Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Nêu căn cứ pháp lý và phân tích điều kiện để người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ quyền tác giả tại VN lấy một số ví dụ thực tế để minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.73 KB, 10 trang )

Bài tập nhóm N09-TL3-N3

MỤC LỤC

MỞ BÀI................................................................................................................................... 1
NỘI DUNG............................................................................................................................. 2
I . Cơ sở pháp lí................................................................................................................... 2
1.1. Cơ sở và căn cứ pháp lý về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại Việt
Nam................................................................................................................................... 2
a) Các điều ước đa phương mà Việt Nam tham gia và kí kết..........................................2
b) Điều ước song phương về quyền tác giả mà Việt Nam tham gia................................5
1.2

Căn cứ để xét người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ quyền

tác giả tại Việt Nam cụ thể như sau :..............................................................................5
II. Một số ví dụ thực tế về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài...........................6
-Lĩnh vực văn học............................................................................................................. 6
-Về lĩnh vực khoa học, giáo dục:.....................................................................................7
KẾT BÀI................................................................................................................................. 8

1


Bài tập nhóm N09-TL3-N3
MỞ BÀI
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở
hữu. Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, vấn đề bảo hộ quyền tác giả lại càng có ý nghĩa
quan trọng và ý nghĩa hơn. Vì vậy, cần phải có sự điều chỉnh và bảo hộ quốc tế quyền tác giả
đối với các tác phẩm của sáng tạo trí tuệ, đặc biệt khi mà tại nhiều quốc gia các quy phạm
pháp luật trong nước chỉ bảo hộ các sản phẩm của sáng tạo trí tuệ xuất hiện lần đầu tiên tại


nước mình mà thôi. Ở Việt Nam, quyền tác giả của các cá nhân, pháp nhân người nước ngoài
được bảo hộ bởi Việt Nam là thành viên của công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả. Vậy
căn cứ pháp lý và điều kiện nào để người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ
quyền tác giả tại nưước ta? Xuất phát từ vấn đề trên, với đề tài "Nêu căn cứ pháp lý và phân
tích điều kiện để người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ quyền tác giả tại VN.
Lấy một số ví dụ thực tế để minh họa". Nhóm em xin được trình bày những nội dung chính
sau đây.
NỘI DUNG
I . Cơ sở pháp lí
1.1. Cơ sở và căn cứ pháp lý về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
a) Các điều ước đa phương mà Việt Nam tham gia và kí kết.
Các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và kí kết không chỉ đóng vai trò là nguồn luật
quan trọng mà đó còn là một trong những hành lang pháp lí cơ bản nhất điều chỉnh trực tiếp
các quan hệ pháp luật. Trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài có thể kể
đến các điều ước quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã tham gia sau:
* Thứ nhất là Công ước Becnơ 1886
Việt Nam gia nhập Công ước Becnơ tháng 10 năm 2004. Việc xuất bản của các tổ chức, cá
nhân tại Việt Nam kể từ ngày này trở đi sẽ được điều chỉnh theo các quy định trên đây với ưu
tiên áp dụng các quy định của Công ước Berne nếu các quy định pháp luật hiện hành mâu
thuẫn với quy định của Công ước.
1. Nguyền tắc bảo hộ quyền tác giả trong công ước.
- 3 nguyên tắc bảo hộ cơ bản của Công ước Becnơ là :
+ Nguyên tắc “đại ngộ như công dân”, theo đó, tác phẩm của công dân thuộc quốc gia thành
viên sẽ được các quốc gia thành viên khác bảo hộ giống như tác phẩm của công dân nước
mình.
+ Nguyên tắc bảo hộ tự động, theo đó, việc hưởng và thực hiện các quyền lợi dành cho tác
giả và những người sở hữu QTG theo quy định của Công ước không lệ thuộc vào bất kì một
thể thức, thủ tục nào.

