Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Quy định của bộ luật tố tụng hình sự về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm, thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.15 KB, 15 trang )

BÀI LÀM:
I. Quy định của pháp luật về quyền kháng cáo, kháng nghị.
1. Chủ thể của quyền kháng cáo, khàng nghị
a, Chủ thể của quyền kháng cáo
Chủ thể của quyền kháng cáo được quy định tại Điều 231 Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2003 cụ thể như sau:
- Bị cáo và người đại diện theo pháp luật của bị cáo.
Bị cáo, người đại diện hợp pháp của bị cáo có quyền kháng cáo toàn bộ
hoặc một phần bản án của Tòa án cấp sơ thẩm có liên quan đến mình nếu
thấy bản án đó chưa hợp lí. Bị cáo có thể nêu mục đích của việc kháng cáo
như:xin giảm hình phat, thay đổi tội dang nhẹ hơn haygiamr mức bồi
thường…Những người thân thích của bị cáo như cha, mẹ, vợ, chồng, con
không được kháng cáo thay cho bọ cáo. Trường hợp bị cáo là người chưa
thành niên hay có nhược điểm về tinh thần hoặc thể chất thì người bào chữa.
người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng caosddeer bảo vệ lowijichs
cho họ. Người được Tòa án tuyên bố là vô tội cũng có quyền kháng cáo về
phần nhận định của tòa án sơ thẩm đã tuyên là họ không có tội.
- Người bào chữa
Để bảo đảm quyền lợi cho bị cáo bị hạn chế năng lực hành vi tố tụng,
luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định người bào chữa có quyền kháng cáo
để bảo vệ lợi ích của bị cáo chưa thành niên hoặc có nhược điểm về tâm thần
hoặc thể chất. Đây là quyền kháng cáo độc lập của người bào chữa, không
phụ thuộc vào bị cáo có đồng ý hay không đồng ý.
- Người bảo vệ quyền lợi của đương sự.
Người bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có
nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án,
quyết định của bản án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ mình bảo vệ.
1


Đay cũng là quyền độc lập của người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Không


phải do đương sự ủy quyền.
- Người bị hại.
Người bị hại và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo
bản án, quyết định của Tòa án về phần hình phạt cũng như phần bồi thường.
Nếu người bị hại chưa thành niên hoặc có nhược điểm về tâm thần hoặc thể
chất thì đại diện hợp pháp của hốc quyền kháng cáo
- Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự
Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ
có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến phần bồi
thường thiệt hại.
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến cụ án và người đại diện
hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên
quan đén quyền và lợi ích của họ.
b. Chủ thể của quyền kháng nghị (Điều 232 Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003)
- Nhằm mục đích củng cố và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, luật tố
tụng hính sự quy định Viện kiểm sat cùng cấp với Tòa án đã ra bản án, quyết
định sơ thẩm và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp của Viện kiểm sát đó có
quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Việc kháng nghị của Viện kiểm
sát khi phát hiện nhưỡng sai lầm, thiếu sót của bản án không những là quyền
hạn mà còn là trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc thực hiện quyền
kiểm sát hoạt động xét xử cuat Tòa án.Viện kiểm sát có thể kháng nghị toàn
bộ hoặc một phần bản án hoặc quyết định; đối với tất cả các bị cáo và những
người tham gia tố tụng khác hay chỉ với một số người. Viện kiểm sát có

2


quyền yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án theo hướng tăng nặng hoặc giảm

