Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ ở các sinh cảnh khác nhau tại xã thành công khu bảo tồn thiên nhiên phia oắc – phia đén tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.01 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NÔNG TRỌNG ĐẠT

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
BẢO TỒN THỰC VẬT THÂN GỖ Ở CÁC SINH CẢNH KHÁC NHAU
TẠI XÃ THÀNH CÔNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PHIA OẮC
PHIA ĐÉN TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa

: 2014 – 2018

Thái Nguyên – năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NÔNG TRỌNG ĐẠT

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
BẢO TỒN THỰC VẬT THÂN GỖ Ở CÁC SINH CẢNH KHÁC NHAU
TẠI XÃ THÀNH CÔNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PHIA OẮC
PHIA ĐÉN TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp

: K46 – QLTNR – N02

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa


: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Văn Mạn

Thái Nguyên – năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản
thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điểu tra trên thực
địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nêu có gì sai tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm!
Thái Nguyên, ngày….tháng….năm 2018
XÁC NHẬN CỦA GVHD Đồng ý
cho bảo vệ kết quả trước hội đồng

Người viết cam đoan

khoa học

(Ký, ghi rõ họ và tên)

(Ký, ghi rõ họ và tên)

ThS. Nguyễn Văn Mạn

Nông Trọng Đạt


XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót khi Hội đồng chấm yêu
cầu! (Ký, ghi rõ họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Lâm Nghiệp Trường Học Nông
Lâm Thái Nguyên và sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn
Văn Mạn tôi đã được thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất
giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ ở các sinh cảnh khác nhau tại xã
Thành Công. Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao
Bằng”. Để hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy
cô đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và rèn luyện ở trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Xin chân
thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn Mạn đã tận tình, chu
đáo hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để
thực hiện khóa luận một cách hoàn chỉnh nhất. Song do buổi đầu mới làm
quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế cũng như hạn
chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất
định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý
Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng…. Năm 2018
Sinh viên

Nông Trọng Đạt



3

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp phân loại thực vật ................................................
20
Bảng 4.2 Đa dạng họ thực vật.................................................................... 21
Bảng 4.3 Đa dạng loài thực vật.................................................................. 22
Bảng 4.4 Một họ có số lượng loài lớn nhất .................................................
23
Bảng 4.5 : Số lượng loài thực quý hiếm phân cấp phân theo IUCN .............
24
Bảng 4.6 : Đa dạng về dạng sống............................................................... 25
Bảng 4.7: Đa dạng về giá trị của thực vật thân gỗ .......................................
27
Bảng 4.8 Các loài cây thân gỗ thường b ị khai thác tại khu vực nghiên cứu ..
28


4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nghĩa

1


VQG

Vườn quốc gia

2

ĐDSH

Đa dạng sinh học

3

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

4

OTC

Ô tiêu chuẩn

5

KBT

Khu bảo tồn



5

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................. v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. ......................................................................
1
1.2. Mục tiêu của đề tài. ............................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài. .............................................................................. 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................. 4
2.1. Những nghiên cứu trên thế giới............................................................ 4
2.1.1. Nghiên cứu về thảm thực vật ............................................................. 4
2.1.2. Nghiên cứu về thực vật thân gỗ ..........................................................
4
2.1.3. Các nghiên cứu về thực vật trên núi đá vôi .........................................
4
2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................ 5
2.2.1. Nghiên cứu về thảm thực vật ............................................................. 5
2.2.2. Nghiên cứu về thực vật thân gỗ ..........................................................
5
2.2.3. Các nghiên cứu về thực vật trên núi đá vôi .........................................
6
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính đa dạng thực vật .................................
6
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu........................................................ 7
2.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên .............................................................. 7
2.3.2. Khái quát điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hộ i và kết cấu hạ tầng..........
9

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
.......................................................................................... 12


6

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .....................................................
12
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ..................................................................... 12
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. ........................................................................ 12


7

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu....................................................... 12
3.3. Nội dung nghiên cứu. ........................................................................ 12
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 13
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................... 13
3.4.2. Phương pháp chuyên gia .................................................................. 14
3.4.3. Phương pháp điều tra....................................................................... 14
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................... 17
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 20
4.1. Đặc điểm của các lớp quần hệ thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu .....
20
4.2. Nghiên cứu tính đa dạng của thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn .............
20
4.2.1. Đa dạng ngành ................................................................................ 20
4.2.2. Đa dạng họ...................................................................................... 21
4.2.3. Đa dạng loài.................................................................................... 22

