Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Nghiên cứu sinh trưởng của các gia đình bạch đàn pellita (eucalyptus pellita) trong vườn giống thế hệ hai tại ba vì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.96 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VI THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH BẠCH ĐÀN
PELLITA (EUCALYPTUS PELLITA) TRONG VƯỜN GIỐNG
THẾ HỆ HAI TẠI BA VÌ - HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VI THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH BẠCH ĐÀN
PELLITA (EUCALYPTUS PELLITA) TRONG VƯỜN GIỐNG
THẾ HỆ HAI TẠI BA VÌ - HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp

: K46 - QLTNR - N02

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018


Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thu Hà

Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều
tra trên thực địa hoàn toàn trung thực và khách quan chưa công bố trên các tài
liệu khác. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin
đăng tải trên các tác phẩm, tạp trí, bài báo, giáo trình, bài giảng của thầy cô,
trang web theo doanh mục tài liệu tham khảo. Nếu có gì sai xót tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Xác nhận của GVHD

Người viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả

(Ký, ghi rõ họ và

tên) trước hội đồng khoa học.
(Ký, ghi rõ họ và tên)

ThS. Phạm Thu Hà

Vi Thị Thảo

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN

Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 3 tháng triển khai thu thập và xử lý số liệu thì đến nay khóa luận
tốt nghiệp đã được hoàn thành. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu và học
hỏi không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các
thầy cô, gia đình và bạn bè đồng nghiệp. Qua trang viết này cho tôi được bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những người đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong thời
gian vừa qua.
Để có được kết quả này, trước hết cho tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc tới ThS. Phạm Thu Hà là người hướng dẫn, đã dành nhiều thời
gian, công sức tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn ThS. Trần Đức Vượng, KS. Phan Văn Chỉnh và
tập thể cán bộ Trung tâm thực nghiệm và chuyển giao giống cây rừng - Viện
Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp, là đơn vị đã trực tiếp hỗ
trợ nhân lực, vật liệu giống, hiện trường nghiên cứu và đóng góp những ý kiến
quý báu cho khóa luận được hoàn thiện nhất.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi có thể hoàn thành khóa luận, cám ơn sự động viên, giúp đỡ của
gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm tôi trong quá trình thực hiện khóa
luận này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng hết sức mình, học hỏi
thầy cô và bạn bè, nhưng do trình độ còn hạn chế, thời gian có hạn nên khóa
luận sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô giáo cùng toàn thể bạn bè và xin chân
thành tiếp thu mọi ý kiến đóng góp để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Tôi xin cam đoan mọi số liệu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực
không sao chép của bất kì tác giả nào.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên
Vi Thị Thảo


3


4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Đặc điểm đất đai khu vực nghiên cứu.................................................13
Bảng 2.2. Đặc điểm khí hậu khu vực nghiên cứu................................................14
Bảng 4.1. Tỉ lệ sống của các gia đình Bạch đàn Pellita khảo nghiệm tại Ba Vì.....23
Bảng 4.2. Sinh trưởng về đường kính, chiều cao vút ngọn và thể tích thân cây
của các gia đình Bạch đàn Pellita........................................................................24
Bảng 4.3. Chất lượng thân cây của các gia đình Bạch đàn Pellita......................28
Bảng 4.4. Chọn lọc 20 cây trội có độ vượt thể tích lớn nhất trong vườn giống
thế thệ 2...............................................................................................................32
Bảng 4.5. Sinh trưởng của 15 cá thể tốt nhất trong 15 gia đình ưu tú.................34
Bảng 4.6. Các gia đình Bạch đàn Pellita sinh trưởng trên mức trung bình được
để lại trong vườn giống thế hệ 2..........................................................................37


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang



Hình 3.1. Vườn giống thế hệ 2 Bạch đàn Pellita.................................................16
Hình 3.2. Thu thập số liệu tại vườn giống thế hệ 2 Bạch đàn pellita...................18
Hình 4.1. Cây trội tiêu biểu trong vườn giống thế hệ 2 Bạch đàn Pellita............31


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Giải nghĩa

D1.3

Đường kính thân cây tại vị trí 1.3 m so với mặt đất

Đtt

Độ thẳng thân

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Icl

Hệ số tổng hợp các chỉ tiêu chất lượng thân cây

IND


Indonesia

NT

Northern Territory

PNG

Papua New Guinea

Sig

Xác xuất của F (Fisher) tính toán

Sk

Sức khỏe

QLD

Queensland

THA

Thái Lan

V

Thể tích thân cây


V%

Hệ số biến động

VG1

Vườn giống thế hệ 1

VG2

Vườn giống thế hệ 2

TBVG

Trung bình vườn giống

XHST

Xếp hạng sinh trưởng



MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................... v
MỤC LỤC........................................................................................................... vi