nhẹ hình phạt, tăng hay giảm mức bồi thường… cho phù hợp với pháp luật.
- Thẩm quyền quyết định việc kháng nghị thuocj về Viện trưởng Viện
kiểm sát. Khi được phân công thuuwcj hành quyền công tố và kiểm sát việc
tuân thwo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Phó Viện
trưởng Viện kiểm sát có quyền quyết định về việc kháng nghị.
2. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị (Điều 234 Bộ luật tố tụng hình
sự)
a, Thời hạn kháng cáo.
- Thời hạn kháng cáo là mười năm ngày, kể từ ngày tuyên án. Trường
hợp tờ án xét xử vắng mặt bị cáo hoặc đương sự tại phiên tòa thì đối với họ,
thời hạn kháng cáo được tính từ ngày bản sao bản án được giao cho họ hoặc
được niêm yết. Ngày đầu tiên của thời hạn kháng cáo được xác định là ngày
tiếp theo của ngày tuyên án. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn kháng cáo là
ngày nghỉ, ngày lễ tết thì ngày cuối cùng cuat thời hạn kháng cáo được tính
là ngày tiếp theo của ngày đó. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời
hạn là 12h đêm của ngày đó.
- Ngày kháng cáo được xác định là ngày mà chủ thể kháng cáo thực
hiện việc kháng cáo. Đó là ngay họ đến Tòa để nộp đơn kháng cáo hoặc
kháng cáo bằng miệng. nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng
cáo tính căn cứ vào ngày bưu điện đóng dấu ở phaong bì. Nếu đơn kháng
cáo gửi qua ban giám thị trại giam thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào
ngày Ban giám thị trại giam nhận được đơn.
- Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận nếu có lí do chính
đáng. Lý do chính đáng là lý do khiến người có quyền kháng cáo không thể
thực hiện quyền của mình trong thời hạn luật định như: bệnh tật, tai nan, đi
công tác xa…khi kháng cáo quá hạn, người kháng cáo phải nêu rõ lí do và
3


ngay sau khi hết cản trở phải làm đơn kháng cáo ngay. Tòa án đã xét xử sơ

thẩm xác minh lý do chính đáng của kháng cáo quá hạn đó. Tòa án cấp phúc
thẩm xét và quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn kháng cáo quá
hạn với thành phàn Hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán.
b. Thơi hạn kháng nghị.
Thời hạn kháng nghị theo trình tự phác thẩm của Viện kiểm sát cùng
cấp là mười năm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày,
kể từ ngày tuyên án. Cách tính thời hạn kháng nghị tương tự cách tính thời
hạn kháng cáo. Luật không quy định về việc kháng nghị quá hạn, trong mọi
trường hợp việc vi phạm thời hạn của cơ quan tiến hành tố tụng đều coi là vi
phạm pháp luật
3. Thủ tục kháng cáo , kháng nghị( Điều 233 Bộ luật tố tụng hình sự
2003)
- Thủ tục kháng cáo: Bộ luật tố tụng hình sự qui định như sau: Người
kháng cáo có quyền gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xư sơ thẩm hoặc Tòa
án cấp phúc thẩm hoặc có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ
thẩm về viêc kháng cáo nếu kháng cáo bằng miệng, Tòa án đã xử sơ thẩm
phải lập biên bản về việc kháng cáo. Người lập biên bản phải giải thích cho
người yêu cầu kháng cáo nói rõ lí do và yêu cầu kháng cáo. Trong trường
hợp bị cáp đang bị tạm giam, Ban kiểm sát trai giam phải tiếp nhận ngay đơn
kháng cáo của bị cáo đến Tòa án để xử sơ thẩm
- Viện kiểm sát kháng nghị bằng văn bản và phải nêu rõ lí do kháng
nghị. Kháng nghị phải được gửi đến Tòa án đã xử sơ thẩm.
4. Những quy định khác về kháng cáo, kháng nghị
a. Thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị (Điều 236 Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2003)

