Đề bài: Vai trò của thẩm phán trong thủ tục phá sản
Cũng như đa số các nước trên thế giới, Việt Nam quan tâm xây dựng chế định
pháp luật về phá sản với mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả do phá
sản gây ra
1
. Thủ tục giải quyết phá sản có sự tham gia của nhiều chủ thể, trong đó có
năm chủ thể cơ bản là: Toà án, doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản,
người mắc nợ doanh nghiệp, chủ nợ, người quản lý tài sản. Trong các chủ thể đó,
Toà án giữ vị trí trung tâm, có vai trò quyết định mọi giai đoạn của tố tụng phá sản
và thực hiện chủ yếu vai trò của mình thông qua Thẩm phán. Điều đó thể hiện trong
việc quy định thẩm quyền của thẩm phán trong thủ tục phá sản doanh nghiệp, HTX.
1. Thẩm phán là người quyết định áp dụng thủ tục phá sản.
Trong thủ tục phá sản, thẩm phán có vai trò là người quyết định áp dụng một
trong hai thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc thanh lý tài sản, các khoản nợ
hoặc quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt định kinh doanh sang áp
dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp, HTX bị phá
sản
2
. Sự quyết định này ảnh hưởng tới hầu hết các hành vi mà các chủ thể tham gia
cần tiến hành trong thủ tục phá sản. Trong thủ tục đầu tiên, thẩm phán có thẩm
quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các chủ nợ (Điều 13), người lao
động (Điều 14), chính doanh nghiệp, HTX (Điều 15), chủ sở hữu doanh nghiệp nhà
nước (Điều 16), hay của các cổ đông công ty cổ phần (Điều 17) và của thành viên
hợp danh (Điều 18)
3
. Sau đó, Thẩm phán xem xét và ra quyết định mở hay không
mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản. Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, thẩm phán ra quyết
định thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản
của doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản.
4
Mọi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, HTX sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản vẫn được tiến hành
bình thường nhưng phải chịu sự kiểm tra giám sát của thẩm phán và một số hoạt
động được thực hiện khi có sự đồng ý của thẩm phán như: Cầm cố, thế chấp, chuyển
nhượng, bán, tặng, cho, cho thuê tài sản; vay tiền…Trong trường hợp cần thiết, thẩm
phán phụ trách thủ tục phá sản có quyền quyết định áp dụng một hoặc một số biện
pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, HTX lâm vào tình
trạng phá sản.
5
1
2. Thẩm phán thực hiện, hỗ trợ về mặt thủ tục pháp lý trong phạm vi
thẩm quyền của mình.
Để bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ nợ, con nợ, quyền và lợi ích của
người lao động…thẩm phán dựa trên các quy định về thẩm quyền của mình thực
hiện, hướng dẫn và hỗ trợ về mặt thủ tục phá lý cho những đối tượng có liên quan
tới quá trình giải quyết thủ tục phá sản
6
. Trong thủ tục phá sản, hội nghị chủ nợ do
Thẩm phán triệu tập và chủ trì mà mục đích cơ bản và quan trọng nhất của thủ tục
phá sản là bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ
7
. Khi tiến hành thủ
tục phá sản, thẩm phán có thể không cần triệu tập hội nghị chủ nợ nếu thuộc trường
hợp quy định tại Điều 78
8
, tuy nhiên. Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh chỉ
được áp dụng nếu thẩm phán triệu tập được hội nghị chủ nợ để thông qua nghị quyết
đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh (Điều 68)
9
…Điều này thể
hiện vai trò khá quan trọng của thẩm phán nói riêng và tòa án nói chung trong thủ
tục phục hồi, phá sản. Chẳng hạn như trong các quy định về tổ chức và hoạt động
của Hội nghị chủ nợ: Thẩm phán chủ trì Hội nghị chủ nợ (Khoản 4, Điều 61); Doanh
nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản phải xây dựng phương án phục hồi kinh
doanh và nộp cho Toà án (Khoản 2, Điều 68); Thẩm phán xem xét, đánh giá phương
án phục hồi kinh doanh, ra quyết định (Điều 70); Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ
nợ để xem xét, thông qua phương án phục hồi (Khoản 1, Điều 71); có thể ra quyết
định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản (Điều 67) hay thủ tục phục hồi hoạt động
kinh doanh nếu có một trong các trường hợp nêu tại Điều 76; Thẩm phán ra quyết
định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh của DN (Khoản 1, Điều 72)
10
...để giải quyết các nội dung đề cập tại Điều
64…Bên cạnh đó, thẩm phán có thể ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản
trong một số trường hợp như: phương án phân chia tài sản đã thực hiện xong…(Điều
85)
11
. Đây cũng là quyết định khép lại thủ tục thanh lý để thẩm phán có thể tuyên bố
doanh nghiệp, HTX bị phá sản nhằm kết thúc sự tồn tại của chủ thể này trong hoạt
động thương mại.
