Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài tập lớn học kỳ môn luật hình sự việt nam 2, 8đ, k là chủ kiêm lái xe thường xuyên được công ty x thuê chở hàng từ kho của công ty giao cho hợp tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.27 KB, 9 trang )

Bài tập lớn học kì môn luật hình sự Việt Nam 2 _Vàng a Lử

Mục lục
TÌNH HUỐNG.....................................................................................................1
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG...........................................................................1
1. Anh chị hãy bác bỏ ý kiến sai; Xác định ý kiến đúng và giải thích rõ tại
sao?....................................................................................................................1
1.1. Thứ nhất, K không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
được quy định tại điều 140 BLHS.................................................................1
1.2. Thứ hai, K không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.......................2
1.3. K phạm tội trộm cắp tài sản....................................................................3
2. Mở rộng điều tra, cơ quan công an còn xác định được ngoài hành vi
chiếm đoạt tài sản nói trên, K còn rút bớt mỗi chuyến một số hàng hóa
của hợp tác xã M tổng giá trị tài sản là 10 triệu đồng . Hãy định tội cho
hành vi này?......................................................................................................4
3. Toàn bộ tài sản chiếm đoạt được K bán lại cho N. theo anh(chị) N có
phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình hay không?................6
KẾT LUẬN..........................................................................................................7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................8

0


Bài tập lớn học kì môn luật hình sự Việt Nam 2 _Vàng a Lử

TÌNH HUỐNG
K là chủ kiêm lái xe thường xuyên được Công ty X thuê chở hàng từ
kho của công ty giao cho Hợp tác xã M. Trong một lần chở hàng, do đã
quen nhau nên thủ kho của công ty X thỏa thuận và cho K vào kho tự bốc
và xếp hàng lên xe, mỗi chuyến là 30 bao hàng ra cổng thủ kho mới kiểm
tra số hàng vận chuyển và ký vào phiếu xuất hàng. Hôm đó K đã chở được


4 chuyến, mỗi chuyến đúng 30 bao hàng, đến chuyến thứ 5 K tự xếp thêm
2 bao hàng lên xe (vượt 2 bao so với thỏa thuận với thủ kho). Khi ra cổng
kho K điềm nhiên như vẫn chở 30 bao hàng như các chuyến trước và đưa
phiếu xuất hàng cho thủ kho ký. Tin rằng K chở đủ số bao hàng như các
chuyến trước, lại đã giữa trưa nên thủ kho không đếm lại số bao hàng K
vận chuyển mà ký xác nhận ngay vào phiếu xuất 30 bao hàng. Bằng thủ
đoạn trên K đã chiếm đoạt được 2 bao hàng của Công ty X trị giá là 5 triệu
đồng.
Về hành vi chiếm đoạt tài sản của K có các ý kiến sau về tội danh:
a. K phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
b. K phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
c. K phạm tội trộm cắp tài sản.
Hỏi:
1. Anh (chị) hãy bác bỏ các ý kiến sai; Xác định ý kiến đúng và giải
thích rõ tại sao? (3 điểm)
2. Mở rộng điều tra, cơ quan điều tra còn xác định được ngoài hành
vi chiếm đoạt tài sản nói trên, K còn rút bớt mỗi chuyến một số hàng hóa
của Hợp tác xã M tổng giá trị là 10 triệu đồng. Hãy định tội cho hành vi
này. (2 điểm)
3. Toàn bộ số tài sản chiếm đoạt được K đã bán lại cho N. Theo anh
(chị) N có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao? (2 điểm)
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Anh chị hãy bác bỏ ý kiến sai; Xác định ý kiến đúng và giải thích rõ tại
sao?
K không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản mà K phạm tội trộm cắp tài sản.
1.1. Thứ nhất, K không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản được quy định tại điều 140 BLHS
1



