có tên khác là Lê Hạo. Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại
Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến.Trong bộ máy nhà nước thời Lê
Thánh Tông, vua đứng đầu, nắm mọi quyền lực, giúp việc cho vua có 6 cơ quan chính
là: Các quan đại thần,cơ quan có chức năng văn phòng,lục Bộ, lục Khoa, lục Tự,Ngự
3


sử đài và các cơ quan chuyên môn khác. Vua là người nắm quyền lực tối cao, quyền
lực nhà nước tập trung trong tay vua theo nguyên tắc “tôn quân quyền” vua cũng là
người trực tiếp thân trinh ra trận.
Thời vua Lê Thánh Tông bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập
quyền đạt mức hoàn bị, từ trung ương đến địa phương. Thế và lực của địa quý tộc bị
hạn chế mà thay vào đó là sự tham chính của tầng lớp sĩ phu nho giáo được tuyển
chọn bằng con đường thi cử.
2.Chính quyền trung ương
Trước Lê Thánh Tông,các nhà vua thường giao quyền trực tiếp điều khiển các
quan lại cho một vị Tể tướng hay Tướng quốc. Đến thời Lê Thánh Tông, ông đã bỏ
chức tể tướng mà nắm trực tiếp quyền cai quản mọi quan lại. Bằng cách như vậy nhà
vua buộc mình phải trực tiếp xem xét đánh giá năng lực trình độ, cất nhắc, lựa chọn,
sử dụng các quan lại dưới quyền. Cũng biện pháp đó ông đã loại bỏ được thói tệ muôn
thủa của các quan lại địa phương thường lợi dụng tình trạng xa cách chính quyền
trung ương để dối trên lừa dưới, ngăn ngừa hành vi của quan đầu triều mạo danh vua
để thâu tóm quyền lực rồi tiến tới lấn át vua.
Để lo toan công việc vụ sự hàng ngày cho nhà vua, Lê Thánh Tông đã tổ chức ra

những cơ quan giúp việc mà ngày nay gọi là văn phòng: hàn lâm viện, đông các, trung
thư giám, bí thư giám, hoàng môn tĩnh.
Điều này cho thấy Lê Thánh Tông đã biết tổ chức cách làm việc không bị sa lầy
vào những công vụ hàng ngày của một người ở đỉnh cao quyền lực, không bị sa vào
lối mòn sự vụ, có thời gian để lo những công việc đại sự.
Về các cơ quan chức năng của bộ máy hành chính trung ương, Lê Thánh Tông
quy định 6 bộ với những nhiệm vụ rõ ràng: lại bộ, lễ bộ, hộ bộ, binh bộ, hình bộ, công
bộ. Ở thời Lê Thánh Tông, chức năng và nhiệm vụ của các bộ được mở rộng thêm rất
nhiều chứng tỏ Lê Thánh Tông rất coi trọng việc đào tạo hiền tài, xây dựng, kiến thiết,
mở mang phát triển kinh tế phòng thủ đất nước và lập kỉ cương phép nước nghiêm
minh. Thông qua các cải cách về bộ máy nhà nước ở trung ương, Lê Thánh Tông đã
phát huy được tối đa vai trò, nhiệm vụ của các bộ chức năng từ đó giúp ích trị vì hiệu
quả cho nhà vua.
Lê Thánh Tông cũng cho lập ra 6 tự bao gồm: đại lý tự, thái thường tự, quan lộc
tự, thái bộ tự, hồng lô tự, thường bảo tự. Vua Lê Thánh Tông còn tổ chức một số cơ
quan chyên môn không phụ thuộc vào bộ như: thông chính ty, quốc tử Giám, quốc sử
4


