Bài tập lớn học kì – môn Luật Tài chính
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiếp tục kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, chiều ngày 5/11/2012, các đại biểu
họp toàn thể tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật thuế thu nhập cá nhân(1) trong đó hiện nay điều mà các Đại biểu bàn cãi,
tranh luận cũng như người dân quan tâm và chú ý theo dõi nhiều nhất là vấn đề
mức giảm trừ gia cảnh đươc quy định trong Luật thuế thu nhập cá nhân. Vậy vì
nguyên nhân gì mà vấn đề giảm trừ gia cảnh lại được đặc biệt chú ý trong lần sửa
đổi Luật thu nhập cá nhân lần này nhiều đến thế?. Để giải quyết câu hỏi nêu trên và
cùng tìm hiểu rõ vấn đề đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm này em xin
chọn đề tài: “Giảm trừ gia cảnh theo quy định pháp luật hiện hành-thực tế tuân thủ
pháp luật thuế về giảm trừ gia cảnh và hướng khắc phục của người nghiên cứu”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những quy định của pháp luật hiện hành về giảm trừ gia cảnh
1. Những quy định của pháp luật hiện hành
Vấn đề giảm trừ gia cảnh trong Thuế thu nhập cá nhân được quy định chi tiết
tại Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (Luật TTNCN); Điều 12 Nghị
định 100/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của
Luật Thuế thu nhập cá nhân; tiểu mục 3 Thông tư số 84/2008/TT- BTC ngày
30/9/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế thu nhập cá
nhân và hướng dẫn thi hành một số điều Nghị định số 100/2008/NĐ–CP ngày
8/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá
nhân và Điều 2 Thông tư số 62/2009/TT – BTC sửa đổi, bổ sung một số điều thông
tư 84/2008/TT-BTC.
1.1 Khái niệm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007
quy định: “ Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi
tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp
(1) />
1
Bài tập lớn học kì – môn Luật Tài chính
thuế là cá nhân cư trú”.
1.2. Mức giảm trừ gia cảnh
Vẫn theo khoản 1 Điều 19 Luật TTNCN thì: “Mức giảm trừ gia cảnh gồm
hai phần sau đây:
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu
đồng/năm);
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng”.
Ví dụ: Giảng viên Đại học Luật Hà Nội Nguyễn Văn A có mức thu nhập là
8.000.000 đ/tháng, có hai người phụ thuộc thì tổng cộng mức giảm trừ gia cảnh
được tính: 4.000.000 đồng (mức giảm trừ gia cảnh của bản thân Giảng viên Nguyễn
Văn A) + 3.200.000 đồng (mức giảm trừ gia cảnh cho 2 người phụ thuộc) =
7.200.000 đồng. Vậy Giảng viên Nguyễn Văn A chỉ phải đóng thuế cho khoản thu
nhập 800.000 đ.
1.3. Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
- Đối tượng nộp thuế chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
nếu đối tượng nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. Riêng năm 2009
trường hợp chưa đăng ký thuế thì vẫn được tạm giảm trừ gia cảnh nếu thực hiện
đăng ký giảm trừ gia cảnh và có đủ hồ sơ chứng minh người phụ.
- Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi
người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế trong
năm tính thuế. Người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng
phát sinh tháng nào thì được tính giảm trừ tháng đó.
Trường hợp nhiều đối tượng nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi
dưỡng thì các đối tượng nộp thuế phải tự thoả thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh
vào một đối tượng nộp thuế.
- Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm kê khai số người phụ thuộc được giảm trừ
và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực trong việc kê khai này.
Ví dụ: Hai vợ chồng anh A và chị B đều là giảng viên đại học Luật Hà Nội có
thu nhập hàng tháng là 10.000.000đ và có 1 người con là cháu C 13 tuổi. Như vậy
trong trường hợp này thì người phụ thuộc là cháu C 13 tuổi và chỉ có anh A hoặc
2
Bài tập lớn học kì – môn Luật Tài chính
chị B là đối tượng chịu thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tức là
một trong hai người sẽ được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là 1.600.000
đồng/tháng và họ phải tự thỏa thuận người được giảm trừ gia cảnh cho người con
và người đó đăng ký theo mẫu quy định gửi cho cơ quan chi trả thu nhập.