4


- Việc kháng cáo, kháng nghị phải được Toà án cấp sơ thẩm thông báo

bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng
trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị.
- Người được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi
văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Toà án
cấp phúc thẩm. ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.
b. Hậu quả của việc kháng cao, kháng nghị(Điều 237 Bộ luật tố tụng
hình sự)
- Trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị, toàn bộ bản án của Tòa án cấp
sơ thẩm chưa có hiệu lực. Khi thời hạn kháng cáo, kháng nghị hết mà có đơn
kháng cáo kháng nghị thì những phần của bản án bị kháng cáo, kháng nghị
thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 255
của Bộ luật này. Khi có kháng cáo, kháng nghị đối với toàn bộ bản án thì
toàn bộ bản án chưa được đưa ra thi hành.
- Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị
cho Tòa áp cấp phúc thẩm trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết hạn kháng
cáo, kháng nghị.
c. Bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị (Điều 238 Bộ luật tố
tụng hình sự)
Theo quy định của luật tố tụng hình sự thì bị cáo có quyền kháng cáo và
cũng có quyên thay đổi, bổ sung hay rút lại kháng cáo. Người đã kháng cáo
về tội nào thì có quyền bổ sung, thay đổi hay rut lại kháng cáo của mình về
tội đó. Còn đối với những tội chưa có kháng cáo khang nghị thì không được
bổ sung hoặc thay đổi.Việc thay đổi kháng cáo không được làm cho tình
trạng của bị cáo xấu đi.Như vậy trong tình huống đề bài ra thì T là bị cáo và
có quyền kháng cáo theo quy định tại Điều 231 bộ luật TTHS và việc T
5


kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt là hoàn toàn phù ợp với yêu cầu của luật
định.

Tại phiên toa T có quyền bô sung, thay đổi, rút khang cáo theo Khoản
2 Điều 238 bộ luật TTHS:
1. Trong trường hợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa thì
việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp
luật kể từ ngày Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử
phúc thẩm.
- Tại phiên tòa phúc thẩm T rút toàn bộ kháng cáo thì Hội đồng thẩm
phán sẽ giải quyết căn cứ theo khoản 2 Điều 238 Bộ luật TTHS 2003 và
được hướng dẫn thi cụ thể tại Nghj quyết số 05/2005/NĐ-HĐTP: Trường
hợp rút tại phiên toà, thì việc rút kháng cáo, kháng nghị đó phải được ghi
vào biên bản phiên toà. Toà án cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ
án theo thủ tục chung đối với phần kháng cáo, kháng nghị còn lại. Khi xét
xử phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm có quyền xem xét đối với các phần có
kháng cáo, kháng nghị đã bị rút mà không có liên quan đến phần kháng cáo,
kháng nghị còn lại theo quy định tại Điều 241 và khoản 2 Điều 249 của
BLTTHS. Nếu Toà án cấp phúc thẩm không xem xét các phần có kháng cáo,
kháng nghị đã bị rút, thì những phần của bản án hoặc quyết định sơ thẩm có
hiệu lực pháp luật
- Kháng cáo, kháng nghị đã bị rút được coi như không có kháng cáo,
kháng nghị. Toà án cấp phúc thẩm thông báo bằng văn bản về việc rút kháng
cáo, kháng nghị đó theo quy định tại khoản 1 Điều 236 của BLTTHS và
hướng dẫn tại tiểu mục 6.1 mục 6 Phần I của Nghị quyết 05/2005/NĐ/HĐTP
đồng thời tiến hành các công việc do BLTTHS quy định để mở phiên toà xét
6


xử phúc thẩm vụ án đối với phần kháng cáo, kháng nghị còn lại theo thủ tục
chung.
Như vậy việc T rút toàn bộ kháng cáo tại phiên tòa thì việc kháng cáo
của T coi như không có. Tại phiên tòa phúc thẩm chỉ có duy nhât một mình

T kháng cáo và rút lại kháng cáo.vì vậy trong tình huống này hội đông xét
xử sẽ đình chỉ phiên tòa xết xử phúc thẩm, bản án xét xử sơ thẩm đối với T
có hiệu lực pháp luật
d. Kháng cáo kháng nghị những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
(Điều 239 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003)
- Thời hạn kháng nghị đối với các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
của Viện kiểm sát cùng cấp là bảy ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp
là mười lăm ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
- Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm
có thể bị kháng cáo trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày người có quyền
kháng cáo nhận được quyết định.

