Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

tìm hiểu quy định của pháp luật về di chúc chung của vợ chồng (8 điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.7 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….

2

NỘI DUNG…………………………………………………………………………..

2

I.

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA

VỢ CHỒNG…………………………………………………………………………

2

Khái quát chung về di chúc……………………………..……………………
Quy định của pháp luật về di chúc chung của vợ chồng…………. …………
Khái quát về lịch sử vấn đề di chúc chung của vợ chồng……………………
Quy định của pháp luật về di chúc chung của vợ chồng…………………….

2
3
4
5

1.


2.
2.1
2.2
II.

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN

HÀNH VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT…..

9

1. Một số ý kiến về quy định của pháp luật về di chúc chung của vợ, chồng…..
1.1 Về quyền lập di chúc chung của vợ, chồng và nguyên tắc tự nguyện cá nhân

9

1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
2.

trong việc lập di chúc………………………………………………………..
Về nội dung và mục đích của di chúc chung của vợ, chồng………………....
Về hình thức của di chúc chung của vợ chồng……………………………….
Về quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng….
Về hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng………………………………..
Về chấm dứt sự tồn tại của di chúc chung của vợ, chồng……………………
Hướng giải quyết……………………………………………………………..


10
10
13
15
16
17
18

KẾT LUẬN………………………………………………………………………….

21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………….........................

22

MỞ ĐẦU
1


Di chúc chung của vợ chồng là một trong những nội dung quan trọng được
quy định trong Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện hành. Tuy nhiên pháp luật hiện hành
mới chỉ có những quy định mang tính chất định khung chứ chưa có quy định cụ thể
về vấn đề này, vì vậy vấn đề di chúc chung của vợ chồng còn gây ra nhiều bất cập
trong thực tiễn áp dụng và thi hành. Từ đó em chọn đề tài DI CHÚC CHUNG CỦA
VỢ CHỒNG nhằm tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về vấn đề. Qua đó đưa ra một
số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề di chúc chung của vợ
chồng. Trong quá trình làm bài do nhận thức còn hạn chế tất yếu sẽ có những sai
xót, kính mong thầy, cô đóng góp ý kiến để bài được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I.
1.
I.1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
Khái niệm và đặc điểm của di chúc
Khái niệm di chúc
Di chúc là một loại giao dịch dân sự đặc biệt, là sự thể hiện ý chí đơn

phương của chủ thể lập di chúc. Ðiều 646 Bộ Luật Dân Sự (BLDS) năm 2005 quy
định về di chúc: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản
của mình cho người khác sau khi chết”. Theo quy định này thì di chúc có các yếu
tố sau:
-

Đó là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ thể nào
khác;
Theo như quy định của pháp luật thì chỉ có cá nhân mới có quyền lập di chúc.

Các chủ thể khác như pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình không có quyền này. Tuy
nhiên cũng không phải cá nhân nào cũng có quyền lập di chúc. Tại Ðiều 647
2


BLDS quy định về điều kiện của người lập di chúc:
“1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị
bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành

vi của mình.
2.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc,
nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”.
Như vậy, mọi cá nhân có tài sản và muốn lập di chúc mà phù hợp với các

quy định có liên quan của pháp luật thì có thể lập di chúc.
-

Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản là di sản của mình cho người
khác;
Một di chúc thì trong nội dung của nó phải có mục đích là chuyển tài sản của

mình cho người khác. Ðiều 634 quy định về di sản: “Di sản bao gồm tài sản riêng
của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Di sản của người lập di chúc có thể là tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người
đã chết để lại (trong một số trường hợp di sản có thể là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ
tài sản).
-

Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết.
Điều này phù hợp theo như quy định tại khoản 1 Điều 633 BLDS quy định:

“Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Tòa
án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định
tại khoản 2 Ðiều 81 của Bộ luật này”. Như vậy,thời điểm mở thừa kế là thời điểm
người có tài sản chết.
I.2
-


Đặc điểm của di chúc:
Là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc. Hành vi pháp lý đơn
phương thể hiện ý chí của riêng người lập di chúc, người lập di chúc không
cần phải bàn bạc hay hỏi ý kiến của bất kỳ ai khi quyết định nội dung của di
chúc, (trừ trường hợp di chúc chung của vợ, chồng).
3


-

Di chúc phải theo một hình thức nhất định. Hình thức của di chúc phải là sự
thể hiện ra bên ngoài ý chí của người lập di chúc. Có hai hình thức là bằng
văn bản hoặc bằng miệng. Tuy nhiên, nhìn chung hình thức di chúc bằng văn

-

bản được sử dụng rộng rãi hơn vì hình thức này có tính pháp lý cao hơn.
Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc.
Dựa trên nguyên tắc chủ sở hữu có tài sản có quyền định đoạt tài sản của
mình là cơ sở để người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc
hủy bỏ di chúc. Vì vậy, di chúc không mang tính ổn định mà dễ thay đổi

-

theo ý chí của người lập di chúc.
Di chúc có hiệu lực từ thời điểm người lập di chúc chết. Khoản 1 Điều 667
BLDS quy định: “Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế”.
Dù một người có lập bao nhiêu di chúc đi chăng nữa thì những bản di chúc
đó chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết. Điều này đảm bảo cho lợi

ích cũng như bảo vệ quyền của người lập di chúc.