PHẦN 1 MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài........................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học......................................................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn................................................................................ 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................4
2.1. Cơ sở khoa học............................................................................................... 4
2.1.1. Đặc điểm sinh vật học.................................................................................4
2.1.2. Đặc điểm phân bố Bạch đàn Pellita............................................................. 5
2.1.3. Giá trị kinh tế............................................................................................... 5
2.2. Các nghiên cứu về cải thiện giống Bạch đàn pellita....................................... 6
2.2.1. thế giới........................................................................................................6
2.2.2. Ở Việt Nam.................................................................................................9
2.3. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu........................................................ 12
2.3.1. Vị trí địa lý................................................................................................12
2.3.2. Địa hình..................................................................................................... 13
2.3.3. Địa chất thổ nhưỡng.................................................................................. 13
2.3.4. Khí hậu thủy văn.......................................................................................14


vii
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .15
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................15
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành....................................................................15
3.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................15
3.4. Vật liệu nghiên cứu......................................................................................15
3.5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................16
3.5.1. Phương pháp kế thừa.................................................................................16

3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................17
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................18
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................22
4.1. Nghiên cứu tỉ lệ sống của các gia đình Bạch đàn pellita..............................22
4.2. Nghiên cứu về sinh trưởng của các gia đình Bạch đàn Pellita tại Ba Vì
- Hà Nội..............................................................................................................24
4.3. Nghiên cứu về các chỉ tiêu về chất lượng của các gia đình Bạch đàn
Pellita..................................................................................................................27
4.4. Chọn lọc cây trội có sinh trưởng tốt nhất tại vườn giống.............................30
4.5. Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác cải thiện
giống Bạch đàn Pellita.........................................................................................35
4.5.1. Biện pháp tỉa thưa vườn giống thế hệ 2.....................................................35
4.5.2. Cải thiện các tính trạng sinh trưởng, các chỉ tiêu chất lượng thân cây và
tính chất gỗ..........................................................................................................38
4.5.3. Nhân giống và tạo nguồn giống.................................................................38
PHẦN 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ...............................................39
5.1. Kết luận........................................................................................................39
5.2. Tồn tại..........................................................................................................40
5.3. Kiến nghị......................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................41
PHỤ BIỂU


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta thuộc vùng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và có gió mùa nên rất
thuận lợi cho sự tăng trưởng của các loài cây trồng đặc biệt là các loài cây lấy
gỗ. Ở vùng hàn đới muốn có cây gỗ đường kính 20 - 25 cm thì phải trồng và

chăm sóc hàng chục năm, nhưng ở nước ta chỉ cần 5 - 7 năm (đối với một số loài
cây ưa sáng, mọc nhanh). Sản lượng gỗ khai thác mỗi luân kỳ bình quân đạt từ
60 - 80 m3/ha, ở những nơi đất tốt, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về tuyển
chọn giống, hệ thống các biện pháp kỹ thuật thâm canh thì sản lượng gỗ có thể
đạt trên 100 m3/ha. Lượng tăng trưởng hàng năm của cây gỗ càng lớn thì năng
suất rừng trồng càng cao, chu kỳ khai thác càng ngắn, rút ngắn thời gian thu hồi
vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh đó, rừng còn giữ vai trò rất quan trọng trong việc tham gia vào
quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản
khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt,
hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các
thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí, giảm thiểu
hiệu ứng nhà kính và góp phần làm giảm đáng kể sự biến đổi khí hậu toàn cầu…
Hiện nay, nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng, nguồn cung cấp gỗ chủ yếu
là từ rừng trồng sản xuất. Vì vậy việc nâng cao năng suất và chất lượng của rừng
trồng là rất cần thiết. Trong đó cải thiện giống là một trong những khâu quan
trọng nhất của trồng rừng, góp phần giúp cho năng suất và chất lượng gỗ được
nâng cao, phù hợp theo các mục đích sử dụng khác nhau của con người.
Bạch đàn là chi thực vật có hoa thuộc họ Đào kim nương (Myrtaceae).
Các loài của chi này có xuất xứ từ Úc. Có hơn 700 loài Bạch đàn, hầu hết có bản


2
địa tại Australia và một số nhỏ được tìm thấy ở New Guinea, Indonesia, một ở
vùng viễn bắc Philippines, Đài Loan.
Bạch đàn Pellita nguyên sản từ miền Bắc Australia, Papua New Guinea và
Indonesia (Harwood, 1998) được đưa vào khảo nghiệm và triển khai trồng vào
Việt Nam từ những năm 1990, đến nay đã trở thành một trong số những loài cây
trồng rừng chủ lực ở nước ta.
Chương trình cải thiện giống Bạch đàn Pellita được đưa vào khảo nghiệm

