Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Vai trò của chử nợ trong thủ tục phá sản doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.06 KB, 5 trang )

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hàng hóa nhiều thành
phần, hiện tượng phá sản đang ngày càng trở nên phổ biến. Khi một doanh
nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản sẽ dẫn tới rất nhiều hiện tượng tiêu
cực như sự xóa trộn sản xuất, ảnh hưởng đến công ăn, việc làm của người lao
động, đến lợi ích của Nhà nước và xã hội…và quan trọng nhất là trực tiếp ảnh
hưởng đến lợi ích của các chủ nợ. Vì vậy, ngay từ khi mới ra đời, pháp luật phá
sản nước ta đã công nhận việc bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ là một trong
những mục tiêu hàng đầu. Đồng thời, chủ nợ cũng có một vai trò hết sức quan
trọng trong thủ tục phá sản doanh nghiệp và thực tế điều này được quy định một
cách khá rõ ràng, chi tiết trong luật phá sản năm 2004.
* Thẩm quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ.
Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã
mắc nợ là quyền cơ bản của chủ nợ trong tố tụng phá sản. Tuy nhiên, theo quy
định của pháp luật hiện hành, không phải tất cả các chủ nợ đều có quyền nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Căn cứ vào mức độ an toàn (được đảm bảo
bằng tài sản) của khoản nợ, chủ nợ được chia thành nhiều loại khác nhau, cụ thể
là: chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ không có bảo
đảm. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật phá sản 2004: “1. Khi nhận thấy
doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ không có
bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.”
Việc quy định các chủ nợ có bảo đảm không có quyền yêu cầu mở thủ tục
phá sản xuất phát từ luận điểm cho rằng quyền đòi nợ của các chủ nợ có bảo
đảm luôn được ưu tiên thanh toán bằng tài sản bào đảm của doanh nghiệp, hợp
tác xã hoặc của người thứ ba. Vì vậy quy định cho các chủ nợ có bảo đảm có
quyền nôp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là không cần thiết, quyền nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản đặt ra cho các chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ
bảo đảm một phần giúp họ có cơ hội lựa chọn một thủ tục thích hợp nhằm bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào



tình trạng phá sản. Đồng thời với việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì
người nộp đơn phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản theo quy định của Tòa án
(Khoản 2, Điều 21 Luật phá sản 2004).
* Chủ nợ tham gia giám sát, kiểm tra, thực hiện các hoạt động bảo toàn tài
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời gian chờ mở thủ tục phá sản.
Theo quy định tại Điều 9, Luật phá sản năm 2004, một đại diện chủ nợ sẽ
tham gia vào Tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
Trong quá trình chờ Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ nợ
không có bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố các giao dịch của doanh
nghiệp, hợp tác xã vô hiệu nhằm bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã,
tránh hiện tượng cất giấu, tẩu tán tài sản, cố tình gây thiệt hại cho doanh nghiệp,
hợp tác xã. Điều này được quy định tại Khoản 1, Điêu 43 Luật phá sản năm
2004: “1. Trong quá trình Toà án tiến hành thủ tục phá sản, chủ nợ không có
bảo đảm, Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố các
giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này
là vô hiệu.”.
Đồng thời, Điều 45 Luật phá sản cũng quy định về “Đình chỉ thực hiện
hợp đồng đang có hiệu lực
1. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản nếu xét thấy việc đình chỉ
thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được
thực hiện sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì hợp đồng đó bị đình chỉ
thực hiện.
2. Chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Tổ trưởng
Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định đình chỉ thực
hiện hợp đồng.”. Như vậy, nếu thấy việc đình chỉ thực hiện một hợp đồng đang
có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ cóp lợi hơn cho
doanh nghiệp, hợp tác xã thì chủ nợ, cùng một số chủ thể khác có thể lập văn
bản yêu cầu Tòa án quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng trên.



* Gửi giấy đòi nợ và tham gia hội nghị chủ nợ.
Sau khi quyết định mở thủ tục phá sản được đăng báo theo quy định, các
chủ nợ có quyền đòi nợ đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã. Khi thực hiện
quyền đòi nợ, các chủ nợ phải gửi giấy đồi nợ đến Tòa án trong thời hạn 60
ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục phá sản. giấy đòi
nợ phải nêu cụ thể các khoản nợ, số nợ đến hạn và chưa đến hạn, số nợ có bảo
đảm và không có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả…Kèm theo
giấy đồi nợ là các tài liệu chứng minh về các khoản nợ đó. Các chủ nợ không
gửi giấy đòi nợ đến Tòa án theo quy định được coi là từ bỏ quyền đòi nợ. trong
trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian
có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không được tính vào thời
gian gửi giấy đòi nợ.
Các chủ nợ có quyền tham gia hội nghị chủ nợ và bàn thảo các vấn đề có
liên quan. Mặc dù không phải là thủ tục tố tụng bắt buộc trong mọi trường hợp
giải quyết phá sản, song hội nghị chủ nợ có vai trò quyết định đối với việc doanh
nghiệp mặc nợ có được áp dụng thủ tục phục hồi hay không.
Quyền tham gia hội nghị chủ nợ trước hết thuộc về các chủ nợ. Về nguyên
tắc, chỉ những chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ mới có quyền tham gia hội
nghị chủ nợ. Danh sách chủ nợ do tổ quản lý, thanh lý tài sản lập và khóa sổ
trước khi triệu tập hội nghị chủ nợ. Tuy nhiên, người bảo lãnh sau khi đã trả nợ
thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã mặc dù không có tên trong danh sách chủ nợ,
nhưng thực chất trong trường hợp này, người bảo lãnh đã trở thành chủ nợ
không có bảo đảm và vì vậy, cũng có quyền tham gia hội nghị chủ nợ với tư
cách chủ nợ không có bảo đảm.
* Phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã và quyết định
mở thủ tục thanh lý tài sản
Theo quy định tại Điều 68 Luật phá sản: “Thẩm phán ra quyết định áp
dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ
nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh



doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác
xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.’’
Đồng thời trong thời hạn 30 ngày kể từ hội nghị chủ nợ thông qua nghị
quyết phục hồi hoạt động kinh doanh ‘‘bất kỳ chủ nợ hoặc người nào nhận
nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã đều có
quyền xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh
nghiệp, hợp tác xã và nộp cho Toà án.’’
Hội nghị chủ nợ có thẩm quyền xem xét, thảo luận và thông qua phương
án phục hồi kinh doanh. Hội nghị chủ nợ và các chủ nợ có quyền giám sát thực
hiện phương án phục hồi sản xuất, kinh doanh, tham gia góp ý kiến, sửa đổi, bổ
sung, quyết định phục hồi sản xuất kinh doanh khi thấy cần thiết. Bên cạch đó,
Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản nếu “Được quá nửa số
phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ
không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán đồng ý đình chỉ.”
Cuối cùng, Tòa án có thể sẽ ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong
trường hợp hội nghị chủ nợ và các chủ nợ không thông qua phương án phục hồi
kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã và một số trường hợp đặc biệt khác.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại Việt nam (tập
1), Nxb. CAND, Hà Nội, năm 2006.
- Khoa Luật – Đại học QG HN, Giáo trình luật kinh tế (tập 1), Nxb.
ĐHQG, Hà Nội, năm 2006.
- Luật phá sản năm 2004
- Một số trang Web :






×