Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đánh giá về tình hình nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở việt nam hiện nay từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật việt nam trong lĩnh vực này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.32 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................1
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:.........................................................................................2
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...........................................................................2
I. Khái quát chung về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:......................2
1. Khái niệm nuôi con nuôi...................................................................2
2. Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:................................3
3. So sánh khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và nuôi con
nuôi quốc tế...................................................................................................4
II. Thực trạng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam..................5
1.Thực trạng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trước khi
luật nuôi con nuôi năm 2010 có hiệu lực:.........................................................5
2.Thực trạng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở việt nam khi luật nuôi
con nuôi năm 2010 có hiệu lực..........................................................................6
III. Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật việt nam về nuôi con
nuôi......................................................................................................................11
1.Tiếp tục hoàn thiện thể chế:..................................................................11
2.Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về nuôi con nuôi..........12
3.Tăng cường công tác phối hợp liên ngành ở cấp trung ương và địa
phương.............................................................................................................13
4.Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra..............................................13
5.Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi...................14


Đánh giá tình hình nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện
nay. Từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Nuôi con là hiện tượng xã hội xảy ra ở các quốc gia và đều được pháp luật
các nước điều chỉnh. Ở nước ta, trong hoàn cảnh đất nước còn phải chịu đựng
những di chứng nặng nề của chiến tranh, điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều khó


khăn, mức thu nhập của nhân dân còn thấp, nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn cần có mái ấm gia đình thì vấn đề nuôi con nuôi càng trở nên cấp thiết.
Trong những năm qua, pháp luật về nuôi con nuôi ở nước ta đã góp phần quan
trọng trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng và
giáo dục trong môi trường gia đình; động viên, khơi dậy tinh thần nhân đạo,
nhân văn của con người Việt Nam; giữ gìn và phát huy truyền thống tương thân,
tương ái, lá lành đùm là rách trong nhân dân.

B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Khái quát chung về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:
1. Khái niệm nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội được pháp luật nhiều nước điều chỉnh.
Ở nước ta, vấn đề nuôi con nuôi được pháp luật điều chỉnh từ lâu, đã có nhiều
thay đổi qua từng thời kì. Trong thời kì đất nước đổi mới, kinh tế hội nhập thế
giới hiện nay, pháp luật về nuôi con nuôi đã thay đổi rất nhiều. Trước khi đi tìm
hiểu về những thay đổi đó, ta cần hiểu khái niệm nuôi con nuôi là gì?
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định khái niệm nuôi con nuôi tại
Điều 67: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ và con giữa người nhận nuôi
con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm
con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức
xã hội”. Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định tại Khoản 1 Điều 3: “Nuôi con
nuôi là việc xác lập cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được


nhận làm con nuôi”. Theo đó, có thể hiểu nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ
cha, mẹ và con với người nhận con nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi trên
cơ sở tình cảm, tạo mối quan hệ giữa gia đình hai bên, trẻ em được nuôi dưỡng,
chăm sóc, bảo vệ bởi gia đình thay thế, cha, mẹ mới. Quan hệ này phải được
Nhà nước công nhận và bảo vệ.

Tóm lại, nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền
vững với người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi thông qua việc
đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi các bên có đủ điều kiện theo
quy định của pháp luật, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em được làm con nuôi, bảo
đảm trẻ em được yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi
trường gia đình thay thế.
Luật nuôi con nuôi năm 2010 chia ra hai trường hợp nuôi con nuôi là nuôi
con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Nuôi con nuôi trong
nước được quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010: “Nuôi
con nuôi trong nước là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau,
thường trú tại Việt Nam. Như vậy, quan hệ nuôi con nuôi trong nước chỉ diễn ra
giữa công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam với trẻ em có quốc tịch Việt
Nam, thường trú tại Việt Nam. Quan hệ nuôi con nuôi trong nước không bao
gồm việc cho và nhận con nuôi đối với những người không quốc tịch thường trú
tại Việt Nam.
2. Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:

Khác với nuôi con nuôi trong nước, chủ thể nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài không phải là công dân Việt Nam với nhau mà một trong hai bên chủ thể
hoặc hai bên chủ thể phải có yếu tố nước ngoài. Khoản 5 Điều 3 Luật nuôi con
nuôi 2010 quy định: “Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi
giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, với người nước ngoài với nhau
thường trú tại Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên thường
trú tại nước ngoài”.