1.4. Người phụ thuộc bao gồm các đối tượng sau
a) Con: con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, cụ thể:
- Con dưới 18 tuổi (được tính đủ theo tháng).
Ví dụ: Con anh Nguyễn Văn A sinh tháng 7 năm 1992. Trường hợp này con
anh Nguyễn Văn A được tính là người phụ thuộc đến hết tháng 6 năm 2010.
- Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động.
- Con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, dạy nghề, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức
thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá
500.000 đồng.
b) Vợ hoặc chồng của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi
lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động,
không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập bình
quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng.
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của đối tượng nộp
thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật
nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập
nhưng không vượt quá mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các
nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng.
d) Các cá nhân khác là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động
theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không
nơi nương tựa, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức
500.000/tháng mà đối tượng nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng (Đối với
người phụ thuộc là ông bà nội; ông bà ngoại; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em
ruột; cháu ruột và các cá nhân khác còn phải thoả mãn thêm điều kiện là người
3
Bài tập lớn học kì – môn Luật Tài chính
không nơi nương tựa mà người đối tượng nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng), bao
gồm:
- Anh ruột, chị ruột, em ruột của đối tượng nộp thuế.
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác
ruột của đối tượng nộp thuế.
- Cháu ruột của đối tượng nộp thuế (bao gồm con của anh ruột, chị ruột, em
ruột).
- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
1.5. Mức thu nhập làm căn cứ để xác định người phụ thuộc
Mức thu nhập làm căn cứ để xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ
là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không
vượt quá 500.000 đồng
1.6. Người tàn tật, không có khả năng lao động
Người tàn tật không có khả năng lao động là người bị tàn tật, giảm thiểu chức
năng không thể trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc người bị khuyết tật, dị tật bẩm
sinh không có khả năng tự phục vụ bản thân được cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên
xác nhận hoặc bản tự khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn
tật không có khả năng lao động.
1.7. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
a) Đối với con:
- Con dưới 18 tuổi cần một trong các giấy tờ sau: bản sao Giấy khai sinh hoặc
bản sao sổ hộ khẩu.
- Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động cần có các giấy tờ
sau:
+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao sổ hộ khẩu.
+ Bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác
nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.
- Con đang theo học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học
nghề (kể cả con đang học ở nước ngoài) cần có các giấy tờ sau:
+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao sổ hộ khẩu.
4
Bài tập lớn học kì – môn Luật Tài chính
+ Bản sao Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc các
giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp hoặc học nghề.
Trường hợp là con nuôi, con ngoài giá thú thì ngoài Giấy khai sinh cần có bản
sao quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha,
mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Đối với vợ hoặc chồng:
- Vợ hoặc chồng đã hết tuổi lao động cần một trong các giấy tờ sau: bản sao sổ
hộ khẩu hoặc bản sao Giấy chứng nhận kết hôn.
- Vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên phải có
thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác
nhận của Uỷ ban nhân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.
c) Đối với cha, mẹ, anh chị em ruột:
- Trường hợp đã hết tuổi lao động cần có: bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ liên
quan khác để xác định rõ mối quan hệ của người phụ thuộc với đối tượng nộp thuế
(là cha, mẹ, anh, chị, em ruột).
- Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, cần có
thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác
nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.
d) Đối với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột cần
có: các giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với đối
tượng nộp thuế (là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột,
cháu ruột) và bản tự khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng
nộp thuế cư trú về trách nhiệm nuôi dưỡng của đối tượng nộp thuế với người phụ
thuộc.
Các giấy tờ hợp pháp nêu ở đây là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được
mối quan hệ của đối tượng nộp thuế đối với người phụ thuộc như: bản sao sổ hộ
khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), bản sao Giấy khai sinh thể hiện được quan hệ này.
