Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng IBA, NAA đến khả năng ra rễ của hom cây kháo vàng (machilus bonii lecomte) tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN HÀO
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHẤT KÍCH THÍCH
SINH TRƯỞNG IBA, NAA ĐẾN KHẢ NĂNG RA RỄ CỦA HOM CÂY
KHÁO VÀNG (Machilus bonii Lecomte) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Lâm nghiệp
Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 – 2018

THÁI NGUYÊN – 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN HÀO
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHẤT KÍCH THÍCH


SINH TRƯỞNG IBA, NAA ĐẾN KHẢ NĂNG RA RỄ CỦA HOM CÂY
KHÁO VÀNG (Machilus bonii Lecomte) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Lâm nghiệp
Lớp
: K46 - LN
Khoa
: Lâm nghiệp
Khóa học
: 2014 – 2018
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thoa

THÁI NGUYÊN – 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
nồng độ chất kích thích sinh trưởng IBA, NAA đến khả năng ra rễ của
hom cây Kháo vàng (Machilus bonii Lecomte) tại trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên” đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các số liệu
thu thập khách quan và trung thực. Kết quả nghiên cứu chưa được sử dụng và
công bố trên tài liệu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày tháng năm

XÁC NHẬN CỦA GVHD

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

TS. NGUYỄN THỊ THOA

NGUYỄN VĂN HÀO

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầu
của hội đông chấm Khóa luận tốt nghiệp


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa Lâm Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên và được sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thoa
tôi đã thực hiện đề tài“Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích
sinh trưởng IBA, NAA đến khả năng ra rễ của hom cây Kháo vàng(Machilus
bonii Lecomte) tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến các thầy,
cô giáo trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các thầy cô trong khoa Lâm
Nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn Thị Thoa đã
tận tâm hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Xong do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi
những sai xót nhất định mà bản thân chưa biết được. Tôi rất mong sự giúp đỡ
của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày … tháng…….năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Văn Hào


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả phân tích mẫu đất ................................................................ 18
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm giâm hom Kháo vàng cho các công
thức với 3 lần nhắc lại .................................................................... 23
Bảng 4.1a: Tỷ lệ sống của hom Kháo vàng qua các công thức sau 10 ngày ............. 28
Bảng 4.1b: Tỷ lệ sống của hom Kháo vàng qua các công thức sau 20 ngày ............. 29
Bảng 4.1c: Tỷ lệ sống của hom cây Kháo vàng qua các công thức sau 30 ngày........... 30
Bảng 4.1d: Tỷ lệ sống của hom cây Kháo vàng qua các công thức sau 40 ngày .......... 31
Bảng 4.1e: Tỷ lệ sống của hom cây Kháo vàng qua các công thức sau 50 ngày .......... 32
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu ra chồi của cây hom Kháo vàng qua các công
thức thí nghiệm: ............................................................................. 34
Bảng 4.3 Tỷ lệ ra mô sẹo của cây hom Kháo vàng qua các công thức
thí nghiệm....................................................................................... 40


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1a Gốc cây Kháo vàng ......................................................................... 19
Hình 3.1b Thân cây Kháo vàng ....................................................................... 19

Hình 3.2a: Giâm hom Kháo vàng .................................................................... 21
Hình 3.2.c Giàn che ......................................................................................... 21
Hình 3.2d: Thu thập số liệu .............................................................................. 24
Hình 4.1: Một số hình ảnh về cắt hom Kháo vàng .......................................... 27
Hình 4.2 Biểu đồ tỷ lệ sống của cây hom Kháo vàng sau 50 ngày qua
các công thức thí nghiệm .................................................................. 32
Hình 4.3a : Biểu đồ tỷ lệ ra chồi của cây hom Kháo vàng qua các công
thức thí nghiệm ................................................................................. 35
Hình 4.3b: Biểu đồ số chồi TB/hom của cây hom Kháo vàng qua các
công thức thí nghiệm ........................................................................ 35
Hình 4.3c: Biểu đồ chiều dài chồi TB của cây hom Kháo vàng qua các
công thức thí nghiệm ........................................................................ 36
Hình 4.3d: Biểu đồ chỉ số ra chồi của cây hom Kháo vàng qua các công
thức thí nghiệm ................................................................................. 36
Hình 4.4: Một số hình ảnh về chồi của cây hom Kháo vàng ........................... 37
Hình 4.4: Hình ảnh về mô sẹo của cây hom Kháo vàng .................................. 40


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CT
LSNG

: Công thức
: Lâm sản ngoài gỗ

TB


: Trung bình

TN

: Thí nghiệm

TTG

: Thuốc kích thích ra rễ dạng bột


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................ 4
2.1.1. Cơ sở tế bào học................................................................................ 5
2.1.2 Cơ sở di truyền học ........................................................................... 5
2.1.3 Sự hình thành rễ bất định ................................................................... 6
2.1.4. Cơ sở sinh lý ..................................................................................... 6

2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nýớc ................................ 11
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................. 11
2.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam về lĩnh vực giâm hom ....................... 12
2.2.3. Tổng quan về loài cây nghiên cứu .................................................. 16
2.2.4. Thảo luận ........................................................................................ 17
2.3. Tổng quan về địa điểm ngiên cứu...................................................... 17
Phần 3: ĐÔI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 19
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 19
3.2. Đia điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 19


vii

3.3. Nội dung nghiên cứu- ........................................................................... 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................ 20
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ...................................................... 20
3.4.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................. 24
3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu ............................................................... 24
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 26
4.1 Một số đặc điểm của cây Kháo vàng ..................................................... 26
4.2. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ IBA và
NAA đến tỷ lệ sống của cây hom Kháo vàng. ............................................. 28
Kết quả giâm hom đợt 1:.............................................................................. 28
Kết quả giâm hom lần 2: .............................................................................. 28
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc kích thích NAA và IBA đến
khả năng ra chồi của cây hom Kháo vàng đợt cuối thí nghiệm................ 34
4.4. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ IBA và
NAA đến tỷ lệ hình thành mô sẹo của cây hom Kháo vàng ........................ 39