Yếu tố nước ngoài trong quy định này phù hợp với quy định tại Điều 758
BLDS và quy định tại khoản 14 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Theo đó, quan hệ có yếu tố nước ngoài là quan hệ được hình thành giữa: công
dân Việt Nam với người nước ngoài; người nước ngoài thường trú tại Việt Nam

với nhau; công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt
quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở
nước ngoài.
Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thừa nhận theo
pháp luật Việt Nam được quy định tại Điều 28 Luật nuôi con nuôi năm 2010.
Theo đó, quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là quan hệ được hình
thành giữa:
Người nước ngoài với trẻ em VIệt Nam cư trú trên lãnh thổ việt nam hoặc
cư trú ở nước ngoiaf
Người việt nam với trẻ em nước ngoài cư trú trên lãnh thổ việt nam hoặc cư
trú ở nước ngoài
Người việt nam với trẻ em việt nam mà một trong hai bên hoặc cả hai bên
cư trú tại nước ngoài
Người nước ngoài với trẻ em nước ngoài mà cả hai đều cư trú trên lãnh thổ
việt nam
Như vậy, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là quan hệ nuôi con nuôi giữa
hai chủ thể mà ít nhất một bên chủ thể phải có yếu tố nước ngoài.
3. So sánh khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và nuôi con nuôi
quốc tế

Nuôi con nuôi quốc tế là quan hệ chịu sự điều chỉnh của Công ước Lahay
năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các
nước. Theo đó, nuôi con nuôi quóc tế được hiểu là việc một người/một cặp vợ
chồng thường trú tại nước này nhận trẻ em thường trú tại nước khác làm con
nuôi (các nước này đều là thành viên Công ước Lahay). Như vậy, yếu tố thường
trú/ định cư tại các quốc gia khác nhau được coi là yếu tố chủ đạo để xác định


đối tượng ddeiefu chỉnh trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế theo công ước
lahay, chứ không phải là yếu tố quốc tịch.

Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và nuôi con nuôi quốc tế, xét về bản
chất, mục đích thì đều giống nhau ở chỗ, đều nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và
con giữa người nhận con nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi. Tuy nhiên, hai
khái niệm này chỉ có sự khác nhau cơ bản về phạm vi. Phạm vi của khá niệm
nuôi con nuôi quốc tế bao hàm chủ yếu việc nuôi con nuôi liên quan đến việc
dịch chuyển, di chuyển đứa trẻ từ quốc gia này đến quốc gia khác. Còn việ nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài đôi khi khoogn có chuyện di chuyển đứa trẻ ra
khỏi lãnh thổ nơi nó sinh ra và có quốc tịch (ví dụ: người nước ngoài thường trú
tại việt nam nhận trẻ em việt nam thường trú tại việt nam làm con nuôi. Nói cách
khác, nếu nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là xác lập quan hệ cha, mẹ và con
giữa người Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau
trên lãnh thổ việt nam, giữa người việt nam vơi snhau trên lãnh thổ nươc
sngoiaf, thì nuôi con nuôi quốc tế là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa
những người thường trú tại các quốc gia khác nhau, đôi khi là họ cùng quốc tịch
(ví dụ: công dân việt nam định cư tại pháp nhận trẻ em việt nam thường trú tại
việt nam làm con nuôi.