Bài tập lớn học kì môn luật hình sự Việt Nam 2 _Vàng a Lử

Bởi vì: ta xét các yếu tố cấu thành tội phạm thì K chưa đủ yếu tố cấu
thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 140
BLHS với những lí do sau:
Tại điều 140 BLHS quy định bao gồm hai trường hợp sau:
- Vai, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của
người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dung thủ đoạn gian dối hoặc
bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó
- Vai, mượn, thuê tái sản của người khác hoặc nhận được tài sản của
người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào
mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Về chủ thể của tội phạm: Ngoài những điều kiện về tuổi và năng lực trách
nhiệm hình sự thì tội này đòi hỏi chủ thể phải được chủ tài sản tín nhiệm giao
cho khối lượng tài sản nhất định. Cơ sở giao tài sản là hợp đồng , việc giao nhận
tài sản là hoàn toàn ngay thẳng. Chủ tài sản do tín nhiệm đã giao tài sản để
người được giao sử dụng, bảo quản, vận chuyển, gia công, sửa chữa.
Hành vi phạm tội của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành
vi chiếm đoạt một phần hay toàn bộ phần tài sản được giao trên cơ sở hợp đồng
đã được kí kết giữa chủ tài sản và người có hành vi chiếm đoạt.
Căn cứ vào các dấu hiệu pháp lý trên, ta nhận thấy trong tình huống hành
vi của K không thể cấu thành tội lạm dụng tài sản bởi vì:
Một là, việc chuyển giao tài sản trên cơ sở hợp đồng là hoàn toàn ngay
thẳng và hợp pháp đó là việc thủ kho đồng ý cho K xếp đủ và đúng 30 bao hàng
trong một lần vận chuyển, không hơn không kém.
Hai là, việc K “tự ý xếp thêm 2 bao hàng lên xe”, việc giao tài sản là hai
bao hàng không thể gọi là ngay thẳng: Hành vi chiếm đoạt ngoài ý chí giao kết
trong hợp đồng vận chuyển, hoàn toàn không được sự đồng ý của thủ kho.
Ba là, thời điểm nảy sinh ý định phạm tội đối với tội lạm dụng tín nhiệm

chiếm đoạt tài sản là sau khi có được tài sản từ tay chủ tài sản một cách hoàn
toàn ngay thẳng. Tuy nhiên trong vụ án này, K đã có ý định chiếm đoạt tài sản từ
trước khi ký kết hợp đồng, lợi dụng sự tin tưởng của thủ kho công ty, chở 4
chuyến đủ số hàng, đến chuyến thứ 5 thì mới chiếm đoạt hai bao hàng. Sự lợi
dụng sự tin tưởng của thủ kho chỉ là thủ đoạn để K dễ dàng thực hiện hành vi
phạm tội của mình.
1.2. Thứ hai, K không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm hai hành vi khác
nhau. Đó là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Giữa hai hành vi này có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Hành vi lừa dối là điều kiện để hành vi chiếm đoạt có
thể xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của hành vi lừa dối.
2


Bài tập lớn học kì môn luật hình sự Việt Nam 2 _Vàng a Lử

Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm
để người khác tin đó là sự thật.
Xét về mặt khách quan, hành vi lừa dối là hành vi đưa ra thông tin giả. Về
mặt chủ quan, người phạm tội biết đó là thông tin giả nhưng mong muốn người
khác tin là sự thật. Hành vi lừa dối như vậy có thể được thực hiện thông qua lời
nói, qua việc xuất trình những giấy tờ sai sự thật hoặc thông qua những việc làm
cụ thể (cân, đong đo, đếm thiếu).
Xem xét các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm tài sản, ta nhận thấy
K không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bởi vì:
Một là, hành vi gian dối của K không phải là tiền đề trực tiếp dẫn tới việc
thủ kho tin và tự nguyện giao hàng cho K: Hành vi gian dối của K là đã “xếp 2
bao hàng lên xe”, gian dối với thủ kho, để thủ kho tin là đã xếp đủ hàng như
những lần trước và ký vào giấy biên nhận cho K.
Hai là, xét về tính chất, hành vi gian dối này của K cũng chỉ là thủ đoạn

K dùng để tiếp cận tài sản dễ dàng, dễ dàng đưa tài sản thoát khỏi sự quản lý để
chiếm đoạt. Hành động chở 4 lần đúng số bao hàng thể hiện sự trung thực của K
đối với thủ kho, đến lần thứ 5, lợi dụng lòng tin và sự sơ hở của thủ kho mà K có
thể chiếm đoạt được 2 bao hàng.
1.3. K phạm tội trộm cắp tài sản
Bởi vì ta xét các yếu tố cấu thành của K thì hành vi của K đã cấu thành tội
trộm cắp tài sản theo điều 138 BLHS. Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm
đoạt tài sản đang có chủ. Dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản là dấu hiệu hành vi
chiếm đoạt cùng với 2 dấu hiệu khác thể hiện tính chất hành vi chiếm đoạt và
tính chất của đối tượng bị chiếm đoạt: Dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang
có chủ.
*Khách thể.
K đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu của công ty X được bộ luật hình sự
bảo vệ.
*Mặt khách quan.
- Đối tượng tác động: Tài sản được coi là có chủ trong các trường hợp khi
tài sản đang trong sự chiếm hữu của người khác, nghĩa là đang nằm trong sự chi
phối về mặt thực tế của chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm; hoặc là tài sản
còn trong khu vực quản lí, bảo quản của chủ tài sản. Tài sản là đối tượng của tội
3