Trường hợp người phụ thuộc trong độ tuổi lao động ngoài các giấy tờ nêu
trên thì phải có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc
5
Bài tập lớn học kì – môn Luật Tài chính
bản khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả
năng lao động.
đ) Các giấy tờ trong các hồ sơ theo hướng dẫn nêu trên, nếu là bản sao thì phải có
công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Nếu không có công
chứng hoặc chứng thực thì phải xuất trình bản chính cùng với bản sao để cơ quan
thuế kiểm tra đối chiếu.
e) Cá nhân cư trú là người nước ngoài, nếu không có hồ sơ theo hướng dẫn đối với
từng trường hợp cụ thể nêu trên thì phải có các tài liệu pháp lý tương tự để làm căn
cứ chứng minh người phụ thuộc.
1.8. Kê khai giảm trừ đối với người phụ thuộc
Đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công từ
4.000.000đ/tháng trở xuống không phải kê khai người phụ thuộc.
Đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trên
4.000.000đ/tháng có nuôi dưỡng người phụ thuộc, để được giảm trừ gia cảnh đối
với người phụ thuộc cần kê khai theo hướng dẫn dưới đây:
a) Đối với đối tượng nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công:
- Đầu năm, chậm nhất là ngày 30 tháng 1, đối tượng nộp thuế lập 02 bản đăng
ký người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh gửi cho cơ quan trả thu nhập. Trong
năm nếu có sự thay đổi về người phụ thuộc so với đăng ký đầu năm thì chậm nhất
là sau 30 ngày kể từ ngày có thay đổi (tăng, giảm), đối tượng nộp thuế cần khai 02
bản đăng ký điều chỉnh người phụ thuộc gửi cho cơ quan trả thu nhập.
Trường hợp đối tượng nộp thuế ký hợp đồng lao động (hoặc có quyết định
tuyển dụng) sau ngày 30 tháng 1 thì thời hạn đăng ký người phụ thuộc chậm nhất là
ngày cuối cùng của tháng ký hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng.
- Đối tượng nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc phải có
đủ hồ sơ chứng minh về người phụ thuộc và phải nộp cho cơ quan thuế trực tiếp
quản lý đơn vị trả thu nhập.
- Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như sau:
+ Đối với các trường hợp đã đăng ký giảm trừ gia cảnh từ đầu năm 2009 thì
thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2009.
6
Bài tập lớn học kì – môn Luật Tài chính
+ Đối với các trường hợp đăng ký giảm trừ gia cảnh sau ngày 30 tháng 1 năm
2009 thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày đăng ký giảm trừ.
+ Trường hợp có phát sinh tăng, giảm về người phụ thuộc so với đăng ký thì
thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày đăng ký điều chỉnh tăng,
giảm người phụ thuộc.
Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu đối tượng nộp thuế không nộp hồ sơ
chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải
điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
- Cơ quan trả thu nhập có trách nhiệm:
+ Tiếp nhận bản đăng ký người phụ thuộc được giảm trừ của đối tượng nộp
thuế.
+ Hàng tháng, thực hiện tạm giảm trừ gia cảnh cho số người phụ thuộc theo
đúng bản đăng ký người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế trước khi tính số thuế
tạm khấu trừ.
+ Chuyển 01 bản đăng ký giảm trừ người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế
cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ quan trả thu nhập. Thời hạn chuyển chậm
nhất là ngày 20 tháng 2 của năm thực hiện. Trường hợp đăng ký giảm trừ sau ngày
30 tháng 1 của năm thực hiện hoặc đăng ký điều chỉnh người phụ thuộc, thời hạn
chuyển cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý là ngày 20 của tháng sau tháng nhận
được bản đăng ký.
b) Đối với đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh
- Đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh khai giảm trừ gia cảnh cho
người phụ thuộc cùng với tờ khai tạm nộp thuế dành cho cá nhân kinh doanh nộp
thuế theo kê khai hoặc tờ khai thuế dành cho cá nhân kinh doanh nộp theo phương
pháp khoán.