II. Thực trạng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt
Nam.
1. Thực trạng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
trước khi luật nuôi con nuôi năm 2010 có hiệu lực:
Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu từ những
năm 80 và khởi nguồn là từ chiến tranh Mĩ trên lãnh thổ Việt Nam. Tính đến
cuối thấp kỉ 90 Việt Nam là một trương những nước đứng đầu với tư cách là
nước cho con nuôi với ít nhất 10000 trẻ em được làm cho con nuôi ở tất cả các
nước trong thập kỉ trước. số liệu thống kê từ các cơ quan con nuôi ở cấp TW cho
thấy số lượng con nuôi việt nam là tương đối nhiều, đặc biệt tăng với những
nước có quan hệ gần gũi với việt nam và những nước đã kí hiệp định hợp tác về



nuôi con nuôi với việt nam. Có thể thấy được điều này thông qua bảng thống kê
con nuôi Việt Nam đến các nước nhận nuôi từ năm 2002-2008
Năm 2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng
số

Quốc gia
Canada
Đan mạch
Pháp
Ai len
Ý
Thụy điển
Thụy sĩ
Hoa kì
Tổng số


84
75
61
81
90
86
24
766
1183

45
19
2234
39
59
32
47
382
857

6
13
363
16
6
6
31
21
462


5
72
790
92
140
80
4
7
1190

34
44
742
68
238
67
3
163
1359

54
52
268
130
263
64
5
828
1648


45
39
284
181
313
45
5
751
1658

189
313
2742
607
1109
370
119
2918
8357

Qua đó cho thấy từ năm 2002 đến năm 2008, trung bình hàng năm có ít
nhất 1000 trẻ em việt nam được cho làm con nuôi ở nước ngoài, trong năm 2007
và năm 2008 mỗi năm có trên 1600 trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài.
Trong năm 2003, chính phủ đã cho phép thành lập cục con nuôi quốc tế
thuộc bộ tư pháp để xét duyệt việc nhận con nuôi và đưa ra những yêu cầu đối
với nước nhận nuôi để ký kết thỏa thuận song phương với việt nam. Các thỏa
thuận song phương đã được ký với: pháp, đan mạch, ý, thụy điển, ai len,
cannada, mỹ,... các nước nhận con nuôi trong khuôn khổ hiệp định song phương
đã ủy quyền cho một số tổ chức con nuôi quốc tế phát triển hoạt động con nuôi ở
việt nam. Đến năm 2008, có gần 70 tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động trên

lãnh thổ việt nam.
2. Thực trạng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở việt nam khi
luật nuôi con nuôi năm 2010 có hiệu lực
Năm 2010, quốc hội thông qua luật nuôi con nuôi là kết quả của một công
cuộc đổi mới pháp luật về vấn đề nuôi con nuôi nói chung, nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoiaf nói riêng. Không những thế năm 2011 việt nam chính thức ký kết


công ước la hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi
giữa các nước.
2.1 Một số thành công đã đạt được trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài.
Trên cơ sở nhìn nhận thực tiễn áp dụng luật nuôi con nuôi năm 2010, nghị
định 19/2011/NĐ-CP đã đạt được một số những thành công cơ bản sau về vấn
đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:
Thứ nhất, việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài đã tìm được mái ấm gia
đình thay thế cho nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Việc cho trẻ em việt nam
làm con nuôi nước ngoài đã giải quyết được khó khăn về đời sống cho một số
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như bị bỏ rơi, mồ côi, trẻ em khuyết tật, mắc bệnh
hiểm nghèo mà gia đình cũng cơ sở nuôi dưỡng không đủ điều kiện để chăm
sóc, nuôi dưỡng, chữa trị cho trẻ.
Thứ hai, cơ sở pháp lý về nuôi con nuôi thống nhất tạo hiệu quả cao trong
việc thi hành. Luật nuôi con nuôi năm 2010 ra đời là một bước cải thiện đáng kể
những quy định cũ về nuôi con nuôi nói chung, nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài nói riêng, tiệm cận với công ước lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác
trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước. luật nuôi con nuôi điều chỉnh thống
nhất vấn đề nuôi con nuôi trong nước và vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài giúp việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được giải quyết dễ dàng,
nhanh chóng hơn. Luật nuôi con nuôi ra đời đã tạo ra một hành lang pháp lý
vững chắc về vấn đề nuôi con nuôi trong đó nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

