Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thụ lý và trả lại đơn khởi k

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.23 KB, 9 trang )

˜ LỜI MỞ ĐẦU˜
Sau khi nhận đơn khởi kiện thì tòa án phải xem xét và ra một trong các quyết
định được quy định tại Điều 167 BLTTDS trong đó có các quyết định như thụ lý vụ án
dân sự và trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự. Thụ lý là một giai đoạn quan trọng trong
quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa Án, nếu không có thụ lý sẽ không làm phát sinh
những quy định của pháp luật Tố tụng dân sự về thụ lý vụ án và giải quyết vụ án dân
sự. Với ý nghĩa đó, trong nội dung bài tiểu luận cuối kì em xin được chọn đề tài: “Các
quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện và
kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thụ lý và trả lại đơn khởi kiện”.

˜ NỘI DUNG˜
I.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1. Thụ lý vụ án dân sự

Xét về mặt thuật ngữ, Theo từ điển Tiếng Việt: “Thụ lý là tiếp nhận giải
quyết vụ kiện”1. Theo cách giải thích này thì thụ lý vụ án dân sự (VADS) là việc Tòa
án bắt đầu nhận trách nhiệm giải quyết VADS.
Dưới góc độ pháp lý, theo Từ điển Luật học thì: “Thụ lý vụ án là bắt đầu tiếp
nhận một vụ việc để xem xét và giải quyết. Theo pháp luật tố tụng dân sự, thụ lý vụ án
là việc Tòa dân sự nhận đơn yêu cầu của đương sự đề nghị xem xét, giải quyết một vụ
việc để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, tổ chức cơ quan”2. Có
thể thấy về mặt khoa học pháp lý, khái niệm thụ lý VADS được tiếp cận theo hướng từ
khái quát tới cụ thể, là việc Tòa án dân sự nhận đơn đề nghị của đương sự để xem xét
giải quyết.
Như vậy, có thể hiểu “Thụ lý vụ án dân sự là việc Tòa án có thẩm quyền
chấp nhận giải quyết đơn khởi kiện của đương sự và vào sổ thụ lý vụ án dân sự để
giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự”.
Việc thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa rất quan trọng vì nó đặt trách nhiệm cho
Tòa Án giải quyết vụ án trong thời gian luật định. Sau khi thụ lý vụ án, thẩm phán


phải triệu tập các đương sự đến Tòa án để xác minh và hòa giải; đối với những việc
1

(Trang 961) Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, nxb. Đà Nẵng.

2

(Trang 732) Từ điển luật học (2006), Nxb. Bách khoa và Tư pháp Hà Nội

1


pháp luật quy định không được hòa giải thì khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để đưa vụ án
ra xét xử tại phiên tòa. Thụ lý vụ án còn có ý nghĩa thiết thực bảo vệ kịp thời những
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động và
hôn nhân gia đình; giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ nhân dân
vào các cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết.
Ngoài ra, việc Tòa án thụ lý vụ án sẽ là một trong những căn cứ để xác định các
thời hạn tố tụng như quy định tại Điều 157 Bộ luật TTDS. 3
2. Trả lại đơn khởi kiện
Sau khi nhận đơn khởi kiện trong thời hạn 5 ngày làm việc nếu xét thấy không
thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc không đáp ứng được các điều kiện để tiếp
tục khởi kiện thì Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện cùng với chứng cứ tài liệu cho
người khởi kiện hoặc chuyển vụ án khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Như vậy, có thể hiểu “Trả lại đơn khởi kiện là việc Tòa án sau khi xem xét thụ lý
vụ án, đã trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo cho người khởi kiện
bởi thấy việc khởi kiện chưa đáp ứng đủ các điều kiện khởi kiện nên không thể thụ lý
vụ án”.
II.


CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH
VỀ THỤ LÝ VÀ TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN
1. Các quy định về thụ lý vụ án dân sự
1.1.

Nhận đơn khởi kiện

Theo quy định tại Điều 166, 167 BLTTDS thì Người khởi kiện có thể nộp
đơn trực tiếp tại tòa án hoặc gửi qua bưu điện, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do
đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải
xem xét và có một trong các quyết định sau đây: Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ
án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm
quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
khác; Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án.
3

Giáo trình Luật tố tụng dân sự. Trường Đại học luật Hà Nội, trang 239,240

2


1.2.

Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện

Trong trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại
khoản 2 Ðiều 164 của BLTTDS thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện biết để họ
sửa đổi, bổ sung trong một thời hạn do Tòa án ấn định, nhưng không quá ba mươi

ngày; trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể gia hạn, nhưng không quá mười lăm
ngày. Trong trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng
quy định tại khoản 2 Ðiều 164 của BLTTDS thì Tòa án tiếp tục việc thụ lý vụ án; nếu
họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và
tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.
1.3.

Xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo cho người khởi kiện

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ
án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án phải thông báo ngay cho người
khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp
họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Tòa án dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào phiếu
báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn mười
lăm ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí,
người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí.
1.4.

Vào sổ thụ lý vụ án dân sự

Khi người khởi kiện nộp cho tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì tòa
án ra quyết định thị lý vụ án và vào sổ thụ lý vụ án dân sự. Trong trường hợp người
khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí thì tòa án phải
thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo. Điều 174
BLTTHS quy định trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án tòa án phải
thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho viện kiểm sát cùng cấp biết việc tòa án đã thụ
lý vụ án. Nội dung thông báo phải thể hiện được những yêu cầu của người khởi kiện
và danh sách tài liệu chứng cứ người khởi kiện nộp theo đơn khởi kiện. Đây là một
trong những quy định mới của BLTTDS để hòa nhập chung với xu hướng của thế giới 4

.

4

Vấn đề khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự, ThS. Lê Thị Bích Lan, thẩm phán Tòa dân sự Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội, Tạp chí Luật học – Đặc san về BLTTDS 2004

3


2. Các quy định về trả lại đơn khởi kiện
2.1.

Những trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện

Khi xem xét thụ lý vụ án, nếu thấy việc khởi kiện chưa đáp ứng đủ các điều
kiện khởi kiện nên không thể thụ lý được vụ án thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các
chứng cứ, tài liệu kèm theo cho người khởi kiện. Khi trả lại đơn khởi kiện, Tòa án phải
có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện.
Theo khoản 1 Điều 168 BLTTDS và BLTTDS và hướng dẫn tại Mục 7 Phần
I Nghị quyết 02/2006, Tòa án có quyền trả lại đơn khởi kiện cho người nộp đơn trong
các trường hợp sau:
- Thời hiệu khởi kiện đã hết. Việc xác định thời hiệu khởi kiện tương tự như việc
xác định thời hiệu khởi kiện để thỏa mãn về điều kiện thụ lý vụ án dân sự đã nêu ở
trên;
- Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố
tụng dân sự. Người khởi kiện không có quyền khởi kiện là người không thuộc một
trong các chủ thể quy định tại Điều 161 và Điều 162 của BLTTDS và hướng dẫn tại
mục 1 và mục 2 Phần I của Nghị quyết 02/2006;
- Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của

Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ
trường hợp vụ án đã bị Tòa án bác đơn mà đương sự có quyền khởi kiện lại; ví dụ như:
ly hôn, thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ
án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án
chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điểu kiện khởi kiện;
- Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của tòa án về việc nộp tiền
tạm ứng án phí mà người khởi kiện không đến tòa làm thủ tục thụ lý vụ án, trừ trường
hợp có lý do chính đáng;
- Chưa có đủ điều kiện khởi kiện, là trường hợp các đương sự có thoả thuận hoặc
pháp luật có quy định về các điều kiện để khởi kiện (kể cả quy định về hình thức, nội
dung đơn kiện), nhưng đương sự đã khởi kiện khi còn thiếu một trong các điều kiện
đó, ví dụ: người chồng nộp đơn ly hôn khi người vợ đang mang thai hoặc nuôi con
dưới 12 tháng tuổi...;
4


- Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; là trường hợp không thuộc
một trong các tranh chấp quy định tại các Điều 25, 27, 29 và 31 của BLTTDS, hoặc
pháp luật không quy định giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, ví dụ: đương sự gửi
đơn đến tòa án không tuân theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều
164 BLTTDS mà tòa án đã báo cho người khởi kiện biết mà họ không sửa đổi, bổ sung
theo yêu cầu của Tòa án.
2.2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện
Khi trả lại đơn kiện cho người khởi kiện, tòa án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại
đơn kiện để người khởi kiện có căn cứ khiếu nại về việc trả lại đơn kiện. Đây là quy
định mới giúp cho các đương sự thực hiện quyền khiếu nại khi họ bị tòa án trả lại đơn
khởi kiện không đúng. Theo Điều 170 BLTTDS thì người khởi kiện có quyền khiếu
nại với chánh án tòa án đã trả lại đơn kiện trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày
họ nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo do tòa án trả lại. Trong

thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, chánh án phải ra một trong
các quyết định sau:
- Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;
- Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ lý vụ án.

