Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài tập nhóm thương mại 1 9 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.57 KB, 15 trang )

Nhóm 01 Lớp N04 – TL3
Hưng, Tuấn Anh, Cường, Hiếu (là các cá nhân có quốc tịch Việt Nam) dự kiến
thành lập 01 công ty TNHH có vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Ngày 04/9/2008, công ty đã
được thành lập với tên gọi Công ty TNHH Hừng Sáng với các thành viên và mức
vốn cam kết góp như sau:
Tên

Tổng giá trị vốn góp (đồng) Phần vốn góp

Hưng

200

20%

Cường

400

40%

Tuấn Anh

300

30%

Hiếu

100


10%

Do gặp khó khăn trong tài chính, Cường không có tiền mặt để góp vốn vào Hừng
Sáng theo như cam kết nên đã đề nghị góp vốn bằng 01 oto Vios có giá trị tương
đương với số vốn đã cam kết
Câu 1: Hãy tư vấn cho Hừng Sáng các thủ tục để hợp pháp hóa sự thay đổi loại tài
sản góp vốn của Cường
Câu 2: Đến thời điểm thực hiện cam kết góp vốn, Cường chính thức thông báo về
việc không góp vốn theo cam kết, từ chối tiếp tục tham gia kinh doanh tại Hừng
Sáng.
Hãy tư vấn các phương án xử lý phần vốn không được Cường đóng góp. Sau khi
một trong các phương án xử lý phần vốn góp được thực hiện, Cường có mất tư
cách thành viên tại Hừng Sáng không?
Câu 3: Không có tiền mặt trả nợ 1 tỷ đồng cho Thịnh theo hợp đồng mua bán nhà
chung cư, Tuấn Anh dự kiến sử dụng một phần giá trị phần vốn góp của mình tại
Hừng Sáng để trừ nợ. Tuy nhiên, Hưng – giám đốc, người đại diện theo pháp luật
của Hừng Sáng không đồng ý cho Tuấn Anh thực hiện giao dịch đó.
Tuấn Anh có thể thực hiện được dự định của mình hay không? Nếu Tuấn Anh vẫn
cố tình thực hiện dự định của mình thì Hừng Sáng có quyền từ chối tư cách thành
viên của Thịnh hay không?
1


Nhóm 01 Lớp N04 – TL3
Câu 4: Do phải tham dự một khóa đào tạo kéo dài 40 ngày về thương mại
quốc tế tại Nhật, Hưng làm văn bản ủy quyền cho Tuấn – trưởng phòng kinh doanh
của Hừng Sáng để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong thời gian Hưng
vắng mặt. Tuy nhiên, Điều lệ Hừng Sáng quy định: “Trường hợp người đại diện
theo pháp luật của Công ty vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền
bằng văn bản cho Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty để thực hiện các

quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật”
Văn bản ủy quyền của Hưng cho Tuấn có hợp pháp không? Vì sao?
Câu 5: Giả sử Chủ tịch Hội đồng thành viên của Hừng Sáng cũng đi học tại Nhật
và Điều lệ không quy định cụ thể về trường hợp này
Hãy tư vấn cho Hừng Sáng phương án giải quyết như thế nào đối với trường hợp
này?
Câu 6: Do nhu cầu hoạt động kinh doanh, Hừng Sáng muốn huy động vốn để mua
thêm máy móc hiện đại. Hội đồng thành viên nhất trí với phương án này.
Tư vấn các phương thức huy động vốn cho Hừng Sáng?
NỘI DUNG:
1. Câu 1: Hãy tư vấn cho Hừng Sáng các thủ tục để hợp pháp hóa sự thay đổi loại
tài sản góp vốn của Cường.
Khoản 1 Điều 39 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Thành viên phải góp
vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp
thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các
thành viên còn lại; công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ
quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận
sự thay đổi. Như vậy, việc một thành viên trong Hội đồng thành viên muốn thay
đổi hình thức góp vốn như đã cam kết phải được sự nhất trí của các thành viên còn
lại. Cụ thể ở đây, Cường không có tiền mặt để góp vốn vào Hừng Sáng như đã cam
kết nên đã đề nghị góp vốn bằng 1 oto Vios có giá trị tương đương thì phải được sự
đồng ý của Hưng, Tuấn Anh và Hiếu. Công ty phải thực hiện một số thủ tục sau
đây để hợp pháp hóa việc thay đổi tài sản góp vốn cho Cường:
2