- Đối tượng nộp thuế khai giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại các tờ
khai nêu trên vào đầu năm 2009 phải có đủ hồ sơ chứng minh về người phụ thuộc
và nộp cho Chi cục Thuế trực tiếp quản lý cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày
30 tháng 6 năm 2009.
7
Bài tập lớn học kì – môn Luật Tài chính
- Trường hợp có phát sinh tăng, giảm người phụ thuộc hoặc mới ra kinh doanh
thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc phải nộp chậm nhất là sau 03 tháng kể từ
ngày khai người phụ thuộc tại tờ khai thuế.
- Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu đối tượng nộp thuế không nộp hồ sơ
chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải
điều chỉnh lại số thuế phải nộp. Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán phải
điều chỉnh lại mức thuế đã khoán.
1.9. Đối tượng nộp thuế nộp hồ sơ chứng minh cho người phụ thuộc
Đối tượng nộp thuế chỉ phải nộp hồ sơ chứng minh cho một người phụ thuộc
một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ kể cả trường hợp đối tượng nộp
thuế thay đổi nơi làm việc, thay đổi nơi kinh doanh.
Đối tượng nộp thuế vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền
lương, tiền công thì việc tạm giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc vào loại thu
nhập nào là do đối tượng nộp thuế lựa chọn và đăng ký theo hướng dẫn nêu trên.
Trường hợp có nhiều người phụ thuộc nhưng kê khai tạm giảm trừ không hết vào
một loại thu nhập thì được tạm giảm trừ vào cả hai loại thu nhập.
2. Nhận xét về các quy định của pháp luật về giảm trừ gia cảnh
Do do sự biến động nhanh của nền kinh tế nên sau hơn 3 năm thực hiện các
Quy định của pháp luật hiện hành về Giảm trừ gia cảnh theo Luật TTNCN hiện
hành theo tôi cơ bản là chưa hợp lý, còn tồn tại một số bất cập, hạn chế sau:
Thứ nhất: Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế thu nhập cá
nhân năm 2007 còn gây nhiều tranh cãi vì trong luật đưa ra mức giảm trừ gia cảnh
đối với đối tượng nộp thuế là 4.000.000đ/người/tháng và 1.600.000đ/người/tháng
đối với người phụ thuộc là chưa đảm bảo cho đời sống tối thiểu của người lao
động, nhất là ở đô thị, 4.000.000đ/người/tháng, một con số cố định như vậy là
không hợp lý vì chưa tính tới yếu tố lạm phát, sự mất giá của đồng tiền ở nước ta
nên luật sẽ phải thường xuyên thay đổi. Như, năm 2007 chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
tăng là 12,63%, năm 2008 chỉ số CPI 22,97%, năm 2009 chỉ số CPI 6,52%, năm
2010 CPI là 11,75%, đến tháng 9/2011 chỉ số CPI tăng so với năm 2010 là
16,63%. Như vậy, từ năm 2007 đến tháng 9/2011, tổng CPI của Việt Nam tăng
8
Bài tập lớn học kì – môn Luật Tài chính
70,5% (2), nên điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân. Theo
tôi, nên xác định mức thu hợp lý trên nguyên tắc mở rộng diện thu, hạ thấp mức thu
thì vẫn đảm bảo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước và tạo được sự công bằng
trên diện rộng cho những người có thu nhập.
Thứ hai: Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay không tính đến khu vực, có nghĩa là
ở nông thôn, thành thị, đồng bằng hay miền núi đều áp dụng như nhau, nhưng thực
tế cho thấy mức chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày của một cá nhân ở thành thị là lớn
hơn rất nhiều so với ở nông thôn và miền núi(3)
Thứ ba: Theo tinh thần của Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, tôi thấy có
một số điểm không hợp lý về việc quy định đối tượng phụ thuộc như sau:
- Khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 quy định con thành
niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề nếu
không có thu nhập hoặc thu nhập không vượt quá mức quy định thì coi là người
phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh cho cha mẹ. Quy định này dẫn đến sự không công
bằng giữa những đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân vì việc học tập là vấn đề phải
làm suốt đời người, Nhà nước khuyến khích học tập và đã có chính sách cho vay
vốn đối với những người đi học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học
nghề. Nên người học có thể vay vốn của chính sách này để trang bị tri thức cho
mình và sau này đi làm sẽ trả dần cho Nhà nước. Việc học là quá trình đầu tư cho
tương lai, khi nói về thị trường lao động thì người sử dụng lao động sẽ phải trả
lương gồm cả phần bù đắp chi phí đào tạo, ai được đào tạo nhiều, có trình độ cao
thì sẽ có cơ hội nhận được lương cao hơn. Nên để công bằng cho những người có
con thành niên đi học hoặc vừa học vừa làm hoặc đi làm trước học sau, theo chúng
tôi, nên bỏ quy định ở khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007.