2. Quy định của pháp luật về di chúc chung của vợ chồng
2.1

Khái quát về lịch sử vấn đề di chúc chung của vợ chồng
Do hoàn cảnh lịch sử và xã hội cũng như những hạn chế trong nhận thức

trước đây mà có thể thấy rằng những quy định chung về vấn đề di chúc chung của
vợ, chồng là còn hạn chế. Qua tìm hiểu Bộ luật Hồng Đức và Luật Gia Long thì
không thấy có quy định về vấn đề di chúc chung của vợ, chồng. Và với Luật La Mã
cũng như Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp thì thấy trong bộ luật của họ cũng không
thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ – chồng.
Tuy vậy, khi xem xét thực tế thì việc lập di chúc chung của vợ - chồng lại
được thừa nhận trong tục lệ của nhân dân ta từ lâu. Qua tìm hiểu một số tài liệu có
liên quan thì theo Giáo sư Vũ Văn Mẫu, thực tiễn tục lệ của Việt Nam trong các xã
hội trước đây cho thấy, di chúc chung của vợ, chồng là hình thức di chúc thông
4


dụng và việc vợ - chồng cùng nhau lập di chúc chung, là hiện tượng phổ biến thời
bấy giờ. Bởi lẽ, theo quan điểm của người Việt Nam ta thì tình cảm vợ, chồng nói
riêng và tình cảm gia đình nói chung là những tình cảm cao đẹp cần được duy trì
và phát huy, cho nên việc vợ, chồng cùng lập di chúc chung phần nào đã làm cho
mỗi quan hệ tình cảm trong gia đình được gắn bó và khăng khít hơn.
Bắt đầu bước sang nền xã hội phong kiến, khi nghiên cứu các Bộ Dân luật
của các chế độ trước, thì thấy các Bộ Dân luật Bắc kỳ tại Điều 321 và Dân luật
Trung kỳ tại Điều 313 đều thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ - chồng. Bộ
Dân luật Sài Gòn 1972 tại Điều 572 cũng cho phép vợ - chồng cùng lập di chúc
chung để định đoạt tài sản chung.

Đến nay, pháp luật hiện hành của nhà nước ta cũng có các quy định tương
đối cụ thể vầ vấn đề di chúc chung của vợ chồng. Thể hiện qua thông tư 81TANDTC ngày 24/71981 đã từng nhắc đến di chúc chung của vợ, chồng. Pháp
lệnh Thừa kế 1990 tuy không trực tiếp quy định về di chúc chung của vợ, chồng,
nhưng cũng gián tiếp thừa nhận hiệu lực của di chúc chung. Vấn đề di chúc chung
của vợ, chồng được qui định khá rõ trong BLDS 1995 (Điều 666) và BLDS 2005
(Điều 663). Các quy định này trong BLDS 2005 đã có nhiều sửa đổi so với qui
định của BLDS 1995. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều vấn đề bất cập trong
quy định của pháp luật hiện hành về di chúc chung của vợ chồng.
2.2

Quy định của pháp luật về di chúc chung của vợ chồng
a. Chủ thể có quyền lập di chúc chung của vợ chồng
Điều 663 BLDS quy định: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt

tài sản chung”.

5


Theo như quy định tại Điều 663 BLDS thì chủ thể có quyền lập di chúc
chung của vợ chồng là vợ, chồng. Và phải dựa trên hai mối quan hệ là quan hệ hôn
nhân và quan hệ tài sản.
Về quan hệ hôn nhân: chồng phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp. Theo
quy định của luật hôn nhân và gia đình, quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam, nữ
được pháp luật thừa nhận khi họ tuân thủ các điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn
theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, theo nghị định số 35/2000/QH10 ngày
9/6/2000 của Quốc hội; nghị định số 77/2001/NĐ-CP; thông tư liên tịch số
01/2001/TTLT… thì một số trường hợp mặc dù vi phạm điều kiện kết hôn nhưng
vẫn được pháp luật thừa nhận có quan hệ hôn nhân. Đó là các trường hợp sau:
+) Là cán bộ, bộ đội miền Nam đã có vợ hoặc chồng ở miền Nam, tập kết ra

Bắc (1954) lại lấy vợ hoặc chồng khác. Sau khi đất nước thống nhất (30/4/1975) họ
trở về đoàn tụ với gia đình và thự tế đã tồn tại một người có hai vợ hoặc hai chồng.
Mặc dù vậy, do hoàn cảnh chiến tranh cho nên việc kết hôn của họ không bị coi là
trái pháp luật.
+) Là nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng chưa đăng ký kết hôn
trước ngày 03/01/1987 (ngày luật hôn nhân à gia đình năm 1986 có hiệu lực) khi
Luật hôn nhân và gia đình có hiệu lực, dù họ có đăng ký với nhau hay không đăng
ký thì quan hệ của họ vẫn được pháp luật công nhận.
+) Là nam, nữ chung sống với nhau như vợ, chồng từ ngày 03/01/1987 (ngày
luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) trở đến ngày 01/01/2001 (ngày
luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực) mà có đủ điều kiện kết hôn nhưng
chưa kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng thì họ có nghĩa vụ đăng
ký kết hôn trong thời hạn hai năm kể từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003.