ở Việt Nam từ năm 1990 thông qua các khảo nghiệm xuất xứ ở Ba Vì (Hà Nội),
Đông Hà (Quảng Trị) và Bầu Bàng (Bình Dương) do Viện nghiên cứu Giống và
Công nghệ sinh học Lâm nghiệp - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tiến
hành, bằng việc xây dựng các khảo nghiệm loài và xuất xứ trên một số vùng
sinh thái chính trong cả nước. Tới nay nhiều khảo nghiệm hậu thế thế hệ 1 và 2
đã được xây dựng. Trong đó các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 là khảo nghiệm
được xây dựng từ những gia đình (family), những dòng vô tính (clone) tốt nhất
của vườn giống thế hệ 1 tại Việt Nam và một số gia đình, dòng được tuyển chọn
từ vườn giống ưu việt nhập về sẽ có chất lượng di truyền cao hơn so với vườn
giống thế hệ 1 đồng thời duy trì nguồn biến dị di truyền cần thiết cho công tác
cải thiện giống giai đoạn tiếp theo. Các khảo nghiệm này đã trở thành những
quần thể chọn giống có tính đa dạng di truyền cao nhằm cung cấp thông tin di
truyền cần thiết cho các chương trình chọn giống theo hướng sinh trưởng và chất
lượng thân cây cho trồng rừng trong tương lai.
Việc nghiên cứu sinh trưởng và các chỉ tiêu chất lượng thân cây của vườn
giống thế hệ 2 làm cơ sở cho các bước cải thiện giống tiếp theo của Bạch đàn
Pellita là cần thiết. Chính vì những lý do đó, đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng
của các gia đình Bạch đàn Pellita (Eucalyptus Pellita) trong vườn giống thế
hệ hai tại Ba Vì - Hà Nội” được thực hiện sẽ góp phần giải quyết một số cơ sở


3
lý luận và thực tiễn trong cải thiện giống nhằm tăng năng suất rừng trồng Bạch
đàn Pellita ở nước ta.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các đặc điểm về sinh trưởng và chất lượng thân cây của các
gia đình Bạch đàn Pellita trong vườn giống thế hệ hai làm cơ sở cho việc cải
thiện giống.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm về sinh trưởng, chất lượng thân của các gia đình

Bạch đàn Pellita nhằm chọn lọc một số gia đình cây trội và đề xuất được biện
pháp nhằm góp phần nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp tôi củng cố lại những kiến thức lý thuyết
đã được học, đồng thời làm quen với thực tế, tích lũy học hỏi kinh nghiệm, kiến
thức thực tiễn quý giá phục vụ cho quá trình công tác trong tương lai.
- Làm cơ sở và tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan.
- Sau khi thực hiện đề tài có khả năng lên kế hoạch nghiên cứu hợp lý, biết
tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả cũng như viết một báo cáo nghiên cứu.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu để chọn lọc được các cây trội về sinh trưởng.
- Đề xuất được một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả của công
tác cải thiện giống Bạch đàn Pellita.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Vườn giống là nơi trồng những dòng vô tính hoặc cây con từ hạt của
những cây trội đã được chọn lọc và đánh giá, được bố trí cây giống để hạn chế
mức thấp nhất sự thụ phấn giữa các cây cùng dòng hoặc cùng một gia đình,
được cách li nhằm hạn chế hoặc tránh những nguồn hạt phấn bên ngoài và được
quản lý, chăm sóc tốt để sản xuất nhiều hạt giống một cách ổn định, dễ thu
hoạch, có phẩm chất di truyền cao.
2.1.1. ặc điểm sinh vật học
Bạch đàn Pellita là cây gỗ lớn, ở nơi nguyên sản có thể cao 25 - 40 m,
đường kính có thể đạt trên 1 m. Lá đơn mọc cách, không có lá kèm, lá thuôn đầu
nhọn dài 15 - 20 cm, rộng 2,5 - 4 cm, gân nổi rơ ở mặt sau.

Thân hình trụ tròn không có bạnh vè, vỏ dày sù sì nứt dọc sâu không bong
mảng, hoa tự chùm, ra hoa vào tháng 3 - 4, hình thành quả từ tháng 4 - 5, mùa
quả chín vào tháng 2 - 3 năm sau.
Độ co rút gỗ Bạch đàn Pellita theo chiều xuyên tâm là 4%, nhỏ hơn độ co
rút theo chiều tiếp tuyến 6% (Boland et al., 1984) [14]. Môđun đàn hồi là 17,4
GPa, độ bền đứt gãy là 146 MPa (Research Institute of Wood Industry, 2006)
[23]. Gỗ Bạch đàn Pellita ở rừng trồng 10 năm tuổi có khối lượng riêng khô
không khí 780 kg/m3, khối lượng riêng sau khi sấy ở độ ẩm 12% là 580 kg/m3,
độ co rút theo chiều tiếp tuyến 6,9%, theo chiều xuyên tâm 3,8%, môđun đàn
hồi 17,4 GPa, độ bền đứt gãy là 146 MPa (Research Institute of Wood Industry,
2006) [23] đồng thời ít bị nứt trên bề mặt ván (Harwood, 1998) [15].
Nghiên cứu của Phạm Quang Thu và cs (2000) [12] cho thấy Bạch đàn
Pellita hầu như không bị bệnh tàn lụi và khô cành do nấm Cryptosporiopsis