4.2.4. Đa dạng về dạng sống...................................................................... 24
4.2.5. Đa dạng về giá trị của thực vật thân gỗ ............................................. 26
4.3. Đánh giá những tác động của người dân tới tài nguyên rừng Khu
BTTN Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao
Bằng.......................................................... 27
4.3.1. Tác động của người dân địa phương tới thực vật rừng. ......................
27
4.3.2. Tổng hợp các mối đe dọa đến thảm thực vật và hệ thực vật ...............
29
4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển thực vật thân gỗ tại
khu
BTTN Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng ...............................................
30
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................ 32
5.1. Kết luận ............................................................................................ 32
5.2. Đề nghị............................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 34
PHỤ LỤC ................................................................................................ 33


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề
tài.
Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các
chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và
thịnh vượng của loài người và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Vấn
đề Bảo tồn Đa dạng sinh học (ĐDSH) có ý nghĩa chiến lược trong thời đại

hiện nay. Hội nghị thượng đỉnh Rio de Janeiro ngày 5 tháng 6 năm
1992 là tiếng chuông thức tỉnh toàn thế giới “Hãy cứu lấy trái đất”, bởi vì
sự Đa dạng sinh học liên quan đến sự sống của trái đất. Việt Nam là một
trong những trung tâm đa dạng sinh học cao của thế giới, nên vấn đề bảo tồn
đa dạng sinh học là một yêu cầu rất cấp bách, đã từ lâu, Đảng và Nhà
nước ta rất quan tâm tới điều đó.
Nước ta là một nước có đa dạng sinh học cao và là một trong
những trung tâm đa dạng sinh học cao của thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã
rất chú trọng tới vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học là một yêu cầu rất cấp
bách từ lâu.Một số thành tựu đạt được như sau: Theo số liệu của Bộ
NN&PTNT Đến nay cả nước ta đã có tới 32 Vườn Quốc gia (VQG) và
hàng trăm khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) được Nhà nước công nhận.
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có quyết định
phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước đa dạng sinh học
và Nghị định thư Caitagena về an toàn sinh học”. Một trong những mục
tiêu cụ thể của bản kế hoạch đã được phê duyệt là từ nay đến năm 2010
củng cố hoàn thiện và phát triển hệ thống rừng đặc dụng, bảo vệ có hiệu
quả các loài động vật, thực vật quý hiếm, nguy cấp có nguy cơ bị tuyệt
chủng, phục hồi hệ sinh thái đã bị suy thoái. Hệ sinh thái núi đá vôi Việt
Nam tập trung chủ yếu ở một số tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ, với diện
tích 1.147.000 ha, hệ sinh thái núi đá vôi chiếm 6,1% tổng diện


tích đất lâm nghiệp (Bộ Tài nguyên và Môi trường 2011), nhưng trong đó
chỉ có 396.200 ha rừng, còn lại là núi đá vôi với cây bụi, hay đồi trọc.
Mặc dù diện tích rừng củahệ sinh thái núi núi đá vôi chỉ chiếm 34,4% tổng
diện tích núi đá vôi, nhưng tại đây, thời gian qua các nhà khoa học đã phát
hiện được nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm, đặc hữu ( trung tâm.
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, tỉnh Cao Bằng có

diện tích 10.000 ha, hiện vẫn bảo tồn nhiều loài thực vật quý hiếm đang
đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và các hệ sinh thái độc đáo, đặc thù. Song
đến nay Khu BTTN vẫn chưa được công nhận là Vườn quốc gia và đang
dần bị "lãng quên"... Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đến nay rừng
đã bị chặt phá nhiều, đa dạng sinh học vùng Phia Oắc, Phia Đén đã và
đang bị suy giảm về cả số lượng và chất lượng.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện khóa luận “Nghiên cứu tính đa dạng và
đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ ở các sinh cảnh khác nhau
tại xã Thành Công. Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh
Cao Bằng” góp phần bảo tồn và phát triển các nguồn gen thực vật thân gỗ,
bảo vệ tính đa dạng sinh học trong khu vực và nâng cao vai trò của Khu
bảo tồn thiên nhiên núi Phia Oắc - Phia Đén đối với sự phát triển kinh tế,
xã hội của tỉnh Cao Bằng và cộng đồng dân cư sinh sống quanh khu vực
này.
1.2.

