Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ủy thác tư pháp quốc tế theo các điều ước quốc tế song phương mà việt nam ký kết với các nước thực tiễn thực hiện các hiệp định về vấn đề này 8,5đ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.99 KB, 7 trang )

I. Ủy thác TPQT theo quy định của các Điều ước quốc tế song
phương mà Việt Nam ký kết với các nước.
a. Phạm vi thực hiện của ủy thác tư pháp quốc tế
Phạm vi ủy thác tư pháp quốc tế rất phong phú, rộng hay hẹp tùy theo
quan điểm của mỗi quốc gia và tùy vào từng trường hợp cụ thể nhưng
nhìn chung hầu hết các Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự của Việt
Nam đã ký kết với các nước phạm vị ủy thác bao gồm các vấn đề sau:
- yêu cầu tống đạt giấy tờ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp : hoạt
động này được quy định tại Điều 9, Điều 10 Hiệp đinh tương trợ tư pháp
của Việt Nam- Liên Bang Nga, chương III Hiệp định tương trợ tư pháp về
dân sự giữa Viêt Nam và Cộng hòa Pháp, Điều 11 Hiệp định tương trợ tư
pháp giữa Việt nam và cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Điều 9 Việt nambalan.
- triệu tập người làm chứng, người giám định: trong quá trình điều tra xét
xử trên lãnh thổ của một trong các bên kí kết, nếu cấn phải triệu tập người
làm chứng, người giám định trên lãnh thổ của bên ký kết kia thì phải liên
hệ với cơ quan tư pháp hữu quan của bên ký kết đó để yêu cầu thực hiện
tương trợNgười làm chứng, người giám định được bảo hộ, trong giấy
triệu tập không được đưa chế tài áp dụng đối với họ trong trường hợp họ
không có mặt theo giấy triệu tập (Điều 8 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt
Nam- Liên xô, Điều 13 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt nam- Trung
Hoa, điều 9 Hiệp định việt nam – tiệp khắc,
- Điều tra, thu thập chứng cứ: theo quy định tại Điều 12 Hiệp định tương
trợ tư pháp về các vấn đề dân sự giữa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa: “”
- Các yêu cầu khác như: gửi cho đương sự giấy triệu tập đến phiên tòa ở
nước ngoài; yêu cầu về lấy lời khai của đương sự, nhân chứng – người
giám định nhóm máu; xác định mức thu nhập thực tế của người phải cấp
dưỡng, phải bồi thường thiệt hại…
1



b. Điều kiện để được ủy thác tư pháp quốc tế:
- Việc thực hiện ủy thác tư pháp không được chống lại trật tự công cộng,
không xâm hại độc lập chủ quyền của nước được yêu cầu.
- việc thực hiện ủy thác tư pháp phải tuân theo pháp luật tố tụng của nước
được yêu cầu trừ trường hợp Điều ước quố tế có liên quan quy định.
Trong trường hợp không có điều ước quốc tế giữa các quốc gia với nhau
thì việc thực hiện ủy thác tư pháp được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc
“có đi có lại”.
c. Nội dung và hình thức ủy thức tư pháp.
Theo Điều 15 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Pháp Điều 5
Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam- Mông Cổ, Điều 6 Hiệp định
tương trợ tư pháp giữa Việt nam- Lào..: Văn bản uỷ thác tư pháp về dân
sự phải có các nội dung chính sau đây: Ngày, tháng, năm và địa điểm lập
văn bản; Tên, địa chỉ cơ quan uỷ thác tư pháp; Tên, địa chỉ cơ quan được
uỷ thác tư pháp; Họ, tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của cá
nhân; tên gọi, địa chỉ trụ sở hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức
có liên quan trực tiếp đến uỷ thác tư pháp; Nội dung công việc được uỷ
thác tư pháp về dân sự phải nêu rõ: mục đích uỷ thác; tóm tắt nội dung
công việc và các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật và các biện pháp
để thực hiện uỷ thác; thời hạn yêu cầu cần được thực hiện.
c. Cách thức thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế:
theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký với các nước, các ủy thác tư
pháp được thực hiện thông qua cách thức sau:
- Khi thực hiện ủy thác tư pháp cơ quan được yêu cầu áp dụng pháp luật
của nước mình. Theo đề nghị của cơ quan yêu cầu, cơ quan được yêu cầu
có thể áp dụng các quy phạm PL tố tụng của nước ký kết yêu cầu nếu
những QPPL đó không mâu thuẫn với pháp luật của nước được yêu cầu