3. Thẩm phán ra quyết định phá sản đồng thời giải quyết những trường
hợp kháng nghị, khiếu nại quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp HTX
Thẩm phán sau khi thực hiện đúng thủ tục và xem xét kĩ càng vụ việc trong
các trường hợp tại Điều 86, Điều 87 thì có quyền tuyên bố phá sản. Ví dụ trường
2
hợp: Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục thanh lý tài sản và nhận các tài liệu, giấy
tờ do các bên có liên quan gửi đến, thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp,
HTX bị phá sản nếu doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản không còn taid
sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản (Điều 21). Nghĩa là, trong
trường hợp này, tòa án không thể tiến hành thủ tục phá sản theo các bước thông
thường (4 bước) mà thẩm phán có thể ra quyết định tiến hành theo thủ tục phá sản
đặc biệt (thủ tục rút gọn)…
Khi thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản, hậu quả là chấm dứt sự tồn tại
của doanh nghiệp, HTX về phương diện pháp lý cũng như kết thúc giải quyết các
quan hệ nợ nần, nghĩa vụ trong vụ việc phá sản. Đây là một hoạt động quan trọng
cuối cùng trong thủ tục phá sản doanh nghiệp, HTX. Các nghĩa vụ về tài sản phát
sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, HTX bị phá sản được giải quyết
theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định khác của pháp
luật có liên quan. Mặt khác, khi có những khiếu nại, kháng nghị về việc ra quyết
định tuyên bố phá sản thì thẩm phán có trách nhiệm xem xét và giải quyết khiếu nại
đó
12
. Khi xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh
nghiệp, HTX bị phá sản thì thẩm phán có quyền ra một trong các quyết định như:
Không chấp nhận khiếu nại, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố phá sản
của cấp dưới hay hủy quyết định tuyên bố doanh nghiệp, HTX bị phá sản của tòa
cấp dưới và giao hồ sơ về phá sản cho tòa án cấp dưới tiếp tục tiến hành thủ tục phá
sản. (Điều 92)
13
Kết luận:
Do phá sản là thủ tục tố tụng đòi hỏi có sự tham gia của Tòa án, chính vì vậy
mà vai trò của thẩm phán có tầm quan trọng rất lớn ảnh hưởng tới thủ tục phá sản.
Khi thực hiện thẩm quyền của mình, thẩm phán đã đồng thời thể hiện được vị trí vai
trò của mình trong thủ tục phá sản doanh nghiệp, HTX. Đây là một hoạt động đòi
hòi đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật vì nó gắn bó trực tiếp tới quyền lợi của các chủ
thể có liên quan tới vụ việc phá sản doanh nghiệp, HTX vì thế yêu cầu những thẩm
phán có trình độ chuyên môn pháp lý vững vàng để có thể giải quyết thủ tục phá sản
doanh nghiệp, HTX một cách tốt nhất.
3
Chú giải:
4
1
Xem Giáo trình Luật Thương mại tập 2. Trường Đại học Luật Hà Nội H,. CAND tr 351
2
Xem Điều 5 Luật phá sản 2004
3
Xem Luật phá sản 2004
4
Xem Điều 10, 11 Luật phá sản 2004
và Nghị quyết số 03/2005/ NQ-HDTP ngày 28/04/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phá sản 2004.
5
Xem Về chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản / ThS. Vũ Thị Hồng Vân // Tạp chí Kiểm sát.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Số 17/2005, tr. 36 - 39
6
Xem Một số nội dung cần chú ý khi kiểm sát việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản và những
vấn đề vướng mắc từ thực tiễn. / Ths.Vũ Thị Hồng Vân // Kiểm sát . Viện kiểm sát nhân dân tối cao .
Số:24/ Năm 2007, Tr:33-48
7
Xem Giáo trình Luật thương mại Tập 2. Đại học Luật Hà Nội H,. CAND tr 397 cuốn 2
8
Xem Luật phá sản 2004
9
Xem Điều 68 Luật Phá sản 2004
10
Xem Quyền và nghĩa vụ của chủ nợ và con nợ trong thủ tục phá sản : Khoá luận tốt nghiệp / Trịnh
Thị Thuý Hằng; Người hướng dẫn: ThS. Hoàng Minh Chiến . - H., 2008
11
Xem Điều 85 Luật phá sản 2004
12
Xem Điều 91 Luật phá sản 2004
13
Giáo trình Luật thương mại tập 2. Đại học Luật Hà Nội. H,. CAND tr 423