6


Trong thời hạn này dù họ có tiến hành đăng ký kết hôn hay chưa đăng ký thì quan
hệ vợ chồng vẫn được pháp luật công nhận.
Về quan hệ tài sản: Tài sản chung của vợ, chồng được xây dựng thành một
chế định cơ bản trong luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Chỉ khi có tài sản
chung thì vợ, chồng mới có thể thiết lập di chúc chung. Khi vợ hoặc chồng muốn
thiết lập các giao dịch có liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng thì nhất thiết
phải vì lợi ích chung của gia đình, phải có sự đồng ý của bên kia và trong trường
hợp có thiệt hại thì vợ chồng phải liên đới chịu trách nhiệm. Chế độ tài sản chung
của vợ, chồng được pháp luật ghi nhận và quy định trên cơ sở sự phát triển của
điều kiện kinh tế - xã hội. Nhà nước ta ghi nhận chế độ tài sản chung của vợ, chồng
trước hết dựa trên cơ sở bình đẳng giữa vợ và chồng về mọi phương diện
Vậy, chủ thế có quyền lập di chúc chung của vợ chồng là vợ, chồng có quan
hệ hôn nhân hợp pháp và có tài sản chung.

b.

Nội dung của di chúc chung của vợ chồng
Điều 663 BLDS quy định: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt

tài sản chung”. Vậy nội dung và mục đích của di chúc chung vợ - chồng: để định
đoạt tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, di chúc chung của vợ chồng chỉ được
lập để định đoạt tài sản chung của vợ chồng, không thấy nói gì đến tài sản riêng
cho nên đối với những tài sản riêng thì họ phải lập một tờ di chúc khác. Trong
trường hợp trong di chúc chung vợ chồng định đoạt cả tài sản chung và tài sản
riêng thì di chúc đó sẽ phát sinh hiệu lực vào hai thời điểm khác nhau.
c.

Hình thức của di chúc chung của vợ chồng
Hình thức của di chúc chung của vợ chồng cũng có hai hình thức như hình

thức di chúc của cá nhân đó là di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng.
7


-

Di chúc bằng văn bản là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết có
chứng nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Bao gồm các loại sau:

+) Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (Điều 655 BLDS)
+) Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Điều 656 BLDS)
+) Di chúc bằng văn bản có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn chứng
nhận của Công chứng nhà nước (Điều 657 BLDS)

Ngoài ra, theo Điều 660 BLDS thì có quy định về di chúc bằng văn bản có
giá trị như di chúc đã được chứng nhận, chứng thực.
-

Di chúc bằng miệng là loại di chúc mà toàn bộ ý chí của người lập di chúc
được thể hiện bằng lời nói. Và chỉ được công nhận là hợp pháp khi đảm bảo
đủ các điều kiện do luật định. Vợ chồng có thể lập di chúc bằng miệng. Tuy
nhiên vì di chúc bằng miệng được xem là loại di chúc có trình tự tiến hành
phức tạp cho nên đối với lạo di chúc này thì pháp luật có những quy định

d.

chặt chẽ.
Sửa đổi, bổ sung, thay thế và hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng
Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng phải

dựa trên nguyên tắc nhất trí, bình đẳng. Khoản 2 Điều 664 BLDS 2005 qui định:
“Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì
phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể
sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”. Để đảm bảo cho
nguyên tắc bình đẳng trong việc quyết định nội dung của di chúc chung mà vợ,
chồng phải có sự thống nhất ý kiến, có sự đồng ý của nhau khi muốn sửa đổi, bỏ
sung, thay thế hay hủy bỏ di chúc đã lập. Chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy
bỏ những phần liên quan đến phần tài sản của mình khi người kia chết trước. Điều
8


này cũng nhằm đảm bảo không sai lệch với ý chí của người để lại di sản đã chết
trước.
Điều này cũng tạo ra sự thống nhất cao cho việc lập di chúc chung cũng như

việc sửa đổi, bổ sung... di chúc chung. Tuy vậy, nếu một bên muốn thay đổi quyết
định trong di chúc chung mà bên kia không đồng ý, thì các bên cũng không được
quyền thay đổi.
e.

Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ chồng
Điều 668 BLDS 2005 quy định: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực

từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”.
Theo như quy định này thì trong trường hợp vợ, chồng cùng lập di chúc
chung mà có một người chết trước, thì phần di chúc liên quan đến phần di sản của
người chết trong tài sản chung chưa có hiệu lực pháp luật. Sau khi cả hai vợ chồng
đều chết thì di chúc chung mới có hiệu lực. Pháp luật quy định như vậy để đảm bảo
cho vợ hoặc chồng còn sống tiếp tục khai thác tài sản chung có hiệu quả.
Đồng thời giải pháp này đã đơn giản hoá việc thực thi di chúc chung của
BLDS năm 2005 (vì chỉ chia thừa kế theo di chúc chung một lần), so với giải pháp
của BLDS năm 1995 đã quy định trước đây.
II.

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ, CHỒNG VÀ HƯỚNG GIẢI

1.

