Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài tập học kỳ môn pháp luật an sinh xã hội đề số 9 phân tích các nguyên tắc của bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.63 KB, 11 trang )

Bài tập học kỳ môn Pháp luật An sinh xã hội

ĐỀ BÀI 9
1.Phân tích các nguyên tắc của Bảo hiểm xã hội
2. Anh H là thương binh bị mất sức lao động 45%. Năm 1990, anh vào làm
nhân viên tại công ty X nhưng theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn. Năm 2010, anh bị tai nạn lao động phải vào viện điều trị 2 tháng. Kết
quả giám định lại anh bị suy giảm 63% khả năng lao động. Lúc này tuy
mới 53 tuổi nhưng vì sức khỏe yếu nên anh H làm đơn xin nghỉ hưu.
Anh (chị) hãy giải quyết quyền lợi cho anh H theo quy định của pháp luật
an sinh xã hội.

Trần Thị Minh Tâm KT33A032

1

Nhóm 2-1, Lớp KT33A


Bài tập học kỳ môn Pháp luật An sinh xã hội

BÀI LÀM
1.Phân tích các nguyên tắc của Bảo hiểm xã hội
Bên cạnh việc đảm bảo các nguyên tắc chung của pháp luật an sinh xã
hội, của hoạt động bảo hiểm nói chung, bảo hiểm xã hội với những nội dung
đặc thù nhất định nên trong quá trình áp dụng, thực hiện còn phải tuân thủ các
nguyên tắc cơ bản. Các nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 5 Luật Bảo hiểm
xã hội 2006. Bao gồm các nguyên tắc sau:
1.1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng
bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
Nguyên tắc này được thể hiện xuyên suốt trong các quy định của Luật


bảo hiểm xã hội. Từ các quy định về chế độ bảo hiểm ốm đâu, dưỡng sức lao
động đến chế độ bảo hiểm y tế đều áp dụng nguyên tắc mức hưởng bảo hiểm
được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm. Mức hưởng bảo hiểm
tỷ lệ thuận với mức đóng bảo hiểm và thời gian đóng bảo hiểm. Riêng thời gian
đóng bảo hiểm còn được xem là mốc để xác định chế độ hưởng bảo hiểm xã hội
của một người. Ví dụ: khi ông A chết mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 15
năm trở lên thì các con ông ở dưới tuổi thành niên hoặc thân nhân ngoài tuổi lao
động sẽ được hưởng tiền Tuất, trái lại nếu ông chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm
xã hội thì sẽ không có trong diện xét hưởng tuất....
Sự chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội thể hiện khá rõ
ràng trong các chế độ của bảo hiểm xã hội. Thực chất bảo hiểm xã hội là sự chia
sẻ hậu quả của những rủi ro xã hội, trong quá trình tổ chức, sử dụng quỹ tiễn tệ
trung bình hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội .
Nói cách khác đi Bảo hiểm xã hội là quá trình phân phối lại thu nhập cho những

Trần Thị Minh Tâm KT33A032

2

Nhóm 2-1, Lớp KT33A


Bài tập học kỳ môn Pháp luật An sinh xã hội

thành viên khi phát sinh nhu cầu bảo hiểm xã hội như ốm đau, sinh con, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, chết...
1.2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên
cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự
nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng
mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.

Từ ngày 01/01/2010 tỉ lệ đóng BHXH là 22%, trong đó, người sử dụng
lao động đóng 16%, người lao động đóng 6% BHXH. Đối với bảo hiểm thất
nghiệp, theo thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH thì mức đóng bảo hiểm thất
nghiệp nói riêng và bảo hiểm xã hội nói chung được tính như sau: hàng tháng,
người sử dụng lao động đóng mức 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiển
thất nghiệp của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trích 1% tiền
lương, tiền công hàng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của từng người lao
động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
1.3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời
gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử
tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Quy định này nhằm đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm xã hội với
nhiều hình thức khác thì sẽ được hưởng các chế độ theo cả hai hình thức sao
cho quyền lợi của họ là tối ưu nhất. Đồng thời cũng khuyến khích được người
lao động tham gia nhiều hình thức bảo hiểm xã hội cùng lúc.
1.4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh
bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành
phần của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất
nghiệp.
Trần Thị Minh Tâm KT33A032