viện. Để khuyến khích mở mang nông nghiệp, Lê Thánh Tông cho lập 4 sở chuyên
môn gồm: sở đồn điền, sở tầm tang, ở thực thái, sở điền mục. Nhà vua còn đặt ra các
chức quan hà đê để trông coi việc xây đắp tu bổ đê điều đập ngăn lũ, tháo nước khi
ruộng ngập úng hoặc lấy nước khi ruộng đồng khô cạn.
Để kiểm tra giám sát công việc của quan lại và 6 bộ, Lê Thánh Tông cho lập 6
khoa tồn tại song song gắn liền với công việc của 6 bộ và Ngự sử đài ở trung ương và
các xứ: Lại khoa, Lễ khoa, Hộ khoa, Công khoa, Binh khoa và Hình khoa. Ngự xử đài
là để tâu tội trạng các quan, xem xét ẩn khuất cho dân…
Cùng với việc quy định chức năng nhiệm vụ, Lê Thánh Tông còn quy định rõ cơ
cấu tổ chức, biên chế, chức danh, phẩm hàm, lương bổng cụ thể của các quan lại.
3.Chính quyền địa phương.

Năm 1466 Lê Thánh Tông tiến hành cải cách Hành chính, ông chia toàn bộ đất nước
thành 13 Thừa tuyên, còn goi là xứ tương đương vs tỉnh ngày nay, có 52 phủ,178
huyện, 50 châu và 6851 xã.Ở địa phương, sự chọn lọc và sáng tạo của Lê Thánh Tông
được thể hiện qua việc tiếp thu hệ thống “Tam ty” ở mỗi đạo của nhà Minh- Trung
Quốc. Bộ máy điều hành ở mỗi Thừa tuyên hay xứ gồm 3 ty: Thừaty, Đô ty và Hiến ty.
Vua còn ra sắc lệnh quy định số lượng, phạm vi đại bàn của các phủ huyện châu
thuộc các Thừa tuyên. Các phủ, huyện, châu chia thành xã, Xã quan thành Xã trưởng.
Tuy tiếp thu hệ thống “Tam ty” thời Minh nhưng ông không học theo một cách
máy móc mà đã có sự sáng tạo chọn lọc, sự sáng tạo này được thể hiện ở việc Lê
Thánh Tông đã rất chú trọng cải tổ cấp xã:
- Về tổ chức: Ông chia nhỏ các xã ra dựa trên quy mô của các hộ: đại xã trung xã
và tiểu xã có trên dưới 100 hộ.
- Về tiêu chí chọn xã trưởng: bên cạnh việc để dân trong xã bầu ra xã trưởng của
mình rồi đưa lên cấp trên chuẩn y thì ông còn đạt ra các tiêu chuẩn của xã trưởng đó.
Đây là lần đầu tiên trong các nhà nước phong kiến Việt Nam quy định các tiêu chuẩn
của xã trưởng. Như vậy chọn người đứng đầu làng xã có uy tín thì mới cai trị được địa
phương.
- Trong việc xây dựng hương ước: cùng với việc đặt ra các tiêu chuẩn của xã
trưởng là việc hạn chế và kiểm duyệt hương ước : “ Các làng không nên có khoán
ước riêng, vì đã có pháp luật chung của nhà vua; làng nào có những tục lệ khác lạ thì
có thể cho lập khoán ước và đặt ra những lệ cấm…” với biện pháp này ông đã tìm

5


cách can thiệp sâu vào làng xã nhằm hạn chế tính tự quản của làng xã góp phần củng
cố nền quân chủ chuyên chế.
- Thứ tư là chia quân điền theo phần.
Như vậy trong việc cải tổ bộ máy nhà nước Lê Thánh Tông đã chú trọng nhất tới
cấp đạo và cấp xã qua đó nhằm tăng cường sự chi phối của triều đình và hạn chế

quyền lực ở địa phương. Công cuộc cải cánh của Ông là nhằm gần dân đến với dân về
mọi mặt kinh tế, pháp luật , quản lý…
Bộ máy điều hành ở Thừa tuyên được rút gọn rất nhiều làm cho bộ máy nhà nước
dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông càng xuống thấp càng tinh gọn mà lại bao quát được
phạm vi công việc, không bị buông lỏng, trách nhiệm các quan địa phương được xác
định rành mạch, dễ khắc phục sự cố xảy ra.
Bộ máy hành chính dưới thời Lê Thánh Tông là bộ máy điều hành có cơ cấu tổ
chức hoàn chỉnh hơn tất cả bộ máy quản lý của các triều đại trước. Nó gọn nhẹ nhưng
có hiệu quả cao. Bộ máy đó đã đem lại thịnh trị cho thái bình cho đất nước, an cư lạc
nghiệp cho người dân, diệt trừ nạn tham quan ô lại, lập kỉ cương nghiêm minh trong
toàn vương quốc, làm cho thù trong giặc ngoài không còn nuôi ảo vọng lăm le nữa.
Đó là điều mà triều trước không làm được.
Bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông

4.Tổ chức quân đội.
Dựa trên cơ sở “Ngũ quân đô đốc phủ” của nhà Minh, Lê Thánh Tông đã cải tổ hệ
thống tổ chức quân đội, đặt ra Ngũ phủ, mỗi phủ gồm 6 vệ, mỗi vệ có 5 đến 6 sở.
Đồng thời bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như Tướng quốc đại tổng quản đại
6


hành. Cùng xu hướng trung ương tập quyền cao, triều đình nắm độc quyền tổ chức lực
lượng vũ trang và người đứng đầu là vua. Các quan lại quý tộc thời Lê hoàn toàn
không có quyền tổ chức quân đội riêng như dưới thời nhà Trần.
5.Quan chế.
Chính sách sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông có nhiều điểm mới, đáng nghiên
cứu, học hỏi, thể hiện trên các mặt sau :
- Về tước vị của quan lại, quý tộc:Dưới thời vua Lê Thánh Tông các quan thường
được ban tước đi liền với bổ chức theo Hoàng Triều quan chế bao gồm 3 loại tước vị
cơ bản: tước, phẩm, tư.

- Về tuyển dụng: Hai đối tượng chính mà thời Lê Thánh Tông tuyển dụng gồm
những người chưa từng làm quan và những người đang làm quan nhưng cần thăng
giáng, thuyên chuyển hoặc phải “đào tạo lại”. Trong đó, những người chưa từng làm
quan chủ yếu gồm những người được đào tạo bằng con đường học hành, khoa cử là
đối tượng được triều đình chú trọng và đặt ưu tiên hàng đầu trong việc tuyển dụng; chỉ
có một số ít là nhờ vào cha ông mà được làm quan.Khoa cử là phương thức chủ yếu
được sử dụng để tuyển lựa quan lại. Việc tuyển bổ quan lại hằng năm đều có một lần
thuyên chuyển và tuyển bổ lớn.
- Về sát hạch và thăng giám quan lại:Dựa vào tính liêm khiết và mẫn cán của quan
lại là cơ sở để thăng, giáng hoặc sa thải quan lại
- Về sắp xếp, bố trí quan lại: Trong việc sắp xếp, bố trí quan lại, đáng chú ý là luật
hồi tỵ. Theo luật hồi tỵ, những người có quan hệ huyết thống, đồng hương, thầy trò,
bạn bè không được cùng làm quan hay làm việc ở một địa phương, công sở. Đây là
một chính sách quản lý quan lại giúp ngăn chặn tệ lợi dụng quan hệ thân tộc để gây
bè, kéo cánh, được lịch sử đánh giá là chế độ quản lý quan lại thành công của thời đại
phong kiến Việt Nam.

7


C. KẾT BÀI
Lê Thánh Tông là một vị vua rất có bản lĩnh và quyết đoán, có nhãn quan chính trị
sâu sắc, tầm nhìn chiến lược về vị trí, vai trò của con người chính trị trong bộ máy
quyền lực nhà nước. Ông đã đề ra pháp luật đúng đắn, sử dụng quan lại dúng sức,
đúng tài điều này được thể hiện rõ qua mấy chục năm cầm quyền. Đúng như lời nhận
xét của Phan Huy Chú: “Đến đời Quang Thuận, Hồng Đức vận nước tươi sáng do
khoa mục xuất thân, nhân tài đầy rẫy, đủ cung cho nước dùng”.

8



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội,
NXB Công an nhân dân, 2012.
2. Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học xã hội, 1993.
3. Đại Nam thực lục, NXB văn hóa – Thông tin, 2002.
4. Lê Thánh Tông – vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại – Lê Đưc Tiết, NXB Tư
pháp, 2007.
5. Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh –
Th.S Nguyễn Văn Hoài, NXB Chính trị quốc gia, 2002.
6. Một số trang web:
- .
- .

9



×