Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và việc đảm bảo nguyên tắc ấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.88 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
1. Khái quát chung về nguyên tắc
1.1 Khái niệm liên quan
1.1.1 Người tiến hành tố tụng
1.1.2 Người tham gia tố tụng

1.2 Giải thích nguyên tắc “đảm bảo sự vô tư của người tiến hành
tố tụng, người tham gia tố tụng”
1.3. Cơ sở của nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành
tố tụng, người tham gia tố tụng.

2. Nguyên tắc “đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố
tụng, người tham gia tố tụng”
2.1 Quy định thể hiện nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến
hành tố tụng, người tham gia tố tụng
2.2 Ý nghĩa nguyên tắc

3. Đảm bảo nguyên tắc theo luật định
3.1 Biện pháp đảm bảo thực hiện nguyên tắc theo luật định
3.2. Thực trạng - hạn chế thực hiện nguyên tắc hiện nay
3.3. Biện pháp, hướng để hoàn thiện nguyên tắc

1 | Page


Một trong những nguyên tắc bắt buộc phải tuân theo nhằm bảo đảm bảo
cho việc giải quyết vụ việc dân sự một cách chính xác và khách quan nhất là
nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành tốt tụng, người tham
gia tố tụng. Nguyên tắc “đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người
tham gia tố tụng” là nguyên tắc không thể thiếu trong lĩnh vực tư tố tụng dân sự
nói riêng và trong hoạt động tư pháp suy rộng ra. Vậy nguyên tắc này được ghi


nhận cũng như việc đảm bảo thực hiện nó ra sao là một điều cần tìm hiểu. Bài
viết xin được trình bày những hiểu biết của mình về nguyên tắc mong muốn
hoàn thiện hơn những quy định pháp luật về việc thực thi nguyên tắc trong thực
tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hơn nữa, làm minh bạch hơn nữa quá tình tố
tụng các vụ án dân sự.

1. Khái quát chung về nguyên tắc
1.1 Khái niệm liên quan
1.1.1 Người tiến hành tố tụng
Người tiến hành tố tụng dân sự là người thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn trong
việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong tố tụng dân sự.
Những người tiến hành tố tụng đều là các công chức nhà nước,được thay mặt
các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc giải quyết vụ việc dân sự,thi hành án
dân sự va kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng. Hoạt đông tố
tụng của họ có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyêt vụ việc dân sự và thi hành
án dân sự.
1.1.2 Người tham gia tố tụng
Người tham gia tố tụng dân sự là người tham gia vào việc giải quyết vụ việc
dân sự và thi hành án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của
người khác hoặc hỗ trợ tòa án,cơ quan thi hành án trong việc giải quyết vụ việc dân
sự và thi hành án dân sự. Theo quy định tại Điều 16 BLTTDS thì những người tiến
và tham gia tố tụng dân sự gồm có: Chánh án Tòa án, thẩm phán, Hội thẩm nhân

2 | Page


dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên
dịch, người giám định.
Các hoạt động của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng mục

đích là đẻ giúp tòa án giải quyết vụ việc dân sự, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự, bảo đảm sự công bằng xã hội.

