Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Xác định nghĩa vụ của cha mẹ trong việc bảo đảm quyền được học tập của con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.06 KB, 10 trang )

Luật hôn nhân và gia
đình

MỞ ĐẦU
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xă hội của đất nước, chiến lược phát
triển con người được đặc biệt coi trọng, trong đó những ưu tiên cho trẻ em chiếm vị
trí hàng đầu. Bởi lẽ trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là
lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ Quốc. Với những chủ
trương đúng đắn của Nhà nước, trẻ em Việt Nam được phát triển về thể chất và trí
tuệ ngày một tốt hơn ,các quyền trẻ em ngày càng được các cấp ,các ngành và toàn
thể xă hội quan tâm thực hiện có hiệu quả, qua đó trẻ em hiểu rõ bổn phận, trách
nhiệm của bản thân, cố gắng học tập, rèn luyện sức khỏe, trau rồi tri thức để trở
thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt cho xã hội.
Quyền được học tập là một trong những quyền cơ bản của trẻ em được pháp
luật Nhà nước ta qui định, bên cạnh các quyền cơ bản khác như: quyền được khai
sinh và có quốc tịch; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền sống chung với cha
mẹ…Quyền được học tập góp phần hoàn thiện các quyền trẻ em ,tạo thành một hệ
thống có mối liên quan chặt chẽ,mật thiết giúp cho trẻ em có những điều kiện tốt
nhất về việc phát triển mọi mặt. Tuy nhiên, quyền được học tập của trẻ em chỉ được
phát huy giá trị khi nó được đặt trong mối quan hệ các quyền khác, cũng như nghĩa
vụ của gia đình, xã hội, trong đó đặc biệt quan trọng đó là nghĩa vụ của cha mẹ
nhằm đảm bảo quyền học tập của con cái. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin
chọn đề bài: “ Xác định nghĩa vụ của cha mẹ trong việc bảo đảm quyền được học
tập của con” làm chủ đề cho bài tập lớn học kì của mình. Do kiến thức còn hạn chế
bài làm của em chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô
bổ sung và cho ý kiến để bài làm được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Vũ Thị Hà

1



MSSV: 361763


Luật hôn nhân và gia
đình

NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận về quyền được học tập của trẻ em
Giáo dục là một trong những chính sách hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta
đặc biệt quan tâm, chú trọng. Bởi vì, "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt
Nam phát triển toàn diện; có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp,
trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" (Điều 2 Luật giáo dục năm 2005). Với ý nghĩa
đó, trẻ em có quyền được tiếp cận một nền giáo dục cơ bản, có chất lượng để trở
thành công dân có đức, có tài, nắm chắc khoa học kỹ thuật và công nghệ mới phục
vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo Điều 59 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 quy định : “ Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Bậc tiểu học là bắt
buộc, không phải trả học phí. Công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng
nhiều hình thức. Học sinh có năng khiếu được nhà nước và xã hội tạo điều kiện
học tập để phát triển tài năng. Nhà nước có chính sách học phí, học bổng, nhà
nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được
học văn hóa và học nghề phù hợp”. Hay Khoản 1 Điều 26 Tuyên ngôn toàn thế
giới về nhân quyền năm 1948 của Liên hiệp quốc nêu rõ “Mọi người đều có quyền
được học hành. Phải áp dụng chế độ giáo dục miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và
giáo dục cơ sở. Giáo dục tiểu học là bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và ngành nghề
phải mang tính phổ thông, và giáo dục cao học phải theo nguyên tắc công bằng
cho bất cứ ai có đủ khả năng”. Như vậy, quyền được học tập là một trong những

quyền trẻ em được hưởng, được xã hội và đặc biệt là gia đình tạo điều kiện để đảm
bảo quyền học tập của trẻ em.
Theo khoản 1 Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Trẻ
em có quyền được học tập”. Đây là một quyền đương nhiên mà em được hưởng,
Vũ Thị Hà