4.5. Đề xuất một số biện pháp khi tiến hành giâm hom cây Kháo vàng: .... 41
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 43
5.1. Kết luận ................................................................................................. 43
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng. Giá trị của rừng thể
hiện qua giá trị về các mặt như kinh tế, văn hóa, giáo giục và môi trường.
Nhưng hiện nay rừng đang bị suy giảm về cả số lượng và chất lượng do hậu
quả của chiến tranh, nạn khai thác rừng bừa bãi trái phép, tập tục du canh du
cư, cháy rừng, quá trình đô thị hóa ồ ạt… Đồng nghĩa với việc các giá trị của
rừng cũng bị suy giảm theo. Việc phục hồi và nâng cao chất lượng tài nguyên
rừng là một công việc cần thiết để cải thiện tình trạng đó. Trong đó việc nhân
giống là công việc rất quan trọng để phục vụ xây dựng và tái thiêt những khu
cảnh quan môi trường phục vụ đời sống con người.
Ở Việt Nam ngành Lâm nghiệp đang phát triển rất nhanh chóng đồng
nghĩa với sự nhanh chóng đó tài nguyên rừng ngày càng mất đi. Chúng ta cần
giải quyết vấn đề vừa đáp ứng được sự phát triển của lâm nghiệp chế biến mà
không làm ảnh hưởng tới phát triển môi trường rừng. Đặt ra câu hỏi tìm
kiếm một loại cây trồng mới vừa phát triển nhanh đem lại hiệu quả kinh tế
cũng như bảo vệ được tài nguyên rừng.
Cây Kháo vàng (Machilus bonii Lecomte ), Họ: Long não (Lauraceae),
phân bố tự nhiên ở Lào, Campuchia, Việt Nam. ở Việt Nam là loài cây có
biên độ sinh thái rộng nên có thể gây trồng ở các tỉnh miền Bắc và miền
Trung, có thể trồng ở miền Nam nơi có lượng mưa bình quân từ 800 2.500mm/năm, nhiệt độ từ 20-270C. Phân bố rải rác trong rừng nguyên sinh

và thứ sinh thuọc các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên,
Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Gia lai.
Trong những năm gần đây Kháo vàng bị khai thác nhiều dẫn đến phân
bố tự nhiên bị thu hẹp nhanh chóng và một số cá thể của loài bị giảm sút
nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do khai


2
thác quá mức vì mục đích thương mại. Vì vậy việc nhân giống loài cây Kháo
vàng là rất cần thiết để phục hồi lại số lượng cây Kháo vàng và làm tăng tính
đa dạng sinh học trong các khu rừng.
Hiện nay có ba hình thức nhân giống chính đó là nhân giống từ hạt, nhân
giống bằng phương pháp nuôi cấy mô – tế bào và nhân giống bằng phương
pháp giâm hom.
Sinh sản bằng hạt tạo được cây con khỏe mạnh nhưng lâu có quả và khó
giữ được đặc tính di truyền tốt của cây mẹ,
Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô - tế bào là phương pháp có
hệ số nhân giống cao tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi cao về kĩ thuật và
chi phí đầu tư cao.
Nhân giống bằng hom là phương pháp dùng một phần lá, một đoạn thân,
đoạn cành hoặc rễ để tạo nên cây mới gọi là hom, cây hom giữ nguyên được
đặc tính di truyền của cây mẹ (không bị lẫn tạp do thụ phấn như phương pháp
gieo hạt). Nhân giống bằng hom là phương pháp có hệ số nhân giống cao (chỉ
thấp hơn phương pháp nuôi cấy mô – tế bào), dễ dàng mở rộng và chuyển
giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất. Từ thực tế đó thì phương pháp giâm
hom được dung ngày càng phổ biến trong nhân giống cây rừng, cây cảnh và
cây ăn quả.
Tuy nhiên trong giâm hom có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển
của hom như: Nồng độ thuốc kích thích, ánh sáng, giá thể, kĩ thuật cắt hom….
Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu về ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích

tới việc giâm hom cây Kháo vàng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng IBA, NAA đến khả
năng ra rễ của hom cây Kháo vàng(Machilus bonii Lecomte) tại trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.


3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định mức độ ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng IBA và
NAA tới khả năng sống và ra rễ của cây hom Kháo vàng.
Xác định được chất kích thích ra rễ tốt nhất cho giâm hom cây Kháo vàng.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
 Trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho sinh viên nắm vững hơn những kiến thức đã được học cũng
như được trải nghiệm giữa lý thuyết và thực hành để tiếp thu và học hỏi nhiều
điều bổ ích mới về đặc điểm quá trình sinh trưởng phát triển của cây hom
cách lựa chọn và pha chế thuốc, quá trình nhân giống bằng giâm hom.
- Giúp cho sinh viên tiếp cận phương pháp nghiên cứu, bắt đầu tiếp cận
và áp dụng hoa học tiến bộ vào nhân giống.
- Là cơ hội tốt để sinh viên hoàn thiện bản thân cả về kiến thức, kỹ
năng và thái độ vững vàng trong công việc và cuộc sống sau này.
 Trong thực tiễn sản xuất
- Phương pháp giâm hom khắc phục được nhược điểm của các phương
pháp triết cành (hệ số nhân giống không cao, ảnh hưởng tới cây mẹ…) và
phương pháp ghép cây (dễ nhiễm bệnh, đòi hỏi trình độ tay nghề người
ghép…) và các phương pháp khác.
- Có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn, duy trì loài đồng thời cung cấp
nguồn sản phẩm gỗ cho sản xuất.