Mục tiêu của đề tài.
- Xác định được tính đa dạng về thực vật thân gỗ tại xã Thành
Công.

Khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng.
- Xây dựng được cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển tài
nguyên thực vật tại xã Thành Công, khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh
Cao Bằng.
- Xác định được những tác động của người dân địa phương tới tài
nguyên rừng tại xã Thành Công. Khu BTTN Phia Oắc – Phia Đén,
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.



- Đề xuất được một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển các
loài thực vật thân gỗ nói riêng và hệ thực vật nói chung tại khu vực nghiên
cứu.
1.3. Ý nghĩa của đề tài.
1.3.1. Ý nghĩa khoa
học
Thống kê, đánh giá được tình trạng các loài thực vật thân gỗ tại khu
bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng giúp ích cho công
tác bảo tồn các loài thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc –
Phia Đén cũng như bảo tồn các loài thực vật tại Việt Nam và trên thế giới
1.3.2. Ý nghĩa thực
tiễn
Đánh giá được thực trạng các loài thực vật thân gỗ, xác định được
các loài thực vật thân gỗ thuộc nhiều sinh cảnh khác nhau tại xã Thành
Công thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng
Góp phần chứng minh sự đa dạng loài, hệ thực vật, sinh cảnh tại
khu
bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng. Góp phần đưa
khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng thành khu
bảo tồn thiên nhiên được nhà nước công nhận.


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Những nghiên cứu trên thế
giới
2.1.1. Nghiên cứu về thảm thực
vật
Thảm thực vật rừng hay lớp phủ cây cỏ trên mặt trái đất, gồm các
quần thể thực vật thân gỗ, không những cung cấp lâm sản phục vụ cho

đời sống con người, mà còn có tác d ụng bảo vệ môi trường sinh thái, hạn
chế tác hại của thiên tai như lũ lụt, hạn hán, bão l ốc,... (Thái Văn Trừng
1978, 1999) [26,
27]. Phân loại thảm thực vật là một nội dung quan trọng được nhiều
nhà nghiên c ứu quan tâm. Thảm thực vật được hình thành, tồn tại và phát
tri ển trên nhiều điều kiện khác nhau. Vì vậy, sắp xếp và phân loại chúng là
vấn đề rất khó và đã có nhiều hệ thống phân loại khác nhau.
2.1.2. Nghiên cứu về thực vật thân
gỗ
Kuznetsov A. N. và cs (2011) [12], đã nghiên cứu trong hầu hết
các kiểu rừng nhiệt đới gió mùa điển hì nh. Kết quả đã thống kê được
những cây gỗ thuộc 119 họ thực vật, trong đó có 8 họ hạt trần, 110 họ thực
vật có hoa và
1 họ thực vật bào tử. Từ 119 họ, có tới 3140 loài cây gỗ, đặc biệt có 10 họ
với số lượng loài rất lớn có tới 1720 loài cùng với 10 chi lớn nhất chứa 574
loài.
2.1.3. Các nghiên cứu về thực vật trên núi đá
vôi
Viện Lâm nghiệp Quảng Tây và Quảng Đông (Trung Quốc) đã
tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài cây trên núi
đá vôi như: Tông dù, Mắc rạc (Dầu choòng), Xoan nhừ, Lát hoa,
Nghiến,... trong thời kỳ 1985-1998. Những nghiên cứu đó đã được tổng
kết sơ bộ sau nhiều hội thảo khoa học ở Học viện Lâm nghiệp Bắc
Kinh với sự tham gia của nhiều nhà khoa học Lâm nghiệp đầu ngành của


nước này và nh ững hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật phục hồi rừng trên núi
đá vôi đã được xây dựng. Tuy nhiên, những nguyên lý về phục hồi và phát
triển rừng trên núi đá vôi chưa được tổng kết một cách có hệ thống nên
việc áp dụng những hướng dẫn này