2

MSSV: 361763


Luật hôn nhân và gia
đình
mọi trẻ em không phân biệt điều kiện và hoàn cảnh đều được bình đẳng về cơ hội
học tập, được tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Ngoài trẻ em bình thường thì
tất cả trẻ em khuyết tật, trẻ em bị HIV, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em lang
thang...cũng đều được học chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông.
Tuy nhiên, chương trình học của các em sẽ được điều chỉnh phù hợp, linh hoạt với
từng trẻ em trên cơ sở động viên, khuyến khích trẻ em học tập tích cực, hiệu quả.
Trẻ em dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình cùng
Tiếng Việt để thực hiện phổ cập giáo dục bậc tiểu học.
II. Nghĩa vụ của cha mẹ trong việc đảm bảo quyền được học tập của con
Bên cạnh việc quy định trực tiếp quyền được học tập của trẻ em, các văn bản
pháp luật của Việt Nam cũng chú ý đến việc quy định các chính sách để bảo vệ
quyền đó nhất là trách nhiệm, nghĩa vụ của gia đình, nhà trường, các cơ quan nhà
nước và các tổ chức xã hội. Đặc biệt quan trọng hơn cả đó chính là nghĩa vụ của
cha mẹ trong việc bảo đảm quyền được học tập của con cái. Bởi lẽ trẻ em là những
tâm hồn trong sáng, ngây thơ vì thế việc cha mẹ quan tâm, chăm sóc, tạo điều kiện
cho con cái có môi trường học tập tốt là một điều hết sức quan trọng. Hơn ai hết,
cha mẹ là những người luôn theo dõi, quan sát sự lớn lên và trưởng thành của con

trẻ, thông qua tính cách, hành vi của con trẻ, họ sẽ nắm bắt được điểm mạnh, điểm
yếu cũng như năng khiếu, sở trường của con, từ đó cha mẹ giúp đỡ con cái, đưa ra
những lời chỉ bảo, khuyên răn cần thiết trong việc định hướng, tạo điều kiện cho trẻ
phát huy hết khả năng của mình.
Hiến pháp năm 1992 đã đề cao trách nhiệm của gia đình, cha mẹ trong việc
giáo dục con cái:“cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành những người công
dân tốt” (Điều 64). Khoản 1 Điều 34 Luật hôn nhân và gia đình 2000 cũng nêu rõ:
“ cha mẹ có nghiã vụ… chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành
mạnh về thể chất trí tuệ và đạo đức.”,hay quy định tại Khoản 1 Điều 37 luật này:
“Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học
Vũ Thị Hà

3

MSSV: 361763


Luật hôn nhân và gia
đình
tập”. Hay Khoản 1 Điều 28 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
quy định:“Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền
học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học
ở trình độ cao hơn”. Như vậy trách nhiệm giáo dục trẻ em, cũng như tạo điều kiện
cho trẻ em được thực hiện quyền học tập của mình trước tiên thuộc về gia đình, đặc
biệt là cha mẹ. Đặc biệt khi đặt trong bối cảnh hiện nay, nước ta đang bước vào thời
kỳ đổi mới, hòa nhập quốc tế, tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước,
gia đình ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng cơ bản
của mình, trong đó có chức năng xã hội hóa trẻ em. Chính vì vậy trong Chỉ thị số
55-CT/TW ngày 28/6/2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
cộng sản Việt Nam đã yêu cầu: “Đề cao vai trò và trách nhiệm của gia đình ,giúp

đỡ và tạo điều kiện cần thiết để các gia đình thực hiện trách nhiệm đối với thế hệ
trẻ,tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của trẻ em .Tôn trọng và bảo đảm
cho trẻ em được thực hiện các quyền và bổn phận trước gia đình và xã hội”. Cụ
thể, những nghĩa vụ của cha mẹ được thể hiện như sau:
Thứ nhất, cần tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ nên một bầu
không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho
dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì cha mẹ nên
cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn được sống
trong tổ ấm chan chứa yêu thương. Từ đó, các em sẽ chú tâm vào việc học tập hơn,
nhiều trẻ em chỉ vì cha mẹ cãi nhau mà buồn chán dẫn đến tâm lý chán nản, bỏ bê
việc học hành, tệ hơn là các em bị bạn xấu dụ dỗ bỏ học đi lang thang.
Thứ hai, chăm sóc, rèn luyện sức khỏe thể chất cho trẻ. Để con học tốt, yêu
cầu quan trọng đòi hỏi các bậc phụ huynh phải thực hiện là chăm sóc sức khỏe cho
con thật chu đáo. Nhiều trẻ vì thiếu ăn, thiếu ngủ nên giảm khả năng tập trung chú
ý và tiếp thu bài học. Nhiều trẻ do thể trạng yếu ớt, bệnh tật nên luôn mệt mỏi,

