Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ THUẬT ICM TRÊN CÂY DƯA CHUỘT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.3 KB, 46 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------------------------------

TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ THUẬT
ICM TRÊN CÂY DƯA CHUỘT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 599/QĐ-SNN&PTNT ngày 22/9/2015
của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hoá)

Thanh Hoá, năm 2015

0


PHẦN I
GIỚI THIỆU CÂY TRỒNG CSA VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU
- CSA (Climate Smart Agriculture) - “Nông nghiệp thích ứng thông minh với
khí hậu” là nền nông nghiệp có khả năng cho sản lượng và lợi nhuận tăng một cách
bền vững để đảm bảo an ninh lương thực.
- Biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:
Theo số liệu ghi được ở các trạm khí tượng, từ năm 1980 tới 2010 nhiệt độ tăng
trung bình 0,1 - 0,4oC mỗi năm; nhiệt độ tối thiểu tăng 6 - 7 oC so với năm 1980. Gió
khô, nóng xuất hiện sớm hơn, với diễn biến phức tạp hơn. Năm 2008 đợt nắng nóng
gay gắt kéo dài gần 30 ngày, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 39 - 41 oC. Năm 2010, nhiều
đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tối cao tuyệt đối dao động từ 40 - 43 oC. Lương mưa
ít hơn vào các tháng mùa khô. Điều này gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp,
nguồn nước tưới cho cây trồng bị thiếu. Năm 2010 mực nước ở sông Mã xuống tới
2,9 m, trong khi đó mực nước an toàn cho bơm là 3,3 m. Cũng năm 2010 lưu lượng
chảy vào sông Lèn ở mùa khô chỉ còn 3 m 3/s, thấp hơn nhiều so với lưu lượng trung
bình mùa khô hạn. Vì thế, năm 2010 tổng só 4.882 ha cây trồng bị ảnh hưởng nặng


bởi khô hạn. Tần suất hạn hán nặng xảy ra ngày càng nhiều, không chỉ năm 2010, mà
các năm khác, như 1998, 2003 và 2005 hạn hán nặng cũng làm ảnh hưởng lớn tới cây
trồng. Gió lạnh cũng xuất hiện sớm hơn (đầu tháng 8) với các diễn biến và cường độ
khó lường hơn. Tổng lượng mưa cả năm giảm, mùa mưa bắt đầu muộn hơn, năm 2008
- 2010 muộn hơn 15 - 30 ngày so với trước năm 1980. Lượng mưa phân đối không
đều giữa các vùng và các mùa. Trong mùa khô lượng mưa giảm, tuy nhiên lại có thể
có những cơn mưa lớn. Mực nước biển tăng. Năm 2010 ở huyện Nga Sơn, Hậu Lộc,
Hoàng Hóa và Hà Trung trên 4.880 ha đất bị nhiễm mặn. Mực nước biển dâng còn
gián tiếp làm gia tăng hạn hán vì nhiều hồ chứa nước bị nhiễm mặn và không thể
dùng tưới cho cây trồng.
Trong tương lai, tới 2050, giống như với các tỉnh duyên hải Bắc Trung bộ, nhiệt
độ sẽ tăng tới trên 1.5oC, mực nước biển sẽ tăng khoảng 30 cm, làm cho khoảng
33.630 ha (tương đương 19.1% tổng diện tích) bị nhiễm mặn, chủ yếu ở các huyện
ven biển và hai huyện ở bình độ thấp là Hà Trung và Nông Cống. Khoảng 25.500 ha
đất lúa bị sẽ bị ảnh hưởng và không thể canh tác, và tổng sản lượng lúa vì thế sẽ giảm
134.600 tấn. Mặt khác, khi nhiệt độ tăng thêm 1.5 oC vào năm 2050, năng suất lúa sẽ
giảm 15% (theo đánh giá của IPCC năng suất lúa sẽ giảm 10% khi nhiệt độ tăng 1 oC).
Như vậy, ước tính tổng sản lượng lương thực của Thanh Hóa sẽ giảm 250.000 tấn vào
năm 2050.

1


- Những vấn đề cần xem xét, giải quyết
Lúa là cây trồng chính. Các hệ thống cây trồng chính bao gồm (i) hai vụ lúa,
(ii) 1 vụ lúa - 1 vụ rau màu, (iii) chuyên rau màu các loại (ngô, đậu đỗ các loại, cây có
củ, rau các loại). Vì hệ thống tưới tiêu chưa đáp ứng được yêu cầu chủ động nước tưới
cho rau màu, nên lúa vẫn được trồng trên các diện tích đất không thích hợp và vì thế
năng xuất lúa ở những nơi này thấp và bấp bênh.Theo ước tính của bà con nông dân
nếu chuyển đổi sang cac cây trồng khác thích hợp, hiệu quả kinh tế có thể tăng 2-3 lần

so với làm lúa.
+ Sản xuất lúa hiện được thực hiện qui mô nhỏ. Các kỹ thuật ICM, IPM và
SRI... chưa được áp dụng nhiều. Nông dân vẫn áp dụng các chế độ bón phân thiếu cân
đối, đạm được sử dụng nhiều hơn mức cần thiết. Nông dân vẫn cấy dày, 40 - 50
khóm/m2 mỗi khóm 2-3 cây đối với lúa lai (40 - 60 kg/ha), 50 - 60 khóm/m2 mỗi
khóm 4-5 cây đối với lúa thuần (100 - 120 kg giống/ha).
+ Năm 2005, SRI đã được đưa vào thử nghiệm trên 0.25 ha, năm 2008 trên 40
ha, năm 2012 trên 9.5 ha và 2013 trên 3 ha. Tuy nhiên, chỉ một phần của gói kỹ thuật
này được áp dụng như 1 phần của ICM. Giống như ở các tỉnh khác, để áp dụng SRI
cần các điều kiện mà hiện nay không thể đáp ứng (đồng ruộng, tưới tiêu, thời tiết...)
+ Sản xuất rau màu cũng chưa theo hướng bền vững, các kỹ thuật ICM chưa
được áp dụng nhiều, hiệu quả và năng suất chưa cao;
+ Rơm rạ và thân xác cây trồng khác vẫn được đốt nhiều trên ruộng; chưa quản
lý rác thải nông nghiệp tốt; một số ít các nông hộ đã bắt đầu sử dụng rơm rạ để che
phủ cho cây vụ đông (khoai tây), nhưng qui mô rất nhỏ.
+ Các mối liên kết giữa nông dân với nhau và giữa nông dân với các đối tác
khác chưa được phát trển và vì thế nông dân gặp khó khăn trong tiếp cận các nguồn
cung cấp vật tư cần thiết cho sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm. Một số ít các
công ty bắt đầu có các mối liên kết với nông dân, hoặc thông qua hợp tác xã nông
nghiệp, hoặc qua nhóm nông dân. Các công ty này cung cấp một số vật tư cho nông
dân sản xuất và thu mua sản phẩm của nông dân. Tuy nhiên, hợp đồng hiện được ký
từng năm và chưa có các gắn kết lâu dài.
Những điều này làm cho phát thải từ lúa cao, hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử
dụng đất, nước, phân bón thấp, và các hệ thống sản xuất kém bền vững, gây ô nhiễm
môi trường gia tăng.
- Chiến lược và ưu tiên của địa phương
Như đề cập đến trong Kế hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
(Quyết định1190/QĐ-UBND ngày 23/4/2007) và quyết định số 4152/QĐ-UBND về
phát triển sản xuất rau an toàn, một trong các mục tiêu của Thanh Hóa là phát triển
sản hàng hóa, áp dụng các kỹ thuật thâm canh bền vững thông qua:


2


+ Chuyển đổi và sử dụng linh hoạt quĩ đất phục vụ phát triển sản xuất hàng hóa
tập trung qui mô lớn, hiệu quả cao và bền vững.
+ Giữ diện tích đất lúa ổn định 230.000 ha (năm 2010 là 235.000 ha), diện tích
ngô 56.000 ha (năm 2010 là khoảng 60.000 ha), diện tích đậu tương 10.000 ha, diện
tích rau tăng lên 30.000 ha (năm 2010 là 27.500 ha) bao gồm 3.400 ha rau sản xuất
tập trung qui mô lớn.
+ Phát triển các vùng sản xuất lúa gạo chất lượng; các vùng sản xuất ngô chất lượng.
+ Tăng cường ứng dụng các thực hành tốt bền vững (ICM, IPM, SRI...) và các
kỹ thuật che phủ cho cây trồng cạn
+ Phát triển sản xuất rau an toàn tập trung sử dụng các kỹ thuật tiên tiến và bền
vững, tăng cường cơ giới hóa; mục tiêu là 2.142 ha rau an toàn vào năm 2015, trong
đó 1,781 ha trong các vùng sản xuất tập trung qui mô lớn.
- Giải pháp nhằm đạt được mục tiêu
+ Hỗ trợ xây dựng thành công cánh đồng mẫu cho lúa, và phát triển sản xuất
khoai tây và các cây vụ đông khác áp dụng ICM và kỹ thuật nông nghiệp bảo tồn (che
phủ) để tăng lợi nhuận, giảm phát thải và ô nhiễm môi trường;
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng các loại rau hàng hóa theo hướng VietGAP
và sử dụng các kỹ thuật bền vững như ICM, IPM, tưới tiết kiệm;
+ Đa dạng hóa cây trồng (lạc, đậu đỗ các loại) thông qua hỗ trợ xây dựng và
thúc đẩy sản xuất đa dạng các loại rau, lạc, đậu đỗ trên đất chuyên màu;
+ Giảm đốt thân xác thực vật, xử lý rác thải thành phân bón hữu cơ, vật liệu
che phủ đất...;
+ Phát triển tổ chức nông dân và phát triển các mối liên kết, bao gồm liên kết
nông dân - nông dân và liên kết nông dân với các bên liên quan.

3



PHẦN II
KHÁI QUÁT VỀ ICM
VÀ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THUỐC BVTV AN TOÀN HIỆU QUẢ
I. KHÁI NIỆM VỀ ICM.
ICM có nghĩa là "Quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại cây trồng". Cũng có
thể hiểu ICM là thực hiện chương trình 3 giảm 3 tăng hoặc 2 giảm 3 tăng.
+ Giảm lượng phân hoá học bón thừa trên đồng ruộng, tạo cây trồng khoẻ.
+ Giảm sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh.
+ Giảm giống hoặc tiết kiệm nước tưới (những nơi đang còn tập quán trồng dày).
+ Tăng năng suất cây trồng.
+ Tăng chất lượng sản phẩm.
+ Tăng hiệu quả kinh tế
II. MỤC ĐÍCH CỦA ICM TRÊN CÂY DƯA CHUỘT.
- Tạo mọi điều kiện cho cây trồng sinh trưởng phát triển khoẻ, chống chịu sâu
bệnh hại, giảm tối đa việc sử dụng thuốc BVTV, cho năng suất, chất lượng cao.
- Gieo trồng với mật độ hợp lý theo từng giống, chân đất và mùa vụ, tiết kiệm
lượng giống/ha gieo trồng.
- Bón phân cân đối hợp lý theo từng giống, giai đoạn sinh trưởng của cây, chân
đất và mùa vụ, tiết kiệm lượng phân bón (chú ý phân đạm)/ha gieo trồng.
- Xử lý đồng ruộng trên cơ sở điều tra phân tích hệ sinh thái đồng ruộng nhằm
giảm tối đa việc sử dụng thuốc BVTV.
- Giúp nông dân biết phương pháp tiến hành các thực nghiệm đơn giản trên
đồng ruộng, phân tích đánh giá kết quả của thực nghiệm, áp dụng kết quả vào sản
xuất.
III. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ICM TRÊN CÂY DƯA CHUỘT:
Dựa trên mối quan hệ (tác động tương hỗ) giữa các thành phần trong hệ sinh
thái đồng ruộng.
Cây trồng


Thiên địch

Dịch hại

(các loại có ích trên đồng ruộng)

(sâu bệnh, cỏ dại)

Cây trồng: Để tạo cho cây trồng khoẻ chúng ta phải:

4


- Chọn giống tốt, tạo điều kiện cho cây phát triển khoẻ.
- Làm đất kỹ, gieo trồng với mật độ, khoảng cách hợp lý...
- Bón phân cân đối, hợp lý theo từng chân đất, giống, giai đoạn sinh trưởng của
cây.
- Chăm sóc, làm cỏ, tưới nước...
Thiên địch: Bảo vệ và sử dụng các loài thiên địch trên đồng ruộng để phòng trừ
sâu, bệnh hại (trồng cây khoẻ, hạn chế phun thuốc trừ sâu sớm từ 30-40 ngày sau
cấy).
Dịch hại: Quản lý các loài dịch hại trên ruộng theo IPM (xử lý đồng ruộng dựa
trên cơ sở điều tra, phân tích hệ sinh thái).
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA BIỆN PHÁP ICM.
1. Giảm giống: Trồng đảm bảo mật độ.
Trồng dưa chuột đảm bảo đúng lượng giống, mật độ và khoảng cách khi trồng.
Để giảm lượng giống dưa chuột cần chú ý: Sử dụng giống dưa chuột có chất
lượng cao, sạch sâu bệnh, tỷ lệ mọc mầm tốt; hạt giống trước khi trồng phải được xử
lý ủ mầm để tăng tỷ lệ mọc khi trồng; Trồng đúng mật độ, không trồng dày.

2. Giảm lượng phân bón:
Mục tiêu là trồng cây khoẻ, muốn cây khoẻ phải bón cân đối các nguyên tố
NPK, các nguyên tố trung và vi lượng. Áp dụng nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng
phân bón: đúng phân, đúng lượng, đúng thời điểm, đúng cách.
Cây dưa chuột cần dinh dưỡng cho cả quá trình sinh trưởng phát triển. Vì vậy
việc đảm bảo cân đối giữa đạm, lân và kali giúp nâng cao năng suất dưa chuột đáng
kể.
3. Giảm thuốc BVTV: để giảm lượng thuốc BVTV cần.
- Trồng cây khoẻ: có quy trình bón phân hợp lý.
- Cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng: không phun thuốc BVTV theo định kỳ, chỉ
phun khi mức độ gây hại của sâu, bệnh đến ngưỡng phòng trừ.
V. CƠ SỞ ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ TRONG SẢN XUẤT.
1. Tăng năng suất: Do áp dụng đúng kỹ thuật gieo trồng, đầu tư phân bón,
chăm sóc tốt đúng quy trình kỹ thuật.
2. Tăng chất lượng sản phẩm: Sản phẩm không có dư lượng thuốc BVTV,
mẫu mã sản phẩm đẹp…

5


3. Tăng hiệu quả kinh tế: Do giảm được lượng giống, giảm sử dụng thuốc
BVTV và sử dụng phân bón hợp lý tăng năng suất cây trồng nên tăng về hiệu quả
kinh tế trong sản xuất.
VI. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ICM TRÊN CÂY DƯA CHUỘT.
1. Chọn khu ruộng trình diễn mô hình.
- Chọn địa điểm xây dựng mô hình trình diễn: Chọn khu ruộng thâm canh
thường xuyên bị sâu bệnh nặng do bón phân không cân đối với tổng diện tích 1.000
m2 cho một ruộng trình diễn.
- Nền thí nghiệm:
+ Biện pháp làm đất: Giống nhau ở cả ruộng mô hình và ruộng làm theo nông

dân.
+ Giống, ngày trồng: Ở ruộng mô hình và ruộng nông dân là như nhau.
+ Mật độ trồng và phương pháp bón phân khác nhau giữa ruộng mô hình và
ruộng đối chứng.
* Bố trí thực nghiệm:
Khu mô hình
1.000 m2

