Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Một số biện pháp dạy học phân hóa trong môn toán nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo cho HS lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.8 KB, 33 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG
MÔN TOÁN NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ
ĐỘNG, SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 5

Người thực hiện: Chu Quốc Huy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Phú
SKKN thuộc lĩnh mực: Môn Toán

THANH HOÁ NĂM 2018


MỤC LỤC
Nội dung
I. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lí luận
2. Thực trạng của vấn đề
2.1. Thuận lợi
2.2. Khó khăn
2.3. Kết quả của thực trạng


3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Tìm hiểu về quá trình dạy học phân hóa trong dạy học môn
Toán ở lớp 5
3.2. Biện pháp dạy học phân hóa
3.3. Phân hóa nhóm đối tượng trong thiết kế kế hoạch bài dạy môn
Toán phù hợp với khả năng của từng đối tượng học sinh lớp 5
3.4. Sử dụng linh hoạt nhiều kĩ thuật tổ chức hoạt động nhóm trong
dạy học Toán
3.5. Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra môn Toán để chẩn đoán phân
loại đối tượng và nâng cao nhận thức cho học sinh theo trình độ
4. Hiệu quả của sáng kiến
III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm

Trang
1
1
2
2
2
3
3
4
4
5
6
6

6
7
10
15
16
18
19
19
19
21
22


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (năm 2001) đã khẳng
định: “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, “phát triển giáo dục và đào
tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa”. Qua đây, ta thấy được sứ mệnh cao cả của sự nghiệp giáo dục
trong việc phát triển nguồn nhân lực – nhân tố quyết định mọi thành công; góp
phần thúc đẩy quá trình phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người
Việt Nam.
Trong điều 2.5, Luật giáo dục (6 – 2005) đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo
dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người
học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê
học tập và ý chí vươn lên”. Điều 28.2 còn ghi: “Bồi dưỡng phương pháp tự học,
khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Nhưng thực tế cho thấy, giáo dục nhằm đến sự bình quân về nhân cách;
tất cả theo một khuôn mẫu, nếu có trường hợp vượt ra, lại dùng biện pháp

nghiệp vụ để đưa vào khuôn phép. Trong nhà trường, giáo viên quan tâm trước
hết tới việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quy
định trong chương trình, cố gắng làm cho học sinh hiểu và nhớ những điều giáo
viên giảng. Cách dạy này phát sinh lối học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu
suy nghĩ, cho nên đã hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy và học, không đáp ứng
yêu cầu phát triển năng động của xã hội hiện đại. Do đó việc đổi mới phương
pháp dạy học là cấp bách và vô cùng cần thiết.
Vậy đổi mới như thế nào? Đó là sự nâng cao, cải tiến, bổ sung, phối hợp
nhiều phương pháp, là sự khai thác những yếu tố tích cực của phương pháp dạy
học truyền thống; sử dụng chúng một cách hợp lí, có hiệu quả trong sự kết hợp
hài hòa với các phương pháp dạy học hiện đại để từ đó góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả của việc dạy – học. Để phát triển nền giáo dục bên cạnh việc đổi
mới phương pháp giáo dục còn phải thay đổi hẳn quan niệm về mỗi cá nhân con
người, thay đổi hẳn cách nhìn nhận, đánh giá về mỗi học sinh - tuân theo quy
luật phát triển tự nhiên, bền vững.
Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo thực hiện tốt tất cả các mục đích dạy học,
đồng thời khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của từng cá
nhân trên cơ sở kết hợp giữa giáo dục “đại trà” với giáo dục “mũi nhọn”, giữa
phổ cập với nâng cao trong dạy học, phương pháp dạy học phân hóa xuất hiện.
Dạy học phân hoá được coi là một xu hướng dạy học không truyền thống.
Đó là một phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực học tập của học
sinh. Không có một phương pháp dạy học nào là tối ưu, mỗi phương pháp đều
có những giá trị riêng. Tính hiệu quả hay không hiệu quả của mỗi phương pháp
phụ thuộc vào người sử dụng biết phát triển và thích nghi nó đến mức độ nào.
Nếu các phương pháp được kết hợp và bổ sung cho nhau thì cách dạy học ấy sẽ
phù hợp được với đối tượng học đa dạng, tránh được sự nhàm chán và tạo ra sự
1

























×