3

Nhóm 2-1, Lớp KT33A


Bài tập học kỳ môn Pháp luật An sinh xã hội

Tổ chức bảo hiểm xã hội là tổ chức sự nghiệp, có chức năng thực hiện
chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội

theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Tổ chức này là một hệ thống các cơ
quan đứng đầu là Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội do Chính phủ thành lập, có
trách nhiệm chỉ đạo và giám sát hoạt động của tổ chức bảo hiểm xã hội. ồm đại
diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Tổng liên đoàn lao
động Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp
tác xã Việt Nam, tổ chức bảo hiểm xã hội và một số thành viên khác do Chính
phủ quy định.
Quỹ bảo hiểm xã hội được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của
bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.
1.5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm
kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Việc thực hiện bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể trong chươngVIII
(Thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội). Theo các quy định của chương này thì hồ sơ, giấy
tờ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội tương đối dêc dàng, nhanh gọn, tạo điều kiện tối
đa cho người lao động thực hiện bảo hiểm xã hội. Đồng thời quyền lợi của người tham
gia bảo hiểm cũng được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.
2. Giải quyết tình huống.
Tình huống: Anh H là thương binh bị mất sức lao động 45%. Năm
1990, anh vào làm nhân viên tại công ty X nhưng theo hợp đồng lao động
không xác định thời hạn. Năm 2010, anh bị tai nạn lao động phải vào viện điều
trị 2 tháng. Kết quả giám định lại anh bị suy giảm 63% khả năng lao động. Lúc
này tuy mới 53 tuổi nhưng vì sức khỏe yếu nên anh H làm đơn xin nghỉ hưu.

Trần Thị Minh Tâm KT33A032

4

Nhóm 2-1, Lớp KT33A



Bài tập học kỳ môn Pháp luật An sinh xã hội

Anh (chị) hãy giải quyết quyền lợi cho anh H theo quy định của pháp luật an
sinh xã hội.
Giải quyết quyền lợi cho anh H
Do đề bài chỉ đề cập đến việc anh H ký hợp đồng lao động không xác
định thời hạn nên có thể khẳng định anh H thuộc trường hợp đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc.
2.1. Anh H được hưởng bảo hiểm xã hội
a.Anh H được hưởng trợ cấp do tai nạn lao động
*Căn cứ pháp lý:
Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội về điều kiện hưởng chế
độ tai nạn lao động thì người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi
có đủ các điều kiện sau đây:Bị tai nạn lao động và suy giảm khả năng lao động
từ 5% trở lên do bị tai nạn.
Căn cứ vào quy định trên ta thấy anh H có đủ điều kiện để được hưởng chế
độ tai nạn lao động do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả. Các chế độ đó như sau:
Thứ nhất: Anh H được giới thiệu đi giám định tại hội đồng giám định y
khoa có thẩm quyền và được thanh toán các chi phí liên quan. Trường hợp
thương tật hoặc bệnh tật tái phát, anh H được đi giám định lại mức suy giảm
khả năng lao động và hưởng trợ cấp theo mức suy giảm mới, thời điểm hưởng
trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y
khoa. (Khoản 2 Điều 44 Luật BHXH 2006 )
Thứ hai: Được trợ cấp thương tật hàng tháng theo quy định tại điều 43
Luật BHXH 2006
- Tại khoản 1 Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 thì điều kiện để
người lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng: khi thương tật là 31% trở lên.

Trần Thị Minh Tâm KT33A032


5

Nhóm 2-1, Lớp KT33A


Bài tập học kỳ môn Pháp luật An sinh xã hội

Anh H trong tình huống này có kết quả giám định thương tật là 63%. Vì vậy
anh thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp hàng tháng.
- Mức trợ cấp được tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động: “Suy
giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu
chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối
thiểu chung”. Mức lương tối thiểu chung do công ty quy định, nhưng không
được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. Anh H suy giảm sức
khỏe 63 % như vậy anh sẽ được nhận trợ cấp như sau:
Tiền trợ cấp = 30% + (32 x 2%) = 94% (mức lương tối thiểu chung)
Ngoài mức trợ cấp trên, hằng tháng anh H còn được hưởng thêm một
khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống
được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính
thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề
trước khi nghỉ việc để điều trị. Tùy vào số năm thực tế anh H đã đóng bảo hiểm
để xác định mức trợ cấp theo quy định này
Thứ ba: Anh H còn được hưởng các chế độ khác kèm theo chế độ trợ cấp
thương tật để đảm bảo các điều kiện khác nhằm giải quyết những nhu cầu mới
phát sinh. Các chế độ này bao gồm:
- Được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên
hạn căn cứ vào tình trạng thương tật (Điều 45 Luật BHXH 2006 )
- Khi anh H nghỉ việc sẽ được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội
bảo đảm (Điều 23 Nghị định 152/2006NĐ – CP)
- Anh H còn được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị

thương tật, bệnh tật nếu sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động
mà sức khỏe còn yếu.( Điều 48 Luật BHXH 2006 )