4
Phần 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Nhân giống là bước cuối cùng của một chương trình cải thiện giống để
cung cấp hạt hoặc hom cành phục vụ cho công tác gây giống cây trồng trên
quy mô lớn và cho các bước cải thiện giống theo các phương thức sinh sản
thích hợp.
Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom là phương pháp nhân
giống đem lại hiệu quả cao và đã được áp dụng phổ biến cả trong và ngoài
nước trong suốt thời gian qua.
. Phương thức này dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm không có sự
kết hợp vật chất di truyền giao hợp giữa giao tử cái và giao tử đực nên cây
mới tạo ra mang đầy đủ vật chất di truyền của cây mẹ
Nhân giống bằng hom (cutting propagation): Là phương pháp dùng một
phần lá, một đoạn thân hoặc đoạn cành để tạo nên cây mới, cây mới có đặc
tính di truyền như của cây mẹ. Nhân giống bằng hom là phương pháp có hệ số
nhân giống cao nên được dùng phổ biến trong nhân giống cây trồng nói
chung.
 Ý nghĩa của nhân giống bằng hom:
- Nhân giống hom là phương pháp truyền đạt các biến dị di truyền của
cây mẹ cho cây hom.
- Nhân giống hom là phương thức lưu giữ được ưu thế lai cho đời F1
- Nhân giống hom làm rút ngắn chu kỳ sinh sản, rút ngắn thời gian thực
hiện chương trình cải thiện giống cây rừng.
- Nhân giống hom là một phát triển nhân nhanh các loại cây quý hiếm đang
bị khai thác cạn kiệt, là phương pháp phát triển bảo tồn nguồn gen cây rừng.



5
- Nhân giống hom là phương thức nhân giống bổ sung cho các loại cây
khó thu hái và bảo quản hạt.
 Các loại hom được dùng trong nhân giống:
- Các loại hom được dùng trong nhân giống ở cây rừng có thể là thân cây
non, cành, lá, rễ…
- Hom thân và hom cành là hom được cắt từ một phần của thân cây
non, từ chồi vượt hoặc cành non của cây. Một số loài như tre, luồng…
hom giâm có thể là một đoạn thân, một đoạn thân có gốc, đoạn cành hoặc
đoạn gốc cành sát thân. Hom của các loài thân gỗ đều được lấy từ thân cây
non hoặc cành non của cây. Các loại cành giâm thường là cành non, cành hóa
gỗ yếu, cành nửa hóa gỗ, cành hóa gỗ.
- Hom rễ là loại hom được cắt từ rễ cây. Mốt số loại cây có thể dùng rễ
để giâm hom như Xoan, Long não, Lê, Hồng. Ngoài ra ở một số loài thực vật
người ta có thể giâm hom từ lá (Thu hải đường, Sống đời) hoặc từ củ (Khoai
lang, khoai tây…).
Ở một số loài khi nhân giống hom thường có hiện tượng bảo lưu cục bộ
là hiện tượng mà cây hom tiếp tục sinh trưởng và phát triển hình thái theo đặc
trưng của cành được lấy từ cây mẹ. VD: Hom được lấy từ chồi ngọn thì tiếp
tục mọc thẳng, hom lấy từ cành bên thì tiếp tục mọc nghiêng. Có thể khắc
phục hiện tượng này bằng cách lấy cành từ các cây con và chồi bất định để
giâm hom (Longman, 1993) hoặc nhân hom nhiều lần.
2.1.1. Cơ sở tế bào học
Tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể mang đầy đủ thông tin di truyền cho quá
trình phát triển của sinh vật. Trong quá trình sinh sản vô tính, cây con được
tạo ra có nguồn gốc từ bản sao của cây mẹ.
2.1.2 Cơ sở di truyền học
Trong quá trình sinh trưởng phát triển trải qua nhiều lần phân bào liên
tiếp cùng với quá trình phân hóa các cơ quan. Quá trình phân bào giảm nhiễm



6

kết quả từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể y hệt tế bào
mẹ. Các loại hom đều suất phát từ 1 bộ phân sinh dưỡng của cây mẹ nên khi
tạo ra 1cây mới luôn mang đủ đặc tính vốn có của cây mẹ.
2.1.3 Sự hình thành rễ bất định
Nhân giống bằng hom dựa trên cơ sở hình thành tái sinh rễ bất định của
1 đoạn thân hoặc đoạn cành trong điều kiện thích hợp để tạo thành cơ thể mới.
Rễ bất định là rễ ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây ngoài hệ rễ của nó trong
giâm hom và điều quan trọng là hình thành được rễ bất định. Có hai rễ bất
định là rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh.
- Rễ tiềm ẩn: Là rễ có nguồn gốc tự nhiên trong thân, trong cành cây
nhưng chỉ phát triển khi thân hoặc cành đó tách khỏi thân cây.
- Rễ mới sinh: Chỉ được hình thành khi cắt hom.
 Sự hình thành rễ bất định có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Các tế bào bị thương ở vết cắt chết đi và hình thành nên một lớp tế bào
bị thối trên bề mặt, vết thương bị bao bọc bởi một lớp keo. Lớp bảo vệ này
giúp mặt cắt khỏi bị thoát nước.
- Các tế bào sống ngay dưới lớp bảo vệ bắt đầu phân chia và hình thành
một lớp mô mềm được gọi là mô sẹo.
- Các tế bào vùng thượng tầng hoặc vùng lân cận thượng tầng và libe bắt
đầu hình thành rễ.
2.1.4. Cơ sở sinh lý
Sự hình thành rễ trong quá trình giâm hom chịu ảnh hưởng của nhóm
nhân tố: Nội sinh và ngoại sinh.
2.1.4.1 Các nhân tố nội sinh
Dựa vào các đặc tính di truyền của cây mẹ truyền cho đời con nhờ quá
trình nguyên nhiễm hay nguyên phân, mà ta tiến hành dùng các cành, thân để
giâm hom.