II. Thực tiễn thi hành quyền kháng cáo, kháng nghị
Kết thúc xét xử phúc thẩm vụ án “lạm quyền và thiếu tinh thần trách
nhiệm trong khi thi hành công vụ” hậu vụ án Epco - Minh Phụng, ngày 17/8,
Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bác
kháng cáo kêu oan của Bùi Liên Hiệp, 52 tuổi, nguyên Chấp hành viên
Phòng thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh; bác kháng nghị của Viện
Kiểm sát Nhân dân. Đồng thời, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh cũng bác kháng cáo đòi bồi thường 3,6 tỷ đồng của

7


Công ty trách nhiệm hữu hạn Epco; bác kháng cáo của ông Liên Khui Thìn,
nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty Epco, đang
ở tù, chấp nhận một phần kháng cáo của Lương Vĩnh Phúc và giữ nguyên
quan điểm của bản án sơ thẩm ngày 9/9/2008. Theo đó, Hội đồng xét xử xử
phạt Bùi Liên Hiệp 1 năm 8 tháng 3 ngày tù (bằng thời hạn tạm giam);
không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Lương Vĩnh Phúc, 54 tuổi,

nguyên Trưởng phòng thi hành án dân sự; buộc 5 hộ dân liên quan trong vụ
án chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại 860 triệu đồng cho Công ty
Epco. Theo nội dung vụ án, bản án phúc thẩm vụ án Epco - Minh Phụng
ngày 12/1/2000 của Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại Thành phố
Hồ Chí Minh đã tuyên phần dân sự “Giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn
Epco thu hồi số tiền mà Liên Khui Thìn đã đầu tư trên số đất tại quận 2 và
quận 9 (chưa đưa vào tài sản thế chấp) để trả cho Ngân hàng Công thương
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh”. Ngày 31/3/2008, Cơ quan thi hành án
dân sự Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định giao cho Công ty Epco thực
hiện việc thu hồi số tiền nói trên, phân công Bùi Liên Hiệp cùng với Lương
Vĩnh Phúc chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thi hành án. Tuy nhiên,
Hiệp đã lập tờ trình đề xuất với Phúc phê duyệt thu hồi tiền của các hộ dân
nói trên là 1 tỷ đồng, trong khi vấn đề này không thuộc thẩm quyền của cơ
quan thi hành án. Khi thu tiền của hộ dân, Hiệp đã không thẩm tra xác định,
không trao đổi với Công ty Epco mà chỉ nghe lời khai của họ để thu tiền. Số
tiền đã thu được, thay vì trả cho Ngân hàng Công thương Chi nhánh Thành
phố Hồ Chí Minh, Hiệp lại trả cho các đơn vị khác không được thi hành án.
Sau đó, Hiệp gửi hai công văn, không thông qua lãnh đạo phòng đến Ủy ban
Nhân dân phường An Phú, quận 2, với nội dung xác nhận các hộ dân đã thi
hành án xong và đề nghị Ủy ban Nhân dân quận 2 cho phép họ được lập thủ
tục đăng ký quyền sử dụng đất. Còn với Phúc, trong quá trình làm việc đã
8


không kiểm tra cấp dưới, để Hiệp lạm quyền, gây hậu quả nghiêm trọng, tạo
điều kiện để hộ dân chỉ nộp lại giá tiền 40.000 đồng/m 2 cho cơ quan thi hành
án.
Tòa sơ thẩm xử ngày 9/9/2008 đã tuyên phạt Bùi Liên Hiệp 1 năm 8
tháng 3 ngày tù về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”, phạt Lương
Vĩnh Phúc mức cảnh cáo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm

trọng”.
Bản án sơ thẩm đã xác định thiệt hại tài sản mà Hiệp và Phúc gây ra đối
với Công ty Epco là 860 triệu đồng, buộc hai bị cáo và các hộ chịu trách
nhiệm liên đới bồi thường. Nhưng sau đó, ngày 17/9/2008, Viện Kiểm sát
Nhân dân đã kháng nghị bản án sơ thẩm này theo hướng tăng nặng hình phạt
đối với Hiệp và Phúc, quy trách nhiệm bồi thường chỉ thuộc về hai bị cáo mà
thôi.
Diễn biễn tại phiên xét xử phúc thẩm diễn ra 12/8/2009, Phúc cho rằng,
do hơn 1 năm sau khi có quyết định thi hành án nhưng Công ty Epco không
thi hành án nên theo Pháp lệnh thi hành án, Cơ quan thi hành án được quyền
thu hồi thi hành án thay tiền của các hộ dân.
Trong khi, theo Hiệp, cơ quan thi hành án đã nhận được cả đơn yêu cầu
thi hành án của Ngân hàng Công thương Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
cũng như đơn tự nguyện thi hành án của các hộ dân, do đó việc cơ quan thi
hành án thu thi hành án thay Công ty Epco là có thể chấp nhận được.
Luật sư bào chữa cho Hiệp cho rằng, hai công văn mà Hiệp gửi cho Ủy
ban Nhân dân quận 2 chỉ có giá trị thi hành án tham khảo, không có giá trị
pháp lý buộc Ủy ban Nhân dân làm theo nên không thể truy tố về tội lạm
quyền, đề nghị Hội đồng xét xử tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra
nhưng phải do Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao điều