5
eucalypti và Cylindrocladium sp. gây ra. (Phạm Quang Thu và cs, 2000) [12]
cũng cho rằng Bạch đàn Pellita hầu như không bị bệnh ung bướu gây ra do loài
côn trùng Leptocybe invasa.
2.1.2. Đặc điểm phân bố Bạch đàn Pellita
Bạch đàn Pellita nguyên sản từ miền bắc Australia, Papua New Guinea và
Indonesia (Harwood, 1998) [15]. Bạch đàn Pellita được xếp vào nhóm Red
Mahoganies (Eucalyptus ser. Annulares Blakely) bao gồm một số loài Bạch đàn
nhiệt đới và á nhiệt đới (E. Pellita, E. urophylla, E. resinifera, E. scias), có thể
phân biệt được với các loài Bạch đàn thuộc nhóm Latoangulatae Brooker
(Eucalyptus subg. Symphyomyrtus Schauer) bởi lớp vỏ sần sùi tồn tại vĩnh viễn
trên thân cây. Ở Australia loài cây này phân bố chủ yếu ở các vùng phía Bắc
0

bang Northern Territory với độ cao từ 100 m - 400 m (nằm giữa vĩ độ 11 đến

0

0

0

14 Nam và kinh độ 130 đến 135 Đông), Cape York Peninsula, Queensland và
0

0

0

trên đảo Torres Strait ở độ cao 150 m (10 đến 16 vĩ Nam và 142 đến 145

0

kinh Đông). Vùng sinh thái của Bạch đàn Pellita thường là nhiệt đới ẩm, với
mùa khô ngắn (4 - 6 tháng), lượng mưa từ 1400 - 3400 mm/năm, tuy nhiên cũng
có thể chịu được lượng mưa 500 - 1000 mm/năm (Doran, Tunbull và cs, 1997)
0

[18]. Nhiệt độ trung bình vào khoảng 24 C.
2.1.3. Giá trị kinh tế
Bạch đàn Pellita có sinh trưởng nhanh đồng thời có chất lượng gỗ rất tốt
đáp ứng được nhu cầu đa dạng cho các loại gỗ chất lượng cao như đồ gỗ trong
nhà, đồ gỗ ngoài trời, gỗ xây dựng và ván sàn (Bootle, 1983) [13]. Hiện nay ở
nước ta Bạch đàn Pellita là một trong những loài cây trồng rừng kinh tế chủ lực.



6
2.2. Các nghiên cứu về cải thiện giống Bạch đàn pellita
2.2.1. thế giới
Khảo nghiệm loài và xuất xứ Bạch đàn Pellita ở một số nước nhiệt đới đã
cho thấy chúng có sinh trưởng khá nhanh với lượng tăng trưởng bình quân hàng
năm về đường kính đạt từ 2 - 4 cm/năm và chiều cao đạt từ 2 - 4 m/năm tùy
thuộc vào điều kiện lập địa (Harwood và cs, 1998) [15]; (Pinyopusarerk và cs,
1996) [21]. Kết quả nghiên cứu của Harwood và cs (1998) [15] cho thấy ở vùng
thấp nhiệt đới nơi có lượng mưa lớn, mùa mưa ngắn thì các xuất xứ Bạch đàn
Pellita từ Papua New Guinea có sinh trưởng nhanh, dạng thân đẹp và khả năng
chống chịu bệnh tốt hơn so với các xuất xứ ở vùng đông bắc Queensland,
Australia. Trong khi đó các xuất xứ ở vùng đông bắc Queensland có sinh trưởng
tương đương các xuất xứ tốt nhất của vùng Papua New Guinea trong điều kiện
nhiệt đới có mùa khô kéo dài 5 - 6 tháng (Pinyopusarerk và cs, 1996) [21].
Tại Nam Kalimantan, Riau, Nam Sumatra và Đông Kalimantan thuộc
Indonesia, sinh trưởng các xuất xứ Bạch đàn Pellita lần lượt là: Nam Kirriwo PNG đứng đầu, Bắc Kirriwo - PNG, Serisa Village - PNG, Keru to Mata - PNG,
Tozer Gap - QLD và cuối cùng là Bupul Muting - IND với chiều cao trung bình
đạt 20 m sau 70 tháng tuổi.
Tại Riau, Bạch đàn Pellita vượt trội hơn so với các địa điểm còn lại. Về
cơ bản, xuất xứ của Papua New Guinea và Indonesia thể hiện vượt trội hơn so
với xuất xứ Queensland (Leksono và cs, 2007, 2009) [19].
Khảo nghiệm hậu thế thụ phấn tự do Bạch đàn Pellita từ Papua New
Guinea (PNG) và Indonesia tại Nam Sumatra - Indonesia để đánh giá khả năng
sinh trưởng và khả năng cải thiện nguồn gen cho rừng trồng nguyên liệu, kết quả
cho thấy xuất xứ Serisa Village (PNG), Bắc Kiriwo (PNG) và Nam Kiriwo
(PNG) tốt nhất.


