Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân biệt trường hợp xác định cha, mẹ con theo thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.43 KB, 13 trang )

A MỞ BÀI

Từ những ngày còn xa xưa thì mối quan hệ cha, mẹ,con đã là mối quan hệ
thiêng liêng và cao cả và đến ngày nay khi đất ngày càng phát triển về mọi mặt thì
con người lại càng đề cao mối quan hệ trong gia đình.Vì vậy mà việc xác đinh cha,
mẹ, con nhằm xác định thân phận và quan hệ huyết thống giữa các chủ thể là việc
hết sức quan trọng, góp phần làm ổn định các mối quan hệ trong gia đình và ngoài
xã hội. . Để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (Luật
HN&GĐ) năm 2000 đã dành chương VII để qui định về vấn đề xác định cha, mẹ,
con và thủ tục để có thể bố, mẹ có thể xác định con của mình và con có thể tìm lại bố
mẹ. Để rõ hơn cho vấn đề này, sau đây em xin trình bày đề tài: “Phân biệt trường
hợp xác định cha, mẹ con theo thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp”

B NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ , CON
1. Khái niệm cha, mẹ, con.
- Dưới góc độ sinh học- xã hội: cha, mẹ đẻ trong quan hệ với con , là
người trực tiếp sinh ra con, có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống
với người con đó.Con đẻ , trong quan hệ với cha mẹ , là người được cha mẹ
trực tiếp sinh ra, có thể có hoặc không có quan hệ huyết thông với cha, mẹ.
- Dưới góc độ pháp lí: Cha đẻ, mẹ đẻ trong mối quan hệ với con, là người
trực tiếp sinh ra người con, có quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp
luật. Con đẻ trong mối quan hệ với cha mẹ sinh ra có quyền và nghĩa vụ
theo pháp luật hiện hành.
2. Khái niệm xác định cha, mẹ, con
- Dưới góc độ sinh học - xã hội: Xác định cha mẹ cho con là việc nghiên
cứu, tìm hiểu, nhận diện mối quan hệ huyết thống giữa hai thế hệ kế tiếp
nhau thông qua sự kiện sinh đẻ.
- Dưới góc độ pháp lý:
+ Với tư cách là một sự kiện pháp lý: việc xác định cha, mẹ, con làm phát
sinh quan hệ pháp luật của cha, mẹ, con về mặt huyết thống


+ Tư cách là một quan hệ pháp luật: việc xác định cha, mẹ, con là các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tìm kiếm, nhận diện tư cách cha,
mẹ, con về mặt huyết thống của các chủ thể được quan hệ pháp luật điều
chỉnh


+ Chế định pháp lý: Việc xác định cha, mẹ, con là tổng hợp các qui phạm
pháp luật do nhà nước ban hành, qui định về quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể, căn cứ vào thủ tục pháp lý nhằm nhận diện, 01 người cha, 01 người mẹ,
01 người con có mối quan hệ huyết thống về trực hệ.
3. Ý nghĩa của nguyên tắc xác định cha, mẹ, con:
Chế định xác định cha, mẹ, con đã góp phần bảo đảm cho các trẻ em bị bỏ
rơi trẻ em mồ côi… được phát triển trong môi trường tốt nhất, có sự chăm
sóc, yêu thương, giáo dục của cha, mẹ một cách tốt nhất. Bảo đảm cho các
bậc cha mẹ có đầy đủ các căn cứ pháp lí để xác định chính xác con của mình
, từ đó có thể nuôi dưỡng đứa con một cách đầy đủ hơn và hơn thế nữa . .
Hơn hết, xác định cha, mẹ, con đã đảm bảo thực hiện triệt để nguyên tắc bảo
vệ bà mẹ và trẻ em được Luật HN&GĐ quy định.
4.Thủ tục xác định cha, mẹ, con.
Thủ tục xác nhận cha, mẹ, con việc tiến hành theo một trình tự nhất định,
theo quy định của nhà nước việc nghiên cứu, tìm tòi, tính toán để đưa ra kết
quả rõ ràng, chính xác quan hệ cha, mẹ, con của chủ thể yêu cầu xác định
cha, mẹ, con.
Thủ tục xác định cha, mẹ, con gồm hai thủ tục:
- Thủ tục hành chính: Đó là việc tự nguyện nhận cha, mẹ, con được thực
hiện tại UBND.
- Thủ tục tư pháp: Là tranh chấp trong việc xác định cha, mẹ, con được
thực hiện tại Tòa án nhân dân.
II PHÂN BIỆT XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON THEO THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH VÀ THEO THỦ TỤC TƯ PHÁP

1. Thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp xác định cha, mẹ, con khi cha
mẹ có hôn nhân hợp pháp.
Căn cứ xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp được quy
định tại điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000.
1.1 Thủ tục hành chính
Khi một người phụ nữ sinh con thì người mẹ đó hiển nhiên là mẹ của đứa
trẻ. Quan hệ giữa người phụ nữ và đứa trẻ do người phụ nữ sinh ra là quan
hệ mẹ con được mọi người thừa nhận. Khoản 1 điều 63 Luật HN&GĐ 2000
quy định đứa trẻ được sinh ra trước thời kì hôn nhân hoặc trong thời kì hôn
nhân , trong trường hợp này người chồng biết sự mang thai của người vợ .
Bằng phương pháp suy đoán thì đứa trẻ là con của người chồng. Còn về mặt
pháp lí phải thông qua thủ tục đăng ký khai sinh tại UBND cơ sở. Việc đăng
ký khai sinh được đăng ký theo Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của chính
phủ ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch.Việc xác định
cha,mẹ,con theo thủ tuc hành chính thường do người cha, người mẹ, hoặc cả
hai người tự nguyện nhận con.Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con


,cha,mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai
sinh , thì ông, bà hoặc những người than thích khác đi khai sinh cho em
bé( Điều 14 Nghị định 158/2005/NĐ-CP). Cơ quan có thẩm quyền đăng ký
khai sinh là UBND cấp xã nơi cư trú của người mẹ hoặc nơi cư trú của
người cha nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ hoặc nơi trẻ em
đang sinh sống trên thực tế nếu không xác định được nơi cư trú của người
mẹ và người cha (Điều 13-NĐ 158/2005/NĐ-CP). Để xác định chính xác về
nhân thân của người đi đăng ký khai sinh và thẩm quyền đăng ký khai sinh
thì người đi đăng ký khai sinh phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân,
hoặc hộ chiếu để xác định về cá nhân người đó, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận
nhân khẩu tập thể hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn nếu là công dân
Việt Nam ở trong nước. Thẻ thường trú, thẻ tạm trú hoặc chứng nhận tạm trú

nếu là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam(Điều 9- NĐ 158). Về thủ tục
đăng kí khai sinh , tại Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP (trong đó có
khoản 1 Điều này đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 4 Điều 1 Nghị định
số 06/2012/NĐ-CP ngày 2/2/2012 của Chính phủ) quy định thủ tục đăng ký
khai sinh như sau:
Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai, Giấy chứng sinh (theo mẫu
quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu
cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra
ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của
người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi
khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của
cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng
ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp
cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai
sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
1.2

Thủ tục tư pháp
Việc xác định cha mẹ cho con theo thủ tục tư pháp dựa trên phán quyết
của Tòa án. Quyền nhận con, nhận cha,mẹ của đương sự được pháp luật tôn
trọng và bảo hộ ( Điều 64, 65 Luật HN&GĐ năm 2000)
a/ Quyền khởi kiện:


- Người đang không phải là cha, mẹ của một người có quyền yêu cầu xác
định người đó là con mình. Bất kỳ chủ thể nào cũng có quyền khởi kiện một
người đang là con chung của một cặp vợ chồng là con của mình.