Nhóm 01 Lớp N04 – TL3
BƯỚC 1: Công ty lấy ý kiến của các thành viên về việc cho phép Cường thay đổi
hình thức góp vốn từ tiền mặt như đã cam kết thành hình thức tài sản là 1 oto Vios
có giá trị tương đương. Khoản 1 Điều 39 Luật Doanh nghiệp quy định rõ rằng:

“Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự
nhất trí của các thành viên còn lại”. Như vậy, để Cường có thể chuyển đổi tài sản
góp vốn, tất cả các thành viên Hưng, Tuấn Anh và Hiếu phải đồng ý.
BƯỚC 2: Khi các thành viên đã đồng ý việc thay đổi loại tài sản góp vốn của
Cường, Công ty phải tiến hành định giá lại oto Vios của Cường. Việc định giá sẽ
do các thành viên thỏa thuận định giá hoặc một tổ chức chuyên nghiệp định giá
theo nguyên tắc nhất trí.
Sau quá trình định giá, Công ty phải lập biên bản về việc định giá chiếc ô tô. Nếu
như giá trị chiếc xe được công ty định giá nhỏ hơn 400 triệu thì phần còn thiếu coi
như là nợ của Cường đối với công ty và Cường phải nộp đầy đủ khoản còn thiếu
đó.
BƯỚC 3: Công ty phải yêu cầu Cường chuyển quyền sở hữu ôtô Vios sang cho
Công ty.
Điều 29 Luật Doanh nghiệp quy định: Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn
phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định: Đối với tài
sản có đăng ký thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó
cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối
với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ. Như vậy, Cường phải chuyển
quyền sở hữu ôtô Vios sang cho Công ty để làm tài sản góp vốn và việc chuyển
quyền sở hữu này sẽ không phải chịu lệ phí trước bạ.
Khi chuyển quyền sở hữu chiếc ô tô sang cho công ty, Công ty lập Biên bản giao
nhận. Trong biên bản phải ghi rõ:
Tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty;
Họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng
thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp
vốn;
3


Nhóm 01 Lớp N04 – TL3

Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn;
Tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của
công ty;
Ngày giao nhận;
Chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo uỷ quyền của người góp vốn và
người đại diện theo pháp luật của công ty;
Phần cam kết góp của Cường chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu
hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
BƯỚC 4: Công ty cấp giấy chứng nhận vốn góp cho Cường.
Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn
góp cho Cường. Giấy chứng nhận phần vốn góp có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Vốn điều lệ của công ty;
d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu
hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ
thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với
thành viên là tổ chức;
đ) Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;
e) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
g) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.”
(Khoản 4 Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2005)
BƯỚC 5: Công ty phải thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi loại tài sản góp
vốn của Cường đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc,
kể từ ngày công ty chấp thuận sự thay đổi.
4