Khu đối chứng
1.000 m2

- Giống dưa chuột: Giống dưa chuột Hữu Nghị; Happy 2 và Happy 14 ; Mummy 331+
Giống PC1, Sao xanh 1…
- Địa điểm trình diễn: Xã Định Liên huyện Yên Định Thanh Hóa.
- Thời vụ: Vụ Đông - Xuân 2015 – 2016
2. Chỉ tiêu, phương pháp theo dõi.
2.1. Chỉ tiêu theo dõi.
- Thời tiết: các yếu tố chính (nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, giờ nắng…)
- Phân bón: loại phân, lượng phân bón từng loại (kể cả KTST), cách bón (rắc,
bón sâu, phun qua lá…) và thời gian sử dụng các loại phân bón.
- Một số chỉ tiêu về sinh trưởng: Chiếu cao cây: cm; số cành chính/cây; số
cây/m2.
- Năng suất:
+ Một số yếu tố cấu thành năng suất: Số quả/cây, trọng lượng/quả, số quả
thối/cây.
+ Năng suất thống kê (tạ/ha)
+ Năng suất thực thu (tạ/ha)

6



- Sâu bệnh, thiên dịch chính:
+ Thời gian phát sinh.
+ Cao điểm gây hại: Mật độ (c/m2), TLH%, TLB%, CSB% ...
2.2. Thời gian, phương pháp theo dõi.
2.2.1. Thời gian theo dõi.
+ Sâu bệnh:
- Điều tra theo giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột (đối với bệnh) hoặc lứa
chính (đối với sâu) đối với khu ruộng mô hình trình diễn các chỉ tiêu trên.
+ Một số chỉ tiêu về sinh trưởng điều tra theo giai đoạn sinh trưởng chính như:
- Khả năng phân cành: đếm từ 7 ngày sau trồng đến khi kết thúc phân cành.
- Số cây/m2: Điều tra 1 lần vào kỳ điều tra đầu tiên.
- Số quả/cây, số quả/m2, trọng lượng/quả đo, đếm 01 lần trước khi thu hoạch.
2.2.2. Phương pháp theo dõi.
+ Đối với dịch hại chính:
Mỗi ô (ruộng) điều tra 3 điểm phân bổ đều trong ô (ruộng) theo đường chéo,
điểm điều tra phải cách hàng phân cách cuối cùng ít nhất 3 hàng, mỗi điểm 1 m 2. Đếm
toàn bộ số sâu, thiên địch chính,… đếm toàn bộ số cây có trong 1 m 2.
+ Đối với bệnh: mỗi ruộng điều tra 3 điểm, mỗi điểm 1 m 2.
+ Một số chỉ tiêu về sinh trưởng:
- Chiều cao cây: mỗi ruộng điều tra 3 điểm cố định, mỗi điểm điều tra 3 cây cố
định liên tiếp.
- Khả năng phân cành: mỗi ruộng điều tra 3 điểm cố định, mỗi điểm điều tra 3
cây cố định liên tiếp.
- Số bụi/m2: mỗi ruộng điều tra 3 m2, lấy số liệu trung bình (làm tròn số).
- Số quả/cây: mỗi ruộng điều tra 3 điểm, mỗi điểm điều tra 3 cây.
+ Một số yếu tố cấu thành năng suất: trước khi thu hoạch, mỗi ruộng lấy 3 cây
ngẫu nhiên theo đường chéo góc của ruộng thí nghiệm để đếm tổng số quả/cây, tỷ lệ
quả thối (%).
+ Năng suất thống kê: Mỗi ruộng thu hoạch 3m2.

+ Năng suất thực thu: Hỏi năng suất thực tế của từng hộ nông dân.
* Phòng trừ sâu bệnh:
- Thí nghiệm thăm dò: nếu sâu, bệnh nặng, nên phun thuốc phòng trừ 4 ô (2 ô
làm theo quy trình và 2 ô làm theo chủ hộ), để lại 2 ô (1 ô làm theo quy trình và 1 ô

7


làm theo chủ hộ) để tìm hiểu việc ảnh hưởng của phân bón, cách bón phân đến sâu
bệnh và năng suất dưa chuột.
- Khu mô hình trình diễn: Khi sâu, bệnh ở ruộng nào đến mức cần phun trừ thì
chỉ tiến hành phun trừ cho ruộng đó.
VII. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THUỐC BVTV AN TOÀN HIỆU QUẢ
1. Quy định chung về quản lý, sử dụng thuốc BVTV:
- Người sản xuất được tập huấn về những kiến thức bảo vệ thực vật, về sử dụng
thuốc BVTV và các hoá chất khác phù hợp với phạm vi công việc của họ. Kiến thức về
bảo tồn đa dạng sinh học, nhất là bảo tồn các loại động thực vật bản địa, hoang dã.
- Áp dụng hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong sản xuất, khuyến khích
sử dụng các biện pháp phi hoá học, giảm thiểu sử dụng hoá chất độc hại.
- Trong trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tuân thủ nguyên tắc 4
đúng (đúng chủng loại thuốc, đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời gian). Số lần phun thuốc
cần khống chế sao cho dư lượng thuốc không vượt qúa mức dư lượng cho phép.
- Chỉ pha trộn các loại thuốc BVTV khi chúng tương thích với nhau và ít có nguy
cơ làm tăng mức dư lượng trong sản phẩm.
- Đảm bảo thời gian cách ly từ khi phun thuốc lần cuối đến khi thu hoạch.
- Thiết bị phun thuốc phải được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo
hoạt động hiệu quả. Rửa sạch thiết bị phun sau mỗi lần sử dụng, thuốc phun thừa và nước
rửa thải ra phải được xử lý sao cho không gây ô nhiễm tới sản phẩm, nguồn cung cấp
nước và môi trường sống.
- Lưu lại hồ sơ mua, sử dụng hoá chất trên rau (tên hoạt chất, tên thương mại, nơi

mua, ngày mua, số lượng, ngày tháng sử dụng, địa điểm, liều lượng, phương pháp phun,
thời tiết khi phun, thời gian cách ly và tên người thực hiện).
- Bảo quản các loại hoá chất BVTV và các loại hoá chất khác tại khu vực riêng
biệt, an toàn theo chỉ dẫn trên nhãn mác nhằm giảm thiểu các mối nguy cơ ô nhiễm về
hoá học cho khu vực sản xuất, nguồn nước, vật liệu đựng, bao gói sản phẩm rau và môi
trường.
- Đối với rau sản xuất cho mục đích thương mại, cần kiểm tra danh mục hoá chất
được phép sử dụng và mức dư lượng tối đa cho phép (MRLs) của nước nhập khẩu rau
trước khi sử dụng. Nếu phát hiện dư lượng hoá chất quá mức tối đa cho phép, cần dừng
ngay việc mua bán sản phẩm rau. Điều tra nguyên nhân ô nhiễm, triển khai biện pháp
ngăn chặn sự tái nhiễm và lưu hồ sơ về rủi ro xảy ra và giải pháp đã sử dụng.
- Nên tuân thủ tuyệt đối vấn đề an toàn trong quá trình sử dụng thuốc bằng cách:
Có bảo hộ lao động trong quá trình pha thuốc, phun thuốc như: Găng tay, khẩu trang,
kính hoặc mủ bảo hộ, ủng, quần áo bảo hộ,.. Nên xây dựng các bể đựng vỏ thuốc, các hố
đựng vỏ thuốc để hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
2. Dư lượng thuốc BVTV:

8


Dư lượng thuốc BVTV là lượng hoạt chất thuốc BVTV, dẫn xuất và các sản phẩm
chuyển hóa của thuốc BVTV có độc tính còn lưu lại trong nông sản hàng hóa và môi
trường sau khi sử dụng.
Khi phun thuốc BVTV, thuốc sẽ tạo trên bề mặt cây trồng một lớp chất lắng gọi là
dư lượng ban đầu của thuốc, qua một thời gian lớp chất lắng sẽ biến đổi, di chuyển và
phân bố lại giữa các thành phần môi trường gọi là dư lượng thuốc.
Trên cây trồng, tùy theo tính chất của từng loại thuốc hoặc dạng thuốc mà dư
lượng có thể tồn tại trên bề mặt của lá, quả, các bộ phận của cây.
Ở trong đất, dư lượng thuốc có thể tồn tại trên bề mặt, trong lớp đất mặt hoặc di
chuyển xuống các lớp đất sâu, xuống mạch nước ngầm,..