7
Kết quả nghiên cứu của một số tác giả đều đi đến một kết luận chung
nhất là: các loài cây khác nhau thì đặc điểm ra rễ khác nhau. Các tác giả này
đã dựa vào khả năng ra rễ để chia làm 3 nhóm (Phạm Văn Tuấn, 1998) [18].
+ Nhóm dễ ra rễ gồm 29 loài như một số loài thuộc các chi Ficussp,
Moruss, Pophussp, Salixsp,….
+ Nhóm khó ra rễ gồm 26 loài như các chi: Malussp, Prunussp,
Pyrussp,… thuộc họ Rosaceae, một số chi khác như Aesculussp,
Bauhiniasp…
+ Nhóm có khả năng ra rễ trung bình bao gồm 65 loài trong đó có các
chi Eucaluptussp, Quercussp, Grewiliasp, Taxassp.
Vì thế theo khả năng giâm hom có thể chia thực vật ra làm 2 nhóm chính:
+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng cành, là nhóm loài cây thuộc họ Dâu tằm
(Maraceae) như: Dâu tằm, Đa, Sung, Dương… Một số loài thuộc họ Liễu
(Salicaceae) như: Dương, Liễu, …
+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt thì khả năng ra rễ của hom giâm bị
hạn chế ở các mức độ khác nhau.
- Đặc điểm di truyền của từng xuất xứ, từng ca thể:
+ Tuổi cây mẹ lấy hom: Khả năng ra rễ không những do tính di truyền
quyết định mà còn phụ thuộc rất lớn vào tuổi cây mẹ lấy cành. Thông thường
cây chưa sinh sản hạt dễ nhân giống bằng hom hơn khi cây đã sinh sản hạt,
hom lấy từ cây tuổi non dễ ra rễ hơn hom lấy từ cây tuổi già. VD: Hom lấy từ
các cây Mỡ 1 tuổi, 3 tuổi, 20 tuổi có khả năng ra rễ tương ứng là 98%, 47%,
0% (Lê Đình Khả, Hoàng Thành Lộc, Phạm Văn Tuấn, 1990).
Cây non không những có tỷ lệ ra rễ lớn mà thời gian ra rễ cũng ngắn
hơn. Khả năng ra rễ giảm xuống ở hom giâm của cây nhiều tuổi được giải
thích là do tỷ lệ đường tổng số trên đạm tổng số (tỷ lệ đường/đạm) cao ở
thân cây, nói cách khác là do hàm lượng đạm ở thân giảm xuống như



8
trường hợp ở Quercusrobur (Liubinskii, 1957). Song có người cho rằng sở
dĩ cây nhiều tuổi ra rễ kém là do tính mềm dẻo của chúng bị giảm đi
(Komisarow, 1964)
+ Vị trí cành và tuổi cành lấy hom: Hom lấy từ các phần khác nhau trên
thân sẽ có tỷ lệ ra rễ khác nhau. Thông thường thì hom lấy từ cành ở tầng
dưới rễ ra rễ hơn cành ở tầng trên, cành cấp 1 dễ ra rễ hơn cành cấp 2, cấp 3.
Cành chồi vượt dễ ra rễ hơn cành lấy từ tán cây. Tuy nhiên khả năng ra
rễ cao của cành chồi vượt cũng thay đổi theo vị trí lấy hom.Tuổi cành cũng
ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ. Thông thường cành nửa hóa gỗ (cành bánh
tẻ) là loại cành thường cho tỷ lệ ra rễ cao nhất, cành hóa gỗ yếu hoặc đã hóa
gỗ thông thường cho tỷ lệ ra rễ kém hơn. Tuy vậy ảnh hưởng của mức độ hóa
gỗ yếu đến tỷ lệ ra rễ cũng thay đổi theo loài cây.
- Các chất kích thích ra rễ: Trong các chất điề hòa sinh trưởng thì Auxin
được coi là chất quan trọng nhất trong quá trình ra rễ của hom. Song nhiều
chất khác tác động cùng Auxin và thay đổi hoạt tính của Auxin cùng tồn tại
một cách tự nhiên trong các mô của hom giâm và tác động đến quá trình ra rễ
của chúng. Trong đó quan trọng nhất là Khizocalin, đồng nhân tố ra rễ, các
chất kích thích kìm hãm ra rễ (Tewari, 1993).
- Đồng nhân tố ra rễ(rooting co- factors). (Hess, 1961) cho rằng có một
số chất nội sinh điều phối hoạt tính của IAA gây nên khởi động ra rễ và gọi là
đồng nhân tố.Các chất kích thích ra rễ và kìm hãm ra rễ. VD: Sesquiterpenic
actone được chiết tách từ lá cây Hướng dương, dicyliterpenic được chiết tách
từ cây Rau sam đều là những chất kích thích ra rễ cho Đậu xanh. Một số chất
kìm hãm Nhaxanthoxin, axit abscisic (ABA) và một số chất khác[8].
2.1.4.2 Các nhân tố ngoại sinh
- Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy hom. Điều kiện sinh sống của cây
mẹ lấy cành có ảnh hưởng rõ đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm, nhất là hom lấy từ