được bình đẳng với nuôi con nuôi trong nước.
Thứ ba, cải thiện đời sống của trẻ em tại nhiều cơ sở nuôi dưỡng. trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt bị bỏ rơi, mồ côi phải sống trong các cơ sở nuôi dưỡng thiếu
thốn rất nhiều. các em sống trong cơ sở nuôi dưỡng thiếu tình thương yêu đùm
bọc của gia đình, về vật chất không được đầy đủ như ở trong một gia đình vì các
cơ sở nuôi dưỡng phải nuôi dưỡng rất nhiều em mà điều kiện kinh tế, vật chất
thì lại eo hẹp. trong điều kiện đất nước còn nghèo, trình độ phát triển kinh tế xã
hội còn chưa cao, năng lực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em còn hạn chế thì nguồn


hỗ trợ nhân đạo, tài trợ từ thiện của các tổ chức, cá nhân trong nước cũng như
nước ngoài sẽ đóng vai trò tích cực tháo gỡ những khó khăn của cơ sở nuôi
dưỡng trẻ em trong khi không có đủ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này.
Trước năm 2011, các tổ chức, cá nhân nước ngoài đã hỗ trợ nhân đạo cho
nhiều cơ sở nuôi dưỡng trẻ em. Các cơ sở nuôi dưỡng nhờ có sự hỗ trợ này đã
phần nào cải thiện được đời sống của các em, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục các em tốt hơn ảnh hưởng tốt hơn đến sự phát triển của các em. Theo
luật nuôi con nuôi 2010, Nhà nước tiếp tục khuyến khích cá nhân, tổ chức trong
và ngoài nucows hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt, để các em có đủ điều kiện phát triển một cách toàn
diên. Tuy nhiên, Luật Nuôi con nuôi đã quy định rõ ràng việc hỗ trợ nhân đạo
không ảnh hưởng đến việc cho nhận trẻ em làm con nuôi.
Thứ tư, bảo đảm minh bạch về lệ phí đăng ký nuôi con nuôi và chi phí giải
quyết nuôi con nuôi nước ngoài. Vấn đề tài chính luôn vấn đề nhạy cảm và luôn
gặp phải những khó khăn nhất định. Luật nuôi con nuôi quy định cho phép thu lệ
phí đăng ký nuôi con nuôi và chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài. Quy
định này cho thấy vấn đề tài chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam đã
được công khai, minh bạch và không né tránh. Đây là một việc làm hết sức tế
nhị thể hiện sự quan tâm của nhà nước, chính phủ đối với công tác bảo vệ, chăm
sóc trẻ em của Việt Nam, cũng như quyết tâm làm lành mạnh hóa các quan hệ xã

hội trong việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi , nhất là con nuôi ở nước
ngoài, góp phần ngăn ngừa và chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Thứ năm, trình tự, thủ tục giải quyết trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài
được cải tiến, khắc phục được nhiều tồn tại trước đó. Pháp luật hiện hành quy
định rất rõ ràng, chặt chẽ về trình tự, thủ tục giải quyết trẻ em làm con nuôi ở
nước ngoài. Pháp luật hiện hành trên cơ sở kế thừa, phát huy các quy định cũ
còn phù hợp, quy định nhiều điểm mới để đáp ứng yêu cầu hiện tại về trình tự,
thủ tục giải quyết trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài. Từ đó, pháp luật hiện hành
đã khắc phục được nhiều tồn tại, bất cập xảy ra trước đó như: làm giả hồ sơ, việc