9


tra theo đúng thẩm quyền chứ không giao cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra
(PC16), Công an Thành phố Hồ Chí Minh như trước đây.
Ông Liên Khui Thìn thông qua đại diện đã nộp đơn kháng cáo đề nghị
Tòa án tuyên cho ông được nhận lại các lô đất từ 5 hộ dân mà ông đã bồi
hoàn gần xong để thi hành hoàn tất phần dân sự theo bản án hình sự phúc
thẩm vụ án Epco - Minh Phụng. Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao

đề nghị Hội đồng xét xử tuyên hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra, bổ
sung, làm rõ. Theo đại diện Công ty Epco, giá đền bù vào thời điểm năm
1992 mà Epco trả cho dân là 40.000 đồng/m2 cho 30ha, nếu chỉ lấy lại số
tiền đó thì phía Công ty sẽ thua thiệt, vì thời điểm thi hành án vào năm 2007,
giá đất tại khu vực của các hộ dân có liên quan, phải được tính theo giá khác.
Theo đó, giá đền bù sẽ phải được nâng lên từ 40.000 đồng/m 2 lên 150.000
đồng/m2. Đại diện Công ty Epco yêu cầu các bị cáo phải phải bồi thường
phần còn lại là 3,6 tỷ đồng. Hội đồng định giá tài sản cũng xác nhận thiệt hại
mà Công ty phải chịu là 3,6 tỷ đồng./.
III. Hướng hoàn thiện
1. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Tòa án,Viện
kiểm sát
Mổ xẻ nguyên nhân, hầu hết các ý kiến đều cho rằng đầu tiên là xuất
phát từ khâu năng lực, trình độ cán bộ, cán bộ Tòa án, Viện kiểm sát còn bất
cập. Nhiều trường hợp cán bộ Tòa án, Viện kiểm sát chưa nắm vững luật và
các văn bản hướng dẫn thi hành nên thiếu sắc bén, tinh thông về nghiệp vụ.
Do vậy, khi thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị cần:
- Nâng chất, nâng lượng cán bộ, làm sao cho cán bộ Tòa án, kiểm sát
viên có ý thức hơn, có trách nhiệm hơn với từng vụ án mà mình tham gia.
10


Phải tự chủ động cập nhật kiến thức, học hỏi, đúc kết kinh nghiệm, đồng
thời phải được bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên và chuyên sâu.
- Khi giải quyết vụ án cụ thể cần nắm kỹ hồ sơ, tình tiết khi thực hành
quyền xét xử, công tố thì sẽ càng dễ phát hiện ra sai sót ngay khi tòa xử án
chứ không cần đợi đến khi nghiên cứu án văn. Mặt khác, hiện nay phán
quyết của tòa là kết quả diễn biến phiên tòa. Do vậy, khả năng xử lý tình
huống ở phiên tòa là quan trọng
- Riêng vấn đề nhận thức và áp dụng thống nhất pháp luật thì các cơ