QUYẾT
Một số ý kiến về quy định của pháp luật hiện hành về di chúc chung của
vợ, chồng.
Cũng như các vấn đề khác, di chúc chung của vợ chồng tuy đã được các nhà

làm luật dự liệu và quy định tương đối khái quát và cụ thể trong BLDS cũng như

9


các văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, hiện nay khi xem xét và nghiên cứu về vấn đề
này thì thấy có nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến những bất cập trong quy định
về di chúc chung của vợ chồng. Dưới đây là một số ý kiến.
1.1

Về quyền lập di chúc chung của vợ - chồng và nguyên tắc tự nguyện cá
nhân trong việc lập di chúc
Theo như quy định tại Điều 646 BLDS 2005 thì: “Di chúc là sự thể hiện ý

chí của cá nhân nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Theo đó, di chúc được xem là phương tiện pháp lý để cá nhân định đoạt tài sản
thuộc quyền sở hữu của mình. Di chúc không thể là giao dịch dành cho mọi chủ
thể hay một cộng đồng chủ thể. Mặt khác, vấn đề thừa kế di sản là vấn đề pháp lý
liên quan tới thân trạng và quyền lợi vật chất của một cá nhân, được tiến hành sau
khi cá nhân chết. Như vậy, Điều 663 quy định di chúc chung của vợ, chồng đã tạo
ra sự mâu thuẫn so với Điều 646 nói trên. Mặt khác, việc thừa nhận di chúc chung
của vợ chồng sẽ kéo theo các vấn đề pháp lý phức tạp khác rất khó xử lý về mặt kỹ
thuật pháp lý. Ví dụ như xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc chung, việc
sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung, chấm dứt di chúc chung...
Ý kiến trên cũng có cơ sở như đã phân tích ở trên. Tuy vậy, có thể thấy rằng
quy định di chúc chung của vợ chồng lại rất phù hợp và cần thiết nếu thiên về
nguyên tắc củng cố tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình, tạo cho vợ,
chồnchig có sự đồng thuận bàn bặc và nêu ý kiến thể hiện ý chí của mình trong
việc định đoạt tài sản của mình.
1.2
-


Về nội dung và mục đích của di chúc chung của vợ - chồng
Di chúc chung có phải chỉ dùng để định đoạt tài sản chung của vợ chồng?
Điều 663 BLDS 2005 qui định: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định

đoạt tài sản chung”.
10


Nhà làm luật dường như chỉ dự liệu cho di chúc chung với nội dung là định
đoạt tài sản chung mà không nhắc đến tài sản riêng. Điều đó đã dẫn đến việc nếu
vợ, chồng muốn định đoạt cả tài sản riêng vào bản di chúc đó thì sẽ như thế nào?
Hay nếu như vợ, chồng đã quyết định trong một di chúc chung vừa có phần định
đoạt tài sản chung và vừa có phần định đoạt tài sản riêng thì sẽ ra sao? Trong
trường hợp đó, sẽ có nhiều vấn đề pháp lý đặt ra rất khó xử lý, như: vấn đề hiệu lực
của di chúc chung sẽ được xác định như thế nào; phần di chúc định đoạt tài sản
riêng có phải là một di chúc riêng; sau khi một bên vợ hoặc chồng chết, thì phần di
chúc liên quan tới tài sản riêng của họ có hiệu lực hay chưa... Đây là những vấn đề
pháp lý phức tạp mà BLDS 2005 chưa tiên liệu được.
Thêm một vấn đề đang cần được xem xét, đó là nếu quy định trên được thực
hiện đúng, thì vợ, chồng không thể dùng di chúc chung để định đoạt tài sản riêng
của mình. Điều này sẽ dẫn tới các hệ quả là: Thứ nhất, khi vợ, chồng muốn lập di
chúc chung thì di chúc đó chỉ được định đoạt tài sản chung. Nếu vợ, chồng muốn
định đoạt phần tài sản riêng, thì họ phải lập một tờ di chúc khác. Sẽ phức tạp nếu
một người có nhiều sản nghiệp khác nhau (tài sản riêng hoặc tài sản với vợ hay
chồng hợp pháp khác). Điều này sẽ gây ra trở ngại tâm lý không nhỏ khi người ta
muốn lập di chúc chung, vì như thế sẽ tạo ra thêm nhiều khó khăn cho các bên liên
quan, như phải lập nhiều tờ di chúc khác nhau, thay vì chỉ cần duy nhất một tờ di
chúc. Thứ hai, nếu trong di chúc chung vợ - chồng định đoạt cả tài sản chung và tài
sản riêng thì di chúc đó sẽ phát sinh hiệu lực vào hai thời điểm khác nhau. Điều
này dẫn tới việc, chỉ dựa vào một tờ di chúc, người ta phải chia thừa kế nhiều lần

trên cùng sản nghiệp của một người. Từ đó sẽ phát sinh nhiều vấn đề khác, như
việc xác định người thừa kế bắt buộc, người thừa kế thế vị; sự ra đời của những
người mới nằm trong hàng thừa kế, sau khi một bên vợ hoặc chồng chết mà di
chúc chung vẫn chưa phát sinh hiệu lực; cơ sở để xác định giá trị một suất di sản
11


bắt buộc... là những vấn đề pháp lý không dễ dàng giải quyết. Thứ ba, là khi quy
định về tài sản chung của vợ chồng thì cũng còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Thế
nên việc xác định đâu là tài sản riêng, đâu là tài sản chung để tiến hành định đoạt
trong di chúc cũng là một dấu chấm hỏi lớn, gây khó khăn cho cả người lập di chúc
khi tiến hành định đoạt di chúc, đồng thời cũng gây ra những khó khăn nhất định
trong quá trình Tòa án giải quyết khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến di chúc
chung của vợ, chồng.
-