9

những cây non. Theo Enrght (1995) thì hom lấy từ cây 3 tuổi của các loài
Picea abies, Pinusresinosa, P.strobus có bón phân hữu cơ và phân vô cơ đã có
tỷ lệ ra rễ cao hơn so với hom lấy từ cây không được bón phân.
Điều kiện chiếu sáng cho cây mẹ lấy cành cũng ảnh hưởng đến khả năng
ra rễ của hom giâm. Và điều kiện lấy hom ở xa nơi giâm hom cũng ảnh hưởng
lớn đến khả năng ra rễ và sinh trưởng của hom giâm [5].
- Thời vụ giâm hom:
Là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự ra rễ của hom giâm. Tỷ lệ ra
rễ của hom giâm phụ thuộc vào thời vụ lấy cành và thời vụ giâm hom. Một số
loài có thể giâm hom quanh năm, song nhiều loài cây có tính chất thời vụ rõ
rệt. Theo Frison (1967) và Netserov (1967) thì mùa mưa là mùa giâm hom có
tỷ lệ ra rễ nhiều nhất ở nhiều loài cây, trong khi một số loài cây khác lại tỷ lệ
ra rễ nhiều hơn ở mùa xuân. Hom được lấy trong các thời kỳ cây mẹ hoạt
động sinh trưởng mạnh có tỷ lệ ra rễ cao hơn các thời kỳ khác [5]
- Chế độ ánh sáng:
Ánh sáng đóng vai trò sống còn trong ra rễ của hom giâm
(Tewari, 1994). Không có ánh sáng và không có lá thì hom không có hoạt
động quang hợp, quá trình trao đổi chất khó xảy ra, do đó không có hoạt động
ra rễ. Chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm.
Theo kiomisasov (1964) thì ánh sáng tự nhiên là cần thiết cho ra rễ, còn ánh
sáng đỏ và ánh sáng xanh làm giảm tỷ lệ ra rễ của hom giâm ở một số loại cây
ưa sáng.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng ra rễ của hom giâm
thường mang tính chất tổng hợp theo kiểu phức hệ ánh sáng chỉ tác động đến
ra rễ của hom với sự có mặt của lá cây, hom không có lá thì không chịu ảnh
hưởng của ánh sáng và cũng không có hoạt động ra rễ.

- Nhiệt độ:


10
Nhiệt độ là một trong nhưng nhân tố quyết định tốc độ ra rễ của hom
giâm (Pravdin, 1938). Ở nhiệt độ quá thấp hom giâm nằm ở trạng thái tiềm ẩn
và không ra rễ, còn ở nhiệt độ quá cao lại tăng cường nhiệt độ và bị hỏng, từ
đó làm giảm tỷ lệ ra rễ. Các loài cây nhiệt đới cần nhiệt độ không khí trong
nhà giâm hom thích hợp cho ra rễ là 28-330C và nhiệt độ giá thể thích hợp là
25-300C (Longman,1993). Nếu nhiệt độ không khí trên 350C làm tăng tỷ lệ
héo của lá (Nguyễn Ngọc Tân và cộng sự, 1984). Nói chung nhiệt độ không
khí trong nhà giâm hom nên cao hơn nhiệt độ giá thể 2-30C.
- Độ ẩm:
Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể là nhân tố hết sức quan trọng trong
quá trình giâm hom. Các hoạt động quang hợp, hô hấp, phân chia tế bào và
chuyển hóa vật chất trong cây đều cần nước. Thiếu nước thì hom bị héo,
nhiều nước quá thì hoạt động của men thủy giải tăng lên, quá trình quang hợp
bị ngừng trệ. Khi giâm hom mỗi loài cây đều cần một độ ẩm thích hợp, làm
mất độ ẩm của hom 15-20% thì hom hoàn toàn mất khả năng ra rễ. Đối với
nhiều loại cây độ ẩm giá thể thích hợp cho giâm hom là 50-70%. Yêu cầu độ
ẩm không thay đổi theo loài cây mà còn theo mức độ hóa gỗ của hom giâm.
Để đảm bảo độ ẩm cho hom bắt buộc phải phun sương vừa làm tăng độ ẩm,
vừa làm giảm nhiệt độ không khí, giảm sự bốc hơi của lá [5].
- Giá thể giâm hom:
Các giá thể được dùng hiện nay chủ yếu là cát tinh, mùn cưa hoặc xơ
Dừa băm nhỏ hoặc đất vườn ươm. Khi giâm hom chỉ tạo ra rễ, sau đó mới cấy
cây hom vào bầu thì giá thể thường là cát tinh, còn khi giâm hom trực tiếp vào
bầu để tạo thành cây hom thì giá thể thường là mùn cưa để mục, xơ Dừa băm
nhỏ, đất vườn ươm hoặc có thể trộn lẫn chúng với cát tinh. Một giá thể giâm
hom tốt là có độ thoáng khí tốt và duy trì được độ ẩm trong thời gian dài mà

không ứ nước, tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt đồng thời phải sạch, không
bị nhiễm nấm, không có nguồn sâu bệnh, độ pH khoảng 6-7 [5].


