Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến trung quốc qua ba triều đại tần, đường, minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.78 KB, 6 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu ……………………………………………………………….
I. Tổ chức bộ máy nhà nước triều Tần ……………………………………
II. Tổ chức bộ máy nhà nước triều Đường…………………………………
III. Tổ chức bộ máy nhà nước triều Minh …………………………………
IV. Kết luận ……………………………………………………………….

2
2
3
4
5

Bộ máy Nhà nước là tổng thể các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến
địa phương hợp thành hệ thống được tổ chức, hoạt động theo những nguyên
1


tắc thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng
của Nhà nước. Là một kiểu nhà nước tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại,
nhà nước phong kiến có bộ máy nhà nước với nhiều đặc trưng riêng. Trong
các nhà nước phong kiến từng tồn tại trên thế giới, nhà nước phong kiến
Trung Quốc là một trong những nhà nước phong kiến điển hình và hùng mạnh
bậc nhất. Việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung
Quốc dưới triều Tần, Đường, Minh có vai trò quan trọng trong việc nghiên
cứu lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới. Vì vậy, trong phạm vi bài luận này,
nhóm chúng em đi sâu vào đề tài "Phân tích quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ
chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc qua ba triều đại Tần, Đường,
Minh".
I. Tổ chức bộ máy nhà nước triều Tần (221 TCN – 206 TCN)
Bộ máy nhà nước Tần với thể chế quan liêu rât quy mô và đầy đủ, đặt


cơ sở cho việc xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc suốt hơn
2000 năm. Sau khi thống nhất Trung Quốc, dựa trên tư tưởng pháp – tôn quân
đại thông nhất, Tần Thủy Hoàng là xây dựng bộ máy nhà nước trung ương tập
quyền mạnh mẽ theo chính thể quân chủ chuyên chế.
Hoàng đế là người nắm mọi quyền lực nhà nước. Dưới Hoàng Đế là bộ
máy quan lại Trung ương gồm Tam Công và Cửu Khanh. Tam Công là ba
chức quan đầu triều gồm Thừa tướng, Thái úy và Ngự sử đại phu. Thừa tướng
là tổng quản chính vụ, giúp Hoàng Đế cai trị dân, nắm thu chi của nhà nước,
quản lí các công trình công cộng trong toàn quốc. Thái úy phụ trách về quân
sự. Ngự sử đại phu nắm giữ văn thư quan trọng và giám sát các quan. Dưới
Tam Công là Cửu Khanh gồm 9 viên quan phụ trách các công việc khác như:
Phụng thường quản lý nghi thức tôn giáo; Lang trung lệnh quản lý cung điện
nhà vua; Vệ úy quản binh, đốn lính, lực lượng bảo vệ nhà vua; Thái tộc quản
lý ngựa trong nước; Đình úy trông coi việc binh; Điển khách quản lý dân tộc
thiểu số, chính sách đối ngoại; Tòng chính quản lý công việc hoàng thất; Trị
túc nội sử quản lý thu thuế; Thiếu phủ quản lý thủ công nghiệp. Cửu khanh là
2


cơ quan giúp việc cho nhà vua, chịu sự quản lý của tam công, tên quan, chức
danh đều do Tần Thủy Hoàng bổ nhiệm. Bộ máy nhà nước ở trung ương được
Tần Thủy Hoàng xây dựng tương đối quy củ, chặt chẽ, bước đầu có sự phân
công, phân nhiệm rõ ràng.
Đối với địa phương, Tần Thủy Hoàng không thi hành chế độ phân
phong mà chia cả nước thành 36 quận, đứng đầu là Quận thú, dưới Quận thú
là Quận úy (coi việc binh) và Quận giám (giám sát quan lại, thực hành quyền
tư pháp). Mỗi quận lại chia ra một số huyện do Huyện lệnh cai trị. Các quan ở
quận huyện đều do trung ương bổ nhiệm. Như vậy từ thời Tần, chế độ quận
huyện lần đầu tiên xuất hiện. Dưới huyện là xã, đứng đầu là xã trưởng.
Qua xem xét bộ máy quản lý ở trung ương và địa phương có thể nhận

thấy đây là lần đầu tiên xuất hiện chức quan giám sát quan lại (Ngự sử đại
phu và Quận giám), lần đầu tiên vua tiến hành sự giám sát, hạn chế sự lộng
quyền, lạm quyền của quan lại. Rõ ràng, bộ máy nhà nước của triều Tần dược
tổ chức một cách quy củ, chặt chẽ. Đó là sự phát triển cả về lượng và chất. Có
thể nói đây là cuộc cải cách tổ chức bộ máy nhà nước lần đầu tiên của Trung
Quốc. Nó đặt cơ sở nền móng cho sự hoàn thiện chính thể quân chủ chuyên
chế của các triều đại sau.
II. Tổ chức bộ máy nhà nước triều Đường (618 – 907)
Nhà Đường tiến hành cuộc cải cách về tổ chức bộ máy nhà nước, nhằm
củng cố và tăng cường chính thể quân chủ chuyên chế. Tam sảnh (Tam tỉnh);
Lục bộ bắt đầu có từ nhà Tùy, giờ đây được phát triển và hoàn thiện, trở thành
xương sống của hệ thống quan liêu. Tam Sảnh bao gồm:
Thượng thư sảnh (Thượng thư tỉnh) giúp vua quản lí các công việc nhà
nước. Thượng thư sảnh gồm 6 bộ: Bộ lại: phục trách việc quản lí quan lại; Bộ
lễ: phụ trách việc lễ nghi, triều tiết; Bộ hình: quản lí việc xét xử; Bộ hộ: quản
lí việc hộ, hôn, điền sản; Bộ binh: phục trách về quân sự; Bộ công: quản lí thủ
công nghiệp, buôn bán.
Trung thư sảnh (Trung thư tỉnh): soạn thảo văn bản luật lệnh.
3


