Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích điều 774 bộ luật dân sự 2005 về bảo hộ quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.13 KB, 5 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay và xu hướng toàn
cầu hóa đã trở thành một tất yếu thì việc hoàn chỉnh các quy định về quyền tác giả
và bảo hộ quyền tác giả ngày càng trở nên quan trọng, nhất là hoàn thiện những
quy định về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài. Và để đáp ứng yêu cầu đó,
Bộ luật Dân sự năm 2005 đã dành Điều 774 để quy định về bảo hộ quyền tác giả
có yếu tố nước ngoài. Bài tiểu luận của em xin đi sâu phân tích và làm rõ hơn vấn
đề này.

NỘI DUNG CHÍNH
Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài được quy định tại
Điều 774 BLDS 2005 với nội dung “Quyền tác giả của người nước ngoài, pháp
nhân nước ngoài đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt
Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam được
bảo hộ theo quy định của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
1.Chủ thể được bảo hộ :
Theo như Điều 774 BLDS thì có thể thấy chủ thể được bảo hộ quyền tác giả
đã được quy định rõ. Gồm những tác giả là:
 Cá nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng
tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam. Người nước ngoài theo quy
định của pháp luật Việt Nam là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm
người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch. Pháp nhân nước ngoài là
pháp nhân được thành lập ở nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài nhưng thành
1


lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam, hoặc có các hoạt động thương mại
tại Việt Nam. Những đối tượng này có các tác phẩm được sáng tạo ra, và các tác
phẩm đó phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định thì sẽ được bảo hộ.
 Cá nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố


lần đầu tiên tại Việt Nam.



Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều

ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên
2, Điều kiện để được bảo hộ :
Thứ nhất, quyền tác giả của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài sẽ
được bảo hộ tại Việt Nam nếu có các tác phẩm được công bố phổ biến lần đầu tiên
tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam.
" Được sáng tạo " ở đây có nghĩa là tác phẩm đó phải do tác giả trực tiếp
sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người
khác. Cá nhân và pháp nhân người nước ngoài sẽ được pháp luật Việt Nam bảo hộ
quyền tác giả tại Việt Nam đối với tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật
“Tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến ở Việt Nam” là những tác
phẩm được sáng tạo, hình thành ra mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào trước
khi công bố tại Việt Nam1, hoặc có thể các tác phẩm này đã được thể hiện dưới
dạng vật chất từ trước đó tại một quốc gia khác, nhưng vẫn chưa được tác giả công
bố ra, cho đến khi tác giả của tác phẩm công bố tác phẩm đó trên lãnh thổ Việt
Nam thì được bảo hộ theo quyền tác giả của pháp luật Việt Nam. Đối với trường
hợp thứ nhất này người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài đều có các quyền và
nghĩa vụ như công dân và pháp nhân Việt Nam.

1 Khoản 1 Điều 1 NĐ 85/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 100/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của BLDS, Luật SHTT về quyền tác giả và quyền liên quan.

2



Thứ hai, trong trường hợp người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài có
tác phẩm được công bố, phổ biến, xuất hiện lần đầu ở nước ngoài, thì chỉ có thể
được bảo hộ tại Việt Nam nếu được điều ước quốc tế Việt Nam ký kết hoặc gia
nhập có quy định. Trong trường hợp này người nước ngoài và pháp nhân nước
ngoài được đảm bảo các quyền và nghĩa vụ theo quy định của điều ước quốc tế.
3, Cơ sở bảo hộ :
a, Theo quy định của pháp luật Việt Nam :
Theo pháp luật Việt Nam thì vấn đề bảo hộ quyền tác giả của người nước
ngoài, pháp nhân nước ngoài được quy định tại một số các văn bản như : BLDS
2005 (từ Điều 736-743); Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009; Nghị định số
100/2006/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLDS,
Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan; Nghị định số 85/2011/NĐ
- CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2006/NĐ - CP, Nghị định 47/2009/NĐ-CP
về quyền tác giả, quyền liên quan....
b, Theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên :
Theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, quyền tác giả của
người nước ngoài có thể bảo hộ theo điều ước quốc tế song phương như: Hiệp định
bản quyền Việt Nam-Hoa Kỳ năm 1997, Hiệp định bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
giữa Việt Nam-Thụy Sĩ năm 2000, Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ
(chương II) năm 2000. Quyền tác giả của người nước ngoài có thể bảo hộ theo điều
ước quốc tế đa phương như: Công ước Berne năm 1886 (Việt Nam tham gia năm
2004), Hiệp định TRIPs năm 1995 (Việt Nam tham gia năm 2007).

3


III. ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG QUY ĐỊNH CỦA ĐIỀU 774 BLDS VỀ BẢO
HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, PHÁP NHÂN NƯỚC
NGOÀI.
Về cơ bản, nội dung Điều 774 BLDS 2005 đã quy định khá chi tiết về chủ thể

được bảo hộ, điều kiện cũng như cách thức được bảo hộ về quyền tác giả của
người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài. Điều luật này được xem là nguyên tắc, là
nền tảng để phát triển thêm những quy định khác về vấn đề bảo hộ quyền tác
giả.Quy định cũng góp phần giúp cho các cá nhân người nước ngoài, pháp nhân
nước ngoài được bảo hộ quyền tác giả của mình về mặt pháp lý, thực hiện các cam
kết của Việt Nam khi tham gia vào các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên.
Tuy nhiên, điều luật cũng thể hiện một số những hạn chế so với những quy
định trong Luật sở hữu trí tuệ hay trong những điều ước quốc tế mà Việt Nam tham
gia.
Thứ nhất, quy định tại Điều 774 BLDS có nội dung hẹp hơn so với các điều
ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia về bảo hộ quyền tác giả của người nước
ngoài, pháp nhân nước ngoài. Ví dụ như theo quy định của Công ước Berne, thì
công ước này cũng bảo hộ đối với các tác phẩm đã được công bố trước đó được
phát hành với sự đồng ý của tác giả, không phân biệt phương pháp cấu tạo các bản
sao, miễn là sự ra đời của các bản đó đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng.
Thứ hai, Điều luật không có những quy định về giới hạn bảo hộ quyền tác giả
hay thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Thứ ba, đó là vấn đề thực hiện việc bảo hộ theo điều 774BLDS, cũng như
các quy định về bảo hộ quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài
vẫn chưa thực sự hiệu quả. Vẫn còn rất nhiều trường hợp xâm phạm quyền tác giả
4


của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài hiện nay về các lĩnh vực như xuất
bản, điện ảnh, đặc biệt là phần mềm máy tính…Vì vậy, cần thiết phải có các biện
pháp xử lý các trường hợp này như biện pháp hành chính, hình sự, dân sự,…đảm
bảo bảo hộ quyền tác giả được hiệu quả hơn.
C.KẾT LUẬN
Bảo hộ quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài là một vấn

đề quan trọng trong thời kỳ Việt Nam ngày một hội nhập quốc tế, và cụ thể hóa tại
Điều 774 BLDS về vấn đề này. Điều luật đã quy định khá rõ về bảo hộ quyền tác
giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những
hạn chế nhất định, do vậy thiết nghĩ cần có những sửa đổi, bổ sung sao cho hợp lý
để quyền tác giả của ng nước ngoài pháp nhân nước ngoài ngày một được bảo hộ
hiệu quả hơn./

5



×