Thừa kế lẫn nhau giữa vợ và chồng
Giữa vợ và chồng có mối quan hệ tình cảm đặc biệt khăng khít, pháp luật

quy định họ thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau. Vậy khi cùng nhau để lại di
chúc chung họ có thể để thừa kế lẫn nhau được không? Tài sản được định đoạt
trong di chúc là tài sản chung của vợ chồng, nếu có thể để lại thừa kế cho người vợ
hoặc chồng thì phần di sản được hưởng được tính là di sản chung hay chỉ là di sản
riêng của người kia.
-

Ngoài ra việc quy định như vậy còn xâm phạm đến quyền lợi của những
người thừa kế bắt buộc – ( theo Lê Minh Hùng, “Một số bất cập trong việc
thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ - chồng”. Tạp chí KHPL số 4
(35)/2006)

Vấn đề thừa kế bắt buộc đối với di sản của cá nhân được quy định rõ tại

Điều 699 BLDS 2005. Theo đó, những người thuộc diện thừa kế bắt buộc (cha,
mẹ, vợ hoặc chồng, con chưa thành niên và con đã thành niên mà không có khả
năng lao động) có quyền được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, nếu họ
không được hưởng hoặc thực tế được hưởng ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo
pháp luật. Nhưng trong trường hợp, di chúc chung chỉ để lại thừa kế cho một số
người mà không dành phần di sản cho những người thừa kế bắt buộc kể trên và
cũng không dành phần di sản cho một bên vợ hoặc chồng, thì những người đó có
12


được chia thừa kế bắt buộc không? Nếu họ vận dụng quy định tại Điều 699 để xin
được hưởng thừa kế bắt buộc thì giải quyết thế nào? Đây cũng là một vấn đề mà
các nhà làm luật chưa dự liệu được.
1.3 Về hình thức của di chúc chung của vợ - chồng
Cũng giống như di chúc cá nhân, di chúc chung của vợ chồng có hai hình
thức là di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy
không phải lúc nào hình thức di chúc cá nhân cũng đều phù hợp với di chúc chung
của vợ, chồng được. Theo như những tài liệu liên quan tìm hiểu về vấn đề này thì
còn gặp phải một số bất cập sau:
-

Vợ, chồng có thể cùng nhau lập di chúc chung bằng miệng?
Theo Điều 651, việc lập di chúc miệng chỉ dành cho cá nhân: “Trong trường

hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác
mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”. Do đó, việc quy
định vợ, chồng cùng lập di chúc chung bằng miệng là rất khó, vì: muốn lập di chúc
chung, vợ - chồng phải có sự bàn bạc và thống nhất ý chí chung trước khi cùng

nhau lập di chúc. Trong tình trạng bị cái chết đe dọa thì điều này là hạn hữu. Khi
không có sự thống nhất quan điểm rõ ràng, thì việc lập di chúc chung sẽ không thể
phản ánh đầy đủ và trung thực ý chí cá nhân của mỗi người. Tình trạng này dễ dẫn
đến việc một bên quyết định nội dung di chúc chung theo ý chí chủ quan của mình
mà không có sự thống nhất ý chí với người kia. Ngoài ra còn rất nhiều điều thiếu
hợp lý về nhân chứng, hay hiệu lực của di chúc bằng miệng sẽ thế nào nếu một bên
vợ, chồng chết mà bên còn lại còn sống? Chính vì thế, việc cho phép vợ chồng lập
di chúc chung bằng miệng sẽ trở nên phức tạp và không bảo đảm sự an toàn pháp
lý cho quyền lợi chính đáng của chính người lập di chúc lẫn người thừa kế hợp
pháp của họ.
13


Một vấn đề nữa đặt ra là BLDS 2005 không quy định cụ thể người nào được
mang di chúc miệng đi công chứng, chứng thực. Với quy định như vậy thì rất dễ
gây ra hiểu nhầm là bất kỳ awi cũng có quyền mang di chúc miệng đi công chứng,
chứng thực. Vì vậy, thấy rằng việc quy định như vậy là quá chung chung và chưa
có tính xác thực cao.
-

Vợ, chồng có thể cùng nhau lập di chúc viết tay mà không có người làm
chứng?

Điều 655 BLDS qui định về lập di chúc viết tay của cá nhân: “Người lập di chúc
phải tự tay viết và ký vào bản di chúc”. Về mặt lôgic, hai người không thể cùng
một lúc viết cùng một nội dung trên cùng một tờ di chúc. Vậy phải từng người viết
xong, rồi sau đó, từng người ký tên vào bản di chúc đó. Vấn đề đặt ra là di chúc do
một người viết và người kia chỉ ký tên hoặc điểm chỉ thì có hiệu lực pháp luật
không? Hoặc mỗi người viết một đoạn để nói về những quyết định của mình về
từng vấn đề khác nhau, rồi sau đó, cùng ký tên vào di chúc thì có được không?

