Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp rèn kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG
SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA THỦY

Người thực hiện: Cao Thị Lan
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Thủy
SKKN thuộc lĩnh vực: Tiếng Việt

THANH HOÁ, NĂM 2018
1


MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


11
12
21
22

Nôi dung
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng vấn đề
* Thuận lợi
* Khó khăn
* Khảo sát đánh giá trẻ trước khi thực hiện đề tài
2.3. Các giải pháp để thực hiện
2.4. Hiệu quả thực hiện
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

23
24
25
26

1. Kết luận
2. Kiến nghị
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Trang

2


1. Mở đầu
1. 1. Lí do chọn đề tài.
Tiếng việt là môn học có vị trí quan trọng ở cấp Tiểu học. Để hình thành
và phát triển ở học sinh lớp 4 các kỹ năng sử dụng Tiếng việt trong học tập và
giao tiếp, phân môn Luyện từ và câu đã cung cấp kiến thức về các loại dấu câu,
cách sử dụng các loại dấu câu trong nói và viết. [2]
Dấu câu có vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp bằng chữ viết. Sự
vắng mặt của các dấu câu trong một văn bản không những gây khó khăn cho
việc hiểu nội dung văn bản mà còn có thể dẫn đến sự hiểu nhầm hoặc hiểu văn
bản theo nhiều nghĩa khác nhau. Dấu câu cần được sử dụng linh hoạt, có dấu câu
chỉ đảm nhiệm một chức năng, có dấu câu đảm nhiệm nhiều chức năng khác
nhau. Dấu câu còn được sử dụng một cách sáng tạo theo cá nhân người viết.[1]
Vì vậy, việc tiếp nhận và sử dụng các dấu câu không hề đơn giản. Đặc biệt trong
các bài tập làm văn, dấu câu đóng góp một phần không nhỏ đến nội dung, ý
nghĩa của bài viết. Dùng dấu câu đúng, phù hợp với nội dung bài viết vừa giúp
các em thể hiện rõ ý, bộc lộ cảm xúc, giúp bài văn giàu hình ảnh.
Qua nhiều lần chấm bài kiểm tra định kì, tôi nhận thấy ngay cả trong các
bài tập Luyện từ và câu có yêu cầu đặt câu theo nội dung nào đó, học sinh chỉ
quan tâm đến nội dung của câu mà không đặt dấu ở cuối câu nên làm ảnh hưởng
đến chất lượng môn Tiếng Việt.Bên cạnh đó,vị trí,cự li, khoảng cách đặt dấu câu
trong câu, trong từng từ khi trình bày bài viết chưa được đưa vào nội dung
chương trình môn học nên chưa được giáo viên giáo viên và học sinh học sinh
quan tâm đúng mức. Trong các tiết học, giáo viên mới chỉ quan tâm nhiều đến lỗi
chính tả, nét chữ mà chưa hướng dẫn học sinh đến khoảng cách của dấu so với

các con chữ. Ngay cả trong quá trình luyện viết chữ đẹp, nội dung này cũng chưa
được giáo viên và học sinh quan tâm đúng mức (việc đặt dấu câu ở vị trí nào so
với khoảng cách của các chữ trong cách viết của học sinh còn tùy tiện theo kiểu
“tiện đâu, đặt đó”). Chính vì thế, việc nắm được cách đặt dấu câu đúng khoảng
cách giữa các con chữ, cụ thể là biết cách đặt dấu câu ở vị trí nào, cần được quan
tâm để việc đặt dấu câu trở thành kỹ năng trong cách viết đúng và đẹp.
Chính vì tầm quan trọng của việc sử dụng dấu câu trong việc thể hiện nội
dung cũng như tìm hiểu trong thực tế những lỗi về dấu câu mà học sinh thường
mắc, tất cả những trăn trở suy nghĩ mong tìm ra cách dạy học về dấu câu thành
công hơn. Do đó, tôi tập trung vào tìm hiểu nghiên cứu nội dung: “Một số biện
pháp rèn kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Nga
Thủy” nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức, tác dụng của từng loại dấu câu,
luyện kỹ năng sử dụng việc trình bày dấu câu trong trình bày văn bản viết giúp
các em sử dụng dấu câu đúng mục đích, linh hoạt và sáng tạo để các em có được
những bài văn hay, những văn bản viết đúng yêu cầu, góp phần nâng cao chất
lượng môn Tiếng Việt của bậc Tiểu học.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Việt.
1