Mộn hạ sảnh (Môn hạ tỉnh): tuyên cáo và giám sát việc thi hành luật
lệnh.
Tam Sảnh tuy có sự phân công, nhưng vẫn phải phối hợp với nhau
trong công việc. Đứng đầu Tam Sảnh và hệ thống quan lại triều đình là tể
tướng (thừa tướng). Đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư, phó chức là Thị lang.
Ngoài ra nhà Đường còn lập một số cơ quan khác như: Đại lí tự – cơ quan xét
xử tối cao; Ngự sử đài – kiểm sát tối cao.
Qua chính quyền trung ương của nhà Đường, ta có thể nhận thấy sự
manh nha trong việc phân quyền trong tổ chức bộ máy thành quyền lập pháp,

hành pháp và tư pháp; tuy rằng nhà vua vẫn nắm giữ tất cả quyền lực trong
tay, vua vẫn là người có quyền ra mọi quyết định, chỉ đạo mọi việc theo ý
muốn – lời nói của vua là pháp luật. Ngoài ra bộ máy quan liêu của nhà
Đường lớn mạnh hơn so với nhà Tần: mỗi cơ quan chuyên môn đều do một
bộ quả lý chứ không phải chỉ do một người phụ trách, đứng đầu mỗi bộ là
Thượng thư và có phó chứ Thị lang – thể hiện sự phân cấp rõ ràng trong quản
lý.
Về bộ máy quản lý địa phương: cả nước chia làm 10 đạo (đến thế kỉ
VIII tăng lên 15 đạo). Đứng đầu mỗi đạo là Tiết độ sứ. Dưới đạo vẫn là quận
(châu), huyện… như trước đây. Quan lại từ cấp huyện trở lên đều do triều
đình bổ nhiệm. Phương thức tuyển bổ quan lại là thông qua con đường khoa
cử.
III. Tổ chức bộ máy nhà Minh (1368 – 1644)
Để tập trung quyền lực đến cao độ vào tay Hoàng Đế, chức thừa tướng
bị bãi bỏ và thay thế bằng các đại học sĩ: đứng đầu nội các, tham gia chính sự,
cố vấn nhà vua. Tam sảnh được sáp nhập vào lục bộ và trở thành cơ quan
xương sống của chính quyền nhà Minh, giúp việc cho lục bộ là lục tự. Từng
bộ của lục bộ phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhà vua. Ngự sử đài được
đổi tên thành Đô sát viện, với chức năng được mở rộng: định tội, hoạch tội
các quan, hoàng thái tử. Trong quá trình hoạt động, Đô sát viện phối hợp với
4


Đại lí tự và Bộ hình – tam phát ty hội thẩm. Các chức tước Vương bị phế bỏ
để tập trung quyền lực vào tay vua. Ngoài ra, còn có hàn lâm viện soạn thảo
các văn kiện; đông các viện sửa chữa các văn kiện; quốc tử giám trông coi
việc giáo dục; tư thiên giám coi thiên văn và định lịch pháp…
Nhà Minh đổi Đạo, quận (châu), huyện thành tỉnh, phủ, huyện, xã.
Quyền hành ở Đạo trước đây tập trung vào mộ quan chức, nay quyền hành ở
tỉnh được chia cho Tam ti: Thừa tuyên bố chính sứ ti nắm quyền quản lí hành

chính, Đề hình án sát sứ ti nắm quyền tư pháp, Đô chỉ huy sứ ti nắm quyền
chỉ huy quân sự. Tam ti do triều đình trực tiếp chỉ huy và thường xuyên chịu
sự giám sát của Đô sát viện, các giám sát ngự sử. Cấp tỉnh là khu vực lớn
nhất, dễ xưng hùng bá nên quyền lực ở đó được chia nhỏ ra như vậy. Đứng
đầu phủ là tri phủ, ở huyện là tri huyện, ở xã là xã trưởng.
Sự tiến bộ, hoàn thiện trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời Minh
thể hiện ở cả trung ương lẫn địa phương theo hai phương diện:
Bỏ bớt khâu trung gian, Hoàng Đế trực tiếp chỉ huy các quan chức quan
trọng.
Quyền hành không tập trung vào một quan chức mà được tản ra nhiều
cơ quan khác nhau như Lục bộ, Tam ti.
IV. Kết luận
Trải qua các triều đại, bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc ngày
càng được tổ chức một cách quy củ, chặt chẽ hơn với cùng một mục đích là
củng cố và tăng cường chính thể quân chủ chuyên chế. Có thể nói, cơ cấu tổ
chức bộ máy nhà nước Trung Quốc có những giá trị nhất định, không chỉ đối
với thời kì phong kiến mà còn là nền tảng cho việc tổ chức bộ máy nhà nhà
nước trong giai đoạn hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

5


Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới / Trường Đại học Luật
Hà Nội - Phạm Điềm, Vũ Thị Nga chủ biên / NXB Công an nhân dân, 2003

6




×