Thời gian tồn tại của dư lượng thuốc trong cây, trong đất cũng thay đổi rất nhiều
tùy theo từng loại thuốc, lượng thuốc dùng và điều kiện môi trường.
* Dư lượng tối đa cho phép (MRL):
Mức dư lượng tối đa cho phép là lượng tối đa của một loại thuốc BVTV đước chấp
nhận cho phép tồn tại trong nông sản, thực phẩm mà không gây độc hại cho người và vật
nuôi. Mức dư lượng tối đa cho phép được biểu thị bằng miligam thuốc BVTV trong 1 kg
nông sản hàng hóa.
3. Thời gian cách ly:
Thời gian cách ly là khoảng thời gian tối thiểu kể từ ngày sử dụng thuốc BVTV lần
cuối cùng đến ngày thu hoạch sản phẩm trong quá trình trồng trọt hoặc thời gian tối thiểu
từ khi sử dụng thuốc BVTV lần cuối cùng đến khi sử dụng sản phẩm trong qua trình bảo
quản.
Trong thời gian này, phân tử thuốc BVTV trên cây trồng hoặc nông sản bị tác động
bởi nhiều yếu tố sẽ bị chuyển hóa. Lượng chất độc còn lưu tồn trên nông sản bị giảm
xuống dưới mức dư lượng tối đa (MRL), vì vậy không còn gây độc cho người tiêu thụ.
Nếu thực hiện theo đúng liều lượng khuyến cáo và tuân thủ đúng thời gian cách ly
thì dư lượng thuốc còn tồn lại trên nông sản phẩm sẽ nhỏ hơn MRL, do vậy khi ăn nông
sản đó, lượng thuốc xâm nhập vào có thể sẽ nhỏ hơn ADI và an toàn cho người sử dụng.
4. Dư lượng thuốc BVTV trong rau và thời gian cách ly:
Dư lượng thuốc BVTV là độc tính còn lưu lại trong nông sản và môi trường sau
khi phun thuốc.
Căn cứ vào độc tính này để nông sản an toàn người ta quy định thời gian cách lý
cho mỗi loại thuốc.
Thời gian cách ly là khoảng thời gian kể từ lúc phun thuốc lần cuối đến khi thu
hoạch nông sản.
Thực hiện đúng thời gian cách ly của mỗi loại thuốc sẽ đảm bảo cho nông sản
phẩm an toàn về dư lượng thuốc BVTV.

9



Phụ lục 1: Mức dư lượng tối đa cho phép (MRLs) của một số thuốc bảo vệ
thực vật trên rau tươi
(ở đây không ghi những thuốc đã cấm sử dụng và hạn chế sử dụng ở Việt Nam)
STT

Loại rau

Tên hoạt chất
Common names

MRLs
(Dư lượng thuốc BVTV tối đa
cho phép) *
(≤ mg/kg)
(≤ ppm)

1. Bắp cải
1.

Abamectin

0,02

2.

Acephate

3.


Alachlor

4.

Carbaryl

5.

Chlorfluazuron

6.

Chlorothalonil

1,0

7.

Cypermethrin

1,0

8.

Diafenthiuron

9.

Dimethoate


2,0

10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.

Fenvalerate
Fipronil
Indoxacarb
Flusulfamide
Metalaxyl
Permethrin
Spinosad
Streptomycin sulfate
Trichlorfon
Triadimefon

3,0

20.

Chlorothalonil


1,0

21.
22.
23.
24.

Fenvalerate
Metalaxyl
Permethrin
Rotenone

2,0
0,5
0,5

2,0
0,20
5,0
2,0

2,0

0,03
2,0
0,05
0,5
5,0
1,0
0,5

0,5

2. Súp lơ

0,2

3. Rau cải
25.

Abamectin

0,02

26.

Acephate

1,0

10


27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.

35.
36.

Carbendazim
Chlorothalonil
Deltamethrin
Difenoconazole
Fenvalerate
Flusulfamide
Metolachlor
Metalaxyl
Permethrin
Rotenone

4,0
1,0
0,5
2,0
0,05
0,2
2,0
5,0
0,2

4. Xà lách
37.

Acephate

5,0


38.
39.

Permethrin
Rotenone

2,0
0,2

5. Cà chua
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46.
47.
48.
49.

Abamectin
Benomyl
Cyromazin
Carbaryl
Chlorothalonil
Carbendazim
Dimethoate
Fenvalerate

Metalaxyl
Permethrin

0,02
0,5
5,0
5,0
1,0
1,0
1,0
0,5
1,0

6.Khoai tây
50.

Carbendazim

3,0

51.
52.
53.
54.
55.
56.

Chlorothalonil
Fenitrothion
Metalaxyl

Methidation
Permethrin
Rotenone

0,2
0,05
0,05
0,02
0,05
0,2

7. Đậu ăn quả
57.

Carbendazim

1,0

58.
59.

Chlorothalonil
Rotenone

5,0

60.

Chlorothalonil


5,0

61.
62.
63.
64.
65.

Carbendazim
Fipronil
Metalaxyl
Metalaxyl
Rotenone

0.5

0,2

8. Dưa chuột

11

0,01
0.5
0.5
0,2


9. Hành
66.

67.

Chlorothalonil
Metalaxyl

0,5
2,0

Metalaxyl

0,2

10. Dưa lê
68.

* Mức dư lượng mg/kg theo Codex và ASEAN, ppm theo Đài Loan

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

Phụ lục 2 – Dư lượng hoá chất Bảo vệ thực vật trong đất
Theo TCVN 5941-1995 (Giới hạn tối đa cho phép)
Hoá chất
Công thức hoá
Tác dụng
Mức cho phép
học
(≤ mg/kg)
Altrazine
C8H14ClN5
Trừ cỏ
0,2
2,4 – D
C8H6Cl2O3
Trừ cỏ
0,2
Dalapon
C3H4Cl2O2
Trừ cỏ

0,2
MPCA
C9H9ClO3
Trừ cỏ
0,2
Sofit
C17H26ClNO2
Trừ cỏ
0,5
Fenoxaprop-ethyl(Whip S) C16H12ClNO5
Trừ cỏ
0,5
Simazine
C7H12ClN5
Trừ cỏ
0,2
Cypermethrin
C22H19Cl2NO3
Trừ cỏ
0,5
Saturn(Benthiocarb)
C12H16ClNOS
Trừ cỏ
0,5
Dual (Metolachlor)
C15H22ClNO2
Trừ cỏ
0,5
Fuji – One
C12H18O4S2

Diệt nấm
0,1
Fenvalerat
C25H22ClNO3
Trừ sâu
0,1
Lindan
C6H6Cl6
Trừ sâu
0,1
Monitor(Methamidophos) C2H8NO2PS
Trừ sâu
0,1
Monocrotophos
C7H14NO5P
Trừ sâu
0,1
Dimethoate
C5H12NO3PS2
Trừ sâu
0,1
Methyl Parathion
C8H10NO5PS
Trừ sâu
0,1
Triclofon (Clorophos)
C4H8Cl3O4P
Trừ sâu
0,1
Padan

C7H16N3O2S2
Trừ sâu
0,1
Diazinon
C12H21N2O3PS
Trừ sâu
0,1
Fenobucarb (Bassa)
C12H21NO2
Trừ sâu
0,1
DDT
Trừ sâu
0,1

12


Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2007, Quy định về quản lý sản
xuất và chứng nhận rau an toàn.