Vũ Thị Hà

4

MSSV: 361763


Luật hôn nhân và gia
đình
thậm chí sợ phải đi học. Có được sức khỏe thể chất sẽ giúp trẻ luôn tiếp thu bài học
một cách tốt nhất, đây là điều kiện để các em phát triển về mặt trí tuệ,
Thứ ba, luôn tạo cho con tâm lý học tập thoải mái. Cha mẹ phải quan tâm,
lắng nghe và trò chuyện với trẻ để hiểu và giúp đỡ trẻ trong việc học tập. Cha mẹ
có thể cùng học với trẻ, xây dựng thời khóa biểu cho trẻ để trẻ nghiêm túc, tập

trung trong học tập hơn. Những lời động viên, khuyến khích, nhắc nhở, bảo ban
của cha mẹ luôn tạo nên sự thoải mái, phấn khích cho con cái trong công việc, đặc
biệt là việc học tập. Những lời trách mắng kết quả học tập của con hay so sánh sức
học của con mình với những bạn cùng trang lứa… rất dễ làm cho trẻ bị ức chế tâm
lý. Khi trẻ không có sự thoải mái về mặt tâm lý, trẻ sẽ chán học và thấy việc đi học
như một gánh nặng, điều đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ. Cha mẹ cũng
nên giúp con thấy được lợi ích của việc đi học, từ đó giúp con có thêm động lực và
ước mơ khi đến trường. Đồng thời, tùy vào khả năng của trẻ mà cha mẹ có cách
thức cũng như lựa chọn trong việc học tập của trẻ. Nhiều gia đình luôn muốn con
mình học thật nhiều để biết nhiều thứ theo kịp bạn bè, rồi phải học ở trường danh
tiếng giáo dục tốt mà không để ý đến khả năng của trẻ. Do đó, cha mẹ cần quan tâm
đến trẻ nhiều hơn để nắm bắt khả năng học tập của trẻ từ đó có phương pháp cho
trẻ học tập phù hợp. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu,
cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng,
phát huy năng khiếu của mình.
Thứ tư, cha mẹ cũng như mỗi thành viên trong gia đình tuỳ thuộc vị trí của
mình ( ông, bà, anh, chị) phải trở thành những tấm gương sáng cho con trẻ học tập,
làm theo. Những hành vi mà trẻ tiếp nhận, học tập trong gia đình không chỉ là
những kinh nghiệm của người lớn mà bằng cả những tình cảm của những người
thân yêu nhất. Gia đình thông qua thái độ, tình cảm, tâm lý, mối liên hệ thường
xuyên bền vững với trẻ em, khéo léo truyền thụ cho chúng những hành vi ứng xử

Vũ Thị Hà

5

MSSV: 361763


Luật hôn nhân và gia

đình
trong nhà và ngoài xã hội. Không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách đầy
đủ và hoàn thiện nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi.
Thứ năm, cha mẹ phải có trách nhiệm cho con em mình được đến trường
học tập. Trước tiên cần phải đăng kí khai sinh cho trẻ, nhiều bậc cha mẹ nhất là
vùng sâu, vùng xa do hiểu biết kém hoặc ở vùng xa xôi ngại đi đăng kí cho con nên
con đến tuổi đi học mà vẫn chưa có giấy khai sinh cho trẻ dẫn đến nhiều trường
hợp trẻ không được đến trường. Bên cạnh đó, cũng có những gia đình vì hoàn cảnh
khó khăn mà bắt con mình phải bỏ học ở nhà giúp đỡ gia đình. Nhiều em mơ ước
được đến trường, được đi học như bao bạn khác mà không thành hiện thực được,
tuổi các em phải được đi học, đến trường đó là quyền của các em vậy mà các em
phải ở nhà trông em, phải lao động giúp gia đình. Những vùng dân tộc vẫn còn
những hủ tục lạc hậu đó là bắt trẻ em gái ở nhà, không cho đi học, điều này khiến
cho trẻ không được đến trường như bao trẻ khác. Theo quy định tại Điều 4 Luật
bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004:“Trẻ em, không phân biệt gái, trai,
con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không
phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của
cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng
các quyền theo quy định của pháp luật.’’Mọi trẻ em đều có quyền được đến trường
học tập.
III. Thực tiền về việc cha mẹ thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo
quyền được học tập của con.
Hiện nay, quyền được học tập của trẻ em ngày càng được đảm bảo mà biểu
hiện trước hết đến việc trẻ em được đi học đúng độ tuổi qui định, điều đó chứng
minh các gia đình hiện nay quan tâm đặc biệt đến việc học tập của trẻ em.Từ đó,
góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục của đất nước có hiệu quả.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế,chính trị của đất nước vì vậy
đời sống của người dân phần lớn là cao hơn nhiều so với cả nước. Trẻ em ở đây
Vũ Thị Hà