Chúng tôi cho rằng, nếu chỉ một người viết toàn bộ di chúc, rồi cả hai cùng ký vào
bản di chúc thì không đảm bảo thủ tục lập di chúc viết tay, dễ dẫn đến sự ngụy tạo
chữ ký để giả mạo di chúc chung, mà không có cơ sở để giám định bút tích của
người lập di chúc. Nhưng việc cả hai cùng nhau và thay nhau viết bằng chữ viết
của chính mình để định đoạt tài sản chung, thì không thể thực hiện được trên thực
tế, vì như vậy, tức là hai người phải cùng viết giống nhau về cùng một nội dung,
thành 2 đoạn khác nhau trên tờ di chúc, mà như vậy thì giống với di chúc cá nhân
nhiều hơn. Một bên cũng không thể “uỷ quyền” cho người kia thay mặt để viết ra
toàn bộ di chúc, vì trái với nguyên tắc di chúc viết tay phải được viết trực tiếp bằng
chữ viết tay. Mặt khác, làm như vậy giống như là viết hộ di chúc, nên sẽ phải tiến
hành theo một thủ tục khác, trước mặt ít nhất hai người đủ điều kiện làm chứng để
chứng kiến việc lập di chúc chung.
14


Như vậy, BLDS cho phép vợ, chồng lập di chúc chung để định đoạt tài sản
chung nhưng lại không có những quy định cụ thể hướng dẫn về vấn đề này, cụ thể
ở đây là về hình thức di chúc chung. Chính vì vậy mà làm cho quá trình thi hành và
áp dụng gặp nhiều rắc rối.
1.4 Về quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng
Điều 663 BLDS quy định vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt
tài sản chung. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho vợ, chồng cùng đưa ra ý kiến
bàn bạc và sau đó thống nhất ý chí trong việc định đoạt tài sản chung của vợ
chồng, góp phần thúc đẩy quan hệ dân sự cũng như vấn đề tôn trọng và bảo vệ các
quyền dân sự của chủ sở hữu. Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện di chúc chung
của vợ chồng vânc còn nhiều vướng mắc, bất cập, đặc biệt là nó làm giới hạn
quyền của chủ sở hữu trong việc định đoạt tài sản.
Theo khoản 1 Điều 664 BLDS thì vợ, chồng có quyền sửa đổi, bổ sung, thay
thế, hủy bỏ di chúc chung bắt cứ lúc nào. Tuy nhiên khoản 2 Điều 664 BLDS 2005
quy định: “Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc

chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia
chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”.
Như vậy, ý chí của chủ thể lập di chúc chung không thể độc lập trong việc
định đoạt tài sản – kể cả phần tài sản của mình trong khối tài sản chung khi vợ
hoặc chồng không đồng ý.
Quãng thời gian từ lúc di chúc được lập cho đến khi di chúc có hiệu lực là
một quãng thời gian tương đối dài, cho nên không thể dự liệu được sự kiện có thể
xảy ra, kéo theo đó là những thay đổi trong ý chí của người lập di chúc sẽ dẫn đến
những sửa đổi, bổ sung, thay thế hay hủy bỏ di chúc là điều tất rất dễ xảy ra. Nếu
như tìm được sự đồng thuận của người chồng hoặc người vợ còn lại thì dễ giải
15


quyết nhưng trong trường hợp không tìm được sự đồng thuận của người còn lại dễ
nảy sinh mâu thuẫn, ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng cũng như hạnh phúc gia
đình.
Một điểm nữa là nếu như trường hợp vợ chồng đã không có tình cảm với
nhau, đã sống ly thân,ly hôn hoặc một bên vợ hoặc chồng còn sống nhưng bị tuyên
bố mất tích, tuyên bố mất…hay vì lý do nào đó mà khiến họ không thể hiện được ý
chí cá nhân được nữa thì sẽ rất khó để cho một người muốn tìm được ở người còn
lại sự đồng ý cho thay đổi về nội dung bản di chúc chung đã được lập đó.
Ngoài ra, “Bên cạnh đó, quy định của BLDS trong vấn đề này còn thiếu nhất
quán với nhau khi không cho phép một bên sửa đổi, bổ sung, thay thế hay hủy bỏ
di chúc chung khi hai vợ, chồng còn sống mà không được sự đồng ý của người kia
nhưng lại cho pháp một bên sửa đổi, bổ sung, thay thế hay hủy bỏ phần di chúc có
liên quan đến phần tài sản của mình khi người kia đã chết mặc dù người đã chết
cũng không thể đồng ý” - (theo Trần Thị Hồng Thắm, “Điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chùn của vợ-chồng. Khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội năm 2012”).
1.5


Về hiệu lực của di chúc chung của vợ - chồng
Điều 668 BLDS cũng có quy định về hiệu lực pháp luật của di chúc chung

của vợ chồng là tại thời điểm người sau cùng chết. Điều này có vẻ hợp lý với quy
định chung về hiệu lực pháp luật của di chúc là di chúc có hiệu lực pháp luật kể từ
khi người để lại di chúc chết. Mặc dù vậy, việc xác định di chúc chung của vợ
chồng phát sinh tại thời điểm người sau cùng chết lại phát sinh những vấn đề phức
tạp khác về: việc phải chia thừa kế nhiều lần đối với di sản của người vợ hay chồng
chết trước sẽ tiến hành như thế nào? Liệu quy định như vậy có làm ảnh hưởng
nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế của người vợ
16


