Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Làm rõ điều 758 Bộ luật dân sự 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.77 KB, 2 trang )

Làm rõ điều 758 Bộ luật dân sự 2005. Anh( chị) có cho rằng, cần phải sửa đổi
điều luật này hay không?
BÀI LÀM
Việt Nam là một trong những quốc gia có quan điểm về khái niệm Tư pháp quốc tế
với tư cách là một ngành luật có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm: các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm: quan
hệ dân sự, kinh tế, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động có yếu tố nước ngoài
phát sinh giữa các thể nhân và pháp nhân. Việt Nam giống như một số nước trên
thế giới có phân bố rải rác các quy phạm Tư pháp quốc tế trong nhiều đạo luật khác
nhau. Trong phạm vi từng bộ luật, luật,... đã đưa ra các quy phạm pháp luật nhằm
điều chỉnh các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài và các quan hệ có yếu tố
nước ngoài đó phần lớn lại được hướng dẫn điều chỉnh cụ thể hơn trong các nghị
định, thông tư.. Trong đó phải kể đến Bộ luật dân sự năm 2005. Trong phạm vi bài
làm này, em sẽ đi phân tích làm rõ điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005.
Điều 758 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là
quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa
các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài
sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”
Theo đó ta thấy:
Yếu tố nước ngoài ở đây là:
+ Có ít nhất chủ thể tham gia quan hệ này là nước ngoài. Chủ thể nước ngoài có thể
là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, nhà nước nước ngoài (ví dụ một quan
hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với công dân Pháp, chủ thể nước ngoài là
công dân Pháp).
+ Khách thể của quan hệ này liên quan đến tài sản, công việc ở nước ngoài (ví dụ:
một quan hệ thừa kế tài sản giữa công dân Việt Nam với công dân Mỹ, tài sản thừa
kế đang tồn tại trên lãnh thổ Mỹ; việc gửi giữ tài sản giữa một công dân Việt Nam
tại một đại lý ở nước ngoài thì trách nhiệm bảo quản tài sản là khách thể của quan


hệ đó…).
+ Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ này xảy ra ở nước
ngoài (ví dụ: pháp nhân Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng hoá với pháp nhân
Nhật bản tại Tokyo, việc ký kết hợp đồng là một sự kiện pháp lý).
Dựa vào lý luận và thực tiễn Tư pháp quốc tế cho thấy, điều luật trên quy định
về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có những điểm khác sau đây:
+ Về khách thể: điều luật chỉ quy định khách thể của quan hệ này là công việc,
tài sản tồn tại ở nước ngoài. Trong thực tiễn, khách thể của quan hệ này còn có thể
là công việc phải làm hoặc không được làm ở nước ngoài (chẳng hạn quan hệ về
gửi giữ tài sản giữa công dân Việt Nam và đại lý nước ngoài trong ví dụ đã nêu).
Vì vậy, theo em, trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật, sự cần thiết đặt
ra là phải quy định chặt chẽ, chính xác về các khái niệm pháp lý, trên cơ sở đó nâng
cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội.
Riêng đối với điều 758, ý kiến cá nhân em thì cho rằng cần bổ sung thêm quy
định về khách thể của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể và rõ ràng hơn để
có được sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn tư pháp quốc tế.
2

×