6

MSSV: 361763


Luật hôn nhân và gia
đình
được các gia đình quan tâm đặc biệt. Bên cạnh đảm bảo cho trẻ được chăm sóc về
sức khỏe, quyền được chung sống với gia đình, có quốc tịch..hay giấy khai sinh…
thì các gia đình luôn chú ý đến quyền được học tập đầy đủ với những điều kiện tốt
nhất cho con trẻ. Ở thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống trường học đủ nhẩt cả nước
với chất lượng giáo viên đạt chuẩn…bên cạnh các trường công lập còn mở rất
nhiều trường tư thục, trường quốc tế, trường bán liên kết..trải dài theo từng bậc học
và độ tuổi của trẻ em. Theo bảng số liệu thống kê của Sở Gíao dục và đào tạo thành
phố Hồ Chí Minh về số lượng trường lớp cũng như chất lượng giáo dục từ năm
2001-2004:
Về chất lượng :

Đơn vị
Khối tiểu học

Số học sinh
Tỷ lệ học sinh

2001-2002
427637
96,11

2002-2003
424739

97,29

2003-2004
428226
98,35

lên lớp(%)
Tỷ lệ học sinh

0,81

0,38

1,15

lưu ban(%)
Tỷ lệ học sinh

3,08

2,33

0,05

bỏ học(%)
Tỷ lệ học sinh

97,36

98,19


98,1

29444
92,02

307931
91,17

303652
93,26

1,58

1,64

1,62

lưu ban(%)
Tỷ lệ học sinh

6,04

7,19

6,81

bỏ học(%)
Tỷ lệ học sinh


94,34

93,81

97,57

tốt nghiệp(%)
Số học sinh

144744

145025

177731

tốt nghiệp(%)
Trung học cơ Số học sinh
Tỷ lệ học sinh
sở
lên lớp(%)
Tỷ lệ học sinh

Vũ Thị Hà

7

MSSV: 361763


Luật hôn nhân và gia

đình
Trung học phổ Tỷ lệ học sinh
thông

86,17

86,36

lên lớp(%)
Tỷ lệ học sinh

2,29

2,16

lưu ban(%)
Tỷ lệ học sinh

85,41

87

87,1

92,48

tốt nghiệp(%)
Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng ta thấy, trẻ em ở các thành phố nói
chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng được gia đình, nhà trường và toàn thể
xã hội đặc biệt quan tâm…Cả về số lượng cũng như chất lượng học tập, số học sinh

đi học chiếm tỉ lệ cao, chất lượng học cũng tăng lên theo từng năm.
Tuy nhiên, một thực trạng xảy ra đối với việc đảm bảo thực hiện quyền hiện
quyền học tập của trẻ em trên các đô thị là tác động mặt trái của cơ chế thị trường
đối với mối quan hệ gia đình và trẻ em. Một trong những điều đáng tiếc hiện nay,
đó là còn tồn tại nhiều quan niệm không đúng về vai trò quan trọng của cha mẹ
trong giáo dục, tạo điều kiện học tập cho con cái. Họ suy nghĩ rằng việc tạo điều
kiện học tập cho con chỉ đơn giản là hằng ngày đưa trẻ đến trường học, hoặc hơn
chăng là tham gia thêm một vài lớp học năng khiếu. Có những bậc cha mẹ tự đánh
mất đi vai trò ảnh hưởng của mình đối với trẻ, tự phủi trách nhiệm giáo dục, đẩy
trách nhiệm nuôi dạy trẻ cho nhà trường. Một hiện tượng phổ biến trong giai đoạn
kinh tế thị trường là nhiều bậc cha mẹ quá mải lo làm ăn kinh tế, tuyệt đối hóa vai
trò đồng tiền mà không đoái hoài, không quan tâm đến con cái. Lối sống thực dụng
xem nhẹ các giá trị văn hóa tinh thần, đề cao giá trị vật chất đang là nguy cơ làm
xói mòn và tan vỡ quan hệ gia đình giá trị truyền thống. Hoặc có gia đình lại quan
tâm theo kiểu mua sắm thật nhiều tiện nghi, mong con mình có “điều kiện” hơn cho
việc học hành so với bạn bè, nhưng vì thiếu định hướng của bố mẹ, thiếu sự quản lý
của người lớn, mà vô hình trung những tiện nghi ấy lại trở thành phương tiện để
các em hư hỏng. Điều này dẫn đến trẻ em vào đời sớm, bỏ nhà đi bụi, xa ngã vào