cho nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam còn khiêm tốn và đ ang
trong
giai đoạn thử nghiệm. (Dẫn theo Hoàng Kim Ngũ và Phạm Văn Điển, 2000)
[15].
2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.1. Nghiên cứu về thảm thực vật
Trần Ngũ Phương (1970) [16] xây dựng bảng phân loại rừng miền
Bắc Việt Nam gồm có các đai rừng và kiểu rừng. Nhưng do không đứng trên
quan điểm sinh thái phát sinh nên bảng phân loại này cũng chỉ là một
bảng kể tên các kiểu quần hệ và xã hợp, ưu hợp thực vật đã điều tra được
mà không làm nổi bật được quan hệ nhân quả giữa thảm thực vật và các
điều kiện của môi trường. Mặt khác do không nghiên cứu vùng phân bố,
lịch sử và thành phần của hệ thực vật Việt Nam, nên không lý giải được vì
sao ở vùng này l ại có kiểu phụ này, ở vùng khác, độ cao khác lại có loại
hình khác, kiểu phụ khác.
Dựa trên khung phân loại của UNESCO (1973) đưa ra khung phân loại
thảm thực

vật ở Việt Nam, có thể thể hiện được trên bản đồ

1:2.000.000. Bảng phân loại gồm 5 lớp quần hệ, mỗi một phân lớp quần hệ
lại phân thành các nhóm quần hệ và thấp nhất là phân quần hệ. Bảng phân
loại này đã được một số tác giả áp dụng: Lê Đồng Tấn (2002) [22], Lê Ngọc
Công (2004) [3], Trần Văn Thụy và cs (2006) [28], Trần Văn Hoàn và cs
(2009) [11], Nguyễn Nghĩa Thìn và cs (2011) [24]…
2.2.2. Nghiên cứu về thực vật thân gỗ
“Thực vật thân gỗ là cây sống nhiều năm, có thân sinh trưởng thứ
cấp, hóa gỗ, thân chính phát triển mạnh, trên thân chính phân cành bên

và chồi mang vòm lá” (Võ Văn Chi, 2003) [5].
Cây gỗ là thực vật sống lâu năm, có thân hóa gỗ mọc thẳng và
phát
triển mạnh hơn các bộ phận khác (cao trên 5m). Cây gỗ là dạng sống
quan
trọng và thống trị trong hệ sinh thái rừng (Trần Văn Con, 2008) [6].


Đặng Văn Sơn (2009) [21], đã chia dạng sống hệ thực vật Củ Chi
thành
3 nhóm cây gỗ gồm: cây gỗ lớn (25m), cây gỗ vừa (15-25m), cây gỗ
nhỏ
(15m) và 1 nhóm cây bụi.
2.2.3. Các nghiên cứu về thực vật trên núi đá vôi
Các nhà nghiên cứu quốc tế xem Đông Nam Á với diện tích các
khu vực đá vôi 460.000km 2, xấp xỉ 10% tổng diện tích tự nhiên của toàn
vùng là một trong những vùng ca xtơ quan trọng trên thế giới. Năm 1997,
Ủy Ban Thế Giới về các khu bảo tồn và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc
tế (IUCN) đã công nhận các cảnh quan caxtơ là khu vực bị đe dọa cần
được bảo vệ. (Theo Lê Trần Chấn, 2006) [2].
Theo sách “Thông Việt Nam, nghiên cứu hiện trạng bảo tồn,
2004” (Nguyễn Tiến Hiệp và cs, 2004) [8], nước ta hiện nay có 33 loài
thông được xếp vào danh sách các loài bị đe dọa tuyệt chủng cấp thế giới
và quốc gia, trong đó có 16 loài chỉ gặp trên núi đá vôi.
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính đa dạng thực vật
Trần Thế Liên (2002) [14], nhận xét về thực trạng hệ thống rừng
đặc dụng vùng Bắc Trung Bộ thấy rằng do sự hạn chế trong công tác tổ
chức và do những bất cập trong quy hoạch nên ĐDSH ở hầu hết các khu bảo
tồn đã và đang bị suy giảm. Cơ chế chính sách quản lý không đồng bộ, chưa
gắn chặt giữa bảo vệ rừng với định canh, định cư nhằm ổn định đời sống

dân cư sống trong và xung quanh các khu rừng đặc dụng. Sự suy giảm về
tính ĐDSH chắc chắn làm mất cân bằng sinh thái và gây ra những hậu
quả nghiêm trọng về thiên tai, lũ lụt trong những năm gần đây.
Trần Duy Rương (2001) [18], điều tra những tác động của người
dân tại VQG Bến En, Thanh Hóa. Kết quả cho thấy, ở một số xã thuộc huyện
Như Thanh nằm ở vùng đệm và trong VQG Bến En, thì những tác động của
con người ở mức phổ biến.