quan tố tụng cần phải thường xuyên phối hợp trao đổi, nghiên cứu để cùng
xây dựng các văn bản hướng dẫn liên ngành. Dĩ nhiên là hệ thống pháp luật
trên cơ sở đó cũng phải ngày càng hoàn thiện hơn để tránh những thiếu sót.
- Một vấn đề nữa là nhiều kháng cao, kháng nghị còn mang tính chủ
quan, cảm tính, thể hiện sự bức xúc khi có quan điểm khác nhau trong phiên
tòa mà chưa được nghiên cứu sâu, cụ thể, toàn diện. Trường hợp này, khi
xem xét một vấn đề nào đó thì cán bộ Tòa án, Viện kiểm sát phải thực sự
công tâm minh bạch và khách quan khi làm nhiệm vụ tránh trường hợp có
những quan điểm khác nhau dẫn tới cách giải quyết khác nhau.
2. Hoàn thiện những quy định của pháp luật
Ta thấy những quy định của pháp luật về quyền kháng cáo, kháng nghị
có nhiều quy định chưa rõ ràng, cụ thể, chưa có hướng dẫn kịp thời nên gây
ra nhiều cách hiểu khác nhau. Cụ thể là:
- Theo quy định tại Điều 231 Bộ luật tố tụng kình sự thì người bào chữa
có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên hoặc người
có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Đây là quyền kháng cáo độc lập
không phụ thuộc vào bị cáo, không loại trừ quyền kháng cáo của bị cáo.
11


Điều bất cập ở đây là khi bị cáo không đồng ý với việc kháng cáo mà người
bào chữa vẫn kháng cáo thì lệ phí kháng cáo vẫn do bị cáo chịu trách nhiệm.
Nên chăng pháp luật cần có quy định riêng về vấn đề này.
- Người đại diện theo pháp luật có quyền kháng cáo theo hướng có lợi
không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Pháp luật quy định người chưa
thành niên hoặc người đã chết có người đại diện theo pháp luật nhưng
trường hợp người mất tích thì chưa quy định, theo quan điêm cá nhân thì nên
có quy địch cụ thể về trường hợp này.
- Điều 238 quy định về bổ sung, thay đổi, rút kháng, kháng nghị chưa
đề cập tới việc người rút kháng cáo, kháng nghị bị ép buộc, không tự nguyện

rút. Tức là người đã kháng cáo, kháng nghị vẫn muốn tiếp tục kháng cáo
khang nghị nhưng vì bị ép buộc do quan hệ kinh tế hay quan hệ tình cảm chi
phối mà họ phải rút kháng cáo, kháng nghị. Thực tiễn xét xử cho thấy trường
hợp người bị ép buộc rút kháng cáo, kháng nghị thì Tòa vẫn tiếp tục xét xử
phúc thẩm phần đã kháng cáo kháng nghị đó. Tuy nhiên trường hợp này luật
vẫn chưa quy định vì thế nên quy định cụ thể thêm.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật tố tụng hình sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2003;
2. Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt nam, Trường Đại học Luật Hà
Nội, nxb Tư pháp, năm 2006;
3. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002;
4. Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002;
5. Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự năm 2002;
6. Trang web: />
13


MỤC LỤC

I. Quy định của pháp luật về quyền kháng cáo, kháng nghị.............1
1. Chủ thể của quyền kháng cáo, khàng nghị..........................................1
a, Chủ thể của quyền kháng cáo..............................................................1
b. Chủ thể của quyền kháng nghị (Điều 232 Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003).........................................................................................................2
2. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị (Điều 234 Bộ luật tố tụng hình sự)
.....................................................................................................................3

a, Thời hạn kháng cáo..............................................................................3
b. Thơi hạn kháng nghị.............................................................................4
3. Thủ tục kháng cáo , kháng nghị( Điều 233 Bộ luật tố tụng hình sự
2003)............................................................................................................4
4. Những quy định khác về kháng cáo, kháng nghị................................4
a. Thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị (Điều 236 Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2003)....................................................................................4
b. Hậu quả của việc kháng cao, kháng nghị(Điều 237 Bộ luật tố tụng
hình sự).....................................................................................................5
c. Bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị (Điều 238 Bộ luật tố
tụng hình sự).............................................................................................5
d. Kháng cáo kháng nghị những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
(Điều 239 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003)..........................................7
II. Thực tiễn thi hành quyền kháng cáo, kháng nghị.................................7
III. Hướng hoàn thiện.................................................................................10

14


1. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Tòa án,Viện
kiểm sát.....................................................................................................10
2. Hoàn thiện những quy định của pháp luật........................................11

15



×