11

2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nýớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu và khu vực đã
làm cho môi trường sống bị ô nhiễm, rừng bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất
lượng, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đứng trước
tình hình đó các nhà khoa học về lĩnh vực nông lâm nghiệp đã và đang nỗ
lực để tìm ra những phương pháp tạo giống cây mới đóng góp vào ngân
hàng hạt giống ngày càng chất lượng để đáp ứng những nhu cầu ngày càng
cao của con người.
Trong những năm 1950 có hàng loạt cuốn sách về chọn giống cây rừng
đã được xuất bản ở nhiều nước trên thế giới. Bắt đầu từ năm 1964 Girodano
đã giâm hom bạch đàn E.Camalodulensis một năm tuổi đạt tỷ lệ ra rễ 60%.
Tới năm 1963 nhà nghiên cứu người Pháp là Franclet đã đưa ra một danh sách
gồm 58 loài Bạch đàn đã thử nghiệm giâm hom và đã thành công.
Bắt đầu từ năm 1984, nhà nghiên cứu người Đức R.Kleins Chmit đã
tiến hành nhân giống cây Vân sam ở CHLB Đức, cùng thời gian đó Ruden
cũng bắt đầu tại Na uy. Và từ đầu thập kỷ 80 đến nay thì công tác nghiên cứu
đã đạt được nhiều thành công như các loài cây lá kim, cây lá rộng. Ở Đông
nam á những năm gần đây việc nghiên cứu và sản xuất cây hom đã được tiến
hành ở nhiều nước. Trung tâm cây rừng Asean- Canada (ACLTSC) đã tổ
chức thử nghiệm nghiên cứu giống hom từ năm 1988 và đã thu được nhiều
kết quả với các loài cây họ Đậu[3].
Tại Trung Quốc đã xây dựng được một quy trình công nghệ về sản xuất
cây con bằng mô hom cho hàng chục loài cây gỗ, cây ăn quả và cây cảnh.

Qua quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã tạo ra được những
cây con giống đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn đã mở ra một hướng đi
mới triển vọng trong công tác tạo giống cây trồng.
Zhou Fangchun (2000) có đề cập đến nhân giống của một số loài tre trúc
khác nhau ở Trung Quốc làm cơ sở cho việc gây trồng phát triển tre trúc.


12
Ở Malaysia bước đầu đã nghiên cứu tạo giống mây bằng phương pháp
nuôi cây mô, đã tiến hành thí nghiệm trồng song mây dưới tán các loại rừng
với các mật độ khác nhau. Malaysia và Indonesia đã xây dựng rừng mây
giống phục vụ cho gieo trồng trên quy mô lớn (dẫn theo Vũ Văn Dũng và
cộng sự, 2002).
Xiao Jianghua (1996) đã xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình sinh măng, sinh trường và phát triển của thân khí sinh là độ ẩm, nhiệt độ,
dinh dưỡng, cấu trúc rừng, biện pháp lâm sinh, sâu bệnh. Đây là những nhân
tố cần phải được quan tâm khi áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng
suất măng và thân khí sinh (dẫn theo Nguyễn Quang Hưng, 2008).
Zhou Fangchun (2000) đã cho thấy nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm
có ảnh hưởng khá rõ đến quá trình phát sinh, phát triển măng,… của nhiều
loài tre trúc khác nhau, đó là những cơ sở để áp dụng các biện pháp thâm canh
nhằm thúc đẩy sinh măng trái vụ ở Trung Quốc.
Bắt đầu năm 1964 Giordano đã giâm hom Bạch đàn E.cama lodulensis
một năm tuổi đạt tỷ lệ ra rễ 60%, trong khi trước đó những năm đầu thập kỷ
50 thì người ta cho rằng điều này không thể xảy ra. Tới năm 1963, nhà nghiên
cứu người Pháp là Franclet đã đưa ra một danh sách gồm 58 loài Bạch đàn đã
được thử nghiệm giâm hom và đạt nhiều thành công.
2.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam về lĩnh vực giâm hom
Nhân giống sinh dưỡng bằng hom là biện pháp đang được phát triển rất
nhanh và được áp dụng rộng rãi vào sản xuất lâm nghiệp. Tạo dòng vô tính là

hướng đi nhiều triển vọng, trong đó giâm hom là một trong những yếu tố có ý
nghĩa quyết định. Đối với nhân giống bằng hom, có vô số nhân tố tác động tới
tỷ lệ ra rễ của hom, vì quá trình hình thành rễ ở hom phụ thuộc vào điều kiện
nội sinh của cây mẹ và vào điều kiện môi trường, trong đó một số nhân tố có
ảnh hưởng lớn là: đặc điểm của cây cá thể, trạng thái sinh lý của hom, kích
thước của hom được dùng trong giâm hom, xử lý chất kích thích ra rễ (loại
thuốc, nồng độ, cách xử lý), thời vụ giâm hom... Muốn giâm hom có tỷ lệ ra


