Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài học kỳ đất đai (9 điểm) đề 07 nêu những hạn chế và bất cập của pháp luật hiện hành về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.29 KB, 5 trang )

I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, là nguồn lực quan trọng của mỗi quốc
gia.Ngành luật đất đai có tầm quan trọng gắn liền với quá trình xây dựng và
phát triển của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Qua nhiều
giai đoạn phát triển của đất nước luật đất đai đã góp phần gây dựng sự ổn
định cho nền kinh tế và trật tự xã hội. Quản lý và sử dụng đầy đủ đất đai là
mục tiêu cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia. Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Mặc dù vấn đề
đất đai luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Nhưng, trong thực tế quá
trình sử dụng cũng như quan hệ đất đai có nhiều biến động, thực trạng vấn
đề thời hạn sử dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp cũng là một vấn đề hết
sức phức tạp và nan giải. Vì thế em xin được chọn đề tài số 07: “ Nêu những
hạn chế và bất cập của pháp luật hiện hành về thời hạn sử dụng đất nông
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân? nguyên nhân của các hạn chế đó và đưa ra
các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp của
hộ gia đình,cá nhân”

II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thời hạn sử dụng đất và ý nghĩa của việc quy định thời hạn sử
dụng đất:
Thời hạn sử dụng đất là một trong những chế định cơ bản của pháp luật
đất đai và có tác động trực tiếp đến người sử dụng đất.
Việc quy định thời hạn sử dụng đất nói chung, đặc biệt là thời hạn sử
dụng đối với nhóm đất nông nghiệp nói riêng là việc làm cần thiết.
Thứ nhất, Việc quy định này nhằm khẳng định rõ ranh giới giữa Nhà
nước với người sử dụng đất.Nhà nước giao đất ổn định lâu dài hoặc có thời
han chứ không giao vĩnh viễn. Việc giao đất có thời hạn sẽ giúp cho công tác
quản lý Nhà nước về đất đai được thực thi tốt hơn.
Thứ hai, việc quy định rõ thời hạn khi giao đất, cho thuê đất giúp người
dân có tâm lý ổn định, yên tâm trong quá trình sử dụng đất tạo điều kiện cho


họ có thể lập kế hoạch đầu tư đúng đắn.
Thứ ba, với thời hạn đủ dài cho việc sử dụng đất và giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất được cấp hộ nhân dân sẽ có cơ hội vay vốn trung hạn, dài
hạn của tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh.


Bên cạnh đó, người sử dụng đất dù là ai đều được Nhà nước bảo hộ
quyền được gia hạn sử dụng đất hoặc tiếp tục được giao đất, cho thuê đất
nều chấp hành đầy đủ yêu cầu sử dụng đất. Điều đó có nghĩa là Nhà nước
không chỉ bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất trong thời hạn sử dụng
đất mà còn bảo hộ quyền lợi cho họ sau khi thời hạn kết thúc để người sử
dụng đất càng yên tâm sản xuất.
2. Hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về thời hạn sử dụng đất
nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân:
Luật Đất đai 2003 đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua
ngày 26 tháng 11 năm 2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm
2004.
Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp được quy định khá cụ thể trong Bộ
Luật đất đai Việt Nam 2003, đặc biệt là ở Mục 1 và 2 Chương III.
Luật Đất đai hiện hành (Luật Đất Đai năm 2003) quy định thời hạn giao
đất cho người nông dân sử dụng khá ngắn và hạn mức người dân được nhận
quyền sử dụng đất nông nghiệp cũng khá hạn hẹp. Cụ thể: “Thời hạn giao
đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho hộ gia
đình, cá nhân sử dụng quy định là 20 năm; thời hạn giao đất trồng cây lâu
năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng quy định là 50
năm”. Với quy định này, người nông dân chưa có tâm lý ổn định đầu tư lâu
dài vào đất để nâng cao năng suất sử dụng đất. Người dân lo sợ vì chỉ có 20
năm (đối với đất trồng cây hàng năm,đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối)
hoặc 50 năm ( đối với đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất) thì không đủ
để mình đầu tư vào các kế hoạch dài hạn, không đủ để nuôi trồng đánh bắt