Nhóm 01 Lớp N04 – TL3
2. Câu 2: Đến thời điểm thực hiện cam kết góp vốn, Cường chính thức thông báo

về việc không góp vốn theo cam kết, từ chối tiếp tục tham gia kinh doanh tại Hừng
Sáng.
Công ty TNHH là loại hình công ty đối vốn không được phát hành cổ phiếu ra thị
trường để công khai huy động vốn trong công chúng. Khi thành lập công ty, các
thành viên phải cam kết góp vốn vào công ty với giá trị vốn góp và thời hạn góp
vốn cụ thể.
Chế độ vốn góp là một trong những vấn đề quan trọng trong thành lập và duy trì
doanh nghiệp, chính vì vậy cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật.
Tại khoản 6 Điều 4 luật doanh nghiệp 2005 thừa nhận vốn góp vào công ty là vốn
góp thực hoặc vốn cam kết góp, có nghĩa là có trường hợp hứa hẹn sẽ góp bằng
này vốn vào công ty nhưng không góp ngay lúc thành lập mà trong 1 khoảng thời
gian nhất định. Trên thực tế, xảy ra nhiều trường hợp cam kết góp vốn nhưng lại
không thực hiện được việc góp như đã cam kết. Như trường hợp trên đây, Cường
đã cam kết góp bằng chiếc ô tô trị giá 400 triệu nhưng đến thời hạn góp vốn thì
Cường không có khả năng góp phần vốn như đã cam kết. Ở đây, vì phần góp của
Cường là chiếc ô tô trị giá 400 triệu, do đó số vốn cam kết là 100% (tức Cường
chưa góp được ít nào vào công ty). Hậu quả pháp lý đối với Cường là Cường mất
tư cách thành viên công ty.
Tại giấy đăng ký kinh doanh của công ty Hừng Sáng có vốn điều lệ là 1 tỷ, nhưng
do 1 thành viên không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết góp vốn nên vốn điều lệ bị
thiếu hụt mất 1 khoản (trong trường hợp này là 400 triệu đồng); do đó công ty
Hừng Sáng phải có biện pháp nhằm giải quyết khoản vốn bị thiếu này.
Tại khoản 3 Điều 39 luật doanh nghiệp 2005 quy định:
“3. Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam
kết thì số vốn chưa góp được xử lý theo một trong các cách sau đây:
a) Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp;
b) Huy động người khác cùng góp vốn vào công ty;
5



Nhóm 01 Lớp N04 – TL3
c) Các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ
trong vốn điều lệ công ty.
Sau khi số vốn còn lại được góp đủ theo quy định tại khoản này, thành viên chưa
góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và công ty
phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này.”
Theo quy định của pháp luật thì, công ty có thể giải quyết trường hợp trên như sau:
Cách thứ nhất: Hưng, Tuấn Anh hoặc Hiếu sẽ nhận góp phần vốn của Cường. Có
thể một trong ba người này nhận góp hết 400 triệu, hoặc hai người hoặc cả ba
người cùng nhau góp nốt số tiền 400 triệu vào công ty; hoặc góp theo tỷ lệ số vốn
mà họ đã góp vào công ty.
Cách thứ hai: nếu cả ba người họ không góp thêm vốn vào công ty thì có thể huy
động người ngoài góp số vốn 400 triệu này, một hay nhiều người mua tùy vào sự
huy động của ba người kia.
Cách thứ ba: trường hợp cả ba người Hưng, Tuấn Anh, Hiếu không thể góp thêm
400 triệu; không huy động thêm được bất kỳ người nào góp 400 triệu vào công ty,
khi đó công ty Hừng Sáng bắt buộc phải đăng ký giảm vốn điều lệ công ty.
Sau khi đã giải quyết được phần vốn trên, Cường đương nhiên mất tư cách thành
viên công ty vì thời điểm hiện tại Cường không có một phần vốn nào trong công ty,
công ty phải đăng ký thay đổi nội dung kinh doanh.
3. Câu 3. Không có tiền mặt trả nợ 1 tỷ đồng cho Thịnh theo hợp đồng mua bán
nhà chung cư, Tuấn Anh dự kiến sử dụng một phần giá trị phần vốn góp của mình
tại Hừng Sáng để trừ nợ. Tuy nhiên, Hưng – giám đốc, người đại diện theo pháp
luật của Hừng Sáng không đồng ý cho Tuấn Anh thực hiện giao dịch đó.
Tuấn Anh có thể thực hiện được dự định của mình hay không? Nếu Tuấn Anh vẫn
cố tình thực hiện dự định của mình thì Hừng Sáng có quyền từ chối tư cách thành
viên của Thịnh hay không?
*Tuấn Anh có thể thực hiện được dự định của mình vì:

6



Nhóm 01 Lớp N04 – TL3
Theo quy định tai Điểm h khoản 1 điều 41 quy định về quyền của thành
viên công ty TNHH: “ Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển
nhượng, để thừa kế, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ
công ty”.
Như vậy, theo điều 41, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên có quyền định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng ,
thừa kế, tặng cho và cách khác nhưng phải theo quy định của pháp luật và điều lệ
công ty.
Mặt khác theo quy định tại điều 44 luật doanh nghiệp 2005 thì: “Trừ trường
hợp quy định tại khoản 6 Điều 45 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ
phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
1. Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với
phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên
còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày,
kể từ ngày chào bán.”
Theo quy định tại điều luật trên, thì trừ trường hợp quy định tại khoản 6 điều
45( dùng phần vốn góp để trả nợ) thì khi thành viên công ty muốn chuyển nhượng
một phần hoặc toàn bộ phân vốn góp thì phải tuân theo thủ tục là : chào bán cho
các thành viên còn lại , nếu thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không
mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán thì mới được chuyển nhượng
cho người không phải là thành viên của công ty. Như vây, có nghĩa là thành viên
công ty muốn sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì không phải tuân theo thủ tục theo
quy định tại điều 45 là : chào bán trước cho thành viên công ty rồi mới có quyền
chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty( nếu thành viên còn lại
của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ

ngày chào bán) mà có thể chuyển nhượng luôn cho người không phải là thành viên
công ty nếu muốn dùng phần vốn của mình để trả nợ.

7


Nhóm 01 Lớp N04 – TL3
Như vậy, Tuấn Anh hoàn toàn có quyền sử dụng phần vốn góp của mình để
trả nợ mà không cần có sự đồng ý của Hưng- giám đốc và là người đại diện theo
pháp luật của công ty TNHH Hừng Sáng.
*Hừng sáng có quyền từ chối tư cách thành viên của Thịnh vì:
Theo quy định tại Khoản 6 điều 45 quy định về xử lí vốn góp đó là : “
Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán
có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai cách sau đây:
a) Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 44 của
Luật này.
Như vậy, khi đã được Tuân Anh sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì Thịnh
không đương nhiên trở thành thành viên công ty , Thịnh chỉ được trở thành thành
viên công ty nếu hội đồng thành viên chấp thuận .
4. Câu 4: Do phải tham dự một khóa đào tạo kéo dài 40 ngày về thương mại quốc
tế tại Nhật, Hưng làm văn bản ủy quyền cho Tuấn – trưởng phòng kinh doanh của
Hừng Sáng để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong thời gian Hưng vắng
mặt. Tuy nhiên, Điều lệ Hừng Sáng quy định: “Trường hợp người đại diện theo
pháp luật của Công ty vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng
văn bản cho Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty để thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật”
Văn bản ủy quyền của Hưng cho Tuấn có hợp pháp không? Vì sao?
Điều lệ công ty có thể hiểu là một cam kết được đồng ý bởi các chủ sở hữu công ty,
giữa những người sáng lập với nhau cũng như giữa những người sáng lập với

những người góp vốn nhằm xác lập các nội dung về danh tính công ty, cách thức
thành lập, góp vốn, bộ máy tổ chức, quản lý, hoạt động của công ty, cách thức công
ty chấm dứt tồn tại và những nội dung khác. Điều lệ công ty trước hết có thể xem
là một bản hợp đồng được đồng ý bởi các bên trong công ty mang tính chất quy
định. Nó được xây dựng dựa trên các khuôn khổ, hành lang pháp lý mà pháp luật
8