7
Ngoài ra, sinh trưởng Bạch đàn Pellita tốt hơn so với một số loài Bạch

đàn khác trong khu vực, chẳng hạn như Bạch đàn Uro, Bạch đàn Uro x Bạch
đàn Grandis (Hardiyanto 2003) [16]. Biến dị sinh trưởng giữa 6 xuất xứ Bạch
đàn Pellita: Nam Kiriwo (PNG), Bắc Kiriwo - PNG, Serisa Village - PNG, Keru
to Mata - PNG, Tozer Gap - Queensland, Bupul - Muting - Indonesia tại 3 địa
điểm: Nam Kalimanta, Nam Sumatra và Riau (Indonesia) cho thấy giữa các xuất
xứ và giữa các gia đình thể hiện sinh trưởng khác nhau rõ rệt.
Xuất xứ Papua New Guinea và Indonesia tốt hơn Queensland ở Nam
Kalimanta. Tương tác kiểu gen - hoàn cảnh về sinh trưởng khác nhau rõ rệt giữa
các xuất xứ (Leksono 2007, 2009) [19]. Như vậy, cần chọn giống độc lập trên
từng lập địa để phục vụ trồng rừng nơi có điều kiện tương tự. Khảo nghiệm xuất
xứ Bạch đàn Pellita được thiết lập ở vùng khí hậu nhiệt đới khô theo mùa tại
phía Bắc Australia (hai điểm ở Bắc Queensland và một ở Melville Island
Northern Territory), vùng khí hậu nhiệt đới ẩm tại Luasong, Sabab, Malaysia.
Sau 2 - 3 năm, kết quả có sự khác biệt rõ rệt của xuất xứ New Guinea cao hơn
xuất xứ Queensland về tỷ lệ sống, sinh trưởng và dáng thân ở vùng khí hậu nhiệt
đới ẩm Luasong.
Tại Melville Island xuất xứ New Guinea tốt hơn xuất xứ Queensland về
sinh trưởng và dáng thân, nhưng lại kém hơn so với xuất xứ Cardwell,
Queensland. Trong các xuất xứ Queensland thì Helenvale và Karanda tốt hơn so
với xuất xứ Cape York, Tozer Gap, Lankelly Creek trong khi có ít sự khác biệt
giữa hai xuất xứ New Guinea, Bupul - Muting (Irian Jaya) và Keru (Papua New
Guinea). Sự khác nhau giữa đặc điểm sinh trưởng, dáng thân và tỷ lệ sống đã thể
hiện rõ giữa các gia đình trong một xuất xứ.


8
Khảo nghiệm trên vùng đất mùn sét tại Dongmen, vùng bờ biển phía Nam
Trung Quốc (Pegg và Wang, 1994) [22] có lượng mưa bình quân năm 1.223
mm, trong đó có 6 tháng mùa khô.
Khảo nghiệm gồm 4 xuất xứ PNG và 5 xuất xứ Queensland của E. Pellita,