- Để khuyến khích thực hiện kế hoạch hóa dân số và gia đình, mỗi cặp vợ
(2) />ItemID=472&TabIndex=3&TaiLieuID=925
(3) />%E1%BB%B1c-hi%E1%BB%87n-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-b%E1%BA%A5t-c%E1%BA%ADp-n
%E1%BA%A3y-sinh-v-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-gi%E1%BA%A3i-quy/
9
Bài tập lớn học kì – môn Luật Tài chính
chồng chỉ nên sinh từ một đến hai con, nên theo chúng tôi, đối với con thứ ba trở
lên không tính là đối tượng phụ thuộc để giảm thuế cho cha mẹ. Bởi vì nếu chúng
ta quy định trường hợp này sẽ gây mất công bằng giữa những người nộp thuế.
Những người chấp hành chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình tốt, thực hiện
sinh từ 01 đến 02 con thì có thể phải nộp thuế nhiều hơn đối với những người
không chấp hành chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước khi
những đối tượng này có cùng mức thu nhập chịu thuế.
- Đối với cha mẹ, ông bà đã hết tuổi lao động thì thông thường thu nhập sẽ rất
thấp hoặc có thể không có, nhưng những người này có thể đã tích lũy được số tài
sản rất lớn, đủ để nuôi sống họ suốt đời. Nên nếu đưa vào Luật Thuế thu nhập cá
nhân những người này là đối tượng phụ thuộc thì sẽ không đảm bảo nguyên tắc
công bằng và không đúng ý nghĩa của cụm từ “đối tượng phụ thuộc”. Vì vậy, theo
chúng tôi, những người này phải có trách nhiệm kê khai là không có tài sản gì để
đảm bảo nguồn sống ở dưới mức thu nhập GDP bình quân đầu người thì mới được
xem xét là đối tượng phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh cho những đối tượng trực
tiếp nuôi dưỡng.
Thứ tư: Việc áp dụng giảm trừ gia cảnh chỉ áp dụng đối với những cá nhân cư
trú có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công mà không áp dụng đối với
những người có thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất
động sản, từ trúng thưởng, từ nhượng quyền thương mại, từ thừa kế, quà tặng trong
Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 là không đảm bảo công bằng về mặt đối xử
với những cá nhân trong xã hội. Vì mỗi cá nhân đều phải chi tiêu cho nhu cầu sống
của bản thân và những người phụ thuộc, việc lựa chọn nghề nghiệp để mưu sinh là
tùy vào bản thân người đó. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều
hướng tới sự phát triển con người và gia đình của họ. Trong thực tế, đa số nhà đầu
tư chứng khoán, bất động sản ở Việt Nam là những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nên để tạo ra
sự công bằng cho các cá nhân nộp thuế cần đưa ra quy định: tất cả các cá nhân cư
trú có thu nhập thì đều được giảm trừ gia cảnh khi tính thu nhập chịu thuế.
10
Bài tập lớn học kì – môn Luật Tài chính
Trên đây là những ý kiến cá nhân của tôi về các quy định pháp luật về giảm trừ
gia cảnh, mong rằng trong lần sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân tới đây những
vấn đề nêu trên sẽ được giải quyết.