- Người hiện là cha, mẹ của một người có quyền yêu cầu xác định người
đó không phải con mình. Đây là trường hợp xác định lại tư cách cha, mẹ,
con.
- Người đang không phải là con của một người có quyền xác định mình là
con của cha, mẹ có hôn nhân hợp pháp.Nhưng pháp luật lại không quy định
người đang là con chung của một người có quyền xác định mình không phải
là con của người hiện đang là cha , mẹ mình
- Những chủ thể trên chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị mất năng
lực hành vi dân sự thì quyền khởi kiện sẽ thuộc về người giám hộ của họ
hoặc Hội Liên hiệp phụ nữ.
b/ Chứng cứ xác minh trong vụ án xác định lại quan hệ cha, mẹ, con khi
cha, mẹ có hôn nhân hợp pháp.
Người có quyền khởi kiện phải nộp đơn khởi kiện theo quy định tại
Điều 164 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2004, Điều 66 Luật HN&GĐ năm
2000, nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án
nhân dân tối cao kèm theo đó là những tài liệu chứng cứ để chứng minh
yêu cầu của mình là có căn cứ hợp pháp. Do hiện nay pháp luật không có
quy định cụ thể về chứng cứ mà đương sự có thể sử dụng để chứng minh
nên các đương sự có thể đưa ra bất cứ chứng cứ nào. Tuy nhiên những
chứng cứ này phải được rút ra từ những nguồn nhất định do pháp luật quy
định, được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
c/ Thủ tục hòa giải:
Việc hòa giải được quy định tại điều 10-BLTTDS 2004.Vụ án xác định
cha, mẹ, con không thuộc những vụ án dân sự không được hòa giải (Điều
181 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004). Và hòa giải được coi là thủ tục bắt
buộc trong giải quyết vụ án. Nội dung của hòa giải nhằm để các đương sự
tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Việc hòa giải này
không chỉ dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận nhận cha, nhận mẹ, nhận con
vì nếu các bên đã tự nguyện nhận cha, mẹ, con thì việc xác định cha mẹ
con đã thuộc thẩm quyền của UBND. Vì vậy, nếu trong quá trình giải

quyết vụ án mà các đương sự lại tự nguyện, thỏa thuận nhận cha, mẹ, con
thì TAND vẫn phải căn cứ vào những chứng cứ chứng minh quan hệ cha
con, mẹ con để giải quyết.
2. Thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp trong việc xác định cha, mẹ,
con khi cha mẹ không có cuộc hôn nhân hợp pháp.


Cơ sở pháp lý của việc xác định cha, mẹ, con dựa vào Điều 64, Điều 65
Luật HN&GĐ.
2.1.Thủ tục hành chính
a/ Thủ tục đăng kí giấy khai sinh:
Thủ tục đăng kí giấy khai sinh cho con ngoài giá thúcũng tương tự như
khi đăng kí giấy khai sinh cho con trong giá thú chỉ có khác biệt đôi chút
là theo khoản 3 Điều 15 NĐ 158/2005/NĐ-CP đã quy định về đăng ký
khai sinh cho con ngoài giá thú như sau: “Trong trường hợp khai sinh cho
con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về
người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào
thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì ủy ban nhân dân cấp
xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh”. như vậy pháp
luật cũng đã quy định cụ thể về vấn đề đăng ký khai sinh cho con ngoài
giá thú để cho những đứa trẻ khi sinh ra không biết cha mình là ai cũng có
thể làm giấy khai sinh.
b/ Thủ tục đăng kí nhận cha, mẹ, con:
Việc nhận cha, mẹ, con được quy định tại điều 65 Luật HN&GĐ năm 2000
và tại Điều 32 đến Điều 35 NĐ 158/2005/NĐ-CP.
* Điều kiện đăng kí nhận cha,mẹ, con:
Theo điều 32 NĐ 158/2005/NĐ-CP quy định điều kiện đăng kí nhận cha,
mẹ con:
1. Việc nhận cha, mẹ, con theo quy định tại Mục này được thực hiện, nếu
bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký

nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh
chấp.
2. Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành
niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm
thủ tục nhận cha, mẹ theo quy định tại Mục này, trong trường hợp cha, mẹ
đã chết; nếu việc nhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp.
Thẩm quyền đăng kí việc nhận cha, mẹ, con là Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi
cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng
ký việc nhận cha, mẹ, con( Điều 33-NĐ 158)
* Thủ tục tiến hành:
Điều 34 nghị định 158 quy định về thủ tục đăng kí nhận cha, mẹ ,con:
1. Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong
trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý


của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất
tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;
b) Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha,
mẹ, con (nếu có).
2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy
việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban
nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm
không quá 5 ngày.
3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt,
trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp
hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận
việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi

bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao
Quyết định được cấp theo yêu cầu
Ngoài ra, NĐ 158/2005/NĐ-CP còn quy định về vấn đề bổ xung, cải
chính số đăng ký khai sinh và giấy đăng ký khai sinh cho người con tại Điều
35.
- Nếu phần khai về cha, mẹ trước đây để trống thì căn cứ vào Quyết
định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai
sinh cho người con ghi bổ xung phần ghi về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai
sinh và bản chính giấy khai sinh của người con.
Trong trường hợp Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu một quyển tại
UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( sau đây gọi là UBND
cấp huyện), thì UBND cấp xã thông báo cho UBND cấp huyện để ghi tiếp
vào việc bổ xung.
- Nếu phần khai về cha, mẹ trong sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy
khai sinh của người con đã ghi tên người khác, không phải là cha, mẹ đẻ thì
đương sự phải làm thủ tục cải chính theo quy định của pháp luật.


2.2.Thủ tục tư pháp
a Quyền khởi kiện:
Theo điều 66 Luật HN&GĐ 2000 quy định Người có quyền yêu cầu xác
định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực
hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự
Mẹ, cha hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa
án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng
lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân
sự.
Viện Kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu
cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất

năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi
dân sự.
Cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có
quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa án
xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực
hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự:
a) Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em;
b) Hội liên hiệp phụ nữ.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện Kiểm sát xem xét,
yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành
niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho
cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.
b/ Chứng cứ xác minh trong vụ án xác định lại quan hệ cha, mẹ, con khi
cha, mẹ không có hôn nhân hợp pháp:
Để chứng minh tư cánh cha, mẹ, con trong trường hợp này củng phải dựa
trên những cơ sở hợp lí để xác định tư cách của cha, mẹ, người con về mặt
huyết thống Nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự.Đương sự có thể đưa
ra bất kì chứng cứ nào để chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.
c/ Thủ tục hòa giải
Việc xác định cha mẹ con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp được
tiến hành qua hai thủ tục trên.


3. Thủ tục xác nhận cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con theo
phương pháp khoa học.
Việc xác định cha, mẹ con được sinh ra theo phương pháp khoa học được
quy định tại điều 63 Luật HN&GĐ năm 2000 và điều 20,21 nghị
12/2003/NĐ-CP.
Các căn cứ bao gồm: Căn cứ vào thời kỳ hôn nhân của cặp vợ chồng vô
sinh; Căn cứ vào sự tự nguyện của cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ

độc than, của người cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận
phôi
3.1. Thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính trong trường hợp này được áp dụng tương tự như
những trường hợp đăng ký khai sinh thông thường
3.2. Thủ tục tư pháp
Về nguyên tắc, trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học, khi
quan hệ cha mẹ và con đã được xác lập giữa cặp vợ chồng vô sinh với đứa
con được sinh ra thì không đặt ra việc xác định lại quan hệ giữa cha mẹ và
con đó. Bởi vì sinh con theo phương pháp khoa học chỉ được thực hiên khi
có sự tự nguyện của cặp vợ chồng vô sinh, được thể hiện rất rõ ràng và chặt
chẽ.
Tuy nhiên trên thực tế đã xảy ra những trường hợp tranh chấp trong việc
xác định cha, mẹ, con. Ví dụ như: Một người phụ nữ đồng ý mang thai hộ
cho cặp vợ chồng vô sinh nhưng sau khi sinh lại không muốn trao đứa bé;
Các bên kí kết hợp đồng mang thai một cách lén lút có sự hỗ trợ của nhân
viên y tế và người phụ nữ sau khi sinh cũng không muốn trao đứa trẻ;
Trường hợp người vợ không thể mang thai đã thỏa thuận với chồng và một
người phụ nữ khác làm hợp đồng đẻ thuê, sau khi sinh người phụ nữ này
cũng không muốn trao trả đứa bé.
Trong những trường hợp trên, phương án giải quyết là Tòa án sẽ tuyên bố
hợp đồng mang thai hộ hoặc hợp đồng thuê mang thai vô hiệu theo pháp luật