III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TTDS VỀ
THỤ LÝ, TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ; ĐÁNH GIÁ TÍNH
KHẢ THI CỦA CÁC QUY ĐỊNH
1. Thực tiễn về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự
Quan sát số liệu báo cáo của TANDTC những năm gần đây, có thể thấy thấy số
lượng các vụ án về dân sự nói chung đã có sự tăng lên về số lượng thụ lý và giải
quyết, việc thực hiện quyền khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương
sự ngày càng được đảm bảo. Bên cạnh việc tăng về số lượng vụ án được thụ lý và giải
quyết tại các Tòa án thì kể từ khi có BLTTDS, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của đương sự trong quá trình khởi kiện cũng có bước chuyển biến tích cực.
5


Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn
còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự về vấn đề thụ lý vụ án dân sự, trả lại đơn khởi kiện vào thực
tiễn. Phó Chánh án thường trực TAND Tối cao Đặng Quang Phương cũng thừa nhận:
“lãnh đạo một số tòa án địa phương chưa phát huy đầy đủ tinh thần trách nhiệm,
năng lực quản lý và điều hành còn hạn chế. Vẫn còn một số thẩm phán, cán bộ tòa án
hạn chế về năng lực và trình độ… Phương pháp, lề lối làm việc và thủ tục hành chính
còn chậm đổi mới. Thái độ phục vụ của một số cán bộ quan liêu, có trường hợp hách
dịch, sách nhiễu, gây phiền hà cho đương sự”.
2. Đánh giá tính khả thi của các quy định
II.1. Về trình tự nhận và giải quyết đơn
Theo hướng dân tại Mục 6 Phần I Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày

12/5/2006 của HĐTP TANDTC: “ Đối với TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (gọi chung là Tòa án cấp huyện) thì Chánh án hoặc Phó chánh án được ủy nhiệm
phân công cho một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Đối với TAND tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương...thì Chánh án hoặc Phó chánh tòa được Chánh án ủy quyền
phân công cho một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện”. Theo quy định này thì mỗi khi
có một đơn khởi kiện được gửi đến Tòa mới thực hiện việc phân công xem xét đơn
khởi kiện. Như vậy, phải qua nhiều khâu mất nhiều thời gian.

2.2.

Về hình thức văn bản

Điều 171 BLTTDS quy định: “ Tòa án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho
Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng phí”. Như vậy, điều luật này đã không quy định bất
kì một hình thức văn bản nào để xác nhận việc Tòa án thụ lý vụ án. Khoản 2 Điều 168
BLTTDS quy định: “Khi trả lại đơn khởi kiện, Tòa án phải có văn bản kèm theo ghi rõ
lý do trả lại đơn khởi kiện”, nhưng điều luật lại không xác định cụ thể loại hình thưc
văn bản nào cần được áp dụng, quyết định, thông báo hay công văn...?
2.3.

Về thủ tục nộp tiền tạm ứng phí

Theo quy định tại khoản 2 Điều 171 BLTTDS: “1...nếu thấy vụ án thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết
6


để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng phí...2. Tòa án dự tính số tiền tạm ứng
phí, ghi vào phiếu báo cáo và giao cho người khởi kiện...”. Hiện nay, chưa có hướng
dẫn thủ tục nộp tiền tạm ứng phí như thế nào và chưa có quy định hình thức của phiếu

báo. Thông thường các Tòa án viết giấy báo yêu cầu người khởi kiện đến Tòa án nhận
thông báo nộp tiền tạm ứng án phí rồi đi nộp. Cách làm này gây khó khăn cho người
khởi kiện nếu họ ở xa sẽ phải đi lại nhiều lần, các đương sự khi đọc thông báo thường
hiểu lầm là phải nộp tạm ứng án phí tại Tòa án...Một số Tòa án ghi ngay số tiền tạm
ứng án phí mà người khởi kiện phải nộp và ghi rõ nơi nộp tiền tạm ứng án phí vào
thông báo cho người khởi kiện để họ có thể chuẩn bị tiền đi nộp, sau đó nộp lại biên
lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Cách làm này đã giảm bớt khó khăn trong việc
đi lại cho người khởi kiện và tiết kiệm được thời gian.
2.4.