Nhóm 01 Lớp N04 – TL3
đề ra mặt khác lại doanh nghiệp được phép tự do chỉnh sửa, miễn là không trái
pháp luật.
Điều lệ Hừng Sáng quy định:
“Trường hợp người đại diện theo pháp luật của Công ty vắng mặt ở Việt Nam trên
30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho Chủ tịch Hội đồng thành viên của
Công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật”.
Ta thấy rằng, nội dung quy định này không có gì trái với quy định của pháp luật
hiện hành và cũng được các thành viên nhất trí khi đưa vào nội dung của Điều lệ.
Theo đề bài đưa ra, do phải tham dự một khóa đào tạo kéo dài 40 ngày về thương
mại quốc tế tại Nhật, Hưng làm văn bản ủy quyền cho Tuấn – trưởng phòng kinh
doanh của Hừng Sáng để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong thời gian
Hưng vắng mặt, mà Hưng là giám đốc của công ty cũng đồng thời là đại diện theo
pháp luật. Do đó, khi đi đào tạo khóa học ở Nhật Bản 40 ngày (vắng mặt tại Việt
Nam trên 30) thì phải ủy quyền bằng văn bản cho Chủ tịch Hội đồng thành viên
của Công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, Hưng lại
làm văn bản ủy quyền này cho Tuấn – Trưởng phòng kinh doanh của Hừng Sáng.
Từ đây, ta có thể chia làm các trường hợp như sau:
- Trường hợp 1: Nếu Tuấn – Trưởng phòng kinh doanh của Hừng Sáng kiêm cả
Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty, thì việc ủy quyền của Hưng là phù hợp
với quy định của Điều lệ cũng như quy định của pháp luật doanh nghiệp.
- Trường hợp 2: Nếu Tuấn – chỉ là Trưởng phòng kinh doanh của Hừng Sáng và

Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty là một thành viên khác (ngoài Tuấn và
Hưng) thì việc ủy quyền này đã vi phạm điều lệ công ty và quy định của pháp luật
doanh nghiệp. Theo điểm l khoản 1 Điều 55 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy
định về giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn quy định về việc thực hiện các
quyền và nhiệm vụ của mình: “Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại
Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công
ty theo quyết định của Hội đồng thành viên”.

9


Nhóm 01 Lớp N04 – TL3
Điểm d khoản 1 Điều 56 Doanh nghiệp năm 2005 quy định nghĩa vụ của thành
viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc:“Thực hiện các nghĩa vụ
khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty”.
Như vậy, Hưng sẽ phải tuân thủ quy định trên của Điều lệ công ty.
- Trường hợp 3: Tuy nhiên, cũng có một trường hợp xảy ra đó là khi Hưng là giám
đốc của công ty, là người đại diện theo pháp luật đồng thời kiêm cả Chủ tịch Hội
đồng thành viên của Công ty, thì quy định trên trong điều lệ và quy định của pháp
luật doanh nghiệp không áp dụng vì không có quy định về trường hợp này. Tại vì,
việc ủy quyền của Hưng được xác lập dưới hai tư cách: tư cách của người đại diện
và tư cách của Chủ tịch Hội đồng thành viên. Theo đó, việc Hưng ủy quyền cho
Tuấn sẽ được điều chỉnh bởi quy định của pháp luật dân sự tại Điều 142, 143 và
144 Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo đó Tuấn sẽ có tư cách là người đại diện theo
ủy quyền và chỉ được thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền, được quy
định tại văn bản ủy quyền. Trường hợp này, việc ủy quyền của Hưng vẫn hợp pháp.
5. Câu 5: Giả sử Chủ tịch Hội đồng thành viên của Hừng Sáng cũng đi học tại Nhật
và Điều lệ không quy định cụ thể về trường hợp này Hãy tư vấn cho Hừng Sáng
phương án giải quyết như thế nào đối với trường hợp này?
Theo đề bài thì Hưng – giám đốc, là người đại diện theo pháp luật của công ty

