Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích vị trí, vai trò của quảng cáo và ý kiến đóng góp hoàn thiện pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.39 KB, 4 trang )

Phân tích vị trí, vai trò của quảng cáo
và ý kiến đóng góp hoàn thiện pháp luật
1. Vai trò vị trí của quảng cáo
Quảng cáo là một trong các công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển thị
trường. Quảng cáo có quan hệ chặt chẽ với đến chất lượng sản phẩm, thương
hiệu hàng hóa, dịch vụ. Quảng cáo là nhu cầu của người kinh doanh, nhằm mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đồng thời cũng là nhu cầu của người tiêu
dùng, tạo cơ hội cho người tiêu dùng có điều kiện để lựa chọn sản phẩm phù hợp
với mình.
Phạm vi điều chỉnh của luật quảng cáo rất rộng, bao gồm những hàng hóa,
dịch vụ trên mọi lĩnh vực. Thông tin quảng cáo được chuyển tải đến công chúng
bằng nhiều phương tiện khác nhau. Vì vậy những văn bản pháp luật về quảng
cáo và công tác quản lý nhà nước về quảng cáo cũng cần được quy định rõ ràng,
minh bạch và cụ thể đẻ đảm bảo lợi ích chính đáng của người kinh doanh và
người tiêu dùng, góp phần tích cực cho cạnh tranh lành mạnh.
2. Yêu cầu đối với ban hành Luật Quảng cáo
Từ khi ban hành Pháp lệnh quảng cáo năm 2002 đến nay, thị trường hàng
hóa, dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng của xã hội cũng như số lượng, tổ chức, cá
nhân tham gia kinh doanh đã tăng lên mạnh mẽ và cơ chế thị trường đang được
hoàn thiện dần. Ban hành Luật Quảng cáo thay thế Pháp lệnh Quảng cáo 2002
nhằm tạo ra hành lang pháp lý cao hơn cho hoạt động quảng cáo đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Tuy nhiên cũng cần có tầm nhìn trong
năm, mười năm tới.
Luật Quảng cáo cũng cần đáp ứng tốt hơn cho việc thực hiện những cam
kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia. Do đó, việc rà soát những cam
kết có liên quan đến quảng cáo để điều chỉnh trong luật là cần thiết.
Cải cách hành chính là một chủ trương lớn của nhà nước nhằm xây dựng
một nền hành chính mạnh minh bạch, thuận tiện cho sự phát triển kinh tế -xã
1



hội. Luật Quảng cáo cũng cần đặt ra mục tiêu đáp ứng cao nhất yêu cầu cải cách
hành chính.
Đổi mới việc xây dựng các văn bản pháp luật là một chủ trương quan
trọng của Quốc hội Việt Nam. Nhược điểm chung nhất của các văn bản luật hiện
nay là còn nhiều điều quy định chung chung nên những quy định cụ thể thiết
thực trong cuộc sống thường gặp trong thực thi pháp luật lại phải để quy định ở
văn bản dưới luật nên hạn chế tính khả thi của luật. Luật Quảng cáo là luật có
liên quan rộng rãi công chúng và nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Vì vậy
rất cần quán triệt yêu cầu đổi mới của Quốc hội, cố gắng tối đa quy định cụ thể
các chế tài trong luật, hạn chế những nội dung để lại quy định ở văn bản dưới
luật nhằm tăng tính khả thi và nghiêm minh của pháp luật.
3. Về nội dung luật
Những nội dung cơ bản về quảng cáo nhìn chung đã được thể hiện trong
Luật khá đầy đủ, tuy nhiên cần xem xét một số vấn đề sau:
- Nội dung quảng cáo hiện nay được quy định ở nhiều văn bản pháp luật
nên có sự chồng chéo, trùng lập, gây khó khăn cho sự tiếp cận của công chúng
cũng như tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quảng cáo. Pháp lênh
quảng cáo quy định quảng cáo có mục đích sinh lời và không có mục đích sinh
lời, Luật Thương mại quy định quảng cáo có mục đích sinh lời, Luật Cạnh tranh
quy định về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh, luật Kinh doanh bất động
sản, luật An toàn thực phẩm, luật Dược quy định về quảng cáo đối với sản phẩm
dịch vụ cụ thể.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trương những quy định về hoạt
động quảng cáo thương mại, trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp, quảng cáo trên
báo chí…sẽ được tập trung quy định tại luật Quảng cáo. Như vậy luật sẽ bao
quát và điều chỉnh toàn diện hoạt động quảng cáo trên tất cả các lĩnh vực. Với
chủ trương này thì vấn đề cốt lõi cần xem xét, đó là những quy định hiện nay
trong luật quảng cáo thực hiện được chức năng bao quát và điều chỉnh “toàn
diện” hoạt động quảng cáo trên tất cả các lĩnh vực chưa. Đề nghị Ban soạn thảo
2



và Ủy ban thẩm tra của Quốc hội rà soát những nội dung quy định trong luật để
điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện. Điều này không dễ nhưng có thể thực hiện
được.
- Điều 17 quy định yêu cầu đối với nội dung quảng cáo. Căn cứ vào
những yêu cầu này mà người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo
xây dựng những nội dung quảng cáo. Từ đó mới xác định hình thức, phương tiện
quảng cáo. Có thể nói xác định nội dung quảng cáo là khâu quan trong nhất của
hoạt động quảng cáo. Do đó. Điều 17 quy định về yêu cầu nội dung quảng cáo là
điều cần xem xét kỹ để bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu bao quát và điều
chỉnh toàn diện hoạt động quảng cáo trên các lĩnh vực của luật Quảng cáo theo
yêu cầu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đối với những hàng hóa, dịch vụ thông thường thì quy định ở điều 17 là
phù hợp, nhưng đối với các hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực y tế (như thuốc
chữa bệnh, thực phẩm chức năng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe) ảnh hưởng đến
con người, những hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng đến môi trường, đến năng suất,
chất lượng cây trồng, vật nuôi cung cấp thực phẩm cho con người (nhưng giống
cây trồng, vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, động vật…) thì cần có những quy
định cụ thể hơn. Vì vậy, rất cần nghiên cứu, xác định những yêu cầu riêng cụ thể
đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu liên quan đến thể chất và tinh
thần của con người và môi trường sống. Bổ sung được như vậy sẽ tăng được
tính khả thi và chức năng bao quát điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực của luật.
Quy định tại điều 17 có lẽ không bao quát được hoạt động quảng cáo của các
lĩnh vực chuyên ngành (nông nghiệp, thực phẩm, y tế…)
Khoản 5 Điều 17. Cần giải thích trong luật khái niệm “hàng hóa dịch vụ
đặc biệt” và những nội dung bắt buộc thể hiện trên sản phẩm cần quy định ngay
trong luật. Khoản 5 không nên để Chính phủ quy định mà cố gắng thể hiện rõ
trong luật.
- Nên bổ sung một điều quy định về những điều kiện hàng hóa, dịch vụ

được quảng cáo ở chương I.
3


- Cần bổ sung về quyền hạn, nghĩa vụ của người tiêu dùng đối với hoạt
động quảng cáo ở chương I
- Nên hạn chế tối đa việc để những nội dung quy định ở văn bản dưới luật.

4



×