1.2 Giải thích nguyên tắc “đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố
tụng, người tham gia tố tụng”
Những nguyên tắc trong tố tụng dân sự được hiểu là “những nguyên lí, tư
tưởng chỉ đạo, được quy định trong các văn bản pháp luật , thể hiện đường lối
chính sách của đảng và nhà nước đối với toàn bộ quá trình giải quyết một vụ việc
dân sự tại tòa án” những nguyên tắc này sẽ định hướng cho quá trình xây dựng nên
luật tố tụng dân sự.
Xét trong phạm vi đề tài thì “vô tư” hiểu là hoàn toàn không để cái tôi cá nhân
chủ nghĩa hay bất cứ yếu tố tư lợi nào làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi, lời nói,
chi phối đến quyết định của mình. Về bản chất, xem xét nó từ giác độ tâm lý học, sự
vô tư hay không vô tư do chủ quan cá nhân quyết định, cụ thể trong trường hợp này
là người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.
Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố
tụng được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Cụ thể nguyên tắc này
được ghi nhận tại Điều 16 Bộ luật tố tung dân sự theo đó phải: “Đảm bảo sự vô tư
của những người tham gia tố tụng. Chánh án Tào án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân
dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên dịch,
người giám định không được tiến hành hoặc tham gia tốt tụng, nếu có lý do xác
đáng để cho rằng họ có thể không có sự vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của mình”.
Như vậy “sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng” chính
là tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng với thái độ công tâm, thành thực, các cá nhân
trong đó đều phải xem xét, đánh giá sự việc theo một cách khách quan nhất, hướng

3 | Page



tới cách giải quyết vụ việc đúng đắn, chính xác theo như những quy định của pháp
luật Tố tụng dân sự.

1.3. Cơ sở của nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố
tụng, người tham gia tố tụng.
Không phải lúc nào thì những người tham gia tố tụng, ngươi tiến hành tố tụng
cũng thực sự vô tư, xuất phát từ đòi hỏi đảm bảo lợi ích giữa các đương sự tham gia
trong quá trình xử lí các vụ việc dân sự, đảm bảo sự công bằng và sự thật khách
quan của vụ việc. Việc không công bằng đối với một trong hai bên ảnh hưởng tới
việc thực thi pháp luật, làm giảm lòng tin của người dân.
Xuất phát từ nguyên tắc pháp chế - pháp luật là tối thượng đòi hỏi trong mọi
mặt của đời sống xã hội pháp luật được tuân thủ một cách triệt để. Để thực hiện
được điều này cần thiết phải đặt ra nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành
tố tụng, người tham gia tố tụng. Ngoài ra nguyên tắc này còn xuất pháp tư nguyên
tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Để
đảm bảo cho việc xét xử của thẩm phán và hội thẩm khi xét xử độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật đòi hỏi họ cần phải vô tư trong quá trình xét xử, không bị ảnh hưởng
bởi các nhân tố bên ngoài.

2. Nguyên tắc “đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng”
2.1 Quy định thể hiện nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến
hành tố tụng, người tham gia tố tụng
Điều 46 Bộ luật tốt tụng dân sự thì người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến
hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau:“1. Họ đồng thời là
đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.2. Họ đã tham gia với tư
cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng,
người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó. 3. Có căn cứ rõ ràng cho
rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”


4 | Page


Khi có căn cứ chứng minh người tiến hành tố tụng có thể không vô tư hay
thậm chí chỉ là có khả năng cho rằng những người tiến hành tố tụng không vô tư
trong việc tham gia tố tụng thì lập tức họ sẽ bị thay đổi. Việc thay đổi người tiến
hành tố tụng được quy định tại các Điều 47, 48, 49 Bộ luật tố tụng dân sự, thẩm
quyền và thủ tục tiến hành được quy định tại các Điều 50, 51. Để đảm bảo cho các
chứng cứ của vụ việc được đem ra xem xét một cách chính xác và trung thực nhất
tạo điều kiện cho tòa án xem xét và giải quyết vụ việc dân sự một cách chính xác,
khi có căn cứ chứng minh người phiên dịch, người giám định có thể không vô tư
hay thậm chí chỉ là có khả năng cho rằng những người tiến hành tố tụng không vô tư
trong việc tham gia tố tụng thì lập tức họ sẽ bị thay đổi.
Khoản 3 Điều 68 quy định “ Người giám định phải từ chối hoặc bị thay đổi
trong những trường hợp sau đây: a) Thuộc một trong những trường hợp quy định
tại khoản 1 và khoản 3 Điều 46 của Bộ luật này; b) Họ đã tham gia tố tụng với tư
cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng,
người phiên dịch trong cùng vụ án đó; c) Họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với
tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên”.
Khoản 3 điều 70 quy định “Người phiên dịch phải từ chối hoặc bị thay đổi
trong những trường hợp sau đây: a) Thuộc một trong những trường hợp quy định
tại khoản 1 và khoản 3 Điều 46 của Bộ luật này; b) Họ đã tham gia tố tụng với tư
cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng,
người giám định trong cùng vụ án đó; c) Họ đã tiến hành tố tụng với tư cách là
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên”.