2



Bài tập nhóm N09-TL3-N3
+ Nguyên tắc về “ bảo hộ tối thiểu” theo đó, pháp luật của các quốc gia thành viên phải quy
định những mức bảo hộ tối thiểu các quyền vật chất, tinh thần của tác giả như quy định của
Công ước. Nội dung và phạm vi bảo hộ của “ quyền tối thiểu” là tuyệt đối. Công ước cấm
việc kí kết các Điều ước song phương về quyền tác giả giữa các nước thành viên hoặc giữa
nước thành viên với nước khác có thể làm ảnh hưởng đến “quyền bảo hộ tối thiểu” của các
tác giả nước ngoài mà Công ước quy định.
Việc áp dụng các quy định của Công ước hoặc quy định của luật các quyền quốc gia
được thực hiện trên cơ sở ưu tiên quy định nào có lợi hơn cho tác giả. Tuy nhiên, việc thụ
hưởng các quyền thứ nhất cũng không thể tước bỏ quyền được hưởng theo quy định của
nhóm thứ hai (Điều 4, Điều 19 và Điều 20).
- Theo mục 2 Điều 6 của Công ước, có thể áp dụng chế độ báo phục quốc (sự trả thù) đối với
công dân của những nước không thuộc Liên minh Becno nếu như nước đó không dành sự
bảo hộ cần thiết đối với tác phẩm của tác giả là công dân của nước thành viên.
Lúc này, các nước thành viên có thể hạn chế sự bảo hộ những tác phẩm, mà vào thời
điểm công bố lần đầu tiên, các tác giả của chúng lại là công dân của nước không tham gia
Công ước hoặc không có nơi cư trú chính thức ở trên lãnh thổ của bất kỳ nước thành viên
nào.
Nhìn chung có thể thấy Công ước Becnơ chủ yếu bao gồm các quy phạm thực chất thống
nhất.
2. Những chủ thể được hưởng sự bảo hộ
- Những chủ thể được hưởng sự bảo hộ theo quy định của Công ước là tác giả, người thừa kế
hợp pháp của tác giả và những chủ thể khác mà theo pháp luật quốc gia cũng được hưởng
quyền tác giả.
- Điều 6 Bis Công ước Becno ( được sửa đổi tại Rôm năm 1928”) quy định: “ không phụ
thuộc vào quyền tài sản của tác giả, kể cả sau khi hết hiệu lực tác giả vẫn giữ cho mình
quyền được tiến hành bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm cũng như quyền được chống lại
mọi hành vi xâm phạm đến sự toàn vẹn của tác phẩm làm phương hại đếm danh, uy tín của

tác giả. Việc quy định nhũng quyền trên phụ thuộc vào pháp luật quốc gia của từng nước
trên. Các cách thức bảo hộ những quyền này sẽ được điều chỉnh theo pháp luật của nước
nơi tiến hành bảo hộ”.
3. Phạm vi bảo hộ quyền tác giả
Công ước Becnơ bảo hộ cả tác phẩm đã công bố cũng như tác phẩm chưa công bố.
Theo công ước ( được sửa đổi tại Xtockholm 1967), tác giả là công dân của một trong những
nước thành viên sẽ được hưởng sự bảo hộ đối với tác phẩm đã được công bố cũng như chưa
công bố trên lãnh thổ của tất cả các nước thành viên ( theo nguyên tắc nhân thân). Đối với
tác giả là công dân của nước chưa tham gia công ước thì chỉ được hưởng sự bảo hộ đối với
những tác phẩm được công bố lầm đầu tiên hoặc cùng lúc được công bố cả ở nước thành
3


Bài tập nhóm N09-TL3-N3

-

-

-

viên (theo nguyên tắc lãnh thổ). Đối với tác phẩm của đồng tác giả, cũng sẽ được bảo hộ
theo công ước nếu một trong các đồng tác giả là công dân của nước thành viên. Đối tượng
bảo hộ của Công ước là các tác phẩm văn học nghệ thược và khoa học, bao gồm : tác phẩm
viết,các bài giảng, bài phát biểu,tác phẩm phẩm âm nhạc, kiến trúc, điện ảnh, tác phẩm
dịch,...
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được tính trong thời gian tác giả còn sống cho đến hết 50 năm
sau khi tác giả chết. Công ước ( sửa đổi tại RÔm 1928) cho phép luật quốc gia của nước
thành viên có thể rút ngắn thời hạn bảo hộ này. Đối với tác phẩm điện ảnh này, thời hạn bảo
hộ là 50 năm kể từ ngày công bố. Đối với tác phẩm nhiếp ảnh thời hạn bảo hộ là 25 năm.