đúng mùa vụ,tăng năng suất và sản lượng, ảnh hưởng rất lớn đến việc sử
dụng đất, gây lãng phí rất lớn, vì nhân dân chỉ tập trung nuôi trồng tạo nên
những sản phẩm mang đến lợi trước mắt, các cây cối mùa vụ thủy sản lâu
năm không có cơ hội để chú tâm nhiều, gây thiệt hại đáng kể cho Nhà nước.
Do quy định về thời hạn, hạn mức sử dụng đất nông nghiệp nên quá trình
tập trung, tích tụ đất đai vẫn còn hạn chế như diện tích đất tập trung, tích tụ
được chưa đủ lớn để đầu tư cơ giới hoá, hiện đại hoá sản xuất, phát triển sản
xuất hàng hoá trên quy mô lớn trong nông nghiệp.
Về thời hạn sử dụng đất ít nhiều cũng gây ra 1 số vấn đề tranh cãi, khi mà
hết thời hạn sử dụng đất rồi mà vẫn chưa hoàn thành xong việc nuôi trồng,
đánh bắt theo mùa vụ của mình thì gây thiệt hại rất lớn. Bên cạnh đó, sau khi
hết thời hạn sử dụng đất nếu có nhu cầu sử dụng tiếp thì Nhà nước sẽ xem
xét nếu chấp hành tốt pháp luật đất đai nhưng quá trình ấy lại lâu dài, mất
nhiều thời gian, có nhiều trường hợp cũng sẽ bị thu hồi lại đất thì cũng gây
ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng.


Quy định về thời hạn, hạn mức sử dụng đất nông nghiệp đang là nguyên
nhân hạn chế việc tích tụ đất đai để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp
hàng hóa trên quy mô lớn, chưa tạo động lực để phát triển nông nghiệp. Tình
trạng sử dụng đất nông nghiệp manh mún gây lãng phí diện tích đất, làm cho
việc sử dụng đất kém hiệu quả. Quá trình tích tụ ruộng đất trên thực tế đang
diễn ra một cách khó khăn và tự phát do chưa có cơ chế rõ ràng. Việc tích tụ
này chủ yếu thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông thường
trong một thị trường bất động sản ở Việt Nam chưa hoàn thiện, còn nhiều rủi
ro, không có định hướng cho lâu dài.
3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập:
Để xảy ra những hạn chế, bất cập trên có rất nhiều nguyên nhân, khách
quan có, chủ quan có, nhưng có lẽ không thể không kể đến những lỗ hổng từ
trong lý thuyết là Luật đất đai, đến thực hành là các hoạt động thực thi của

cơ quan chức năng về vấn đề quản lý đất đai Nhà nước. Các nhà làm Luật
khi đưa vào ứng dụng thực tế thì đã không tính toán hết những bất cập về
thời hạn sử dụng đất nông nghiệp cho người dân, có quá ít đất với một thời
hạn ngắn thì ảnh hưởng lớn đến tâm lý người dân khi họ chỉ tập trung đầu tư
sản xuất nhỏ lẻ, ít đầu tư nhứng sản phẩm có tính chất lâu dài, mang đến
nguồn lợi nhiều cho Nhà nước.
Luật Đất đai năm 2003 quy định thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất đều thuộc về chính quyền các
địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã).Trong khi đó, năng lực quản lý nhà nước ở
địa phương còn nhiều hạn chế cùng với sự thiếu hụt các quy định về hạn chế
diện tích, loại đất, đối tượng sử dụng và một cơ chế kiểm tra, giám sát thiếu
chặt chẽ đã dẫn đến việc giao đất, cho thuê đất một cách tùy tiện, hoặc lợi
dụng xin giao đất, thuê đất với diện tích lớn để chiếm đất nhằm trục lợi,
nhiều trường hợp được giao đất, cho thuê đất rồi bỏ hoang, dẫn đến nhiều
trường hợp đất lãng phí, người có thì không dùng, người muốn dùng thì lại
được quá ít đất ảnh hưởng trực tiếp đến những quy định của thời hạn sử
dụng đất…
Do việc thực hiện quy hoạch ruộng đất của nước ta còn nhiều hạn chế,
nhiều vùng đất bỏ trống không quy hoạch giao đất cho người dân sử dụng,
làm diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại, theo đó, thời hạn sử dụng đát
nông nghiệp cũng phải giảm đi đáng kể để phù hợp với việc chia đất cho
nhiều người dân.
4. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thời hạn sử dụng đất nông
nghiệp của hộ gia đình,cá nhân:
Trên cơ sở đánh giá, phân tích những hạn chế, bất cập của hệ thống Pháp
luật Đất Đai hiện hành cho thấy rằng, việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống Pháp