hay chồng chết trướcn hay không? Thêm nữa là sẽ gây khó khăn cho việc xác định
phạm, làm ảnh hưởng đến thời hiệu khởi kiện thừa kế đối với di sản của người chết
trước; Đồng thời nếu tình trạng không phân chia di sản kéo dài quá lâu, khiến cho
di sản là tài sản chung không còn nguyên vẹn do bị tiêu huỷ, giảm sút giá trị, hoặc
do sự đầu tư, sửa chữa, tu bổ làm tài sản tăng giá trị, thì hậu quả của nó càng hết
sức phức tạp, việc xác định giá trị của tài sản chung trong trường hợp này sẽ rất
khó khăn, sẽ càng tạo ra nhiều tranh chấp khác rất khó giải quyết.
Như vậy, thời điểm phát sinh hiệu lực pháp luật của di chúc chung, không
đơn giản chỉ là căn cứ để phân chia di sản theo di chúc chung, mà sẽ ảnh hưởng tới
thời hiệu khởi kiện, quyền thừa kế di sản của người chết trước, xác định phạm vi
những người thừa kế hợp pháp, xác định giá trị di sản của người chết và những
biến động của nó... Qua đó, sẽ làm cho việc chia thừa kế theo di chúc chung trở
nên khó khăn, phức tạp thêm.
1.6

Vấn đề chấm dứt sự tồn tại của di chúc chung của vợ, chồng

Như đã phân tích ở trên, có rất nhiều những bất cập và hạn chế trong

việc quy định về di chúc chung của vợ, chồng trong pháp luật hiện hành hiện nay.
Điều đó đã dẫn đến việc có các ý kiến cho rằng nên hủy bỏ di chúc chung của vợ
chồng, không cho phép vơ, chồng lập di chúc chung nữa mà chỉ cho lập di chúc
riêng. Giải thích cho quan điểm này các luật sư đưa ra lý do: Như đã biết, di chúc
chung được hình thành dựa trên hai yếu tố quan trọng của quan hệ vợ - chồng, đó
là tình cảm vợ - chồng và tài sản chung của vợ - chồng. Nếu hai yếu tố này mất đi
thì di chúc chung cũng không còn ý nghĩa. Trên thực tế sẽ phát sinh nhiều tình
huống pháp lý khiến cho hai yếu tố trên bị thay đổi, như trường hợp: các bên vợ
chồng ly hôn; chia tài sản chung trong khi hôn nhân đang tồn tại; một bên mất tích
hoặc bị toà án tuyên bố chết và người còn lại đã kết hôn với người khác, sau đó
người bị tuyên bố chết còn sống trở về, nhưng không thể tái hợp quan hệ vợ chồng;
17


hoặc sau khi có di chúc chung, vợ chồng lại định đoạt tài sản chung vào một mục
đích khác, như tặng cho, bán; vợ hay chồng còn sống đã kết hôn với người khác
hoặc có những quyết định làm ảnh hưởng tới hiệu lực hoặc sự tồn tại của di chúc
chung (như quyết định sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ phần di chúc chung liên
quan tới phần tài sản của họ trong tài sản chung của vợ, chồng...). Đây là những
trường hợp dẫn đến việc chấm quan hệ vợ - chồng, hoặc chấm dứt tình trạng sở
hữu chung đối với tài sản, hoặc trực tiếp làm chấm dứt di chúc chung. Tuy vậy,
những tình huống này không được dự liệu của pháp luật, nên sẽ dẫn tới sự lúng
túng trong việc thực thi di chúc chung, vì không ai dám chắc là di chúc chung có
đương nhiên bị mất hiệu lực, trong những tình huống đó hay không.
Tuy nhiên, theo ý kiến chủ quan của cá nhân em thì không nên bỏ quy định
về di chúc chung của vợ chồng mà chỉ nên có hướng giải quyết các vướng mắt
cũng như những bất cập như đã nêu trên. Bởi lẽ, quy định này là một quy định tiến
bộ khi cho phép vợ, chồng có quyền lập di chúc chung, nó được xem như ý chí của

hai cá nhân cùng được thể hiện trong một văn bản. Có thể mở rộng ra là nhiều cá
nhân có thể cùng lập chung một di chúc để định đoạt tài sản chung. Tất nhiên,
những quy định còn nhiều vướng mắc chưa có hướng giải quyết nên được xem xét
và đề ra hướng giải quyết cụ thể.
2.
2.1

Hướng giải quyết
Tách di chúc chung của vợ, chồng ra khỏi di chúc của cá nhân và xây
dựng thành một trong những chương thừa kế theo di chúc.

Di chúc chung của vợ, chồng là một thực tiễn pháp lý và tục lệ đã tồn tại từ lâu
trong xã hội Việt Nam. Vấn đề cần thiết hiện nay là làm sao vẫn duy trì được di
chúc chung của vợ, chồng nhưng vẫn hạn chế được tối đa những rắc rối, phức tạp
lien quan đến vấn đề thừa nhận loại di chúc này. Vì vậy, thiết nghĩ BLDS cần dành
hẳn một mục để quy định về vấn đề di chúc chung cuả vợ, chồng, bởi lẽ di chúc
18


chung của vợ, chồng không giống với di chúc của một cá nhân mà nó có rất nhiều
điểm hoàn toàn khác biệt với di chúc của cá nhân, trong đó cần có những quy định
thật cụ thể về nội dung, mục đích, hình thức, hiệu lực của di chúc chung của vợ,
chồng.
2.2
a.