trẻ em được nhận làm con nuôi nước ngoài nhưng không được cấp visa do cơ
quan có thẩm quyền nước ngoài không đồng ý...
Thứ sáu, hoạt động hợp tác con nuôi quốc tế được mở rộng. VIệt nam ban
hành luật nuôi con nuôi năm 2010, tham gia kí kết công ước lahay 1993 về bảo
vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước tạo cơ sở cho
việc hợp tác quốc tế về vấn đề nuôi con nuôi được mở rộng. việt nam sẽ có quan
hệ hợp tác nuôi con nuôi với các nước là thành viên của công ước lahay 1993
chứ không còn hạn chết trong những nước kí hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi
với việt nam nữa. như vậy, trẻ em việt nam có hoàn cảnh đặc biệt có cơ hội
nhiều hơn để trở thành con nuôi ở nước ngoài, trẻ em sẽ có cơ hội được đoàn tụ
gia đình với những người thân đang sinh sống tại quốc gia là thành viên của
công ước lahay 1993.
2.2Những vướng mắc của việc thực thi pháp luật về nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của công ước
lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi
giữa các nước
Luật nuôi con nuôi năm 2010 ra đời đã khắc phục được nhiều bất cập trong
lĩnh vực nuôi con nuôi nói chung, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng.

Tuy nhiên, qua hơn một năm có hiệu lực, quá trình thực thi cho thấy còn một số
vướng mắc sau
Một là, nhận thức chưa đúng về vấn đề nuôi con nuôi. Khi được cho làm
con nuôi nước ngoài, trẻ em phải rời xa quê hương, sống ở một nơi xa lạ với
những điều kiện tự nhiên hoàn toàn khác, đó là những khó khăn mà trẻ em phải
vượt qua. Vì thế, việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài là giải pháp cuối
cùng khi không tìm được gia đình thay thế cho trẻ ở trong nước, vì lợi ích tốt
nhất của trẻ, đây là mục đích nhân đạo cao cả của việc nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài. Tuy nhiên hiện nay còn nhiều địa phương chạy theo lợi ích vật chất
trong việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, một ssoo cơ quan nhà
nucows cũng như người dân chưa nhận thức đúng về vấn đề nuôi con nuôi nói
chung, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng. Tình trạng giải quyết cho


trẻ em làm con nuôi có yếu tố nước ngoài vì lợi ích cá nhân, vì trục lợi riêng cho
bản thân mà không vì lợi ích của trẻ em vẫn còn diễn ra. Việc làm sai trái này có
thể dẫn đến hậu quả to lớn trước hết là đối với trẻ em, người nhận con nuôi,
những người có liên quan, có khi còn ảnh hưởng đến quan hệ chính trị giữa việt
nam và nước ngoài.
Hai là, chưa có quy định về việc tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ
nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Yêu cầu về sự minh bạch trong vấn
đề tài chính liên quan đến việc tiếp nhận và sử dụng cách khoản hỗ trợ nhân đạo
của tổ chức con nuôi nước ngoài cho cơ sở nuôi dưỡng luôn được các quốc gia
đặt ra. Trên thực tế ở nước ta, các khoản hỗ trợ nhân đạo phàn lớn là do cơ sở
nuôi dưỡng tiếp nhận và quản lý. Cơ sở nuôi dưỡng sử dụng các khoản hỗ trợ
nhân đạo này và có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền của địa phương
theo quy định. Nhưng thực hiện nay cho thấy, chúng ta chưa có văn bản của
chính phủ hướng dẫn riêng về vấn đề, do đó, việc thực hiện Luật nuôi con nuôi
còn gặp khó khăn.
Ba là, hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật nuôi con nuôi

năm 2010 cần tiếp tục được hoàn thiện. nhiều vấn đề trong Luật nuôi con nuôi
chưa được hướng dẫn thi hành cụ thể. Ví dụ như trong việc chọn lựa hồ sơ người
nhận con nuôi phải dựa trên yêu cầu nào, tiêu chí nào, lựa chọn hồ sơ nào trước,
lựa chọn hồ sơ nào sau. Mặc dù chính phủ đã ban hành Nghị định 19/2011/NĐCP hướng dẫn thi hành một số điều Luật nuôi con nuôi năm 2010 mới chỉ quy
định chi tiết về một số vấn đề cơ bản cần thiết nhất chưa quy định được hết các
vấn đề được đặt ra trong Luật nuôi con nuôi 2010.
Cuối cùng, chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc sử dụng lệ
phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài cũng
như chưa có cơ chế nào bảo đảm việc chuyển chi phí từ cục con nuôi cho ngân
sách cấp tỉnh, do đó nhiều địa phương còn gặp khó khăn trong việc thực hiện
luật nuôi con nuôi và giải quyết cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài theo công
ước lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa
các nước.


III. Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật việt
nam về nuôi con nuôi
1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế:
Các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng ban hành những văn bản
pháp luật hướng dẫn thì hành LUật nuôi con nuôi năm 2010, những văn bản
pháp luật quy định chi tiết một số vấn đề mà LUật nuôi con nuôi năm 2010 cũng
như Nghị định 19/2011/NĐ-CP chưa quy định cụ thể. Quy định chi tiết thêm về
một số vấn đề như:
Thứ nhất, các trường hợp không cần thiết phải lấy ý kiến của những người
liên quan về việc nuôi con nuôi. Thực tế phát sinh nhiều trường hợp phức tạp mà
việc lấy ý kiến của những người liên quan chủ yếu là cha mẹ đẻ không thể thực
hiện được. vì thế không cần thiết phải lấy ý kiến của những người liên quan về
việc nuôi con nuôi trong những trường hợp sau:
Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi đã có xác minh của công an cấp tỉnh về
việc không xác định được cha mẹ đẻ hoặc người thân thích của trẻ em thì không

phải lấy ý kiến. đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi do người mẹ sinh con xong
bỏ lại cơ sở y tế và tuy có để lại địa chỉ nhwung khi xác minh theo địa chỉ này
thì người mẹ không có mặt tại nơi cư trú thì cũng không phải lấy ý kiến;....
Thứ hai, một số yếu tố trong việc lựa chọn hồ sơ của người xin con nuôi có
yếu tố nước ngoài gửi cho sở tư pháp. Trong quá trình kiểm tra, thẩm định hồ sơ
của người xin nhận con nuôi để lựa chọn gửi cho sở tư pháp cần xem xét các yếu
tố về thứ tự ưu tiên, cách thức chuyển, phương thức lựa chọn.
Thứ ba, cần quy định thời gian thử thách việc nuôi con nuôi, đặc biệt là
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Khi trẻ em được cho làm con nuôi nước
ngoài, tùy vào từng trường hợp, trẻ em có thể thích nghi được môi trường mới
cũng có thể không, có thể sống trong môi trường gia đình ở nước ngoài nhưng
cũng có thể không vì những lý do khác nhau. Thông qua đánh giá các bản báo
cáo tình hình phát triển của trẻ em được cha mẹ nuôi thực hiện, cần có một cơ
quan đánh giá về khả năng trẻ em có thể tiếp tục làm con nuôi được hay không.


Và để đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ em, cần quy định về thời gian thử thách
đối với việc nuôi con nuôi; biện pháp xử lý trong việc nuôi con nuoioi bị hủy
bỏ/. nếu cần thiết và vì lợi ích của trẻ em thì phải cho trẻ em hồi hương về nước,
hủy bỏ quan hệ nuôi con nuôi đó. Điều này hoàn toàn phù hợp với công ước
Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các
nước vì thế pháp luật Việt Nam nên quy định vấn đề này.
Thứ tư, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong việc nuôi con nuôi.
Pháp luật hiện hành quy định các hành vi bị cấm trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại
Điều 13 Luật nuôi con nuôi năm 2010, các hành vi đó là: lợi dụng việc nuôi con
nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục, bắt cóc, mua bán trẻ em;
giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi; phân biệt đối xử giữa con đẻ
và con nuôi; lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số, lợi dụng
việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc
dân tốc thiểu số để hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước;... nếu vi phạm một