Trần Thị Minh Tâm KT33A032

6

Nhóm 2-1, Lớp KT33A


Bài tập học kỳ môn Pháp luật An sinh xã hội

Thời gian hưởng và mức hưởng được cụ thể hóa tại Điều 24 Nghị định
152/2006 NĐ– CP như sau:
+ Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả
ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập
trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động
và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời
quyết định. Trường hợp của Anh H sẽ được nghỉ tối đa 10 ngày (Mức độ thương
tật trên 51 %)
+ Mức hưởng:
Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe tại gia đình;
Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở (Nghị
định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật
Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động.)
b.Anh H được hưởng chế độ hưu trí
Theo đề ra: Anh H làm đơn xin nghỉ hưu khi mới 53 tuổi do suy giảm khả

năng lao động ở mức 63%. Nên anh H được hưởng lương hưu trong trường hợp
suy giảm khả năng lao động.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 về Điều kiện hưởng lương hưu khi
suy giảm khả năng lao động: “Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d
và e Khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm
trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với
mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50

Trần Thị Minh Tâm KT33A032

7

Nhóm 2-1, Lớp KT33A


Bài tập học kỳ môn Pháp luật An sinh xã hội

của Luật này khi thuộc trường hợp nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm
tuổi trở lên;”
Như vậy anh H được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại
khoản 1 Điều 51 (Luật bảo hiểm xã hội năm 2006)
*Mức lương hưu hằng tháng
Theo qui định tại khoản 2 Điều 52: “Người lao động đủ điều kiện quy
định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này,
sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.”
Mức lương hưu hằng tháng của anh H được tính bằng 45% mức bình
quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58,
Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội 2006 tương ứng với mười lăm
năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì
tính thêm 2% và cứ mỗi năng nghỉ hưu trước tuổi thì giảm 1% tương ứng với

trường hợp của anh H là 7%; mức tối đa bằng 75%.
Như vậy mức lương hưu mà anh H được hưởng được tính bởi công thức:
45% + (5 x 2)% - 7%= 48 % (mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm)
2.2. Hưởng chế độ bảo hiểm y tế
*Căn cứ pháp lý:
Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của
pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng
tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán
bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là
người lao động).
Trần Thị Minh Tâm KT33A032

8

Nhóm 2-1, Lớp KT33A


Bài tập học kỳ môn Pháp luật An sinh xã hội

9. Người có công với cách mạng.
Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy
định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh
toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các
khoản 2, 9 và 17 Điều 12 của Luật này;
*Căn cứ tình huống đưa ra xét thấy:
• Anh H tham gia quan hệ lao động với hợp đồng lao động không

xác định thời hạn
• Anh H là thương binh bị suy giảm 45% sức khỏe
Theo đó anh H thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và được
hưởng chế độ ưu đãi, vì vậy khi bị ốm đau phải nằm viện 2 tháng anh sẽ được
quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh (Điều 22 Luật bảo
hiểm y tế 2008)

2.3. Anh H được hưởng chế độ ưu đãi xã hội
Theo đề bài: anh H được xác định là thương binh mất sức lao động 45%
sức khỏe. Do đó anh thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội theo quy định
tại điểm e, khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
của ủy ban thường vụ quốc hội số 26/2005/PL – BBTVQH11.
Chế độ ưu đãi mà anh H được hưởng được quy định tại Điều 20 về Các
chế độ ưu đãi đối với thương binh (Pháp lệnh người có công với cách mạng số
26/2005) bao gồm những quyền lợi sau:

Trần Thị Minh Tâm KT33A032

9

Nhóm 2-1, Lớp KT33A


Bài tập học kỳ môn Pháp luật An sinh xã hội

- Anh H được trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ
suy giảm khả năng lao động và loại thương binh ((trợ cấp, phụ cấp theo chế độ
thương binh)
- Anh H được hưởng ưu đãi khi tham gia bảo hiểm y tế (như đã nêu ở
phần 1.2), điều dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động; cấp

phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật và khả năng của
Nhà nước;
- Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để
sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy
định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng
người, khả năng của Nhà nước và địa phương.

Trần Thị Minh Tâm KT33A032

10

Nhóm 2-1, Lớp KT33A


Bài tập học kỳ môn Pháp luật An sinh xã hội

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật an sinh xã hội, TS Nguyễn Thị Kim Phụng chủ biên, ĐH
Luật Hà Nội, năm 2005
2. Pháp luật về bảo hiểm y tế, thực trạng và giải pháp : Luận văn thạc sĩ luật học
/ Nguyễn Thị Thanh Hương; Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Huy Ba
3. Luật Bảo hiểm xã hội 2006
4. Luật Bảo hiểm y tế 2008
5. Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của
Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động.
6. Website: - luatvietnam.vn
- />- />
Trần Thị Minh Tâm KT33A032


11

Nhóm 2-1, Lớp KT33A



×