kết quả thu được sau 3 năm cho thấy xuất xứ Kuranda (Queensland), Ggoe Kiriwo (vùng Keru, PNG) sinh trưởng tốt nhất, còn giữa các xuất xứ PNG và
Queensland không khác nhau rõ ràng.
Trên một khảo nghiệm ở Vientiane (Lào) với đất rừng khộp đặc trưng là
đất cát có lớp sét nặng ở độ sâu 40 cm, độ cao mặt biển 300 m, lượng mưa 1600
mm/năm, có 5 - 6 tháng mùa khô, xuất xứ Irian Jaya sinh trưởng tốt nhất, tuy
nhiên cũng không vượt hơn nhiều so với xuất xứ Kuranda (Pinyopurarerk và cs,
1996) [21].
Biến dị xuất xứ về sinh trưởng Bạch đàn Pellita được nghiên cứu ở nhiều
nơi như tại Quảng Đông, Trung Quốc. Ở 3 năm tuổi, xuất xứ Papua New Guinea
tốt hơn so với các xuất xứ Úc. Tuy nhiên, sự sắp xếp này thay đổi đến giai đoạn
5 năm tuổi, xuất xứ Úc lại có đường kính và tỷ lệ sống cao hơn rõ rệt so với xuất
xứ Papua New Guinea. Ngoài ra, khả năng chống chịu gió bão của xuất xứ từ
Úc, đặc biệt xuất xứ Daintree, Kuranda tốt hơn so với xuất xứ Papua New
Guinea và Indonesia (Luo và cs, 2006) [20].
Tại Howard Springs (Northern Territory), Bạch đàn Pellita xuất xứ
Melville Island sinh trưởng cao nhất, tiếp theo là Goe, Kiriwo và Serisa: Xuất xứ
Melville Island (19719) đạt tỷ lệ sống (76%), rồi đến Serisa (PNG)
(18199/18955) 69%, Kiriwo (PNG) (19206) 59%, và thấp nhất Goe (PNG)
(19207) 54%.
Xuất xứ Melville Island có triển vọng nhất cho sinh trưởng và tỷ lệ sống,
lô hạt này được chọn lọc từ những cây vượt trội về kiểu hình thu từ vườn giống


9
gồm 5 xuất xứ Papua New Guinea, 1 xuất xứ West Papua và 2 xuất xứ
Queensland. Xuất xứ Serisa sinh trưởng kém nhất trong các xuất xứ thí nghiệm
(Reilly. và cs, 2007) [24].
Như vậy, nguồn hạt giống đã qua cải thiện (thu từ cá thể tốt ở vườn giống)
đã chứng tỏ được khả năng sinh trưởng vượt trội, đây cũng chính là ý nghĩa
quan trọng của cải thiện, chọn lọc giống. Ngoài ra, đánh giá khảo nghiệm cho

Bạch đàn Pellita 2 và 3 năm tuổi tại Luasong - Sabah - Malaysia cho thấy về khả
năng chống chịu bệnh cháy lá do nấm Cylindrocladium sp. gây ra, xuất xứ New
Guinea có khả năng kháng bệnh tốt hơn so với xuất xứ Queensland (Harwood và
cs, 1998) [15].
Khảo nghiệm tính chịu lạnh của 15 loài Bạch đàn tại Fujian (Trung
Quốc), nơi đặc trưng cho vùng khí hậu lạnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy Bạch
đàn Pellita không phù hợp với điều kiện khí hậu lạnh, sinh trưởng chậm, xếp ở
vị trí thứ 9 trong 15 loài. (Hesheng và cs, 2003) [17].
2.2.2. Việt Nam
Bạch đàn Pellita được đưa vào khảo nghiệm ở Việt Nam từ năm 1990
thông qua các khảo nghiệm xuất xứ ở Ba Vì (Hà Nội), Đông Hà (Quảng Trị) và
Bầu Bàng (Bình Dương). Kết quả nghiên cứu cho thấy các xuất xứ có triển vọng
của loài này cho trồng rừng ở nước ta là Kuranda, Helenvale, Bloomfield và
Kiriwo cho vùng Nam bộ và duyên hải miền Trung (Lê Đình Khả, 2003) [6].
Nghiên cứu của (Phạm Quang Thu và cs, 2000) [12] cho thấy Bạch đàn Pellita
hầu như không bị bệnh tàn lụi và khô cành do nấm Cryptosporiopsis eucalypti
và Cylindrocladium sp. gây ra. (Phạm Quang Thu và cs, 2000) [12] cũng cho
rằng Bạch đàn Pellita hầu như không bị bệnh ung bướu gây ra do loài côn trùng
Leptocybe invasa.


10
Nhận thấy tầm quan trọng và khả năng trồng rừng thành công của Bạch
đàn Pellita ở Việt Nam, trong giai đoạn 2000 - 2002, Trung tâm nghiên cứu
giống cây rừng (nay là viện nghiên cứu Giống CNSH Lâm Nghiệp) đã nhập một
bộ giống gồm hơn 100 gia đình cây trội Bạch đàn Pellita thuộc 7 xuất xứ tự
nhiên ở Papua New Guinea và Indonesia và 3 vườn giống thế hệ 1 từ miền bắc
Australia. Từ nguồn hạt nhập khẩu này kết hợp với hạt giống các cây trội thu hái
trong rừng trồng tại Bầu Bàng, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã tiến
hành xây dựng hai khảo nghiệm hậu thế kết hợp làm vườn giống cho loài cây

này tại Bầu Bàng (Bình Dương) và Pleiku (Gia Lai) vào năm 2002.
Kết quả đánh giá sau 3 năm trồng tại Bầu Bàng cho thấy nhóm có triển
vọng nhất gồm các xuất xứ lấy từ vườn giống Cardwell (Qld) và vườn giống
Melvile (NT) (Hà Huy Thịnh và cs, 2006) [9]. Hai lô hạt lấy từ các xuất xứ 3