Một số hướng sửa đổi, bổ sung: (Có tham khảo)
Quy định quy định đối với thời điểm phát sinh hiệu lực của di chúc chung
của vợ, chồng
Đ668 (sửa đổi, bổ sung): Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng

Khi người vợ hoặc người chồng chết trước thì phần di chúc có liên quan đến di

sản của người chết trước có hiệu lực pháp luật. Trừ trường hợp vợ, chồng thoả thuận
khác.
Trong trường hợp vợ, chồng thoả thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc
chung là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản được định đoạt trong di chúc
chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó. Việc phân chia di sản không làm ảnh
hưởng đến quyền thừa kế của những người thừa kế hợp pháp khác của các bên vợ,
chồng trong việc yêu cầu toà án bảo vệ quyền thừa kế hợp pháp của mình trong
trường hợp một người chết trước
b.

Quy định về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc chung của vợ chồng
Đ664: (sửa đổi, bổ sung)
Khoản 1. Giữ nguyên
Khoản 2. Khi vợ, chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc

chung thì phải có sự đồng ý của bên kia. Một bên cũng có quyền tự mình sửa đổi,
bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung trong phạm vi di sản của mình nếu việc
thay đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ đó không ảnh hưởng đến quyền lợi của những

19


người có lợi ích liên quan. Phần sửa đổi bổ sung theo ý chí của cá nhân bên nào
thì chỉ có giá trị không vượt quá phần tài sản của bên đó trong khối tài sản chung.
Nếu vợ, chồng thoả thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm
người sau cùng chết, mà có một bên chết trước thì người còn sống chỉ có thể sửa
đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.
Khoản 4. Thời điểm có hiệu lực của phần di chúc chung không bị sửa đổi,

bổ sung và phần di chúc chung bị sửa đổi, bổ sung theo thoả thuận của vợ, chồng
được xác định theo quy định của Đ668 Bộ luật này. Phần di chúc chung đã bị sửa
đổi, bổ sung theo ý chí của một bên vợ, hoặc chồng có hiệu lực theo quy định tại
Đ667 Bộ luật này.
c. Bổ sung quy định về hiệu lực của di chúc trong trường hợp một người
hoặc cả hai vợ, chồng lập nhiều bản di chúc
Đ668 (bổ sung): Nếu một người vừa lập di chúc chung, vừa lập di chúc
riêng hoặc lập nhiều lập di chúc chung với nhiều người khác nhau, thì việc xác
định giá trị pháp lý của các bản di chúc này dựa vào quy định tại các Đ662, Đ664,
K5 Đ667, Đ668 của Bộ luật này.
d. Về thời hiệu khởi kiện
Đ645 (bổ sung)
Phần quy định cũ của BLDS 2005 giữ nguyên, bổ sung thêm:
Khoản 2: Thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với di chúc chung được bắt đầu
lại trong trường hợp: Vợ, chồng có thoả thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc
chung là thời điểm người sau cùng chết, thì thời điểm tính khởi kiện lại được tính
bắt đầu từ ngày di chúc chung có hiệu lực.
e. Về việc công chứng, chứng thực di chúc
Đ657 (bổ sung):
20


Riêng đối với di chúc chung của vợ, chồng bắt buộc phải được công chứng,
chứng thực.
Trường hợp di chúc chung của vợ, chồng là di chúc miệng thì sau khi người
làm chứng thể hiện ý chí của người lập di chúc bằng văn bản, văn bản đó phải
được công chứng, chứng thực.
Nếu người lập di chúc còn sống và minh mẫn, có khả năng tự mình đi công
chứng, chứng thực thì người lập di chúc phải tự đi công chứng, chứng thực. Còn
nếu người lập di chúc đã chết hoặc không có khả năng tự đi công chứng, chứng

thực thì một trong hai người làm chứng phải đi công chứng, chứng thực.

KẾT LUẬN
Khi xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là những vấn đề xã hội mà các
nhà làm luật cần quan tâm và dự liệu ngày càng phức tạp.Việc quy định về di chúc
chung của vợ, chồng cũng góp phần cho việc hoàn thiện các chế định liên quan đến
thừa kế trong BLDS. Tuy vậy, di chúc chung của vợ, chồng vẫn là một trong những
vấn đề còn có nhiều bất cập, vướng mắc. Hy vọng trong thời gian tới, việc sửa đổi,
bổ sung BLDS năm 2005, vấn đề di chúc chung của vợ, chồng sẽ nhận được sự
quan tâm thích đáng của các nhà làm luật. Có như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp
của vợ, chồng, các thành viên khác trong gia đình cũng như những người có lợi ích
liên quan nói riêng và lợi ích chung của xã hội mới được đảm bảo.

Danh mục tài liệu tham khảo:
1.
2.
3.

Bộ luật dân sự năm 2005
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 1, Nxb Công An Nhân Dân. Hà nội
2006
21


4.

Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, tập 1, Nxb Công An Nhân

5.


Dân. Hà nội năm 2009
Trần Thị Hồng Thắm, “Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự liên quan

6.

đến tài sản chung của vợ - chồng”, Khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội 2012
Lê Minh Hùng, “Một số bất cập trong việc thừa nhận quyền lập di chúc

7.

chung của vợ - chồng”. Tạp chí KHPL số 4 (35)/2006
Lương Huyền Trang, “Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của

8.

Bộ luật dân sự năm 2005 ”, Khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội 2012
Trang web: tailieu.com.vn

22



×