II. Thực tế tuân thủ pháp luật về thuế về giảm trừ gia cảnh và hướng khắc
phục của người nghiên cứu
1. Thực tế tuân thủ pháp luật về thuế về giảm trừ gia cảnh
Quy định là quy định nhưng thực tế quy định có được thực hiện, có đi được
vào quần chúng nhân dân hay không lại là một chuyện khác. Thực tế việc tuân thủ
các quy định pháp luật thuế về giảm trừ gia cảnh vẫn còn một số vấn đề phát sinh
như sau:
1.1 Quy định về mức giảm trừ gia cảnh tạo tâm lý “muốn trốn thuế” với người nộp
thuế
Theo Điều 19 Luật TTNCN, chỉ những người có thu nhập lớn hơn tổng số
tiền được giảm trừ gia cảnh mới phải chịu thuế. Mức giảm trừ với người nộp thuế
là 4.000.000 đồng/tháng, với mỗi đối tượng phụ thuộc người nộp thuế sẽ được trừ
thêm 1.600.000 đồng/tháng. Quy định này nhằm đem lại sự công bằng cho các đối
tượng nộp thuế nhưng trên thực tế có thể có một số vấn đề cần phải xem xét lại vì
nó tạo ra sự “phản cảm” cho chính những đối tượng này và nhiều khi tạo tâm lí
muốn trốn thuế.
Ví dụ: Hai gia đình đều nuôi một con nhỏ (dưới 18 tuổi), có tổng thu nhập như
nhau (10.000.000 đồng/tháng), mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp có giống nhau
không?
- Giả sử gia đình thứ nhất: chồng có thu nhập 4.000.000 đồng/tháng, vợ có thu
nhập 6.000.000đồng/tháng. Theo Luật thuế TNCN đứa con sẽ giảm trừ cho người
vợ. Thu nhập tính thuế của người vợ là 400.000 đồng, mức thuế thu nhập gia đình
này phải đóng mỗi tháng là 20.000 đồng.
- Giả sử gia đình thứ hai: chồng có thu nhập 9.000.000 đồng/tháng, vợ có thu nhập
1.000.000 đồng/tháng. Theo Luật thuế TNCN, đứa con sẽ giảm trừ cho người
chồng. Thu nhập tính thuế của chồng sau khi giảm trừ gia cảnh là 3.400.000đ. Khi
11
Bài tập lớn học kì – môn Luật Tài chính
đó mức thuế thu nhập gia đình này phải đóng mỗi tháng là 170.000đ, gấp 8,5 lần
gia đình thứ nhất.
Vậy với thu nhập như nhau, hoàn cảnh như nhau nhưng trong trường hợp
trên các mức thuế TNCN phải nộp lại vênh nhau quá lớn. Về vấn đề này, pháp luật
các nước thường quy định cho phép người nộp thuế lựa chọn, tính thu nhập chung
cho cả vợ lẫn chồng hay tính riêng từng người. Mỗi trường hợp sẽ áp mức thuế
suất khác nhau để đảm bảo công bằng. Hơn nữa, cần phân biệt mức giảm trừ đối
với người phụ thuộc có sức khoẻ bình thường và những người bị mắc chứng bệnh
hiểm nghèo, từ đó giảm được sự bất công bằng khi xác định thu nhập tính thuế(4)
Hơn nữa, với mức giảm trừ gia cảnh quá ít so với thời điểm hiện nay như
vậy, sẽ gây ra tâm lý bức xúc khi nộp thuế của người nộp thuế. Bởi hàng tháng với
số tiền giảm trừ là 1.600.000đ/ một người phụ thuộc thì không thể đảm bảo cuộc
sống cho bản thân họ. Gánh nặng kinh tế gia đình sẽ tăng lên với những người đi
làm có thu nhập phải nộp thuế khiến họ có suy nghĩ, tâm trạng không muốn nộp
thuế.