13
rễ cao phải biết tiến hành ở thời vụ thích hợp, sử dụng chất kích thích ra rễ và
kỹ thuật giâm hom hợp lý. Do vậy giâm hom để sản xuất hàng loạt vật liệu
giống đã được cải thiện là một biện pháp kỹ thuật tổng hợp bao gồm nhiều
công đoạn.
Việt Nam đã và đang ứng dụng những thành tựu trong nghiên cứu tạo
giống cây trồng bằng giâm hom. Các nhà khoa học đã không ngừng nỗ lực,
tìm tòi sáng tạo, tạo ra những quy trình, phương pháp riêng cho việc giâm
hom cây rừng nói chung và những cây dược liệu quý nói riêng.
Năm 1976, lần đầu tiên tại Việt nam đã thử nghiệm nhân giống
bằng phương pháp giâm hom đối với một số loài cây như Bạch đàn, Thông
được tiến hành tại Phù Ninh- Phú Thọ.
Năm 1984, Nguyễn Ngọc Tân đã giâm hom thành công loài cây mỡ từ
cây non hoặc từ gốc trưởng thành. Ông cho biết tỷ lệ ra rễ ở hom chưa hóa gỗ
của cây Mỡ khi các hom này được xử lý với thuốc kích thích 2.4D nồng độ
50ppm trong 3 giây là 40%.
Năm 1990, Nguyễn Hoàng Nghĩa nhân giống cây Sở bằng hom cành
với thuốc xử lý là NAA ở một công thức thích hợp cho tỷ lệ ra rễ của hom
giâm là 80%. Lê Đình Khả và Đoàn Thị Bích giâm hom Bạch đàn trắng bằng
thuốc xử lý IBA nồng độ 75ppm cho tỷ lệ ra rễ cao hơn 27,5% so với công
thức đối chứng[5].

Từ năm 1990 trở lại đây các nhà khoa học như Lê Đình Khả, Phạm
Văn Tuấn và Nguyễn Hoàng Nghĩa đã tiến hành giâm hom các loài Bạch đàn
(1990- 1991), cây Sở (Lạng Sơn, 1990), Keo lá tràm và keo lai (1995), Bách
xanh (1999), Pơ mu (Lâm Đồng, 1997), Thông đỏ (Ba Vì, 1995).
Trung tâm nghiên cứu cây rừng viện khoa học Việt nam sau một thời
gian nghiên cứu đã thực hiện thành công việc sản xuất cây hom bạch đàn
trắng và Keo lai theo kế hoạch của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
phê duyệt trong 3 năm 1996- 1998.


14
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ ra rễ trong quá trình giâm hom,
về cơ bản có thể chia thành 2 nhóm: Các nhân tố nội sinh và nhóm các nhân
tố ngoại sinh (Phạm Văn Tuấn, 1996)[16].
Tuổi cây mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ của hom, nhất là đối với
các loài khó ra rễ. Nhìn chung, tuổi cây mẹ càng già thì tỷ lệ ra rễ của hom
càng giảm.Cây Mỡ (Manglietia glauca) 1 tuổi có tỷ lệ ra rễ 98%, Mỡ 3 tuổi
47%, Mỡ 20 tuổi không ra rễ. Cây Sao đen (Hopea odorata) 1 tuổi 70% ra rễ,
2 tuổi 50% ra rễ. Hom từ cây già không những có tỷ lệ ra rễ thấp có thời gian
ra rễ dài hơn.Ví dụ hom Mỡ 1 tuổi thời gian ra rễ là 80 ngày. Trong luc đó
hom chồi bất định ở cây 8 tuổi là 120 ngày.
Để giải thích tỷ lệ ra rễ thấp của hom cây giâm ở cây có tuổi cao thì
Liubin ski (1975) cho rằng: ở cây nhiều tuổi tỷ lệ đường tổng số trên đạm
tổng số ở thân cây quyết định. Nói cách khác là do hàm lượng đạm ở thân cây
giảm xuống, song có người cho rằng, sở dĩ cây có tuổi cao ra rễ kém là do
tính mềm dẻo của cây bị giảm đi.
Hom lấy từ cành ở các vị trí khác nhau, trên tán cây cũng có tỷ lệ ra rễ
khác nhau, với Vân sam lá nhọn (Picea) hom từ phần trên của tán lá ra rễ tốt
nhất, nhưng với Vân sam châu Âu (P.excelga) thì ngược lại, Phong trắng
(Populus) khi hom hóa gỗ yếu tốt nhất là cắt hom ở phần dưới tán, khi hom

nửa hóa gỗ cắt hom ở phần giữa. Như vậy với mỗi loài cây vị trí lấy hom khác
nhau có tỷ lệ ra rễ khác nhau.
Trên một cành hom được lấy ở các vị trí khác nhau cũng có tỷ lệ ra rễ
khác nhau, với Bạch đàn một cành được chia làm 4 phần: Ngọn, sát ngọn,
giữa và sát gốc. Qua 2 lần thí nghiệm cho kết quả như sau: Hom ngọn có tỷ lệ
ra rễ 54,6 - 61,6%, hom sát ngọn 71,6- 90,8%. Với Keo lai lá tràm và Keo tai
tượng hom ngọn và hom sát ngọn cho tỷ lệ ra rễ cao hơn 93,3 -100% so với
hom giữa và hom sát gốc 66,7 - 97,6%. Lê Đình Khả (1993), về nhân giống
Keo lá Tràm, Keo tai tượng.