luật Đất đai là cần thiết. Theo đó, một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện
là:

Bổ sung cơ chế, chính sách và một số quy định cụ thể nhằm khuyến
khích người nông dân tự nguyện chuyển đổi ruộng đất thông qua “dồn điền
đổi thửa” khắc phục tình trạng manh mún về đất đai, sử dụng triệt để thời
hạn sử dụng đất góp phần thực hiện CNH, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn.
Trước quá trình đô thị hóa và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các
luật và chính sách liên quan tới đất đai đã liên tục được bổ sung, sửa đổi
nhưng vẫn nhanh chóng trở lên lạc hậu và có nhiều điểm không phù hợp với
thời cuộc. Điều này đã gây ra nhiều vấn đề như tham nhũng, lãng phí, tranh
chấp, kiện cáo làm giảm hiệu quả sử dụng đất. Những bất cập trong chính
sách đất đai và hệ quả của những chính sách này cần có một sự sửa đổi, bổ
sung để hoàn thiện đáp ứng đúng và đủ cho mọi đối tượng đảm bảo công
bằng xã hội và đưa đất nước phát triển.
Nhằm khắc phục hạn chế này, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đề ra một số
chính sách mới như nâng thời hạn giao đất nông nghiệp cho cá nhân, hộ gia
đình từ 20 lên 50 năm thống nhất cho các loại đất nông nghiệp để khuyến
khích nông dân gắn bó hơn với đất đai và yên tâm đầu tư sản xuất. Điều này
không những giúp cho người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp
trên tinh thần đất được giao ổn định lâu dài mà còn để kế thừa quyền sử
dụng đất từ đời này sang đời khác. Đặc biệt sau vụ cưỡng chế thu hồi đất
gây chấn động dư luận xảy ra ở Tiên Lãng (Hải Phòng), nhiều người dân lo
ngại thời hạn 20 năm quyền sử dụng đất được giao sẽ hết. Quyền sử dụng
đất là quyền tài sản vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi người, đặc
biệt là người nông dân. Với thời hạn 20 năm, động lực suy giảm dần vì
người sử dụng đất không yên tâm tập trung đầu tư đất đai, phát triển kinh tế.
Rõ ràng, sử dụng đất nông nghiệp với thời hạn dài hơn sẽ giảm áp lực cho
người nông dân, tạo động lực mới cho sản xuất nông nghiệp, khiến người
nông dân tự tin hơn trong đầu tư dài hạn để tăng năng xuất và sản lượng.



Tuy nhiên, việc mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp cũng cần tính toán
nhằm tạo công bằng trong sử dụng đất đai, tránh tình trạng người cần thì
không có, người có lại không cần.

III. KẾT LUẬN
Kể từ khi ban hành đến nay, Luật đất đai 2003 đã mang lại những hiệu
quả nhất định cho công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên sau gần mười
năm được đưa vào thực tiễn, Luật đất đai 2003 cũng bộc lộ những hạn chế
nhất định. Là quốc gia đang phát triển, đất đai là một nhân tố đầu vào quan
trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, những tranh chấp và bất ổn
trong chính sách đất đai sẽ có tác động xấu tới môi trường kinh doanh và
gây ra những cản trở mạnh tới phát triển tổng thể kinh tế - xã hội. Đất đai là
nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và quan trọng. Do đó, sử dụng và khai
thác hợp lí, hiệu quả là nhiệm vụ cần thiết không chỉ của Nhà nước mà còn
của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội đảm bảo công bằng xã hội và đưa đất
nước phát triển.



×