dân sự. Vì vậy trong trường hợp này, việc khôi phục lại trạng thái ban đầu
khi đã tuyên bố giao dịch vô hiệu là không thể thực hiện.

III. NHẬN XÉT CHUNG VỀ THỦ TỤC XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG THỰC TIỄN
1. Thực tiễn xác định cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính

Hiện nay việc tự nguyện nhận cha, mẹ, con tuy không nhiều nhưng
diễn ra khá thuận lợi vì việc nhận cha mẹ con là tự nguyện và không có
tranh chấp. Theo thủ tục này các bên sẽ tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để xác định nhân thân giữa các chủ thể. Do các bên
cha mẹ lo sợ việc nhận cha, mẹ, con ngoài giá thú sẽ ảnh hưởng đến uy tín
công việc, danh dự tiền bạc của họ nên việc này diễn ra không nhiều, chủ
yếu là việc đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú. Cũng có những
trường hợp cha mẹ đã kết hôn hợp pháp với nhau hoặc đã nghỉ hưu mới
chính thức đến UBND để đăng ký nhận cha, mẹ, con. Đối với những
trường hợp người con đã thành niên làm thủ tục nhận cha, mẹ, con trong
trường hợp cha mẹ đã chết mà có sự phản đối của người mẹ hoặc người
cha còn sống hoặc thuộc diện, hàng thừa kế của người chết thì UBND
thường lúng túng khi giải quyết. Trong thực tế việc người mẹ không có
chồng mà sinh con hoặc có chồng ngoại tình mà sinh con thường hay giấu
giếm tên thật của mình trong giấy chứng sinh. Sau đó nếu họ bỏ rơi con
mình thì khai sinh của đứa trẻ lại được dựa trên những thông tin giả đó.
Nếu sau đó người mẹ muốn nhận lại con mình thì thủ tục hành chính rất
khó khăn.
2. Thực tiễn áp dụng thủ tục tư pháp để xác định cha, mẹ, con
Thủ tục tư pháp được giải quyết tại TAND khi có tranh chấp về việc
xác định cha, mẹ, con. Các trường hợp xác định cha, mẹ, con trong giá thú
theo thủ tục tư pháp thường ít hơn nhiều so với các trường hợp ngoài giá
thú. Chủ yếu tập trung vào các trường hợp người mẹ muốn xác định cha
cho đứa con mình sinh ra hoặc người con đã thành niên muốn xác định
cha mình.
Hiện nay theo báo cáo tổng kết hằng năm của ngành tòa án thì số vụ
kiện về hôn nhân gia đình ngày càng tang. Tuy nhiên số vụ kiện về xác
định cha, mẹ con chiếm một tỷ lệ nhỏ, mà thường liên quan đến các vụ
kiên khác như ly hôn, tranh chấp tài sản và con cái khi ly hôn,…
Thực tiễn cho thấy khi giải quyết các vụ việc này, vấn đề xác định

chứng cứ thường rất khó khăn và phức tạp. Hiện nay việc áp dụng kỹ
thuật giám định gen khá phổ biến vì sự chính xác của nó nhưng chi phí
giám định cao, không phải đương sự nào cũng có thể chi trả được.
2. Phương hướng và giải pháp