vườn giống này có thể tích thân cây tương ứng là 56,5 và 53,0 dm /cây. Kết quả
đánh giá sau 3 năm trồng tại Pleiku, nơi có độ cao 800 m trên mặt biển xuất xứ
có triển vọng nhất lại là Antherton ở Queensland (nơi có độ cao 750 m trên mặt
3

biển). Sau 34 tháng xuất xứ này có thể tích thân cây 19,7 dm /cây, tiếp đó có thể
là xuất xứ Bupul Muting của Indonesia và vườn giống Melville (NT) mà giống
gốc là từ Papua New Guinea (PNG) và Irian Jaya của Indonesia (gần PNG). Cây
trội của nòi địa phương Bầu Bàng thuộc nhóm có sinh trưởng trung bình (15,3
3

dm /cây). Nhóm có sinh trưởng chậm nhất ở Pleiku là Kiriwo (PNG) và Serisa
3

(PNG) có thể tích thân cây 11,5 - 12,7 dm /cây.
Các nhóm này đều có sinh trưởng nhanh hơn lô hạt đối chứng lấy từ giống
0

đại trà tại Bầu Bàng. Nhìn chung tại Bầu Bàng (vĩ độ11 20', độ cao 40 m) Bạch
0

đàn Pellita có sinh trưởng nhanh gấp đôi tại Pleiku (vĩ độ 13 55', độ cao 800 m)
(Hà Huy Thịnh và cs, 2006) [9]. Chứng tỏ Bạch đàn Pellita là loài không thật sự
thích hợp với vùng Bắc Tây Nguyên, mặc dù Pleiku là vùng ở vĩ độ tương đối



11
thích hợp, song như phần trên đã giới thiệu, loài này chỉ sinh trưởng nhanh ở độ
cao dưới 800 m.
Có thể nói Bạch đàn Pellita là loài rất phù hợp với khu vực duyên hải
miền Trung và Đông Nam Bộ. Harwood (1998) [15] cũng cho rằng Bạch đàn
Pellita rất phù hợp với vùng khí hậu nhiệt đới mưa quanh năm hoặc có một số
tháng mùa khô, ở độ cao dưới 800 m mà không phù hợp với khu vực có mùa
nhiệt độ thấp.
Do đặc tính sinh trưởng nhanh, hình dạng thân đẹp và có khả năng chống
chịu sâu bệnh hại tốt nên Bạch đàn Pellita cũng bắt đầu được quan tâm trong
nghiên cứu lai giống từ năm 2000. Trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu lai tạo
giống một số loài Bạch đàn, Tràm, Thông và Keo” giai đoạn 2001 - 2005, Trung
tâm nghiên cứu giống cây rừng đã tạo ra được hơn 40 tổ hợp lai giữa các loài
Bạch đàn Uro (U), Bạch đàn Caman (C), Bạch đàn Tere (T)… với Bạch đàn
Pellita (P), trong đó Bạch đàn Pellita chủ yếu dùng làm cây bố (Nguyễn Việt
Cường và cs 2000) [4].
Kết quả khảo nghiệm giống lai cho thấy một số giống lai CP có sinh
trưởng nhanh trên một số lập địa ở miền Đông Nam Bộ và 1 tổ hợp PU có sinh
trưởng nhanh nhất trong các tổ hợp khảo nghiệm tại Ba Vì, Hà Nội (Nguyễn
Việt Cường và cs, 2000) [4]. Trong khuôn khổ dự án Sida - SAREC về nghiên
cứu cải thiện giống cây rừng, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng cũng đã có
thêm những nghiên cứu lai giống giữa Bạch đàn Uro và Bạch đàn Pellita. Kết
quả trong giai đoạn 2005 - 2006 đã tạo ra được hơn 60 tổ hợp lai UP và PU (chủ
yếu là UP) và một số khảo nghiệm hậu thế giống lai đã được xây dựng tại Hà
Nội, Nghệ An, Quảng Trị và Bình Dương.
Kết quả đánh giá ở giai đoạn 30 tháng tuổi cho thấy giống lai giữa hai loài
Bạch đàn này là rất có triển vọng cho trồng rừng ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
Kết quả đánh giá cũng cho thấy có sự khác biệt rất lớn về sinh trưởng của các tổ