1.2 Xảy ra tình trạng người nộp thuế gian lận thuế, không chịu đăng ký kê khai để
nộp thuế
Tình hình thực tế hiện nay là Để thuận tiện cho người nộp thuế, Thông tư
62/2009/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung việc thi hành một số điều tại Luật Thuế
TNCN cho phép cá nhân được tự kê khai người phụ thuộc và chịu trách nhiệm về
nội dung kê khai đó (không cần cơ quan Nhà nước xác nhận) chính vì vậy Việc kê
khai giảm trừ gia cảnh chủ yếu là dựa vào ý thức của đối tượng nộp thuế. Điều này
đã tạo ra khe hở trong việc kê khai số người phụ thuộc. Ví dụ: Cùng 1 ông bố hay
bà mẹ, nhưng sẽ được tính trùng thành 2 bởi cả 2 người con ở 2 địa phương khác
nhau đều cùng kê khai và chính quyền địa phương sở tại đều xác nhận. Thực tế cho
thấy, hiện nay nhiều địa phương khi nhận được một số đơn đề nghị xác nhận đối
tượng cư trú có trách nhiệm nuôi dưỡng người phụ thuộc ở địa phương khác (ông,
(4) />%E1%BA%B7t-ra-khi-th%E1%BB%B1c-thi-lu%E1%BA%ADt-thu%E1%BA%BF-tncn-%E1%BB%9F-vi
%E1%BB%87t-nam/
12
Bài tập lớn học kì – môn Luật Tài chính
bà, cháu… ở quê), họ không thể nào xác định được mối quan hệ của người phụ
thuộc đang sống ở tỉnh khác và người dân đang cư trú trên địa bàn, càng không thể
nào biết được có đúng là người dân đang cư trú trên địa bàn có trách nhiệm nuôi
dưỡng người đang sống ở tỉnh khác hay không, dẫn tới tình trạng nơi thì chứng
nhận hết một cách quá dễ dàng, nơi thì từ chối chứng nhận gây khó khăn cho người
dân. Và cũng theo phản ánh của người dân thì một trong những khó khăn mà họ
gặp phải là xin hồ sơ để xác định đối tượng phụ thuộc không có thu nhập.
1.3 Tình trạng người nộp thuế chưa thực hiện đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ
gia cảnh vẫn xảy ra phổ biến
Do nhận thức của người dân còn hạn chế và công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật của chúng ta còn yếu kém. Vì thế đã xảy ra tình trạng, người nộp thuế có
người phụ thuộc được xét giảm trừ gia cảnh, nhưng không biết phải làm những thủ
tục gì để được hưởng quyền lợi đó.
2. Nguyên nhân của tình trạng trên
Tình trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả từ những bất cập trong quy
định của luật thuế, cũng như từ những yếu tố khác, như:
- Các quy định của pháp luật về giảm trừ gia cảnh còn hạn chế, bất cập không
còn phù hợp với đời sống xã hội như hiện nay.
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành thuế với các cấp chính quyền địa
phương, với các tổ chức, cơ quan liên quan trong việc hợp tác triển khai Luật thuế
TNCN, dẫn đến những khó khăn trong việc xác định và quản lý gia cảnh người nộp
thuế, quản lý hoạt động của các cá nhân kinh doanh tự do, hành nghề độc lập,…
- Hiện tượng tiêu cực và bất công trong việc nộp thuế TNCN vẫn chưa được
xử lý triệt để, làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả thực tế và công bằng của Luật thuế,
gây một số bức xúc trong quần chúng nhân dân.
- Trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành Luật của một bộ phận lớn dân cư còn
hạn chế, tâm lý trốn thuế còn lan truyền, trong khi lực lượng cán bộ thuế còn mỏng,
không thể thực hiện thanh tra kiểm tra thuế TNCN trên diện rộng để phát hiện các
hành vi vi phạm và xử lý.