Nguyễn Danh và cs (2012) [7], nghiên cứu tác động của các hoạt động
sinh kế của cộng đồng dân cư vùng đệm đến tài nguyên rừng vườn quốc
gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai, cho thấy có 4 nhóm nguyên nhân chính trong
hoạt động sinh kế ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên rừng, đó là: Nhóm
nguyên nhân về kinh tế, nhóm nguyên nhân v ề xã hội, nhóm nguyên nhân v
ề thể chế và quản lý và nhóm nguyên nhân về khoa học và kỹ thuật
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu.
2.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Thành Công nằm ở phía Nam của huyện Nguyên Bình, tỉnh C
ao bằng, cách trung tâm huyện 45 km cách trung tâm thành phố Cao
Bằng 90 km. Xã có vị trí địa lý phía tây giáp· Phan Thanh, phía nam
giáp tỉnh Bắc Kạn, phía bắc giáp xã Quang Thành, phía đông giáp xã Hưng Đạo. Xã có tổng diện tích tự nhiên 8157,79 ha. Trong đó đất sản xuất
nông nghiệp 756,25 ha chiếm 9,3%, đất lâm nghiệp 6776,02 ha chiếm
83%, Đất nuôi trồng thủy sản 2,66 ha; đất phi nông nghiệp 90,75 ha; đất
chưa sử dụng 532,11ha
Tọa độ: 22°35′42″B 105°52′04″Đ
2.3.1.2. Địa hình, đất đai
 Địa hình
Xã có địa hình đồi núi phức tạp, độ dốc cao, đường đi lại khó khăn
đối với địa bàn


xóm; gây khó khăn cho phát triển kinh tế. ảnh hưởng

đến đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trao đổi hàng hóa của bà con
nhân dân. Địa hình thung lũng, lòng chảo và dốc tụ, nằm xen giữa các dãy
núi thấp và trung bình, phần lớn diện tích này đang được sử dụng canh tác
nông nghiệp.
 Đất đai
Theo tài liệu thổ nhưỡng của huyện Nguyên Bình, trên địa bàn
có những loại đất chính sau:


- Đất Feralit mầu đỏ nâu trên núi đá vôi: Phân bố tập trung ở độ cao
từ
700m – 1.700m so với mặt nước biển.
- Đất Feralít mầu vàng nhạt núi cao: Loại đất này có quá trình
Feralít yếu, quá trình mùn hoá tương đối mạnh, thích hợp với một số loài
cây trồng: Thông, Sa mộc, Tông dù, Lát hoa, Dẻ đỏ, Trẩu, Sở và một số loài
cây đặc sản, cây thuốc, cây ăn quả khác.
- Đất Feralít mầu đỏ vàng núi thấp: Phân bố ở độ cao từ 300 700m, hình thành trên các loại đá mẹ mácma a xít, trung tính kiềm, đá
sạn kết, đá vôi. Đất chứa ít khoáng nguyên sinh, phản ứng chua, loại đất
này thíc h hợp với một số loài cây trồng: Thông, Sa mộc, Tông dù, Kháo
vàng, Cáng lò, Lát hoa, Keo, Dẻ đỏ, Trẩu, Sở, Hồi, Quế, Chè đắng và một
số loài cây thuốc, cây ăn quả khác.
- Đất bồn địa và thung lũng: Bao gồm đất phù sa mới, cũ, sản phẩm
đất dốc tụ, sản phẩm hỗn hợp; loại đất này được sử dụng cho sản xuất nông
nghiệp.
2.3.1.3. Khí hậu
Theo tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn huyện Nguyên Bình; khí
hậu có đặc điểm đặc trưng của khí hậu lục địa miền núi cao, chia thành