Vũ Thị Hà

8

MSSV: 361763


Luật hôn nhân và gia
đình
các tệ nạn xã hội như: nghiện hút, ma túy, trộm cắp hoặc có những hành vi bạo lực
bắt chước phim ảnh, sách báo xấu làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội.

Nếu như ở các đô thị, quyền học tập của trẻ em được các gia đình phần lớn
quan tâm đảm bảo tốt thì ở các vùng miền núi, các vùng sâu, vùng xa thì quyền học
tập của trẻ vẫn còn bị hạn chế nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là mức sống của người
dân còn thấp, ý thức của gia đình các bậc cha mẹ chưa cao….Vì vậy, vẫn xảy ra
tình trạng nhiều trẻ em không được đi học đúng độ tuổi, các trang thiết bị như sách
vở, bàn ghế, trường lớp để phục vụ nhu cầu học tập thiết yếu của trẻ chưa được
đảm bảo. Phổ biến ở các vùng quê là tình trạng trẻ em bỏ học để ở nhà giúp gia
đình làm nông, hoặc là học nhưng không đủ tiền để theo hết các bậc học. Nhiều em
lang thang lên các thành phố lớn kiếm việc làm, tình trạng trẻ bị lạm dụng sức lao
động, bị lạm dụng tình dục có nhiều. Mặt khác theo quy định, quyền được học tập
của trẻ em còn được thể hiên qua việc: trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo
dục công lập không phải trả học phí.Tuy nhiên, trong xã hội diễn ra thực trạng, trẻ
được miễn học phí nhưng lại phải đóng quá nhiều khoản tiền khác điều này khiến
một số gia đình gặp khó khăn trong việc đảm bảo quyền được học tập cho trẻ em.
IV.Những biện pháp bảo đảm quyền được học tập của trẻ em trong các gia
đình hiện nay.
Để đảm bảo quyền được học tập của trẻ em thì cha mẹ trước hết phải đảm
bảo các quyền cơ bản khác cho con cái như: chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng vì có
trẻ khỏe mạnh thì trẻ mới học tập tốt được…Mặt khác, hiệu quả giáo dục, đảm bảo
quyền học tập của trẻ phụ thuộc nhiều vào trẻ và phương pháp giáo dục của gia
đình đang sử dụng. Vì thế, các bận cha mẹ cần phải chú trọng, tìm hiểu những
phương pháp giáo dục đem lại hiệu quả, không nên tạo quá nhiều áp lực cho con
trong việc học tập như: đặt nặng vấn đề thành tích, đòi hỏi quá cao so với năng lực
của con…Đồng thời, cha mẹ cũng phải cần đẩy mạnh việc phối kết hợp với nhà
trường (nhất là với các giáo viên chủ nhiệm) và xã hội (qua các cơ quan, tổ chức,
Vũ Thị Hà

9

MSSV: 361763



Luật hôn nhân và gia
đình
đòan thể) để giáo dục đạo đức cho con, đồng thời cũng phải phản hồi kịp thời về
tình hình của con em mình với nhà trường và các cơ quan hữu trách để công tác
phối hợp giáo dục thực sự đạt hiệu quả. Các bậc phụ huynh cần chủ động xây dựng
và giữ gìn hạnh phúc gia đình, xây dựng gia đình văn hoá, tạo môi trường thuận lợi
cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em.

KẾT LUẬN
Để thế hệ trẻ hôm nay thực sự là những chủ nhân tương lai của đất nước,
trách nhiệm đầu tiên là của mọi gia đình, gia đình phải thực sự là tổ ấm, là nơi nuôi
dưỡng, hình thành nhân cách con trẻ, là thành trì an toàn, phòng chống các tệ nạn
xã hội xâm nhập vào gia đình và trẻ em. Cha mẹ phải tạo điều kiện hơn nữa cho
con em mình học tập để trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Vũ Thị Hà

10

MSSV: 361763



×