- Pháp luật về xác định cha mẹ và con phải là sự hiện thực hóa các nguyên
tắc luật định đảm bảo tính khả thi cao trong việc nội luật hóa các văn bản
pháp luật quốc tế về quyền con người.
- Phải là sự kết hợp hài hòa lợi ích của các chủ thể, đồng thời nâng cao ý
thức và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình đối với gia đình và
xã hội.
- Việc xác định cha, mẹ và con phải được đặt trong mối tương quan với
các chế định pháp lý hôn nhân và gia đình với các văn bản pháp luật khác,
rõ ràng và toàn diện đảm bảo tính thống nhất.
- Luật quy định khi có tranh chấp trong việc xác định cha mẹ con thì phải
có chứng cứ và được Tòa án chấp nhận, tuy nhiên Luật lại chưa dự liệu
chứng cứ đó như thế nào. Do đó Luật HN&GĐ và các văn bản liên quan
cần bổ sung những quy định về chứng cứ nhằm xác định cha mẹ con
chính xác và khách quan.
- Luật HN&GĐ cần quy định rõ hơn về thẩm quyền xác định cha mẹ con
theo thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp. Hiện nay Luật HN&GĐ mới
chỉ quy định chung chung về quyền nhận cha, mẹ và những người có yêu
cầu xác định cha mẹ con mà chưa phân định rõ thẩm quyền của loại việc
này.
- Cần tuyên truyền cho người dân về thủ tục xác định cha mẹ con nhằm
giúp họ tự chủ trong việc quyết định nhận cha mẹ con của mình. Những
người có con ngoài giá thú thường rất ngại khi phải làm thủ tục công nhận
cha mẹ con vì sợ điều tiếng xã hội. Theo đó, khi làm thủ tục đăng ký nhận
cha, mẹ, con thì UBND nên giải quyết nhanh gọn hợp tình hợp lý và cũng

nên giữ kín các thông tin về nhân thân của các bên.

III. KẾT LUẬN
Gia đình là nền tảng của xã hội, là sự liên kết của nhiều người dựa trên
cơ sở hôn nhân huyết thống, nuôi dưỡng, cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau
cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Gia đình là môi trường giúp trẻ em phát
triển toàn diện cả về thể lực và chí lực. Vì vậy thủ tục xác định cha, mẹ,
con nhằm xác định thân phận của các chủ thể, làm ổn định các mối quan
hệ trong gia đình nói riêng và các mối quan hệ ngoài xã hội nói chung,
đảm bảo cho trẻ em một mái ấm gia đình thực sự là một việc làm quan
trọng trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, ĐH Luật HN,2009
2. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000
3. Nguyễn Thị Lan: Xác định cha, mẹ, con theo Luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam, lí luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ thạc sĩ ĐH Luật HN 2009
4. Nghị định của Chính Phủ số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng
kí và quản lí hộ tịch.
5. Nghị đinh số 06/2012/NĐ-CP của chính phủ ngày 2/2/2012 Sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch,hôn nhân và gia đình và
chứng thực
6. Trang webside:




A.MỞ BÀI
B. NỘI DUNG

I.Những vấn đề về lý luận về xác định cha, mẹ, con
1. Khái niệm cha, mẹ, con
2. Khái niệm xác định cha, mẹ, con
3. Ý nghĩa của nguyên tắc xác định cha, mẹ con
4. Thủ tục xác định cha,mẹ, con
II.Phân biệt xác định cha, ,mẹ, con theo thủ tục hành chính và theo thủ tục tư
pháp
1. Thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp xác định cha, mẹ, con khi có hôn
nhân hợp pháp
2. Thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ
không có cuộc hôn nhân hợp pháp
3. Thủ tục xác nhận cha,mẹ con khi con sinh ra theo phương pháp khoa học
III. Nhận xét chung về các qui định pháp luật về thủ tục xác định cha, mẹ,
con trong thực tế
1. Thực tiễn áp dụng xác định cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính
2. Thực tiễn áp dụng xác định cha,mẹ, con theo thủ tục tư pháp
3. Phương hướng và giải pháp
C.KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO




×