THHH Hừng sáng phải đi học một kháo học tại Nhận Bản kéo dài 40 ngày. Theo
Điều 46 Luật Doanh nghiệp quy định: “Người đại diện theo pháp luật của công ty
phải thường trú tại Việt Nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì
phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty”.
Tuy nhiên, Điều lệ Hừng Sáng quy định: “Trường hợp người đại diện theo pháp
luật của Công ty vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn
bản cho Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty để thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật” nhưng Chủ tịch Hội đồng thành viên
của Hừng Sáng cũng đi học tại Nhật và Điều lệ công ty không quy định chi tiết về
vấn đề này.
Theo Điều lệ CTTNHH Hừng Sáng quy định như trên thì ta có thể thấy Chủ tịch
Hội đồng thành viên không kiêm Giám đốc công ty và theo khoản 1 Điều 49 Luật
10


Nhóm 01 Lớp N04 – TL3
Doanh nghiệp quy định: "Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch.
Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty"
như vậy chủ tịch hội đồng thành viên phải là thành viên của công ty, tức là Cường
hoặc Hiếu hoặc Tuấn Anh sẽ là Chủ tịch Hội đồng thành viên. Theo khoản 5 Điều
49 Luật Doanh nghiệp quy định về Chủ tịch Hội đồng thành viên thì: "Trường hợp
Chủ tịch Hội đồng thành viên vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền
bằng văn bản cho 1 thành viên thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng
thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có
thành viên được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên không làm việc được
thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện
quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá
bán". Do Điều lệ công ty Hừng Sáng không quy định cụ thể về vấn đề ủy quyền
khi Chủ tịch Hội đồng thành viên vắng mặt, tức là Điều lệ công ty không quy định

thành viên được ủy quyền thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng
thành viên khi Chủ tịch Hội đồng thành viên vắng mặt, do đó, các thành viên còn
lại của công ty sẽ bầu ra một trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và
nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán.
Trong trường hợp này chúng tôi xin tư vấn như sau: Đầu tiên, Công ty bầu một
trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội
đồng thành viên. Nếu một trong ba người Hiếu, Cương, Tuấn Anh là Chủ tịch Hội
đồng thành viên thì một trong hai người còn lại sẽ thực hiện quyền và nhiệm vụ
của Chủ tịch Hội đồng thành viên. Tiếp theo, Hưng - giám đốc, người đại diện theo
pháp luật của Hừng Sáng sẽ ủy quyền cho Chủ tịch Hội đồng thành viên thực hiện
quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty theo điều lệ. Sau
đó, Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền lại cho người đã được công ty bầu tạm
thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời sẽ
thực hiện quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty do
giám đốc đã ủy quyền cho Chủ tịch Hội đồng thành viên.
6. Câu 6. Do nhu cầu hoạt động kinh doanh, Hừng Sáng muốn huy động thêm vốn
để thêm máy móc hiện đại. Hội đồng thành viên nhất trí với phương án này.
Tư vấn các phương thức huy động vốn cho Hừng Sáng?
11


Nhóm 01 Lớp N04 – TL3
Công ty Hừng Sáng có thể huy động vốn bằng các cách như sau:
Thứ nhất là, huy động vốn thông qua các biện pháp tăng vốn điều lệ.
Việc huy động thêm vốn để mua thêm máy móc hiện đại trong công ty TNHH
Hừng Sáng được thực hiện thông qua các biện pháp tăng vốn điều lệ theo quy định
tại Điều 60 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, việc tăng vốn điều lệ được thực hiện theo
quyết định của Hội đồng thành viên. Trong trường hợp của công ty TNHH Hừng
Sáng, Hội đồng thành viên đã nhất trí với phương án này, như vậy, việc tăng vốn