- Giúp cho giáo viên nắm được phương pháp và chọn cho mình giải pháp
tối ưu nhất khi dạy sử dụng dấu câu trong câu.
- Giúp học sinh nắm được cách viết câu theo nội dung được quy định
trong các chủ điểm và luyện sử dụng viết câu đúng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp 4C trường Tiểu học Nga Thủy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tra cứu:
- Phương pháp quan sát:

- Phương pháp điều tra:
- Phương pháp thực nghiệm:
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lí luận.
2.1.1. Ngôn ngữ học nói chung:
Tiếng Việt nói riêng có liên quan mật thiết tới phương pháp dạy học Tiếng
Việt, ngôn ngữ Tiếng Việt tạo nên nền tảng của môn học Tiếng Việt và logic khoa
học của ngôn ngữ quyết định logic môn học Tiếng Việt. Phương pháp dạy học Tiếng
Việt phải phát hiện những quy luật riêng, đặc thù của dạy học Tiếng Việt. [3]
Các bộ phận của ngôn ngữ học có vai trò quan trọng trong việc xác định
nội dung và phương pháp dạy học. Những hiểu biết về từ vựng học cần thiết đối
với việc tổ chức dạy từ trong nhà trường là cơ sở để xây dựng những bài học
phong phú với các từ theo cách viết câu chủ điểm...gần đây trong phương pháp
dạy tiếng người ta đưa ra nhiều hơn vào phong cách học.
Bên cạnh ngôn ngữ học còn có thể kể đến cơ sở văn học nghệ thuật ngôn
ngữ chính là văn học. Ngôn ngữ có thể đưa con người thâm nhập vào bề sâu của
thế giới bằng cách sử dụng những màu sắc hư ảo mà không hoạ sỹ nào thể hiện
được. Ngôn từ có khả năng chuyển dịch hình tượng của các loại hình nghệ thuật
khác sang loại hình văn học bằng ngôn từ. Thế giới và con người trong văn học
hiện lên thật sinh động và rõ nét. Văn học giữ vai trò nâng cao, sàng lọc ngôn
ngữ của nhân dân gọt lấy tinh hoa, tài nghệ đẹp đẽ và phát triển thêm. Nhờ vậy
mà tạo điều kiện cho sự hình thành ngôn ngữ chuẩn mực, trong sáng.[3]
2.1.2. Việc tiếp nhận tiếng mẹ đẻ ở lứa tuổi khác nhau đều chi phối
bởi sự phát triển tâm lý lứa tuổi.
Dạy Tiếng Việt hay dạy Luyện từ và câu đều phải chú ý đến các đặc điểm
tâm lý của học sinh. Vì tư duy của học sinh Tiểu học còn mang tính tư duy cụ
thể, trí nhớ trực quan hình tượng phát triển hơn trí nhớ logic. Khi dạy giáo viên
cần phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp và linh hoạt, giúp học sinh dễ
dàng vận dụng kinh nghiệm sống của mình mà học tập. Thông qua giao tiếp và
vận dụng Tiếng Việt của học sinh, vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học

(vừa cung cấp kiến thức vừa hình thành kỹ năng).
Nhiều học sinh Tiểu học còn chưa biết tổ chức ghi nhớ có ý nghĩa là khuynh
hướng phát triển trí nhớ máy móc. Vì vậy không thể yêu cầu các em hiểu nội dung
theo định nghĩa trừu tượng, như vậy học sinh dễ dàng quên. Mà phần dạy "Luyện từ
2