Bài tập lớn học kì môn luật hình sự Việt Nam 2 _Vàng a Lử

trộm cắp tài sản là tài sản đang có chủ. tài sản là 2 bao hàng vẫn đang trong sự
quản lý trực tiếp của thủ kho – người có trách nhiệm quản lý, K chiếm đoạt tài
sản đang có chủ, thỏa mãn dấu hiệu tài sản đang có chủ của tội trộm cắp tài sản.
Hành vi chiếm đoạt có đặc điểm khách quan là lén lút bí mật người phạm
tội mong muốn che giấu hành vi phạm tội mà thủ đoạn này cũng chứa đựng khả
năng không cho người quản lí tài sản biết việc chiếm đoạt xảy ra , K đã lén lút

lấy thêm 2 bao hàng lên xe mà thủ kho không hề biết cứ nghĩ là K chở đúng 30
bao như mọi lần.
Xét hành vi của K: ở đây hình thức công khai nhưng tính chất bất hợp
pháp vẫn che giấu. K thực hiện hành vi phạm tội với hình thức bên ngoài có vẻ
là rất bình thường nhằm làm cho người thủ kho tin rằng mình vẫn chở đúng số
bao hàng theo hợp đồng. Khi ra tới cổng kho K vẫn điềm nhiên chở 30 bao
hàng nhu các chuyến trước và đưa phiếu xuất hàng cho thủ kho kí.
*Mặt chủ quan
Tình huống trên thì K phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. tại khoản 1 điều 9
BLHS quy định: “người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi và mong muốn hậu quả
xảy ra”. ở đây thì K hoàn toàn thấy hành vi của mình là nguy hiểm và hoàn toàn
mong muốn hậu quả đó xảy ra.
*Chủ thể.
Trên tình huống thì K hoàn toàn có đầy đủ năng lực trách nhiêm hình sự
và đạt độ tuổi theo luật định. Vì tình huống “K là chủ kiêm lái xe thường xuyên
được Công ty X thuê chở hàng từ kho của công ty giao cho Hợp tác xã M”.
2. Mở rộng điều tra, cơ quan công an còn xác định được ngoài hành vi
chiếm đoạt tài sản nói trên, K còn rút bớt mỗi chuyến một số hàng hóa
của hợp tác xã M tổng giá trị tài sản là 10 triệu đồng . Hãy định tội cho
hành vi này?
Điều 140 BLHS: “Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm
đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi
triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã
bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt
tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
4



Bài tập lớn học kì môn luật hình sự Việt Nam 2 _Vàng a Lử

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của
người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ
trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của
người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích
bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản…”
Điều 140 BLHS quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao
gồm hai trường hợp sau:
- Bằng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn, chiếm đoạt tài sản của người khác
đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê..
- Sử dụng tài sản cảu người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp
đồng vay, mượn, thuê…vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng
trả lại tài sản.
Về chủ thể của tội phạm: Ngoài những điều kiện về tuổi và năng lực trách
nhiệm hình sự thì tội này đòi hỏi chủ thể phải được chủ tài sản tín nhiệm giao
cho khối lượng tài sản nhất định. Cơ sở giao tài sản là hợp đồng , việc giao nhận
tài sản là hoàn toàn ngay thẳng. Chủ tài sản do tín nhiệm đã giao tài sản để
người được giao sử dụng, bảo quản, vận chuyển, gia công, sửa chữa…
Hành vi phạm tội của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành
vi chiếm đoạt một phần hay toàn bộ phần tài sản được giao trên cơ sở hợp đồng
đã được kí kết giữa chủ tài sản và người có hành vi chiếm đoạt.
Thứ nhất, xét hành vi của K: “rút bớt mỗi chuyến một số hàng hóa của
hợp tác xã M tổng giá trị tài sản là 10 triệu đồng” . Việc giao tài sản giữa chủ
tài sản cho K thông qua một hợp đồng vận chuyển hoàn toàn ngay thẳng và hợp
pháp.
Thứ hai, về thời điểm K nảy sinh ý định phạm tội là sau khi có được tài
sản, cụ thể là trên đường vận chuyển tài sản từ Công ty X đến Hợp tác xã M.
Sau khi được giao hàng, K đã không thực hiện đúng cam kết có trong hợp đồng

mà đã có hành vi chiếm đoạt một phần tài sản được giao trên cơ sở hợp đồng
vận chuyển đã kí kết giữa mình và công ty X - rút bớt mỗi chuyến một số hàng
với tổng giá trị là 10 triệu đồng.