2 tiểu vùng khí hậu khác nhau. Vùng cao có khí hậu cận nhiệt đới, vùng
thấp chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm có 2 mùa rõ
rệt, đó là:
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,4% tổng
lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 7, 8. Lượng mưa bình quân
năm 1.592 mm; năm cao nhất 1.736 mm; năm thấp nhất 1.466 mm.
- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; thường chịu
ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít, có
nhiều sương mù.
- Nhiệt độ trung bình cả năm 18°C; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối xảy
ra


vào tháng 5 đến tháng 9, trong khoảng 24,5° - 26,9° C, đặc biệt có khi lên
tới


34° C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 11 đến tháng 2 năm
sau, có khi xuống tới - 2°C - 5°C.
- Độ ẩm tương đối bình quân cả năm là 84,3%, tháng có độ ẩm cao nhất
vào tháng 7, 8 là trên 87%, thấp nhất vào tháng 12 là 80,5%.
- Thời tiết khí hậu diễn biến phúc tạp , rét đậm rét hại kéo dài quanh
năm.
2.3.1.4. Đánh giá chung
Khí hậu khu vực xã Thành Công mang đặc trưng khí hậu lục địa
miền núi cao, mát vào mùa hè, lạnh về mùa Đông; đặc biệt, mùa Đông
nhiệt độ xuống thấp, có sương mù, sương muối xuất hiện nên đã gây cản
trở tới các hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Hệ thống thuỷ văn tuy không lớn
nhưng lại có ảnh hưởng đến phát triển sản xuất kinh doanh và công tác bảo

tồn, phát triển bền vững các hệ sinh thái, các loài động, thực vật quý, hiếm.
2.3.2. Khái quát điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội và kết cấu hạ tầng
2.3.2.1. Khái quát điều kiện dân sinh
 Dân số và dân tộc
Xã có 16 xóm hành chính với tổng số 633 hộ với 2.893 nhân khẩu ,
bao gồm 4 dâ tộc anh em cùng sinh sống mỗi dân tộc có những nét đặc
trưng riêng tạo nên một nền văn hóa phong phú đa dạng và đặc sắc cần được
giữ gìn và phát huy. Trong đó: Dân tộc Tày có: 71 hộ ( 11,37 %), Nùng: 145
hộ (23,23%), Dao: 411 hộ , (65%), kinh 5 hộ (0,80%) (theo cổng thông tin
điện tử huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng)
 Lao động việc làm và thu nhập
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động từ 18 - 60 tuổi lực lượng
lao động có xu hướng tăng nhưng chủ yếu lao động chưa qua đào tạo,
trình độ còn hạn chế, thiếu việc làm. Lao động nông lâm nghiệp chiếm tỷ
lệ khá cao trên 85% tổng số lao động.
Lao động phân bố giữa các ngành của các xã trong Khu bảo tồn thiên
nhiên chưa đồng đều, không ổn định và thiếu việc làm. Bình quân thu
nhập


trên đầu người thấp; đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy
cần phải có chính sách đầu tư trong đào tạo nghề, xây dựng mô hình
trang trại, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp để tạo việc làm cho
người dân trong khu vực.
2.3.2.2.
hội

Khái quát điều kiện kinh tế - xã

Kinh tế trong khu vực còn nhiều khó khăn. Ngồn thu nhập của

người dân chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi và từ khai thác nguồn tài
nguyên rừng
2.3.2.3.
tầng

Hiện trạng kết cấu hạ

 Giao thông
Hệ thống đường giao thông được quan tâm đầu tư, nâng cấp đã tạo
ra một mạng lưới giao thông thông suốt giữa các xã trong khu vực
Hầu hết các tuyến đường giao thông trên đã được đầu tư nâng cấp,
mặt đường rộng 3,5 m, láng nhựa nên việc đi lại rất thuận tiện nhưng vẫn
còn một số tuyến việc đi lại vẫn gặp nhiều khó khăn. Các tuyến giao
thông liên thôn, liên xóm, chủ yếu là đường đất, chất lượng đường xấu nên
chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, giao lưu kinh tế với các xã trong huyện.
 Thủy lợi
Diện tích đất canh tác nông nghiệp nằm chủ yếu ở các thung
lũng, quanh các thôn, xóm nên người dân các thôn thường tự khơi mương
dẫn nước để tưới nước cho đồng ruộng. Diện tích tưới nước chỉ đáp ứng
trên 30% diện tích đất nông nghiệp. Nguồn nước tưới còn lại phụ thuộc vào
thiên nhiên, nên hầu hết ruộng nước trong khu vực chỉ làm được một vụ.
Những khu vực cao hơn có thể làm được ruộng nước, nhưng người dân
không đủ khả năng đưa nước tới để sản xuất nông nghiệp cần phải có sự hỗ
trợ của Nhà nước.
 Mạng lưới điện