*Thứ hai là Công ước Gionevơ năm 1952
Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên thứ 75 của "Công ước Giơnevơ" kể từ ngày
6/7/2005. Công ước này đề cập một số nội dung chính sau:
1. Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả
Như công ước Becno, Công ước Gionevo năm 1952 áp dụng nguyên tắc “ đãi ngộ như
công dân” và nguyên tắc “ bảo hộ tối thiểu”. Tuy vậy, khác với Công ước Becnơ, công ước
Gionevơ 1952 chỉ quy định một số ít các quy phạm thực chất, còn chủ yếu là gồm những quy
phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật quốc gia của mọi nước thành viên. Nguyên tắc đãi
ngộ như công dân có nội dung cơ bản như sau:
Tác phẩm của công dân bất kỳ nước nào thuộc thành viên của Công ước đã được công bố
cũng như những tác phẩm của công dân bất kỳ nước nào lần đầu tiên được công bố ở bất kỳ
nước thành viên nào thì sẽ được bảo hộ ở các nước thành viên khác theo chế độ mà các nước
đó đã dành cho công dân của mình.
Tác phẩm chưa được công bố của công dân mọi nước thành viên cũng sẽ dduwojx hưởng sự
bảo hộ ở bất kỳ nước thành viên khác của công ước theo đúng chế độ mà nước đó dành cho
công dân của mình đối với tác phẩm chưa công bố.
Các thành viên trên cơ sở pháp luật quốc gia bình đẳng hóa các tác giả nước ngoài cư trú trên
lãnh thổ nước mình với công dân của mình.
2. Phạm vi bảo hộ quyền tác giả.
- Công ước bảo hộ các quyền của tác giả và những người sở hữu bản quyền khác về văn
học, khoa học và nghệ thuật và đặc biệt chú trọng điều chỉnh một quyền tuyệt đối của tác giả
- quyền dịch các tác phẩm. Theo công ước quyền tác giả bao gồm “ đặc quyền của tác giả về
việc dịch, xuất bản tác phẩm dịch, cho phép dịch, công bố bản dịch của tác phẩm”.
- Bằng việc quy định bằng giấy phép bắt buộc, công ước Gionevo đã phần nào hạn chế
quyền của tác giả đối với việc dịch các tác phẩm của mình. Nếu sau không 7 năm kể từ khi
tác phẩm được công bố lần đầu tiên mà chưa có một bản dịch ra bất kì một thứ tiếng của
nước nào trong số những nước tham gia công ước thì bất kỳ công dân nào của bất kỳ nước

4



Bài tập nhóm N09-TL3-N3
thành viên nào cũng có thể được nhận từ cơ quan có thẩm quyền của nước mình giấy phép
cho dịch và công bố bản dịch của tác pẩm đó ( Điều V).
3. Điều kiên bảo hộ
Để được hưởng quyền bảo hộ theo công ước Gionevo các tác phẩm khi được công bố
phảo được ghi bằng kí hiệu chuyên môn là “ C” ( chữ C trong vòng tròn), chỉ rõ người có
quyền tác giả và năm xuất bản tác phẩm đầu tiên. Đây là một điều kiên nhất thiết phải có để
được hưởng quyền bảo hộ.
4. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Thời hạn tối thiểu được tính quy định là suốt cuộc đời tác giả và 25 năm sau khi tác giả
chết. Riêng đối với tác phẩm nhiếp ảnh và nghệ thuật ứng dụng thì thời gian bảo hộ có thể
ngắn hơn những không được ngắn hơn 10 năm đối với mọi loại tác phẩm được bảo hộ theo
thời hạn quy định trên. Tuy nhiên, các nước thành viên có quyền quy định trong pháp luật
của mình thời hạn bảo hộ ngắn hơn cũng như các phương pháp để tính ngày bảo hộ.
b) Điều ước song phương về quyền tác giả mà Việt Nam tham gia
Bên cạnh những điều ước quốc tế đa phương, Việt Nam còn ký kết và tham gia 3 điều ước
quốc tế song phương về quyền tác giả như sau:
- Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả (BCA). Có hiệu lực ngày 23/12/1998 khi
chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ chính thức trao đổi văn kiện
thông báo về việc sẵn sàng đảm nhận các nghĩa vụ của hiệp định.
- Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang
Thuỵ Sỹ về bảo hộ Sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực ngày
8/6/2000.
- Hiệp định Thương mại giữa Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ (BTA), có hiệu lực ngày 11/12/2001. Hiệp định điều chỉnh các quan hệ thương mại giữa
hai nước, tại chương 2 có 18 điều cam kết về sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền tác giả và
quyền liên quan.
Ngoài ra, Cục Bản quyền tác giả đã được Bộ đồng ý ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục

Bản quyền tác giả Việt Nam với Cục Sở hữu trí tuệ Vương quốc Thái Lan, ký ngày
7/11/1999; với Cục Bản quyền tác giả Trung Quốc, ký ngày 14/9/1998; hiện Cục Bản quyền
tác giả đã báo cáo Bộ về việc ký bản ghi nhớ với Cục Bản quyền tác giả Hàn Quốc.
1.2 Căn cứ để xét người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ quyền tác giả
tại Việt Nam cụ thể như sau :

5


Bài tập nhóm N09-TL3-N3
Hiện nay ở Việt Nam, quyền tác giả có yếu tố nước ngoài được quy định trong : Bộ Luật
Dân sự năm 2005, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nghị định số
138/2006/NĐ-CP và các văn bản khác có liên quan của Việt Nam.
Bộ luật dân sự tạiĐiều 774 quy định: “quyền tác giả của người nước ngoài , pháp nhân nước
ngoài đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo
và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam được bảo hộ theo quy định của pháp luật
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.”
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 cũng quy định tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác
phẩm được bảo hộ quyền tác giả đối với :
“1.Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng
tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả [...]
2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân
Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam
mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong
thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ
chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về
quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Như vậy, đối với tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm văn
học, nghệ thuật, khoa học... lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được

sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam hoặc tại các quốc gia là thành
viên của các công ước quốc tế Việt Nam đã tham gia kí kết đều được nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền tác giả (trừ một số trường hợp pháp luật không thừa
nhận)
II. Một số ví dụ thực tế về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài
Vấn đề bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài là một vấn đề khá phổ biến trong
nhiều lĩnh vực hiện nay. Có thể thấy một số lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, khoa học,... đã
xuất hiện khá nhiều trường hợp liên quan đến quyền tác giả. Sau đây là một số trường hợp
thực tế điển hình liên quan đến bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài.
-Lĩnh vực văn học
Tháng 01/2005, tiểu thuyết “ Phố” của nhà văn Chu Lai được nhà xuất bản L’Aube xuất
bản tại tại Pháp. Hợp đồng giữa L’Aube và nhà văn ghi rõ: tác giả sẽ nhận được 500 euro
tiền tạm ứng. Số tiền bản quyền tính theo lượng sách phát hành sẽ được chuyển đến cho nhà
văn sau khi sách được in. Năm 2006, nhà văn có việc qua Pháp và tình cờ nhìn thấy sách của
mình được bày bán tại một hiệu sách tại Paris. Sách được in đẹp, trình bày rất công phu. Tựa

6


Bài tập nhóm N09-TL3-N3
đề “phố” đươc chuyển dịch thành “Rue des soldats” (phố lính). Nhà xuất bản L’Aube đã xuất
bản cuốn sách dạng khổ to và sau đó tiếp tục phát hành khổ nhỏ (dạng bỏ túi)
Nhận xét :
Việt Nam (2004) và Pháp đều là thành viên của công ước Berne năm 1886 về bảo hô tác
phẩm văn học, nghệ thuật nên có thể nhìn nhận như sau:
1. Căn cứ vào nguyên tắc bảo hộ (Điều 5) và điều kiện bảo hộ theo quy định của công ước
Berne
a . Căn cứ vào nguyên tắc bảo hộ quy định tại Điều 5 của Công ước
Theo quy đinh trên tác giả Chu Lai sẽ nhận được sự bảo hộ tại tất cả các quốc gia thành viên
của công ước bao gồm cả VN và Pháp( nguyên tắc đối xử quốc gia quy đinh tại Khoản 1)