điều lệ có thể được thực hiện thông qua các phương thức quy định tại Điều 60 Luật
Doanh nghiệp năm 2005 :
“ 1. Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng
các hình thức sau đây:
a) Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
b) Tăng vốn góp của thành viên;
c) Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công
ty;
Theo quy định trên, khi muốn tăng vốn điều lệ, công ty TNHH 2 thành viên trở lên
có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:
Tăng vốn góp của thành viên, trong đó, vốn góp thêm được phân chia cho các
thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.
Trường hợp thành viên phản đối quyết định tăng vốn điều lệ thì họ có thể không
góp thêm vốn và số vốn góp thêm đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ
tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên
không có thoả thuận khác.
Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty.
Điều này được hiểu là tài sản được công ty mua thêm hoặc bổ sung thêm trong quá
trình hoạt động kinh doanh. Do đó, vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản của
công ty cũng sẽ tăng lên.
12


Nhóm 01 Lớp N04 – TL3
Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới, trường hợp này phải được phải được sự
nhất trí của các thành viên, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
Tuy nhiên, việc huy động vốn của Hừng Sáng là nhằm có được một số tiền trên
thực tế để mua hêm máy móc, do đó, Hừng Sáng có thể huy động vốn thông qua
các phương thức:
Tăng vốn góp của thành viên

Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
Cần lưu ý, việc tăng vốn góp của thành viên và tiếp nhận thành viên mới cần chú ý
các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật này: “ 2. Trường hợp tăng
vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo
tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên
phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trong
trường hợp này, số vốn góp thêm đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ
tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên
không có thoả thuận khác.
Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải được sự
nhất trí của các thành viên, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác…”
Thứ hai là, huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Để duy trì và mở rộng hoạt động, các chủ doanh nghiệp không thể kinh doanh
hoàn toàn bằng vốn tự có mà đa số phải dựa trên các nguồn vốn huy động từ bên
ngoài. Trong đó phát hành trái phiếu là hình thức huy động vốn có nhiều vấn đề
pháp lý cần lưu ý nhất.
Doanh nghiệp được phát hành chứng khoán dưới hình thức hai hình thức là chào
bán riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng. Trong đó, chào bán chứng khoán riêng
lẻ là việc tổ chức chào bán chứng khoán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà
đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại
chúng hoặc Internet và ngoài ra là chào bán chứng khoán ra công chúng.
Để được phát hành trái phiếu thì công ty TNHH Hừng Sáng cần phải đáp ứng được
các điều kiện được quy định tại Điều 13 (phát hành trái phiếu trong nước) và Điều
13


Nhóm 01 Lớp N04 – TL3
23 (phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế) của NĐ 90/2011/NĐ-CP quy định về
phát hành trái trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó:
- Doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu là 1 hoặc 3 năm kể từ ngày doanh

nghiệp chính thức đi vào hoạt động;
- Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành
phải có lãi;
- Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về đảm bảo an toàn
trong hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp
luật chuyên ngành;
- Có phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và
chấp thuận;
- Các điều kiện khác tùy theo loại trái phiếu phát hành và địa điểm phát hành.
Thứ ba là, công ty TNHH Hừng Sáng có thể huy động các nguồn vốn tín dụng
khác như Vay ngân hàng, tổ chức tín dụng và các quỹ đầu tư…theo quy định của
pháp luật.
Trên đây là những phân tích đánh giá của nhóm về bài tập tình huống này. Qua đây
có thể giúp mỗi chúng ta học tốt hơn môn học Luật Thương mại Việt Nam nói
chung cũng như tìm hiểu các quy định về doanh nghiệp nói riêng. Do Trong quá
trình nhóm còn gặp phải một số khó khăn nên bài viết không thể tránh khỏi được
sự thiết sót nên nhóm rất mong nhận được sự nhận xét đánh gái từ phía các thầy cô
trong tổ bộ môn để nhóm có thể rút kinh nghiệm cho các môn học tiếp theo.

14


Nhóm 01 Lớp N04 – TL3

15



×