Về quy định chuyển đơn khởi kiện

Tại khoản 2 Điều 167 BLTTDS quy định: “Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án
có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Toàn án
khác”. Theo quy định tại Điều luật này và hướng dẫn tại điểm b Tiểu mục 6.4 Mục 6
Phần I Nghị quyết 02/2006/NQ - HĐTPTANDTC thì vừa phải thông báo cho người
khởi kiện vừa phải ra quyết định để gửi cho người khởi kiện và những người có liên
quan như vậy không cần thiết. Hơn nữa, theo quy định này thì Tòa án đã nhận đơn sẽ
chuyển đơn đến Tòa án có thẩm quyền hay để cho đương sự tự mang đến Tòa án có
thẩm quyền nộp?
IV. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỤ
LÝ, TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định về thụ lý vụ án dân sự
Về trình tự giải quyết đơn, nên quy định mỗi Tòa án có một bộ phận chuyên
trách giải quyết đơn. Quy định như vậy sẽ giảm bớt thời gian thụ lý, đảm bảo tính
chuyên môn, nâng cao được trách nhiệm của cán bộ được phân công thụ lý vụ án.
Về hình thức, BLTTDS nên bổ sung quy định hoạt động thụ lý vụ án phải được
thể hiện bằng một quyết định trong đó ghi số, ngày tháng năm thụ lý, ghi rõ tranh chấp
phải được giải quyết, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (nếu
có)...

7


Về thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí, nên sửa đổi điều 171 BLTTDS quy định
trong trường hợp người khởi kiện để họ đi nộp. Thông báo phải ghi rõ các nội dung: số
tiền tạm ứng án phí, thời hạn, địa điểm nộp tiền tạm ứng án phí và thời hạn nộp lại
biên lai cho Tòa án.
2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định về trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự
- Cần phải ra quyết định trả lại đơn khởi kiện phù hợp với Luật ban hành văn bản
pháp luật vì cho dù là ai thực hiện hành vi trả lại đơn khởi kiện cho đương sự thì văn
bản do Tòa án phát ra đều có chữ ký và con dấu của Tòa án đó;
- Điểm đ khoản 1 Điều 168 BLTTDS quy định trường hợp người khởi kiện chưa
có đủ điều kiện khởi kiện sẽ bị trả đơn khởi kiện. Pháp luật cần có quy định về cách
hiểu thống nhất trong trường hợp này để áp dụng cho đúng.

˜ LỜI KẾT˜
Qua quá trình phân tích trên, có thể thấy rằng, Pháp luật TTDS về thụ lý vụ án và
trả lại đơn khởi kiện đã quy định khá chi tiết và đầy đủ về vấn đề này. Tuy nhiên trong
thực tế áp dụng vẫn còn một số quy định chưa phù hợp dẫn tới nhiều cách hiểu khác
nhau gây khó khăn cho Tòa án trong việc áp dụng. Hi vọng rằng trong thời gian tới,
pháp luật về thụ lý và trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự sẽ ngày càng được hoàn thiện
hơn, nhằm hướng tới một hệ thống pháp luật TTDS đầy đủ, đúng đắn, theo pháp chế
xã hội chủ nghĩa./.

˜ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO˜
1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Tư
Pháp;
2. Bộ Luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung năm 2011;
3. Bộ luật dân sự năm 2005;
4. Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của HĐTP TANDTC;

5. Vấn đề khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự, ThS. Lê Thị Bích Lan, thẩm phán Tòa dân
sự Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Tạp chí Luật học – Đặc san về BLTTDS 2004;

8


6. Lưu Tiến Dũng: “Xung quanh vấn đề nhận, trả lại đơn khởi kiện và giải quyết
khiếu nại đối với vụ việc dân sự”. Tạp chí TAND số 09/2006;
7. Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004;
8. Một số trang web khác:




˜ MỤC LỤC˜

9



×