2.2 Ý nghĩa nguyên tắc
Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng dân sự là những người có
trách nhiệm chứng minh và làm rõ bản chất vụ việc dân sự. Sự vô tư là một trong
những phẩm cách cần có ở những người đảm nhiệm các chức danh kể trên. Sự vô tư

có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề quyền, lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ của
người tham gia tố tụng có được giải quyết thấu đáo, chuẩn xác hay không. Giúp cá
nhân có thẩm quyền đó có được nhìn nhận vụ việc một cách toàn diện, mà trong lĩnh

5 | Page


vực tư pháp, điều này cũng chính là đạo đức nghề nghiệp. Phản ánh trình độ chuyên
môn, mức độ công tâm, gạt bỏ sự vô tư để xử thiên vị hay tư lợi là hoàn toàn trái với
những gì pháp luật tố tụng quy định, là đi ngược lại lương tâm nghề nghiệp. Luật tố
tụng dân sự quy định họ sẽ không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng, nếu có lí do
xác đáng để cho rằng có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
Nguyên tắc là căn cứ pháp luật xác lập quyền và nghĩa vụ đi đôi với nhau về
sự vô tư trong quá trình tố tụng của cả người tiến hành cũng như người tham gia. Nó
còn là cơ sở pháp lý hướng dẫn cho người tham gia tố tụng hiểu về các biện pháp
mà mình có thể yêu cầu để vụ án dân sự được giải quyết theo một cách công tâm
nhất, vô tư nhất. Những lí do xác đáng để cho rằng họ không vô tư tuy mới chỉ là
khả năng, nhưng để đảm bảo chắc chắn có sự vô tư khi giải quyết vụ việc dân sự nên
khi có căn cứ quy định tại các Điều 46, 47, 48, 49, 70, 75 thì họ phải từ chối tiến
hành tố tụng hoặc buộc phải thay đổi nếu họ không từ chối. Nguyên tắc này góp
phần quan trọng vào việc bảo vệ quyền con người trong Tố tụng dân sự.

3. Đảm bảo nguyên tắc theo luật định
3.1 Biện pháp đảm bảo thực hiện nguyên tắc theo luật định
Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành tố tụng và người
tham gia tố tụng là một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng và thực hiện bộ
luật tố tụng dân sự. Tại Điều 16 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 quy định như
sau: “Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Viện trưởng
Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên dịch, người giám định không được tiến
hành hoặc tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô

tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”. Để đảm bảo việc thực hiện
nguyên tắc này thì pháp luật đã quy định tại các Điều 46, 58, 59, 60, 61,70, 74…
theo đó thì có hai biện pháp đảm bảo đó là:
Thứ nhất, Người tiến hành tố tụng người tham gia tố tụng tự mình từ chối
tham gia tố tụng. Đây là quy định xuất phát từ ý thức tự giác tuân theo pháp luật,
nhằm đảm bảo tính khách quan, tránh được những nhân tố từ bên ngoài tác động.
Hơn nữa, không nhằm trốn tránh công việc của chính mình mà nó thể hiện trách