Tại Khoản 2 quy định về bảo hộ đương nhiên như vậy Quyền tác giả Chu Lai phát sinh ngay
khi tiểu thuyết “ Phố” đươc đinh hình dưới một dạng vật chất nhất định không lê thuộc vào
một thủ tục nào như đăng kí, nôp lưu chiểu hoặc theo các thuy tuc tương tư. bảo hộ độc lập
Khoản 3 Được hiểu là việc thưc thi các quyền theo công ước độc lập với những gì được
hưởng tại nước xuất xứ của tác phẩm
b. Điều kiện bảo hộ theo quy định của công ước Berne
các tác phẩm muốn đươc bảo hộ phải thỏa mãn ít nhất 1 trong 2 tiêu chí: thứ nhất là quốc
tịch của tác giả, thứ 2 tiêu chí nơi công bố tác phẩm lần đầu tiên.
Sự bảo hộ của công ước Berne được giành cho tác giả là công dân của một trong những nước
là thành viên của liên hiệp và tác phẩm của họ, trong trường hơp này cả hai nước Việt Nam
và Pháp đều là thành viên của công ước do vậy mà tác phẩm “Phố” của Chu lai sẽ được bảo
hộ ở cả 2 quốc gia.
2. Căn cứ vào quyền bảo hộ theo công ước
Theo Điều 6 “Độc lập với quyền kinh tế của tác giả và cả sau khi quyền này đã được chuyển
nhượng, tác giả vẫn giữ nguyên quyền được đòi thừa nhận mình là tác giả của tác phẩm và
phản đối bất kỳ sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi hoặc những vi phạm khác đối với tác
phẩm có thể làm phương hại đến danh dự và tiếng tăm tác giả” . Như vậy tựa đề “Phố” được
chuyển dịch thành “Rue des soldats” (Phố lính). Nhà xuất bản L’Aube đã xuất bản cuốn sách
dạng khổ to và sau đó tiếp tục phát hành khổ nhỏ (dạng bỏ túi) mà không được sự đồngý của
tác giả là vi phạm Công ước điều đó làm gây ảnh hưởng bất hợp lý đến những quyền lợi hợp
pháp của tác giả.
Mà chỉ khi Tác giả Chu Lai có Tiểu thuyết “ Phố” đã được Công ước này bảo hộ toàn quyền
cho phép sao in các tác phẩm đó thì Nhà xuất bản L’Aube mới có thể được in ấn sao chép và
“Khi sử dụng tác phẩm như đã nói ở các khoản trong Điều trên đây phải ghi rõ nguồn gốc
tác phẩm và tên tác giả, Vi phạm nghĩa vụ này sẽ bị xét xử theo luật của quốc gia công bố
bảo hộ ”(khoản 3 Điều 10)