13


PHẦN III.
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DƯA CHUỘT
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY DƯA CHUỘT
Dưa chuột thuộc họ bầu bí có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm thuộc Nam Châu
Á, là loại cây ưa nhiệt. Những năm cuối của thế kỷ XX, dưa chuột là cây rau chiếm vị
trí quan trọng trong sản xuất rau trên thế giới. Những nước dẫn đầu về diện tích gieo

trồng và năng suất là: Trung Quốc, Liên Xô, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ,
Aicập, Tây Ban Nha. Theo FAO ( 1993) diện tích dưa chuột trên thế giới là 1.178.000
ha, năng suất 15,56 tấn/ ha và sản lượng đạt 1.832.968 tấn. Ở nước ta những năm gần
đây dưa chuột đã trở thành cây rau quan trọng trong sản xuất, có ý nghĩa lớn về hiệu
quả kinh tế và giải quyết vấn đề về thực phẩm.
Ở nước ta dưa chuột đã được trồng từ rất lâu, không chỉ để giải quyết vấn đề thực
phẩm trong bữa ăn hằng ngày mà còn mang tính thương mại quan trọng. Những năm
gần đây, thị trường tiêu thụ rau xanh trong nước và thế giới ổn định, kinh tế đối ngoại
có nhiều cơ hội phát triển đó là điều kiện thuận lợi tiềm năng cho ngành rau phát triển.
Tuy ngành trồng rau trong đó có dưa chuột có nhiều khởi sắc nhưng trên thực tế vẫn
chưa theo kịp nhiều ngành khác trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là ở các tỉnh
miền Trung, diện tích trồng rau nói chung và dưa chuột nói riêng có nhiều biến động
qua các năm. Năng suất chỉ bằng một nửa so với năng suất trung bình của cả nước.
Có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất dưa chuột ở các tỉnh miền Trung còn thấp
đó là do điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra mưa lũ, hạn hán, đất đai
nghèo dinh dưỡng, chưa có bộ giống dưa chuột chuẩn và tốt. Đặc biệt là giống dùng cho
chế biến công nghiệp và xuất khẩu còn quá ít không đáp ứng đủ nhu cầu của sản xuất do
vậy phải nhập ngoại, giá thành cao và không chủ động trong sản xuất. Bên cạnh đó giống
dùng cho ăn tươi, tiêu thụ nội địa năng suất còn thấp, kém hiệu quả. Phần lớn hạt giống rau
do dân tự để giống hoặc nhập nội không qua khảo nghiệm kỹ. Điều này cũng ảnh hưởng
trực tiếp đến năng suất và chất lượng của dưa chuột. Vấn đề đặt ra là phải tìm được những
giống dưa chuột có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, thích ứng với điều kiện thời tiết
ở miền Trung cho năng suất cao, ổn định đặc biệt là chất lượng dinh dưỡng mà giá thành
sản xuất thấp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
II. MỘT SỐ GIỐNG DƯA CHUỘT CÓ TRIỂN VỌNG TRONG SẢN XUẤT.
Dưa chuột là loại rau ăn quả ngắn ngày, trồng được nhiều vụ trong năm và có thể
trồng rộng rãi khắp nơi trên cả nước. Hiện dưa chuột chế biến dưới dạng muối chua
nguyên quả, thái lát, chẻ tư … được xem là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành rau
quả Việt Nam. Diện tích trồng dưa chuột hàng năm ở nước ta khoảng 26.000 ha, xấp


14


xỉ 1/4 sản lượng ( khoảng 80.000 tấn) được chế biến cho xuất khẩu và một phần tiêu
dùng trong nước.
Sản xuất dưa chuột ngày càng phát triển nên nhu cầu về giống là khá lớn, đặc
biệt là giống cho chế biến. Giống sử dụng trong sản xuất hiện nay chủ yếu là giống
địa phương, rất ít giống được chọn tạo trong nước, và một số giống nhập của nước
ngoài. Giống sử dụng cho chế biến muối chua phần lớn là giống dưa chuột địa
phương như cho năng suất thấp, độ đồng đều kém, tỷ lệ quả đạt tiêu chuẩn thấp nên
hiệu quả sản xuất không cao.
Các giống dưa chuột cho chế biến của nước ngoài có chất lượng tốt nhưng giá
giống khá cao, 450-500 USD/kg, làm giảm lợi nhuận của người trồng. Để có giống
dưa chuột phục vụ cho chế biến có năng suất cao, tiêu chuẩn chất lượng phù hợp, Viện
Nghiên cứu Rau quả thuộc Viện KHNN Việt Nam đã thành công trong chọn giống
dưa chuột F1 sử dụng ưu thế lai.
+ Giống CV209-2 có thời gian sinh trưởng khoảng 70-75 ngày, thời gian thu quả
khoảng 40-45 ngày. Chiều dài quả trung bình 9,8 cm, đường kính quả 2,8 cm, ít ruột,
vỏ mầu xanh gai trắng rất thích hợp cho chế biến đồ hộp dạng muối chua nguyên quả.
Năng suất có thể đạt trên 30 tấn/ha , với tỷ lệ đạt tiêu chuẩn chế biến nguyên quả trên
90%. Giống có khả chống chịu khá với bệnh phấn trắng và bệnh sương mai.
+ Giống CV29 có thời gian sinh trưởng khoảng 80-90 ngày, thời gian thu quả
khoảng 40-50 ngày. Với chiều dài quả trung bình 28-30 cm, đường kính quả 3,8-4,3
cm, đặc ruột, vỏ xanh gai trắng giống CV29 rất thích hợp cho chế biến dạng muối
mặn. Năng suất có thể đạt từ 60-80 tấn/ha.
+ Giống Cúc 71 là một trong số ít giống dưa leo mang thương hiệu Việt do chính
Cty CP Giống cây trồng miền Nam nghiên cứu, lai tạo và phóng thích thành công ra
thị trường trong nhiều năm qua. Giống dưa leo F1 Cúc 71 có dạng cây đứng, sinh
trưởng mạnh, nhánh gọn, thân lá xanh đậm, leo giàn cao. Quả thon dài kích thước 20 22 cm, khối lượng quả 140 - 160 gr, vỏ quả màu xanh đậm. Thời gian thu hoạch kéo
dài, năng suất cao (40 - 50 tấn/ha) tùy từng vụ và điều kiện thâm canh. Trên quả có

gai màu xanh vì thế khi để lâu hoặc bảo quản trong tủ lạnh không bị nhũn. Chất lượng
thương phẩm của dưa leo Cúc 71 đạt đỉnh cao về chất lượng như đặc ruột, ăn giòn,
ngon có mùi thơm và vị đậm
+ Giống CS758: là giống dưa chuột mới do Công ty giống Thuận Nông nhập về
từ Thái Lan và đã được đưa vào trồng thử nghiệm ở huyện An Nhơn. Kết quả thử
nghiệm cho thấy, giống dưa leo CS758 (F1) sau trồng 38 ngày là cho thu hoạch, bình
quân mỗi cây cho 6 quả. Sản lượng từ ngày cho trái đến khi kết thúc thu hoạch đạt
trên 3 tấn quả mỗi sào.- Giống dưa chuột CV5 và CV11 (Viện nghiên cứu Rau quả).
Qua nghiên cứu và các mô hình thử nghiệm tại các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Giang,

15


Vĩnh Phúc… cho thấy hai giống dưa chuột CV5 và CV11 sinh trưởng phát triển khoẻ,
thân lá màu xanh đậm, phân cành khá, nhiều hoa cái, tỷ lệ đậu quả cao.
+ Giống dưa chuột Hữu Nghị: là giống lai giữa giống Việt Nam (Quế Võ) và
Nhật Bản (Nasu Fuxinari) do Viện Cây lương thực và thực phẩm chọn tạo cho năng
suất cao, phẩm chất tốt, chín sớm, chống bệnh, thích hợp trồng trong vụ Đông ở đồng
bằng sông Hồng.
+ Giống PC1, Sao xanh 1 do GS.VS Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự lai tạo. Thời
gian sinh trưởng tương đối ngắn, cho năng suất cao, ổn định, được người tiêu dùng ưa
thích
+ Mummy 331: Nhập nội từ Thái Lan, sinh trưởng khá, ra nhánh mạnh, bắt đầu
cho thu hoạch 35 - 37 NSKG, trái suông đẹp, to trung bình (dài 16 - 20 cm, nặng 160 200 g), vỏ màu xanh trung bình, gai trắng, thịt chắc, phẩm chất ngon, dòn, không bị
đắng, năng suất trung bình 30 - 50 tấn/ha.
+ Giống 759: Nhập nội từ Thái lan, sinh trưởng mạnh, cho thu hoạch 35 - 37
NSKG, trái thẳng, to trung bình, gai trắng, màu trái hơi nhạt hơn nhưng năng
suất và tính chống chịu tương đương Mummy 331.
+ Mỹ Trắng: Nhập nội từ Thái Lan, cây phát triển và phân nhánh tốt, cho thu
hoạch 35 - 37 NSKG, tỉ lệ đậu trái cao, trái to trung bình, màu trắng xanh, gai