Do địa hình phức tạp, dân cư sống không tập trung nên tỷ lệ hộ sử
dụng điện thường xuyên từ nguồn điện quốc gia đạt khoảng 85%, bằng
nguồn điện



tự phát (điện nước, máy nổ) khoảng 15%. Tỷ lệ hộ sử dụng điện an toàn
theo
tiêu chí nông
thôn mới trong toàn vùng chưa đạt chuẩn.
 Nước sinh hoạt
Hầu hết các hộ dân trong vùng đều sử dụng nguồn nước từ tự
nhiên theo hệ thống ống dẫn tự chảy từ các khe suối nhỏ trong vùng do vậy
nguồn nước chưa hợp vệ sinh, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đa dạng các loại thưc vật thân gỗ tại xã xã Thành Công. Khu bảo
tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.
Khóa luận giới hạn đối tượng nghiên cứu về đa dạng thực vật thân gỗ
là các loài cây gỗ, các loài thực vật thân gỗ thuộc xã Thành Công,
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Về hệ thực vật: Khóa luận nghiên cứu đa dạng các loài thực vật thân gỗ
tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Về những tác động của người dân địa phương tới tài nguyên rừng tại


Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
3.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại xã Thành Công,
khu

BTTN Phia Oắc – Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ 1/8/2017
đến
30/11/2017.
3.3.

Nội dung nghiên cứu.
- Đặc điểm của các lớp quần hệ thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu
- Nghiên cứu tính đa dạng của thực vật thân gỗ tại khu bảo tồn
+ Đa dạng bậc ngành và dưới ngành
+ Đa dạng về dạng sống
+ Đa dạng về giá trị của thực vật thân gỗ
- Đánh giá những tác động của người dân tới tài nguyên rừng xã
Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.


+ Tác động của người dân địa phương tới thực vật rừng.
+ Tổng hợp các mối đe dọa đến thảm thực vật và hệ thực vật rừng
Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển thực vật thân gỗ tại xã
Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng
3.4.


Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Kế thừa số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở các xã
nghiên cứu trong Khu bảo tồn (năm 2017) để phân tích.
- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan
của các nhà khoa học trong và ngoài nước tại khu BTTN Phia Oắc – Phia
Đén, tỉnh Cao Bằng.
- Tài liệu hiện trạng thảm thực vật rừng Khu bảo tồn thiên nhiên
Phia Oắc – Phia Đén theo kết quả Điều tra, kiểm kê rừng của Phân viện
Điều tra, Quy hoạch rừng Đông Bắc Bộ năm 2016;
- Tài liệu Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên
nhiên Phia Oắc – Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng giai
đoạn
2013-2020 của Phân viện Điều tra, Quy hoạch rừng Đồng Bắc Bộ;
+ Tập hợp, kế thừa có chọn lọc các tài liệu đã có như: Báo cáo về
hiện trạng thảm thực vật và sinh cảnh rừng của các đoàn khảo sát đa dạng
sinh học đã tiến hành trong khu vực.
+ Kế thừa các tài liệu đã điều tra về khu hệ thực vật của các cơ
quan, ban ngành, các tổ chức trong và ngoài nước.
+ Kế thừa tài liệu, bản đồ tài nguyên rừng và đất đai làm căn cứ để
in
bản đồ giấy và thiết kế các tuyến điều tra để xác định sự phân bố thực
vật trong khu vực nghiên cứu.
+ Kế thừa kết quả nghiên cứu Ô định vị sinh thái rừng quốc gia
do Phân viện Điều tra, Quy hoạch rừng Đông Bắc Bộ thực hiện tại Khu bảo
tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén năm 2015, 2016.



×