15
Kết quả nhân giống Giáng hương bằng phương pháp giâm hom cho thấy:
Tại trạm thực nghiêm giống Ba Vì: hom không xử lý chất kích thích sinh
trưởng có tỷ lệ ra rễ 53,53%. Hom xử lý TTG1 cho tỷ lệ ra rễ cao nhất ở nồng
độ 0,75% (100%) và TTG2 cho tỷ lệ ra rễ cao nhất ở nồng độ 1% (86,7%), tại
Buôn Ma Thuột: hom không xử lý chất kích thích sinh trưởng có tỷ lệ ra rễ
41%. Hom xử lý AIB nồng độ 750ppm cho tỷ lệ ra rễ cao nhất 69%, trong khi
xử lý AIA cho tỷ lệ ra rễ cao nhất chỉ đạt 63% (ở nồng độ 1000ppm).
Nhân giống Hồi bằng phương pháp giâm hom với thuốc kích thích ra rễ
là IBA (1%), hom lấy từ cây 2 tuổi có tỷ lệ ra rễ khá cao đạt từ 66 - 69%;
Phương pháp ghép nêm và ghép áp cho hồi cũng có tỷ lệ sống khá cao, sau 3
tháng đạt hơn 79%, sau 5 tháng còn gần 74% và sau 14 tháng có thể xuất
vườn còn gần 46%. Tỷ lệ sống của cây ghép hầu như không phụ thuộc vào
tuổi cây mẹ cho cành ghép mà phục thuộc rất rõ rệt vào từng dòng cây mẹ cho
cành ghép. (Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Tuấn Hưng – 2003). Xử lý bằng IBA
(1%) trong thời kỳ đầu hè để giâm hom Quế đạt tỷ lệ ra rễ cao và sử dụng
phương pháp ghép nêm ngọn Quế cho tỷ lệ sống cao nhất so với ghép mắt và
ghép cành (70 - 77%), (Phạm Văn Tuấn, 2005).
Khi nghiên cứu chọn tạo giống Quế có năng suất tinh dầu cao Nguyễn

Huy Sơn, Phạm Văn Tuấn (2006) đã chọn được 122 cây trội theo các chỉ tiêu
sinh trưởng, 79 cây theo sinh trưởng và hàm lượng tinh dầu, 45 cây theo cả
sinh trưởng, hàm lượng và chất lượng tinh dầu ở Yên Bái, Quảng Nam và
Quảng Ngãi. Về nhân giống, đề tài cũng đã chỉ ra được tuổi cây lấy hom, giá
thể và loại hom có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom, tốt nhất là lấy hom
cành hay hom chồi vượt ở cây dưới 7 năm tuổi, giâm hom trong giá thể cát
vào đầu vụ hè là tốt nhất. Đối với ghép, đề tài cũng đưa ra 3 phương pháp
nhưng đạt hiệu quả cao nhất vẫn là ghép nêm ngọn, cành ghép tốt nhất là lấy
ở cây dưới 7 năm tuổi và nên ghép vào vụ thu. Các tác giả đã dùng cây ghép
để xây dựng vườn giống kết hợp khảo nghiệm hậu thế đối với loài cây này.


16

2.2.3. Tổng quan về loài cây nghiên cứu
Kháo vàng (Machilus bonii Lecomte) thuộc họ Long não (Lauraceae) là
loài cây bản địa đa tác dụng có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng nhanh. Ở Việt
Namphân bố rải rác trong rừng nguyên sinh và thứ sinh thuộc các tỉnh Lạng
Sơn, Bắc Giang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng
Bình, Gia Lai. Kháo vàng thường sống trong các quần xã thực vật gồm Dẻ,
Trám, Re gừng, Lim xanh, Ràng ràng.
Thích hợp ở nơi có khí hậu ẩm nhiệt đới mưa mùa, lượng mưa bình quân
800-2500mm/ năm, nhiệt độ bình quân 20-270C. Kháo vàng ít kén đất, có thể
trồng ở các loại đất còn tính chất đất rừng, thích hợp với các loại đất Feralit
đỏ vàng hoặc vàng đỏ phát triển trên đá mác ma axit hoặc sa thạch,
phiến thạch,… đất có hàm lượng chất dinh dưỡng nghèo đến trung bình.
Cây ưa sáng, thường mọc ở nơi đất có tầng dầy, nhiều mùn, thoát nước.
Cây chịu bóng nhẹ khi còn nhỏ, lớn lên ưa sáng, tốc độ sinh trưởng khá
nhanh, mỗi năm tăng trưởng khoảng 1m về chiều cao và 1cm về đường kính.
Tái sinh hạt và chồi tốt. Thích hợp trồng hỗn giao với một số loài cây lá rộng

khác nên phương thức làm giầu rừng bằng Kháo vàng triển vọng tốt. Gỗ Kháo
vàng giác lõi phân biệt, giác trắng, lõi có mầu vàng nhạt, mịn thớ, khá cứng
và nặng, tỷ trọng 0,7, xếp nhóm IV.
Cây ưa sáng, thường mọc ở nơi đất có tầng dầy, nhiều mùn, thoát nước.
Cây chịu bóng nhẹ khi còn nhỏ, lớn lên ưa sáng, tốc độ sinh trưởng khá
nhanh, mỗi năm tăng trưởng khoảng 1m về chiều cao và 1cm về đường kính.
Tái sinh hạt và chồi tốt. Thích hợp trồng hỗn giao với một số loài cây lá rộng
khác nên phương thức làm giầu rừng bằng Kháo vàng triển vọng tốt.
Gỗ Kháo vàng giác lõi phân biệt, giác trắng, lõi có mầu vàng nhạt, mịn
thớ, khá cứng và nặng, tỷ trọng 0,7, xếp nhóm IV. Gỗ có mùi thơm và khá
bền với mối mọt nên thường dùng để đóng đồ gia dụng như bàn, ghế, giường,
tủ, dùng trong xây dựng, gaio thông vận tải, nguyên liệu gỗ bóc dán lạng. Vỏ
cây Kháo vàng dùng để làm thuốc chữa bỏng và chữa đau răng rất tốt.


×