2



- Nếu không tìm thấy người cần tìm theo địa chỉ đã nêu trong văn bản ủy
thác thì cơ quan được yêu cầu áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để
xác minh địa chỉ của người đó. . Khoản 2 Điều 7 Hiệp định tương trợ tư
pháp về dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Lào quy định: “nếu việc ủy
thác không thực hiện theo địa chỉ đã nếu trong ủy thác thì cơ quan tư
pháp của nước ký kết được yêu cầu phải áp dụng mọi biện pháp để tìm ra
đại chỉ đúng. Nếu trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu
mà Cơ quant ư pháp của nước ký kết được yêu cầu không tìm ra địa chỉ
đúng, thì cơ quan tư pháp đó trả hồ sơ cho cơ quan tư pháp nước ký kết
yêu cầu và nêu rõ lý do”.
- Theo đề nghị của cơ quan yêu cầu, CQ được yêu cầu thông báo ngay
cho cơ quan yêu cầu về thời gian địa điểm thực hiện ủy thác
- Để thực hiện ủy thác, cơ quan được yêu cầu lập các giấy tờ tương ứng
nói rõ thời gian, địa điểm thực hiện và gửi lại các giấy tờ đó cho cơ quan
yêu cầu.
- Nếu cơ quan được yêu cầu không có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư
pháp thì cơ quan này chuyển ủy thác cho cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp chưa có hiệp định liên quan thì các ủy thác tư
pháp quốc tế sẽ được thực hiện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật
Việt Nam. BLTTDS quy định việc ủy thác tư pháp trong TTDS phải được
tiến hành theo những quy tắc và thủ tục:
- Tòa án VN ủy thác tư pháp cho TA nước ngoài hoặc thực hiện ủy thác
của TA nước ngoài về việc tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự
theo quy định của ĐƯQT mà VN kí kết hoặc gia nhập hoặc theo nguyên
tắc có đi có lại.
- Tòa án VN không chấp nhận ủy thác trong các trường hợp sau:
+ Việc thực hiện ủy thác xâm phạm đến chủ quyền của VN hoặc đe dọa
đến an ninh quốc gia của VN;
+ Việc thực hiện ủy thác không thuộc thẩm quyền của TAVN.

3


- Trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp phải tuân theo các thủ tục sau:
+ Việc TAVN ủy thác TP cho tòa án nước ngoài hoặc tòa án nước ngoài
ủy thác cho TAVN phải được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan có
thẩm quyền của VN theo quy định của ĐƯQT …hoặc PLVN
+ Cơ quan có thẩm quyền của VN nhận được văn bản ủy thác tư pháp
phải chuyển ngay cho TAVN hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
nhận văn bản ủy thác của TAVN.
d. chi phí thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế:
hầu hết các điều ước tương trợ tư pháp giữa việt nam và các nước đều
quy định mỗi bên ký kết chịu các chi phí thực hiện tương trợ tư pháp phát
sinh trên lãnh thổ nước mình, tuy nhiên bên ký kết được yêu cầu có
quyền yêu cầu nước ký kết yêu cầu hoàn trả thù lao đã trả cho giám định
viên và các chi phí khác phát sinh do việc áp dụng một thể thức đặc biệt
theo đề nghị của nước ký kết được yêu cầu.
.
II. Thực tiễn thực hiện và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực
hiện ủy thác TPQT giữa Việt Nam và các nước đã ký kết điều ước
quốc tế song phương.
-Thực tiễn tư pháp trong thời gian qua cho thấy số lượng các ủy thác tư
pháp quốc tế ngày càng gia tăng. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
của Việt Nam sẽ thực hiện các uỷ thác tư pháp theo yêu cầu này của phía
nước ngoài trên cơ sở các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý đã ký
kết giữa hai quốc gia. Nếu như trong những năm 80, số lượng uỷ thác tư
pháp quốc tế về dân sự theo yêu cầu chỉ khoảng trên 100 vụ/năm thì đến
những năm đầu thập niên 90 số lượng uỷ thác tăng lên trung bình khoảng
300 vụ/năm, năm 1999 là 496 vụ; từ năm 2000 đến nay, số lượng các uỷ
thác tư pháp quốc tế đã lên tới 600-700 vụ/năm, năm 2004 là 896 vụ,