6 | Page


nhiệm của những người tham gia tố tụng người tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo
giải quyết một cách chính xác khách quan nhất các vụ việc dân sự, đồng thời qua đó
cũng nêu cao tinh thần tuân thủ pháp luật một cách triệt để, tránh những tác động
bên ngoài. Đây là một biện pháp mang tính chất tự nguyện ý chí của người tiến hành
hoặc tham gia tố tụng (từ chối). Về việc từ chối tiến hành hoặc tham gia tố tụng đó
là điều hoàn toàn phụ thuộc ý chí của chủ thể (người tham gia tố tụng, người tiến
hành tố tụng).
Thứ hai, Pháp luật quy định một số trường hợp người tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng có thể bị thay đổi nếu không đảm bảo được sự vô tư. Điều
46 Bộ luật này, về những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố
tụng, trong đó quy định rằng người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng
hoặc bị thay đổi đối với các trường hợp: họ đồng thời là đương sự, người đại diện,
người thân thích của đương sự; họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch
trong cùng vụ án đó; có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm
nhiệm vụ. Theo quy định tại các Điều 58, 59, 60, 61 thì đương sự, bị đơn, nguyên
đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người đaị diện là những người có
quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng. Đây là biện
pháp mang tính khách quan tác động – thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham

gia tố tụng. Biện pháp thay đổi người tiến hành hoặc tham gia tố tụng.

3.2. Thực trạng - hạn chế thực hiện nguyên tắc hiện nay
Thực tế hiện nay nguyên tắc này được thực hiện khá tốt, mang lại hiệu quả
cao trong qua trình áp tụng pháp luật. Tuy nhiên thì vẫn có một số vụ án vấn đề sự
vô tư của người tiến hành tố tụng không được tuân thủ một cách triệt để. Thời gian
gần đây việc vi phạm nguyên tắc có chiều hướng gia tăng, gây những bất bình dư
luận. Nguyên nhân là do những người tham gia vào giải quyết vụ việc đặc biệt là
người tiến hành tố tụng chịu ảnh hưởng tác động của nhiều nhân tố khách quan, vẫn
có sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, của chánh án ,của tòa án cấp trên. Ví dụ một vụ
việc ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Ngày 7-3- 2013 TAND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu tổ chức

7 | Page


xét xử sơ thẩm đối với Lê Thị Mỹ Lộc (37 tuổi), nguyên thẩm phán TAND huyện
Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” – cụ
thể bà đã nhận hối lộ 30 triệu đồng từ phía nguyên đơn và đã hưởng án treo.
Hay vụ việc Bùi Anh Đức (SN 1975 - quê Đức An, Đức Thọ, Hà Tĩnh) với
cương vị là thẩm phán làm việc tại TAND huyện Yên Thành (Nghệ An) và được
TAND tỉnh Nghệ An giao làm nhiệm vụ xét xử vụ án tham ô tài sản do Ngô Xuân
Thảo gây ra nhận tiền hối lội khi làm nhiệm vụ . Và còn nhiều vụ việc khác và tất
nhiên, đó mới là những ví dụ về những người thẩm phán – người có vai trò “cầm
cân nảy mực” chứ việc vi phạm nguyên tắc vô tư còn xảy ra ở nhiều trường hợp của
cán bộ tòa án và bằng nhiều hình thức.
Pháp luật đang tạo một kẽ hở cho những người trực tiếp xét xử sai, khai sai và
họ có bị truy cứu trách nhiệm theo quy định hay chỉ một mức kỷ luật, xin lỗi và để
đó hay dập đi vì sợ ảnh hưởng đến niềm tin của xã hội.