3. Một số giải pháp khắc phục tình trạng trên
13
Bài tập lớn học kì – môn Luật Tài chính
3.1 Sửa đổi quy định của Luật Thuế TNCN về giảm trừ gia cảnh
Vấn đề sâu xa cốt lõi của thực trạng trên chính là do quy định của mức giảm
trừ gia cảnh như hiện nay là Mức giảm trừ với người nộp thuế là 4.000.000
đồng/tháng, với mỗi đối tượng phụ thuộc người nộp thuế sẽ được trừ thêm
1.600.000 đồng/tháng không nên quy định cụ thể trong Luật và phải được nâng lên
đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Như nắm bắt được tình trạng
trên mà “Tiếp tục kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, chiều 5/11, các đại biểu thảo
luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá
nhân và dự án Luật hòa giải cơ sở. Qua thảo luận, hầu hết các đại biểu đều bày tỏ
sự đồng tình với dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân quy định nâng mức giảm trừ
gia cảnh cho bản thân người nộp thuế từ 4 triệu đồng/tháng lên mức 9 triệu
đồng/tháng; mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng/tháng lên
mức 3,6 triệu đồng/tháng”(5) .
3.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
Thực tế hiện nay, công tác tuyên truyền phổ biến Luật Thuế TNCN nói
chung và các quy định về giảm trừ gia cảnh nói riêng nhằm nâng cao trình độ hiểu
biết, ý thức tuân thủ của người nộp thuế đang được chú trọng và thực hiện (đa dạng
hóa hình thức và phương pháp tuyên truyền); định kỳ tổ chức điều tra trắc nghiệm,
hội thảo, hội thi đối với người nộp thuế, cán bộ thu thuế... đánh giá mức độ hiểu
biết về pháp luật thuế TNCN, nắm bắt được ý kiến nguyện vọng của dân; xây dựng
cơ chế tiếp thu ý kiến, thông tin phản hồi từ người nộp thuế một cách phù hợp; tổ
chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ thuế TNCN và kỹ thuật
tuyên truyền cho các tuyên truyền viên để họ làm tròn nhiệm vụ của một tuyên
truyền viên tốt.
Ví dụ: Tổ chức các chương trình, giao lưu đối thoại với ngươi nộp thuế như:“Nhiều
thắc mắc về thuế đối với cá nhân và doanh nghiệp của bạn đọc Tuổi Trẻ Online
(TTO) đã được các chuyên gia giải đáp trong chương trình giao lưu trực tuyến
"Đối thoại với người nộp thuế" do TTO tổ chức chiều 21/05/2012. Tham gia giao
(5) />
14
Bài tập lớn học kì – môn Luật Tài chính
lưu trực tuyến có ông Nguyễn Trọng Hạnh - phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM,
bà Trần Thị Lệ Nga - trưởng phòng tuyên truyền và hỗ trợ Cục Thuế TP.HCM,
ông Đỗ Quốc Tuấn - phó phòng tuyên truyền và hỗ trợ Cục Thuế TP.HCM và các
chuyên viên Cục Thuế TP.HCM”(6)
3.3 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho cán bộ
Một việc làm không thể thiếu nhằm hoàn thiện pháp luật về thuế là cần phải
kiện toàn tổ chức bộ máy thuế, chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực của ngành thuế song song với việc tăng cường cơ sở vật chất cho
ngành thuế theo hướng hiện đại hóa công tác quản lý thuế.
3.4 Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra
Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật thuế TNCN cần được
đẩy mạnh, đòi hỏi cơ quan thuế phải tập trung lực lượng lớn vào việc thanh tra,
kiểm tra việc chấp hành luật thuế. Cơ quan thuế phải phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan chức năng như cơ quan công an, cơ quan ngoại vụ, cơ quan quản lý lao động,
… để nắm bắt kịp thời thông tin về đối tượng nộp thuế, nguồn phát sinh thu nhập,
có biện pháp phân loại đối tượng nộp thuế thành các nhóm khác nhau để thanh tra,
kiểm tra một cách có hiệu quả. Nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lí kịp thời các hành
vi vi phạm pháp luật về thuế.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Qua những phân tích nêu trên, chúng ta đã phần nào hiểu hơn về vấn đề mà
dư luận xã hội đang quan tâm xoay quanh mức giảm trừ gia cảnh đồng thời cũng
hiểu thêm được các quy định của pháp luật về Luật thuế thu nhập cá nhân giúp
chúng ta có thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện pháp luật nhằm đảm bảo cho
nguồn thu của ngân sách nhà nước góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh hơn.
(6) />
15