Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bài tập cá nhân 2 công pháp quốc tế (8đ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.52 KB, 4 trang )

Đề bài
Ngày 1/1/2009, phát hiện tàu thương mại X, treo cờ của quốc gia
Luton, đang tiến hành đánh bắt cá bất hợp pháp tại lãnh hải của quốc gia
Xidi, tàu quân sự của Xidi đã phát tín hiệu và tiến hành truy đuổi. Tàu X,
sau khi bị truy đuổi qua các vùng biển của Xidi, đã chạy vào lãnh hải của
quốc gia Gaet. Việc truy đuổi tạm thời phải dừng lại. Một ngày sau, ngày
2/1/2009, phát hiện tàu X xuất hiện trở lại vùng biển của mình, tàu quân
sự Xidi tiếp tục truy đuổi và bắt được tàu X. Trong quá trình chạy trốn, do
mất lái, tàu X đã lao thẳng vào công trình nhân tạo của Limo đặt tại vùng
tiếp giáp lãnh hải của Xidi, làm công trình này bị hư hỏng nặng.
Hãy cho biết:
 Hành vi của tàu quân sự Xidi truy đuổi và bắt giữ tàu X về hành
vi đánh bắt cá bất hợp pháp có phù hợp với quy định của luật
quốc tế không? Tại sao?


Quốc gia nào có thẩm quyền tài phán đối với vụ đâm va của tàu
X vào công trình nhân tạo trên biển? Tại sao?

1


BÀI LÀM
Câu 1: Hành vi của tàu quân sự Xidi truy đuổi và bắt giữ tàu X
về hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp là không phù hợp với quy định
của luật quốc tế.
Giải thích:
Ban đầu, tại lần truy đuổi tàu X lần thứ nhất do phát hiện hành vi
đánh bắt cá bất hợp pháp trong phạm vi lãnh hải của mình thì việc truy
đuổi của tàu quân sự Xidi là hợp pháp. Bởi lẽ: Thứ nhất, khoản 1 Điều
111 Công ước luật biển năm 1982 (Công ước 1982) quy định “Việc truy


đuổi một tàu nước ngoài có thể được tiến hành nếu những nhà đương cục
có thẩm quyền của quốc gia ven biển có những lý do đúng đắn để cho
rằng chiếc tàu này đã vi phạm các luật và quy định của quốc gia đó...”.
Ở đây, tàu quân sự Xidi đã phát hiện hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp
của tàu X trên phạm vi lãnh hải của mình. Thứ hai, khoản 1 Điều 25 Công
ước này cũng quy định: “Quốc gia ven biển có thể thi hành các biện pháp
cần thiết trong lãnh hải của mình để ngăn cản mọi việc đi qua có gây
hại.” mà hành vi “đánh bắt hải sản” của tàu X được quy định là một trong
những hoạt động thể hiện việc đi qua gây phương hại tại khoản 2 Điều 19
Công ước 1982. Như vậy, hành vi truy đuổi tàu X ban đầu của tàu quân
sự Xidi là hợp pháp.
Tuy nhiên, việc truy đuổi và bắt giữ tàu X ở lần thứ 2 của tàu quân
sự Xidi đã không hợp pháp. Ta căn cứ vào khoản 1 Điều 111 Công ước
1982 cũng quy định việc truy đuổi “chỉ có thể được tiếp tục ở ngoài ranh
giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp với điều kiện là việc truy đuổi này
không bị gián đoạn”. Trong tình huống ở đây, việc truy đuổi tàu X của
tàu quân sự Xidi đã bị gián đoạn. Cụ thể là, tàu X, sau khi bị truy đuổi
qua các vùng biển của Xidi, đã chạy vào lãnh hải của quốc gia Gaet. Việc
truy đuổi tạm thời phải dừng lại. Một ngày sau, tàu X mới xuất hiện trở
lại trên lãnh hải của Xidi. Như vậy, hành vi truy đuổi và bắt giữ tàu X lúc

2


này của Xidi đã trở thành bất hợp pháp theo quy định của Công ước năm
1982.
Từ những lập luận trên, ta kết luận hành vi của tàu quân sự Xidi
truy đuổi và bắt giữ tàu X về hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp là không
phù hợp với quy định của luật quốc tế.
Câu 2: Quốc gia có thẩm quyền tài phán đối với vụ đâm va của

tàu X vào công trình nhân tạo là Xidi.
Giải thích:
Trước hết, vùng tiếp giáp lãnh hải nằm trong vùng đặc quyền kinh
tế nên nó có đầy đủ quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế. Theo
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 Công ước 1982 quy định quốc gia
ven biển có quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công
ước về việc:
“i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;
ii. Nghiên cứu khoa học về biển;
iii.

Bảo

vệ



gìn

giữ

môi

trường

biển;”

Bên cạnh đó, ta có khoản 2 Điều 60 Công ước này quy định: “Quốc
gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, các thiết
bị và các công trình đó, kể cả về mặt các luật và quy định hải quan, thuế

khóa, y tế, an ninh và nhập cư.”. Trong tình huống đề bài đưa ra thì do
quốc gia Limo đặt đảo nhân tạo trong vùng tiếp giáp lãnh hải của quốc
gia Xidi nên quốc gia Xidi có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo
nhân tạo của quốc gia Limo. Trong quá trình tàu X trốn chạy và va phải
một đảo nhân tạo của quốc gia Limo đặt tại vùng tiếp giáp lãnh hải của
quốc gia Xidi.
Từ những lập luận trên, ta có thể kết luận, theo quy định của Công
ước về luật biển năm 1982 thì quốc gia Xidi có thẩm quyền tài phán
đối với vụ đâm va vào công trình nhân tạo của tàu X.

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước Luật biển năm 1982;
2. Giáo trình Luật quốc tế, Ths. Nguyễn Thị Kim Ngân- Ths.Chu Mạnh
Hùng, NXB Giáo dục Việt Nam, Năm 2004;
3. Giáo trình Luật Quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân
dân, Năm 2012.

4



×