3.3. Biện pháp, hướng để hoàn thiện nguyên tắc

Việc không “vô tư” khi tham gia tố tụng sẽ gây ra những tổn thất cho xã hội
nói chung và những cá nhân trực tiếp tham gia tố tụng nói riêng. Do vậy, để hoàn
thiện nguyên tắc này, thiết nghĩ cần có những biện pháp cơ bản sau:
Trước hết, Cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng dân
sự, đảm bảo cho các đương sự có sự bình đẳng về mặt pháp lí, trong sạch, trung thực
và công bằng. Cụ thể hóa khái niệm “vô tư” trong pháp quy tố tụng dân sự nhằm đặt
ra một thước chuẩn giúp cho nguyên tắc trở nên tường minh, có được một cách hiểu
chính thống và rõ ràng nhất để áp dụng nguyên tắc hiệu quả cao hơn. Cần có chế tài
xử phạt thật nghiêm minh một vụ án dân sự xuất hiện yếu tố không vô tư sẽ khiến
cho kết quả cuối cùng bị sai lệch – điều này sẽ làm phương hại đến quyền lợi và
nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, nó làm giảm sút lòng tin vào công lý của Nhà
nước pháp quyền. Pháp luật cần quy định thêm về vấn đề kiểm điểm, tự kiểm điểm
cũng như tổ chức những chương trình giáo dục thường niên mục đích nâng cao đạo
đức nghề.

8 | Page


Hai là, về đào tạo nghiệp vụ, không ngừng tuyển chọn, đào tạo về chuyên
môn, nghiệp vụ cho … các cán bộ tòa án, những người tham gia tố tụng với vai trò
cầm cán cân công lý để lực lượng này luôn công minh khi xác định những vấn đề
cách đúng nhất các sự việc trong vụ án, chưa muốn nói là luật nội dung quy định về
Dân Sự còn nhiều hạn chế, nhạy cảm, thiếu xót. Đồng thời giáo dục về đạo đức, về
tác phong nghề nghiệp về lối sống để họ không bị chi phối bởi những yếu tố tiêu cực
đặc biệt là những người mới bắt đầu đi theo con đường nghề nghiệp này khi còn là
những học viên ở những cơ sở đào tạo Luật.
Ba là, vấn đề giám sát – không chỉ các cơ quan kiểm tra, giám sát nhà nước
mới có vai trò chủ yếu trong việc giám sát mà chính những người dân cũng cần phải
phát huy vai trò giám sát của mình. Để tổ chức lại quá trình điều tra, mở lại một
phiên tòa không phải là điều quá dễ dàng, gây hao tổn quỹ thời gian, tiền bạc và

công sức của nhiều người. Vai trò giám sát của nhà nước, của người dân là rất quan
trọng, mỗi người cần có ý thức vô tư, cần phải vô tư trước sự thiếu vô tư của người
khác, khi phát hiện những vi phạm nguyên tắc vô tư khi tố tụng mọi người cần phải
tố cáo để nguyên tắc ấy luôn được đảm bảo, công lý luôn được đảm bảo ngay ở
phạm vi mà ở đó công lý là tối thượng và được xã hội đặt niềm tin.
Những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng giúp tòa
án làm rõ các vấn đề của vụ việc dân sự có trách nhiệm thực thi công lý, nếu họ
không vô tư trong việc tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng thì việc giải quyết
vụ việc dân sự sẽ bị sai lệch. Hiểu được vai trò và thực trạng hiện nay chúng ta
cần tiến hành những biện pháp cần thiết để bảo đảm sự vô tư trong việc tiến
hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng của những người tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng; trường hợp có căn cứ cho thấy họ có thể không vô tư
trong khi làm nhiệm vụ thì phải thay đổi.
Qua những phân tích trên ta phần nào hiểu hơn về nguyên tắc đảm bảo sự
vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng. Mong nhận được
những ý kiến đóng góp của độc giả. Xin chân thành cảm ơn!

9 | Page


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại họa Luật Hà Nội. “Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt
Nam”/ NXB Công an nhân dân/ Hà Nội – 2009.
2. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004
3. Pháp lệnh Tố tụng giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, lao động
4. Những điểm mới của bộ luật tố tụng dân sự về phiên tòa sơ thẩm vụ
án dân sự/ ths. Bùi Thị Huyền - Khoa Luật dân sự – Đại học
Luật Hà Nội
5. Tạp chí pháp luật 31/10/2011
6. Một số trang wed:

/> /> />
10 | P a g e



×