riêng 6 tháng đầu năm 2005 số lượng uỷ thác tư pháp đã tiến tới con số
4


gần 700 vụ. Trong đó số vụ ủy thác giữa việt nam với các nước đã ký
hiệp định tương trợ tư pháp còn hạn chế hơn nhiều so với các vụ ủy thác
với những nước không có điều ước song phương.
Trong số các uỷ thác tư pháp quốc tế về dân sự mà phía nước ngoài
yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện, các uỷ thác
về hôn nhân và gia đình chủ yếu là ly hôn chiếm một số lượng rất lớn,
khoảng 60%. Trong số các uỷ thác tư pháp tư pháp quốc tế với các nước
mà Việt Nam đã ký kết điều ước song phương, Pháp là quốc gia đứng đầu
trong việc đề nghị thực hiện uỷ thác, ngoài ra còn có Hàn Quốc, Nga. Từ
năm 2000 đến nay, một số nước như Lào là những nước chưa bao giờ đưa
yêu cầu thực hiện uỷ thác quốc tế về dân sự cũng đã đưa yêu cầu với số
lượng tương đối lớn. Bên cạnh các yêu cầu uỷ thác về hôn nhân và gia
đình còn có các yêu cầu về xác minh địa chỉ, tình trạng nhân thân, tình
trạng hôn nhân của đương sự, xác minh tính xác thực của Giấy phép lái
xe, tính xác thực của Bằng tốt nghiệp phổ thông, tốt nghiệp đại học,
chứng minh thư nhân dân của đương sự, Ba Lan là nước đưa ra yêu cầu
nhiều nhất đối với những uỷ thác loại này, những yêu cầu về uỷ thác của
Ba Lan chiếm đến 90%. Từ năm 1995 đến nay, Cộng hoà Séc là nước
đứng đầu trong việc đưa ra các yêu cầu về uỷ thác tư pháp liên quan đến
vấn đề truy nhận cha và cấp dưỡng nuôi con. Ngoài các yêu cầu uỷ thác
tư pháp chủ yếu nêu trên, các cơ quan tư pháp trong những năm gần đây
cũng thực hiện các yêu cầu uỷ thác liên quan đến việc tống đạt giấy gọi ra
Toà án nước ngoài trong các vụ tranh chấp dân sự, tranh chấp phát sinh
đối với hợp đồng lao động.
. Uỷ thác tống đạt giấy tờ liên quan đến các vụ ly hôn (khoảng trên 50
vụ/năm) là loại việc đang phát sinh ngày một nhiều, chủ yếu do các Toà

án của Séc, Xlôvakia, Nga yêu cầu. Ngoài ra, uỷ thác tống đạt giấy tờ về
vụ kiện thơng mại (hợp đồng mua bán hàng hoá) cũng là loại việc mới
5


phát sinh trong những năm gần đây. Uỷ thác tống đạt giấy tờ và lấy lời
khai của đơng sự là công dân Việt Nam đang c trú ở nước ngoài trong vụ
kiện ly hôn là loại việc chiếm số (khoảng 70% vụ việc do Toà án Việt
Nam yêu cầu). Trong thời gian gần đây số lợng các uỷ thác tống đạt giấy
tờ và lấy lời khai đối với bị đơn là công dân nước ngoài trong các vụ án
ly hôn cũng gia tăng rất nhanh. Ngoài ra, các uỷ thác về việc lấy lời khai
của đơng sự là công dân Việt Nam đang c trú ở nước ngoài trong các vụ
kiện dân sự do Toà án trong nước xét xử (đòi thừa kế, chia tài sản, thay
đổi họ tên…) cũng đang có xu hớng tăng lên (khoảng 10 vụ/năm).
Từ đầu những năm 90 đến nay, Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
và Toà án nhân dân thành phố Hà Nội là hai nơi thực hiện nhiều nhất các
uỷ thác tư pháp của Toà án nước ngoài và cũng là nơi đưa ra nhiều yêu
cầu về uỷ thác tư pháp nhất đối với Toà án nước ngoài và Đại sứ quán
Việt Nam ở nước ngoài. Các yêu cầu uỷ thác tư pháp về dân sự của Toà
án nhân dân thành phố Hà Nội đối với Toà án nước ngoài cũng như Đại
sứ quán Việt Nam ở nước ngoài chủ yếu là các vụ kiện ly hôn giữa công
dân Việt Nam và người Việt Nam đang sinh sống, học tập tại Cộng hoà
Séc, Ba Lan, Hàn Quốc, Nga, Ucraina, Pháp… Ngoài ra, số vụ kiện ly
hôn giữa công dân Việt Nam và công dân Pháp cũng tăng lên nhiều từ
đầu năm 2000 đến nay. So với các yêu cầu uỷ thác tư pháp của Toà án
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, các yêu cầu uỷ thác tư pháp của Toà án
nhân dân thành phố Hà Nội thường đạt được hiệu quả cao hơn, một mặt
do phía Toà án có thẩm quyền của Đức và Pháp hoạt động nhanh nhạy,
hiệu quả; mặt khác các Đại sứ quán Việt Nam tại các nước Cộng hoà Séc,
Hàn Quốc, Ucraina, Nga… được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng

người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc nên việc thực hiện
các uỷ thác tư pháp do Toà án nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu có kết

6


quả khả quan hơn, việc tống đạt thành công chiếm tới 60-70% số lượng
các yêu cầu.
Việc thực hiện các uỷ thác tư pháp quốc tế trong những năm qua nhìn
chung đã đi vào khuôn khổ, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra, tuân thủ
nghiêm túc các quy ước trong các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý
đã ký kết, tuân thủ các quy định tại Thông tư 163 và Thông tư liên bộ số
139. Bên cạnh những ưu điểm như trên, công tác uỷ thác tư pháp quốc tế
cũng có những mặt hạn chế và tồn tại, được thể hiện ở những điểm sau:

7



×