12
hợp Bạch đàn lai trên các lập địa, chứng tỏ ảnh hưởng rất lớn của tương tác di
truyền hoàn cảnh. Kết quả đã xác định được 4 tổ hợp lai có triển vọng bao gồm:
U70P28, U87P22 và U87P8 cho lập địa Ba Vì; U87P22 và U70P48 cho lập địa
Đông Hà. Đây là những tổ hợp lai có sinh trưởng tốt hơn rõ rệt so với các giống
đối chứng tốt nhất tại mỗi lập địa là U6 và PN14, với độ vượt trung bình về thể
tích từ 20 - 50% (Nguyễn Đức Kiên và cs, 2009) [7]. Đặc biệt nhiều tổ hợp lai
UP vẫn duy trì được sức sống mạnh mẽ với tán lá khỏe mạnh trong điều kiện
mùa đông lạnh và khô ở Ba Vì, điều này có thể được giải thích do khả năng chịu
hạn tốt nhờ bộ rễ ăn sâu của Bạch đàn Pellita.
Từ kết quả trên có thể đưa ra nhận định ban đầu rằng các giống lai UP
hoặc PU có thể sinh trưởng nhanh trên các lập địa vùng trung du Bắc bộ hoặc
Bắc Trung bộ là những nơi có điều kiện mùa đông tương đối lạnh phù hợp với
Bạch đàn Uro, trong khi các giống lai CP, PC có thể sinh trưởng nhanh trên các
lập địa vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ là những nơi có điều kiện khí hậu
ấm quanh năm phù hợp cho cả hai loài Bạch đàn Pellita và Bạch đàn Caman.
Ngoài ra giống lai PC hoặc CP có thể được kỳ vọng sẽ kháng được bệnh khô
cành và cháy lá gây ra do nấm Cryptosporiopsis eucalypti và Cylindrocladium
quinqueseptatum hoặc bệnh ung bướu gây ra do loài côn trùng Leptocybe invasa
mà Bạch đàn Caman là loài rất mẫn cảm và Bạch đàn Pellita là loài chống chịu
sâu bệnh rất tốt. Đồng thời ta có thể hy vọng giống lai CP hoặc PC có thể sinh
trưởng tốt trên các lập địa khô hạn như ở Ninh Thuận và Bình Thuận do được
thừa hưởng đặc tính chịu hạn tốt của Bạch đàn Caman.
2.3. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.3.1. địa lý
Khu vực Cẩm Quỳ thuộc xã Cẩm Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội, có tọa độ địa lý từ
0

0


0

0

21 0’0” đến 21 0’7” độ vĩ Bắc, 105 0’0” đến 105 0’25” độ kinh Đông, độ cao
trung bình 25 m.


13
+ Phía Bắc giáp thôn Bằng Tạ, xã Cẩm Lĩnh
+ Phía Nam giáp thôn 2 và thôn 5 xã Ba Trại
+ Phía Tây giáp thôn Bằng Y, xã Sơn Đà
+ Phía Đông giáp thôn Cẩm An, xã Cẩm Lĩnh
2.3.2. Địa hình
Cẩm Quỳ là vùng bán sơn địa có những đồi bát úp liên tục không bị chia
cắt và tương đối đồng nhất. Độ cao bình quân khoảng 40 m, đồi cao nhất có độ
0

cao là 62 m, đồi thấp nhất có độ cao 20 m. Độ dốc bình quân 8 - 10 , một số nơi
0

có độ dốc 15 - 20 .
2.3.3. Địa chất thổ nhưỡng
Khu vực xây dựng khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 Bạch đàn Pellita được xây
dựng trên đất đồi điển hình và có địa hình hơi dốc, độ dốc từ 10 - 12º. Đất tại khảo
nghiệm thuộc nhóm đất feralit nâu vàng phát triển trên đá mẹ sa thạch. Các đặc
điểm về đất đai của khu vực nghiên cứu được thể hiện tại bảng 2.1:
Bảng 2.1. Đặc điểm đất đai khu vực nghiên cứu
Độ sâu

phẫu diện
(cm)

pH

Mùn

Đạm

KCl

(%)

(%)

Chất dễ tiêu

Cation trao

(ppm)

đổi (me/100g)

Chua thủy

Thành phần cơ giới

phân
P2O5


K2O

Ca2+

Mg2+

(me/100g)

2-0.02

0.020.002

<0.002

0-10

3,5

3,70

0,162

2,22

7,24

2,26

1,03


19,61

30,1

41,1

28,8

11-30

3,5

2,62

0,142

1,65

6,11

1,03

0,61

14,14

32,3

34,9


32,9

31-50

3,6

1,59

0,129

1,42

5,43

0,62

0,64

11,84

36,5

30,7

32,8

(Nguồn: Mai Trung Kiên, 2014)
Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy đất đai tại Ba Vì, Hà Nội có độ phì kém, có độ
chua tương đối lớn (pHKCL = 3,5 - 3,6), tầng đất mỏng (<50 cm). Ngoài ra đất
ở Ba Vì còn bị đá ong hóa, nghèo dinh dưỡng và có hàm lượng cation nhôm trao

đổi khá cao, đất chứa nhiều đá lẫn.


×