trong nhwungx hành vi cấm này hoặc vi phạm pháp luật về nuôi con nuôi thì tuy
fhteo mức độ có thể bị xử lý theo pháp luật hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tư pháp. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tư pháp trong đó có nuôi con nuoi có yếu tố nước ngoài được quy định tại
Điều 32 Nghị định 76/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên mức độ xử phạt này còn quá nhẹ,
không đủ mạnh để răn đe nên ít được áp dụng trong thực tiễn. vì thế, đòi hỏi
phải có một quy định nghiêm khắc hơn về vấn đề này để có thể áp dụng trong
thực tiễn và mang tính chất răn đe, giáo dục hơn.
2. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về nuôi con nuôi
Để không vi phạm pháp luật thì điều quan trọng đầu tiên là phải hiểu biết
pháp luật. vì thế để hạn chế việc người dân cũng như các cơ quan, tổ chức không
vi phạm pháp luật về nuôi con nuôi thì công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật
về nuôi con nuôi là điều hết sức cần thiết. vì vậy, nhà nước, các cơ quan có thẩm
quyền, các ban ngành địa phương pahri tích cực tuyên truyền giáo dục người
dân hiểu biết một cách cơ bản nhất về pháp luật nuôi con nuôi. Công tác tuyên


truyền, vận động, giáo dục người dân về pháp luật nuôi con nuôi là hết sức cần
thiết và cần triển khai thực hiện trên toàn quốc, đặc biệt là khu vực biên giới.
3. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành ở cấp trung ương và
địa phương
Cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền từ trung ương đến địa phương để đảm bảo việc giải quyết nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoiaf thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, đúng pháp luật, nhằm
thực hiện tốt công tác quản lý về nuôi con nuôi. Để làm được điều này cần có sự
phối hợp giữa các Bộ, Ban, Ngành ở trung ương từ công tác hoạch định và thực
thi pháp luật, chính sách về nuôi con nuôi cho đến việc xử lý từng vụ việc cụ
thể.
Tăng cường năng lực của cơ quan trung ương về con nuôi quốc tế của việt
nam theo khuôn khổ công ước lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh

vực nuôi con nuôi giữa các nước
Công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi là một nhiệm vụ quan trọng
của chính phụ và được tăng cường một cách mạnh mẽ. để đảm bảo thực hiện
công tác quản lý tốt, nhà nucows không ngừng tăng cương fnawng lực của cơ
quan trung ương về con nuôi quốc tế cũng như các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền liên quan.
4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra
Việc kiểm tra, thanh tra hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong quá trình
giải quyết nuôi con nuôi là vô cùng cần thiết nhằm mục đích phát hiện, ngăn
chặn kịp thời những vi phạm, những hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực nuôi
con nuôi đặc biệt là nuôi con nuôi có yếu tố nucows ngoiaf, tránh để tình trạng
kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến việ cho, nhận con nuôi trong nước cũng như có
yếu tố nước ngoài.
Đối với những hành vi vi phạm, hành vi trái pháp luật đã bị phát hiện cần
xử lý nghiêm khắc, tùy từng mức độ, tính chất phạm tội có thể bị xử phạt theo
quy định xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý theo quy định của luật hình sự.


việc xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra cũng cần phải thận trọng, tránh hậu quả bất
lợi cho trẻ em khi được nhận là con nuôi. Chính vì vậy, các cơ quan chucwcs
năng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xư rlys kịp thời
các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi để đảm bảo mục đích cao
cả của việc nuôi con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em nhất là trẻ em có hoành
cảnh đặc biệt.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi
Trong những năm qua, việt nam đã nỗ lực thực hiện trong việc hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi như: kí hiệp định song phương về nuoi con
nuôi với nhiều nước; tham gia công ucows lahay 1993 về bảo về trẻ em và hợp
tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước. điều này giúp việt nam rất nhiều
trong quá trình giải quyết nuôi con nuôi đặc biệt là việc giải quyết cho trẻ em

việt nam làm con nuôi nước ngoài. Công ước lahay 1993 là cơ sở pháp lý quốc
tế quan trọng cho công tác bảo vệ trẻ em và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa việt
nam và các nước thành viên trong việc nuôi con nuôi có yếu tố nucow sngoaif.
Với việc là thành viên của công ước lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác
trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước, việt nam vẫn cần phải tích cực ký
kết hiệp định song phương về vấn đề nuôi con nuôi với các nước khác để việc
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi luôn được đảm bảo.



×