7



Bài tập nhóm N09-TL3-N3
-Về lĩnh vực khoa học, giáo dục:
Thành lập vào năm 1912, tổ chức Dale Carnegie là một tổ chức tư vấn phát triển năng lực
có văn phòng trên khắp thế giới có trụ sở chính tại Hauppauge, New York, Tổ chức Dale
Carnegie hiện diện ở 50 bang của Hoa Kỳ và 91 quốc gia trên thế giới.
Năm 2007, trường Đắc Nhân Tâm Dale Carnegie Việt Nam (DCVN) được Dale Carnegie
Hoa Kỳ nhượng quyền thương hiệu và thành lập tại Việt Nam. Đến đâu tổ chức này cũng
đào tạo chuyên gia huấn luyện tại quốc gia đó, đảm trách công tác truyền đạt, đào tạo của
trường. Ông Lê Như Hiếu là một trong 15 người đầu tiên được tổ chức này đào tạo thành
chuyên gia huấn luyện, trở thành thành viên của trường. Ông Lê Như Hiếu và trường này ký
kết hợp đồng huấn luyện với các nội dung: Người huấn luyện không được sao chép một phần
hoặc toàn bộ tài liệu liên quan đến “chương trình đào tạo”; trong thời hạn 2 năm kể từ ngày
chấm dứt hợp đồng, người huấn luyện không tham gia vào bất kỳ chương trình nào về mặt
phát triển, xúc tiến thương mại, mua bán, công bố, cung ứng, tổ chức hoặc hướng dẫn mà
chương trình đó có tính chất cạnh tranh với “chương trình đào tạo”.
Tuy nhiên sau đó ông Hiếu đã vi phạm một số quy định của trường, tự đi đào tạo riêng bên
ngoài. Sau khi DCVN nhắc nhở và chấm dứt hợp đồng, ông Hiếu đã thành lập công ty, tổ
chức đào tạo. Và, gần như toàn bộ giáo trình, quy trình, bài giảng, tài liệu… của ông Hiếu
giống đến gần 100% của Dale Carnegie. Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh.
Ngày 13/2/2014 tổ chức này khởi kiện ông Lê Như Hiếu. DCVN vì cho rằng ông Hiếu đã sử
dụng những sản phẩm của trường này trong khi chưa được trường cho phép. Những sản
phẩm này đã được DCVN đăng ký quyền tác giả và sở hữu trí tuệ với Nhà nước Việt Nam.
Trường này khởi kiện và yêu cầu ông Lê Như Hiếu thực hiện 3 vấn đề: chấm dứt hành vi vi
phạm; cam kết không tái phạm; xin lỗi công khai trên 3 tờ báo ở Việt Nam.
Nhận xét:
Ngày 23/12/1998; Hiệp định về quyền tác giả giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Chính phủ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ bắt đầu có hiệu lực. Theo điều 2 của Hiệp
định, tổ chức trên mang quốc tịch Hoa Kỳ, có trụ sở tại Việt Nam, nên sẽ được pháp luật Việt
Nam bảo hộ quyền tác giả không kém thuận lợi hơn sự bảo hộ mà Việt Nam dành cho công
dân nước mình.

Trường Đắc nhân tâm ( DCVN ) là chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao
quyền (theo điều 41 Luật sở hữu trí tuệ 2005) với đối tượng là các bài giảng, quy trình,tài
liệu,... Hành vi của ông Hiếu là sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu
quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác đã vi phạm quy định
Luật sở hữu Trí tuệ Việt Nam ( điều 28).

8


Bài tập nhóm N09-TL3-N3
KẾT BÀI
Tóm lại, ta thấy rằng, việc Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế về quyền tác giả đóng vai
trò tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, thực trạng vi phạm quyền tác
giả xảy ra tràn lan nhưng rất ít vụ việc được xử lý . Việc xử lý các vụ vi phạm tác quyền ở
Việt Nam vẫn chưa được làm triệt để, hình thức xử phạt, chế tài vẫn còn rất nhẹ không đủ
sức răn đe. Đó là một trong những thách thức lớn đòi hỏi chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa
trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả.

9


Bài tập nhóm N09-TL3-N3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư pháp quốc tế ; Trường Đại học Luật Hà Nội. ( NXB Công an nhân dân,
2011)
2. Bảo hộ quyền tác giả theo công ước Berne năm 1886 và vấn đề thực thi công ước tại
Việt Nam - khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quyên, Hà Nội, 2010
3. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam :
khoá luận tốt nghiệp(Nguyễn Thị Hồng Nhung, TS.Nguyễn Minh Tuấn hướng dẫn, Hà

Nội, 2012)
4. Bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn :
khoá luận tốt nghiệp (Bùi Nguyễn Hà Anh, TS.Vũ Thị Hải Yến hướng dẫn Hà Nội,
5.
6.
7.
8.
9.

2011)
Bộ luật dân sự 2005
Luật sở hữu trí tuệ 2005
Công ước Becnơ 1886
vn.dalecarnegie.com
/>
10



×