Thứ ba, dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: K đã chiếm đoạt được số hàng với tổng giá

5


Bài tập lớn học kì môn luật hình sự Việt Nam 2 _Vàng a Lử

trị là 10 triệu đồng, đã thỏa mãn cấu thành tội phạm được quy định tại khoản 1
điều 140 BLHS.
Do đó, nếu xem xét tổng thể các hành vi mà K đã thực hiện thì K sẽ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội phạm quy định tại khoản 1 điều 138
và khoản 1 điều 140 BLHS.
3. Toàn bộ tài sản chiếm đoạt được K bán lại cho N. theo anh(chị) N có phải
chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình hay không?
Toàn bộ tài sản chiếm đoạt được K bán lại cho N, tình huống này sẽ đặt ra
các giả thiết sau đây:
- Thứ nhất, đối với trường hợp N mua tài sản của K nhưng N ngay tình
tức là N không biết đó là tài sản do phạm tội mà có thì N không phải chịu trách
nhiệm hình sự, vì khi đó N không nhận thức được hành vi mình thực hiện là tội
phạm tức không nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. N thực
hiện hành vi với lỗi vô ý.
- Thứ hai, N phải chịu TNHS trong hai trường hợp:
+ Trường hợp 1: N không hứa hẹn từ trước nhưng tiêu thụ tài sản của K
mặc dù biết là tài sản phạm tội mà có, N sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tội
tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có quy định tại Điều 250 BLHS.

Điều 250 BLHS quy định: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa
chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ
năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .”
Tiêu thụ tài sản do người phạm tội mà có là biết tài sản đó không hợp
pháp và tài sản đó là đối tượng của tội phạm mà họ đã thực hiện trước đó như tội
phạm thuộc nhóm tội chiếm đoạt tài sản hoặc tội phạm khác.
Hành vi tiêu thụ tài sản được hiểu là hành vi có tính chất làm “dịch
chuyển” tài sản từ người có tài sản do người phạm tội sang người khác như hành
vi mua tài sản đó, hành vi tạo điều kiện để bán hoặc trao đổi tài sản đó.
N không hứa hẹn trước nhưng vẫn nhận mua để dùng hoặc để bán. Lỗi
của N là lỗi cố ý, nhận thức rõ ràng là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn
mong muốn thực hiện, mong muốn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra.
+ Trường hợp 2: N là đồng phạm trong vai trò người giúp sức với K:

6


Bài tập lớn học kì môn luật hình sự Việt Nam 2 _Vàng a Lử

Điều 12 BLHS quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở
lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Người giúp sức là người tạo ra điều kiện
tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Lời hứa hẹn trước của người giúp sức tuy không tạo ra những điều kiện
thuận lợi cụ thể nhưng cũng có những tác động tích cực vào quá trình thực hiện
tội phạm. Sự tác động này thể hiện ở chỗ đã củng cố ý định phạm tội hoặc quyết
tâm phạm tội đến cùng của người trực tiếp thực hiện tội phạm. Luật Hình sự
Việt Nam không đòi hỏi sự hứa hẹn của người giúp sức phải được thực hiện vì
sự thực hiện lời hứa là những việc làm xảy ra sau khi tội phạm đã thực hiện
xong.

N được xác định là đồng phạm với K khi N có những lời hứa hẹn trước
khi K thực hiện hành vi phạm tội. Hứa hẹn ở đây có nghĩa là sự đảm bảo sau khi
K lấy được tài sản từ việc phạm tội thì N sẽ tiêu thụ các tài sản đó. N hoàn toàn
biết được đây là tài sản phạm pháp và đồng phạm với K trong vai trò là người
giúp sức về tinh thần. Vì vậy, N phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
phạm K đã thực hiện với vai trò là người đồng phạm.
KẾT LUẬN
Qua đó, trong thực tế ta cần phải phân biệt được những tội mà có đối
tượng tác động là tài sản để tránh trường hợp xử người không đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật. các tội có đối tượng tác động là tài sản chỉ cần có thêm tình
tiết hoặc là hành vi khác tôi thì các tội này có thể chuyển hóa cho nhau cho nên
chúng ta phải cực kỳ tinh vi, ở câu 3 vừa phân tích ở trên thì N có thể không
phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có quy định tại Điều 250 BLHS hoặc
chịu trách nhiêm hình sự với vai trò là người đồng phạm với K tùy theo từng
hoàn cảnh cụ thể.

7


Bài tập lớn học kì môn luật hình sự Việt Nam 2 _Vàng a Lử

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam,

(tập I và tập II), Nxb. CAND, Hà Nội, 2009;
2.
Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hình sự - Phần

các tội phạm, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2007.
3.
Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam (bình
luận chuyên sâu), tập1 - 10, Nxb. TP. Hồ Chí Minh.
4.
ThS Nguyễn văn Trượng, Một số vấn đề cần hoàn thiện đối với tội
trộm cắp tài sản, Tạp chí TAND số 4/2008.
5.
ThS Lê Đăng Doanh, Sự khác nhau giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản Điều 139 – BLHS với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Điều 140 –
BLHS, Tạp chí TAND số 24/2005.
6.
Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1999 ( đã được sửa đổi bổ sung ngày 19/6/2009).

8



×