trắng, ít bị trái đèo ngay cả ở giai đoạn cuối thu hoạch.
+ Mỹ Xanh: Nhập nội từ Thái Lan, cây sinh trưởng tốt, chống chịu tốt hơn
giống Mỹ Trắng, trái to tương đương Mỹ Trắng nhưng cho nhiều trái và năng
suất cao hơn.
+ Happy 2 và Happy 14: Nhập nội từ Hà Lan, cây phát triển rất mạnh nên cần
giàn cao, cây cho 100 % hoa cái, có 10 % cây đực cho phấn. Do đó trong kỹ thuật
trồng chú ý đảm bảo tỉ lệ cây đực trong quần thể. Qủa to (dài > 20 cm, nặng > 200g),
màu xanh trung bình, ruột nhỏ, gai trắng nên trái giữ được rất lâu sau thu hoạch. Dưa
Happy chống chịu tốt bệnh đốm phấn và cho năng suất cao tương đương các giống F1
khác.
Các giống dưa chuột ở địa phương cũng rất phong phú và đa dạng như:
+ Dưa chuột Xanh: Tăng trưởng khá, ít đâm nhánh nên phải trồng dầy, cho quả
rất sớm, quả to trung bình, vỏ xanh trung bình, gai đen, dưa
cho năng suất từ 20 - 40 tấn/ha. Khuyết điểm của giống là cho qủa loại 2
nhiều vào cuối vụ và dễ nhiểm bệnh đốm phấn. Hiện nay giống này được
Công Ty Giống Cây Trồng Miền Nam chọn lọc thành giống cao sản.
III. KỸ THUẬT CHỌN VÀ XỬ LÝ HẠT GIỐNG TRUỚC KHI GIEO.
1. Xác định loại giống để trồng.

16


Hạt giống là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng dưa
chuột thương phẩm. Phương pháp trồng dưa chuột truyền thống và phổ biến ở hầu
khắp các nơi là trồng bằng hạt. Mỗi loại giống dưa chuột khác nhau cho năng suất và
chất lượng không giống nhau. Tuy nhiên cùng một giống dưa chuột nhưng trồng ở các
vùng sinh thái khác nhau sẽ cho năng suất thậm chí chất lượng khác nhau, chỉ có vùng
sinh thái thích hợp thì sẽ cho năng suất và chất lượng cao nhất.
Căn cứ vào tình hình cụ thể về điều kiện khí hậu thời tiết, tính chất đất đai và
tập quán canh tác của địa phương mà lựa chọn giống dưa chuột cho phù hợp để lựa

chọn được đúng giống dưa chuột mong muốn.
2. Xác định lượng giống.
Xác định lượng hạt giống để trồng là một biện pháp tính toán lượng hạt giống
nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất tránh trường hợp thừa hoặc thiếu giống vì vậy
trong sản xuất nhất thiết phải tính toán lượng giống để trồng. Lượng giống cần dùng
để trồng/đơn vị diện tích phụ thuộc vào các yếu tố:
- Thời vụ trồng;
- Mật độ, khoảng cách trồng
3. Kiểm tra hạt giống trước khi trồng.
Trong một số trường hợp hãn hữu, hạt giống có thể đã quá khô và được bảo
quản nơi có độ ẩm thấp (như hạt đóng hộp được bảo quản trong kho lạnh) làm cho
chúng không thể hút nước dễ dàng, nảy mầm yếu. Trong trường hợp này, có thể điều
chỉnh bằng cách: để chúng ở nơi có độ ẩm cao trong 1 - 2 ngày trước khi gieo. Cụ thể
là để hạt giống trên một khay hay lưới treo lơ lửng trong một cái lọ bịt kín có nước ở
dưới để không làm ướt hạt giống (ví dụ như hạt ớt).
Việc kiểm tra chất lượng hạt giống trước khi trồng là việc làm hết sức cần thiết
và quyết định đến năng suất quả dưa chuột. Kiểm tra hạt giống trước khi trồng cần
tiến hành với các công việc sau:
- Tính toán được lượng giống cần có để trồng cho diện tích nhất định. Nếu
không đủ cần có kế hoạch mua bổ sung thêm giống để tránh lãng phí về giống. Tuy
nhiên khi tính toán lượng giống để trồng cần dựa trên khối lượng hạt giống.
- Loại bỏ những hạt không đủ tiêu chuẩn làm hạt giống:
+ Hạt bị lép, dập nát, hay vỡ;
+ Hạt bị bệnh hại …
Đó là những hạt kém chất lượng hoặc đã tiềm ẩn các nấm bệnh khi đem trồng
thì sẽ lây lan bệnh sang cây khác.
Chỉ chọn lấy những hạt có đặc điểm:
+ Hạt nguyên vẹn;

17



+ Vỏ hạt căng đều, vỏ sáng màu, màu sắc đồng đều;
+ Không có sâu bệnh;
+ Kiểm tra tỷ lệ mọc mầm;
+ Tính tỷ lệ mọc mầm (%).
- Hạt giống đã mọc mầm thì đem trồng ngay
- Hạt chưa mọc mầm, phải đem ủ cho đến khi mọc mầm thì mới đem trồng ra
ruộng sản xuất.
4. Xử lý hạt: Là quá trình nhằm mục đích tẩy rửa hạt giống hoặc bảo vệ hạt khỏi
tác hại của sâu hại. Có thể xử lý hạt bằng phương pháp vật lý hay hóa học:
- Phương pháp vật lý: Ngâm hạt trong nước ấm hoặc nhiệt độ khô.
Trong một số trường hợp, nhà sản xuất tiến hành xử lý trước khi phân phối giống. Tuy
nhiên, xử lý nhiệt thường không phải là một biện pháp tốt vì nó có xu hướng làm
giảm khả năng nảy mầm, sức sống của hạt giống cũng bị giảm nếu sau xử lý, hạt
giống tiếp tục được bảo quản trong kho.
Vì vậy, nếu áp dụng phương pháp này để xử lý tất cả các loại hạt giống thì cần áp
dụng ngay trước khi gieo.
- Xử lý hóa học:
Bao gồm thuốc trừ nấm, thuốc trừ sâu hoặc hỗn hợp của 2 loại đó. Hóa chất này
có thể dùng ở dạng bột, dung dịch phun với tỷ lệ rất thấp khoảng 1 - 5 g/kg hạt giống.
Thuốc trừ nấm thông dụng nhất cho xử lý hạt giống là Thiram và Captan (cả hai có
phổ hoạt động rộng, ít độc cho động vật và người).
Một số thuốc trừ nấm tổng hợp như Ridomil giúp bảo vệ cây rau đến lúc trưởng
thành.
Trong các loại thuốc trừ sâu, nguyên liệu thường dùng là Gardora và Malathion chống
mọt ngũ cốc rất hiệu quả. Việc xử lý hạt giống bằng hóa học ít rủi ro hơn nhiều so với
xử lý nhiệt (không ảnh hưởng nhiều đến sự nảy mầm của hạt).
5. Ngâm hạt:
Trước khi gieo, hạt giống được ngâm trong nước và túi vải ẩm cho đến khi chúng

bắt đầu nảy mầm.
Ưu điểm của biện pháp này là rút ngắn được thời gian, hạn chế được hiện tượng
khuyết cây do hạt mọc mầm không đều, giảm nước tưới...
Đối với các loại hạt giống có kích thước nhỏ chỉ nên ngâm ủ đến khi hạt vừa nứt
nanh là đem gieo luôn mà không đợi đến khi hạt nảy mầm. Vì những hạt giống nhỏ
khi đã nảy mầm thì rất khó để có thể gieo bằng tay (hạt rất dễ bị gãy mầm, rễ). Cần
phải quan sát vỏ hạt trước khi đem ủ sao cho hạt giống phải đạt ở mức no nước (vỏ
hạt chuyển màu hơi trong, mọng nước, mép hạt hơi sưng.
IV. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC.
18


ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY DƯA CHUỘT
1. Đặc điểm thực vật học:
Rễ: Bộ rễ dưa phát triển rất yếu, rễ chỉ phân bố ở tầng đất mặt 30-40cm.
Thân: Thân thảo hằng niên, thân dài, có nhiều tua cuốn để bám khi bò. Chiều dài
thân tùy điều kiện canh tác và giống, các giống canh tác ngoài đồng thường chỉ dài từ
0,5-2,5m.
Lá: Lá đơn, to mọc cách trên thân, dạng lá hơi tam giác với cuống lá rất dài 515cm; rìa lá nguyên hay có răng cưa. Lá trên cùng cây cũng có kích thước và hình
dáng thay đổi.
Hoa: Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay riêng biệt;
hoa đực mọc thành cụm từ 5-7 hoa; dưa leo cũng có hoa
lưỡng tính. Có giống trên cây có cả 3 loại hoa và có giống
chỉ có 1 loại hoa trên cây. Hoa có màu vàng, thụ phấn nhờ
côn trùng, bầu noãn của hoa cái phát triển rất nhanh ngay
trước khi hoa nở.
Quả, hạt: Lúc còn non có gai xù xì, khi trái lớn gai
từ từ mất đi. Trái từ khi hình thành đến khi thu hoạch có
màu xanh đậm, xanh nhạt, có hay không có hoa văn (sọc,
vệt, chấm), khi chín trái chuyển sang màu vàng sậm, nâu

hay trắng xanh. Trái tăng trưởng rất nhanh tùy theo giống,
có thể thu trái từ 8-10 ngày sau khi hoa nở. Phẩm chất trái
không chỉ tùy thuộc vào thành phần các chất dinh dưỡng trong trái mà còn tùy thuộc
vào độ chặt của thịt trái, độ lớn của ruột trái và hương vị trái. Trái chứa hạt màu trắng
ngà, trung bình có từ 200-500 hạt/trái.
2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh:
- Nhiệt độ: Thích hợp cho dưa tăng trưởng là 20-30oC.
- Ẩm độ: Yêu cầu độ ẩm đất của dưa leo rất lớn, chịu hạn rất yếu, thiếu nước cây
sinh trưởng kém và tích lũy chất cucurbitaxin làm trái trở nên đắng. Tuy nhiên ẩm độ
không khí cao lại giúp cho bệnh đốm phấn phát triển mạnh.
3-Thời vụ.
*. Vụ Xuân: Gieo trồng từ 15/2 đến 15/4.
*. Vụ Hè thu:
Gieo trồng từ 15/5 đến 15/7.
*. Vụ Đông Xuân: Gieo trồng từ đầu tháng 9 đến 15/10.
4. Chọn đất, làm đất:
*. Chọn đất: Dưa chuột có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy
nhiên khi trồng dưa cần chọn đất chủ động tưới tiêu; đất có tầng canh tác dày, tơi xốp,
tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất cát pha…
19


*. Làm đất:

Do dưa chuột có bộ rễ chùm phát triển kém, không ăn sâu nên cần làm đất kỹ,
tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống cao 30 cm, rộng 1 - 1,2 m, rãnh luống rộng 30
-35cm.
5. Chuẩn bị giống:
Lượng hạt giống thuần để gieo cho 1 sào: 50 g.
Giống dưa lai F1: 30 - 40 g/sào. Nên lựa chọn giống cho phù hợp với chân đất và

thời vụ trồng.
Trước khi gieo hạt giống phơi lại 2-3 giờ dưới nắng nhẹ rồi ngâm trong nước ấm
35-40oC trong 3-4 giờ, thời gian ngâm khoảng 5 - 6 tiếng, sau đó vớt ra đãi sạch rồi
đem ủ bằng khăn ẩm. Khi hạt đã nảy mầm, chọn hạt đã nảy đem gieo.
thường áp dụng phương pháp gieo thẳng, khi gieo
theo khoảng cách đã được xác định.
Độ sâu đất lấp từ 2-3cm tuỳ theo tính chất đất đai.
Đất nhẹ, đất cát pha lấp đất dày hơn một chút, đất thịt
trung bình lấp đất mỏng hơn.
6- Mật độ, khoảng cách:
Mật độ thay đổi theo đặc điểm của giống và thời vụ gieo trồng, chất dinh dưỡng
trong đất. Những giống cây cao, thân lá rậm rạp, phân cành cấp 1, 2 thì khoảng cách
hàng 90cm, khoảng cách cây 35 – 40cm/hạt. Mỗi hốc gieo 2-3 hạt, sau này để lại 2
cây, khoảng 4-5 vạn (40.000- 50.000 cây/ha).
Giống lai F1 để 1 cây. Hạt gieo 2 hàng trên luống với khoảng cách 70 - 80 cm,
mỗi hốc cách nhau 35 - 40 cm. Luống gieo được đánh thành 2 hàng/luống để gieo
hạt. Phân bón lót được bỏ vào hốc, đảo đều và lấp một lớp đất nhẹ.
Hạt gieo sâu 1 - 1,5 cm, rắc một lớp đất mịn lên trên sau đó phủ một lớp trấu
hoặc rơm dạ lên trên trước khi tưới ẩm lên hạt.
V- PHÂN BÓN VÀ KỸ THUẬT BÓN PHÂN
1. Lượng phân bón sử dụng cho 1 sào:
Phân chuồng hoai mục:
500 kg;
Đạm Urê:
12 -15 kg;
Lân super:
15 - 20 kg;
Kali:
7 - 8 kg;
Vôi bột:

20 kg/sào, dải đều lên mặt ruộng trước khi lên luống.
2. Cách bón:
a. Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + lân, bón tập trung theo rạch, trước khi gieo
trồng phủ đất kín phân chuồng rồi đặt hạt hoặc bầu lên trên.
20


b. Bón thúc: Phân đạm + kali chia làm 3 lần:
* Lần 1: Khi cây có 3 - 4 lá thật ( sau mọc 7 ngày) bón 3 kg đạm urê hoà với nước
phân chuồng tưới cho cây.
* Lần 2: Khi cây sinh trưởng mạnh đến trước khi ra hoa ( lúc này có 9 - 10 lá thật
tức là sau gieo trồng 18 - 20 ngày) bón: 5 kg đạm urê + 4 kg kali trộn đều bón theo
rạch cách gốc 6 - 10 cm kết hợp xới xáo, làm cỏ, vun gốc cho cây.
* Lần 3: Khi cây bắt đầu ra quả ( lúc này có từ 12 - 14 lá thật là thời kỳ thu lứa quả
đầu tiên tức là sau trồng 36 - 38 ngày), tiến hành bón 3 kg đạm urê + 2 kg kali trộn
đều bón theo gốc, bón cách gốc 7 - 10 cm rồi xới xáo, vét rãnh vun cao cho cây.
Sau lần bón thúc lần 3, cứ mỗi lần thu quả tưới nước phân chuồng có hoà 0,5 - 1 kg
phân đạm/sào và cứ tưới như vậy cho đến lúc thu quả xong.
VI- CHĂM SÓC
a. Tỉa dặm: Khi cây mọc được từ 2 - 3 lá thí tiến hành tỉa, dặm những chỗ mất
khoảng.
b. Xới xáo làm cỏ: 3 lần kết hợp cùng các đợt bón phân.
* Lần 1: Khi cây có 3 - 4 lá thật tiến hành xới xáo nhẹ và vun gốc nhẹ.
* Lần 2 : Khi cây có 9 - 10 lá thật sau khi bón thúcc tiến hành xới xáo, làm cỏ kết
hợp vét rãnh, vun cao cho cây.
* Lần 3: Khi cây có quả tiến hành bón phân kết hợp với xới, làm cỏ, vun gốc.
c. Tưới nước:
Dưa chuột là cây đòi hỏi tương đối nhiều nước, từ sau khi cây mọc đã phải tưới
nước cho cây. Cách tưới:
- Giai đoạn cây con có 3 - 4 lá thật đến 9 - 10 lá thật tưới bằng thùng ô doa hoặc

gánh nước tưới, nếu trời nắng, khô hanh tưới một ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều
mát.
- Giai đoạn từ bắt đầu ra hoa đến có quả: Nên sử dụng phương pháp tưới nước theo
rãnh. Cứ mỗi tuần tháo nước vào rãnh cho ngập lưng rãnh 1 lần để đất luôn đủ ẩm
cung cấp nước cho cây.
VII- LÀM GIÀN, TƯỚI NƯỚC:

21


- Việc làm giàn đối với cây dưa chuột là rất quan trọng góp phần tăng năng suất,
tăng phẩm chất quả, giảm bệnh hại...
Làm giàn khi cây cao khoảng 30-35cm, làm giàn kiểu
chữ A cao. Một sào cần từ 1400 – 1600 cây nứa cao 2m.
Cứ mỗi gốc cây cắm 1 cây nứa đứng, 1 giàn có từ 2 - 3 nẹp
ngang.
Do thân dưa chuột vươn lên rất nhanh nên phải buộc
cây vào giàn dọc theo cây nứa, cứ 2 - 3 ngày buộc 1 lần.
Làm giàn tốt góp phần làm tăng năng suất từ 20 - 30%.
- Tưới nước. Sau khi gieo, nếu thấy đất thiếu độ ẩm đưa nước vào rãnh ngập
1/2 độ cao luống hoặc tưới nước và giữa hai hàng. Khi cây trưởng thành cần giữ ẩm
thường xuyên, dưa chuột là cây không chịu hạn, đất thiếu ẩm thân, lá còi cọc, ra hoa,
ra trái muộn, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
VIII- BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DỊCH HẠI CÂY DƯA CHUỘT
I. SÂU HẠI.
Dưa chuột thụ phấn nhờ côn trùng, chính vì thế bà con tránh phun thuốc vào buổi
sáng khi có hoa nở.
Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết chọn các thuốc ít độc hại với
thiên địch, gia súc gia cầm và con người.
Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học ( vi sinh và thảo mộc) thuốc ít độc, thuốc có

thời gian phân hủy nhanh và thời gian cách ly ngắn.
Các loại thuốc được khuyến cáo sử dụng để phòng trị một số sâu bệnh phổ biến
như Vitaco (phòng trừ vẽ bùa, bọ trĩ). Ridomin trừ bệnh sương mai, vàng lá và bệnh
phấn trắng. Liều lượng và cách sử dụng đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì.
1. Bọ trĩ: (Thrips palmai):
- Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hơi
vàng, sống tập trung trong đọt non hay mặt dưới lá non,
chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn lại. Thiệt hại
này kết hợp với triệu chứng do rệp dưa làm cho đọt non
bị sượng, chùn lại, nông dân thường gọi là ngù đọt. Khi
nắng lên, bọ trĩ ẩn nấp trong rơm rạ hoặc nằm sát gân lá,
cuống lá. Thiệt hại do bọ trĩ có liên quan đến bệnh khảm.
Bọ trĩ phát triển mạnh vào mùa khô hạn. Thiệt hại do bọ trĩ trong những vùng
chuyên canh rất trầm trọng. Nên trồng đồng loạt và tránh gối vụ, kiểm tra ruộng dưa
thật kỹ để phát hiện sớm ấu trùng.

22


- Bọ trĩ còn là môi giới truyền bệnh virus gây hại dưa chuột.
- Biện pháp phòng trừ: Chăm sóc cho cây phát triển tốt để hạn chế tác hại của bọ
trĩ; Bón phân cân đối, hạn chế bón quá nhiều đạm, giai đoạn cây mang trái cần tăng
cường bón kali giúp cây sinh trưởng tốt và hạn chế sâu bệnh.
Bọ trĩ có tính kháng thuốc rất cao, nên phun luân phiên thay đổi các loại thuốc có
các hoạt chất như: Abamectin (Catex 1.8 EC, Plutel 5 EC); Abamectin + Bacillus
thuringiensis var.kurstaki (Kuraba WP, 1.8EC); Emamectinbenzoat (Tasieu 1.0EC,
1.9EC); Imidacloprid (Confidor 100 SL); Karanjin (Takare 2EC)
2. Bọ rầy dưa (Aulacophora similis):
- Trưởng thành là loại bọ cánh cứng màu vàng cam hình bầu dục; Trứng rất nhỏ,
màu vàng cam hoặc vàng nâu, trứng đẻ rải rác trong đất; Ấu trùng màu trắng ngà;

Nhộng màu nâu nhạt nằm trong đất, bên ngoài bao phủ một lớp kén dầy bằng đất.
- Đặc điểm gây hại: Bọ có kích thước khá to, bằng đầu đũa. Trưởng thành hoạt
động vào sáng sớm hoặc chiều tối. trời nắng ẩn nấp dưới tán lá hoặc trong đất, một
con cái đẻ trung bình khoảng 200 trứng. Bọ trưởng thành ăn lớp biểu bì trên lá làm
thành một đường vòng làm lá bị thủng thành những lỗ tròn. Bọ thường hại mạnh khi
cây còn nhỏ, mật độ bọ cao có thể làm cây trụi hết lá và đọt non. Bọ dưa non sống
trong đất cắn phá rễ cây kể cả khi cây đã lớn làm cây sinh trưởng kém và có thể chết.
Bọ dưa phát triển mạnh vào các tháng mùa khô, ít phát triển và gây hại vào các tháng
mùa mưa.

Bọ dưa
- Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp canh tác: Thu gom tiêu hủy cây dưa sau mùa thu hoạch, chất thành
đống tạo bẫy để rầy dưa tập trung.
Luân canh cây trồng: Bắt trưởng thành bằng tay hoặc bằng vợt.
Biện pháp hóa học: Hiện nay, chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để
phòng trừ đối tượng này.
3. Dòi đục lá hay sâu vẽ bùa (Liriomyza spp.):

23


Ruồi trưởng thành

Triệu chứng dòi đục lá

- Thành trùng là một loài ruồi rất nhỏ, màu đen bóng, có vệt vàng trên ngực, khi
đậu cặp cánh màng xếp lại trên lưng bụng. Trứng dạng tròn, máu trắng hồng, được đẻ
trong mô mặt trên lá. Ấu trùng là dòi màu vàng nhạt, nhộng màu nâu vàng, dính trên
lá hay rơi xuống đất. Vòng đời trung bình 25-30 ngày.

- Gây hại: Đục thành đường hầm ngoằn ngèo dưới lớp biểu bì lá của nhiều loại
cây trồng như bầu bí, dưa, cà, ớt, đậu… Dưới ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời,
những đường này làm cho lá bị cháy khô, cây rất mau tàn lụi. Ruồi tấn công rất sớm
khi cây bắt đầu có lá thật, thiệt hại trong mùa nắng cao hơn mùa mưa.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt ngay từ giai đoạn đầu, tỉa bỏ, thu gom lá bị
hại mang tiêu hủy, trải màng phủ nylon trên mặt luống sẽ giảm được mật số ruồi đáng
kể và cho hiệu quả kinh tế cao
+ Ruồi rất nhanh quen thuốc, nên cần thay đổi chủng loại thuốc thường xuyên.
Phun khi 2-3 lá, khi cần thiết có thể phun lặp lại sau 7-10 ngày. Sử dụng một số loại
thuốc có hoạt chất Cyromazine (Trigard 100 SL); Dinotefuran (Chat 20WP, Oshin
20WP.
4. Sâu ăn lá (Diaphania indica):

Sâu xanh sọc trắng
- Bướm nhỏ, màu nâu, khi đậu có hình tam giác màu trắng ở giữa cánh, rìa màu
nâu đen, hoạt động vào ban đêm và đẻ trứng rời rạc trên các đọt non. Trứng rất nhỏ,
màu trắng nở trong vòng 4-5 ngày. Sâu nhỏ, dài 8-10mm, màu xanh lục có sọc trắng ở
giữa lưng, thường nhả tơ cuốn lá non lại và ở bên trong, ăn lá hoặc cạp vỏ trái non,
nhộng màu nâu đen, sâu đủ lớn, độ hai tuần làm nhộng trong lá khô.

24


×