và câu" lại là mới mẻ so với chương trình cũ (từ ngữ - ngữ pháp). Ở chương trình cũ
phần kiến thức được bố trí dạy trước sau đó học sinh vận dụng kiến thức đó vào làm
bài tập. Nhưng chương trình mới "Luyện từ và câu" học sinh phải tự tìm hiểu bài, tự
khám phá kiến thức, vận dụng những kiến thức đó vào giao tiếp. Có như vậy học
sinh mới nhớ lâu, hiểu kỹ các khái niệm theo ý hiểu của mình. Bởi vậy người giáo
viên phải có những giải pháp phù hợp với tâm lý học sinh và chương trình sách
giáo khoa mới.
Trong chương trình tiểu học hiện hành, nội dung về dấu câu được học từ
lớp 2. Có 10 dấu câu thường dùng và được học ở tiểu học là: dấu chấm, dấu
chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoắc
đơn, dấu ngoặc kép, dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng. Thông qua các bài tập,
học sinh luyện tập cách sử dụng ngay, không thông qua lí thuyết. Sự thay đổi về
quan điểm biên soạn sách cũng phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và
học vốn đã ăn sâu vào trong bản thân mỗi giáo viên, nhất là giáo viên dạy học
lâu năm.
Dấu câu là kí hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau. Những ngữ
điệu này lại biểu thị những quan hệ ngữ pháp khác nhau và những mục đích nói
khác nhau. Nếu sử dụng dấu câu sai dẫn đến việc người đọc, người nghe hiểu sai
nội dung diễn đạt. Vì thế, dạy cho học sinh sử dụng đúng các loại dấu là yêu cầu
quan trọng của giáo viên tiểu học. [2]
2.2. Thực trạng về kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 4 ở
trường Tiểu học Nga Thủy.
2.2.1. Thực trạng việc dạy học của giáo viên.

Do quan điểm biên soạn sách giáo khoa thay đổi, coi trọng thực hành
luyện tập và thông qua luyện tập thực hành để rèn kĩ năng nên việc giảng dạy
của giáo viên còn mắc phải các hạn chế sau đây:
- Không chốt lại được kiến thức vì không có phần bài học về cách sử dụng
dấu câu .
- Khi sửa bài tập làm văn , giáo viên ít chú ý sửa dấu câu sử dụng sai cho HS.
- Chưa chú ý hướng dẫn cách đọc thể hiện dấu câu đặc biệt là ngữ điệu
câu kể, câu hỏi, câu cảm và câu khiến.
- Hệ thống bài tập chuẩn bị để rèn kĩ năng sử dụng dấu còn khô khan, sơ
sài thiếu trọng tâm, đặc biệt là các giáo viên dạy lớp 4,5.
- Quy trình dạy các bài tập điền dấu chưa phát huy được tính sáng tạo của
học sinh, chủ yếu chỉ tập trung vào đối tượng học sinh trung bình, khá mà không
chú ý đến đối tượng học sinh giỏi đã có khả năng sử dụng dấu câu thành thạo.
2.2.2. Thực trạng về việc học của học sinh.
Với kiến thức về dấu câu, học sinh thường mắc phải những lỗi sai sau đây:
- Lỗi không dùng dấu câu: Là những câu sai do không dùng dấu câu ở chỗ
cần thiết. Cả một đoạn văn dài có nhìeu ý riêng biệt, học sinh cứ viết mà không
có bất kì một dấu phẩy, dấu chấm nào được sử dụng. Học sinh đã không sử dụng
dấu chấm kết thúc câu và dấu phẩy ngăn cách các thành phần trong câu. Như
vậy, học sinh đã vi phạm quy tắc sử dụng dấu câu. Việc đó gây khó khăn trong
3


giao tiếp, người đọc không thể nhanh chóng hiểu được nội dung truyền đạt,
thậm chí không xác định được ý muốn diễn tả.
- Lỗi sử dụng dấu câu sai: Là lỗi của những câu học sinh sử dụng dấu
không hợp lí, không đúng quy tắc, đáng lẽ phải dùng dấu này lại dùng dấu khác,
phải đặt ở chỗ này lại đặt ở chỗ khác.
2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
Việc học sinh không sử dụng dấu câu và sử dụng sai dấu dấu nhiều chứng

tỏ các em chưa thấy được tác dụng của dấu câu trong việc diễn đạt nội dung và
chưa nắm được cách sử dụng chúng. Nói chung các em còn ngại sử dụng dấu
câu, chưa có ý thức sử dụng đúng dấu câu. Một nguyên nhân khác cùng quan
trọng không kém đó là tác động từ phía giáo viên. Nếu chúng ta chú ý đến mảng
kiến thức này thường xuyên và có kế hoạch ôn luyện phù hợp thì sẽ nâng dần kĩ
năng sử dụng dấu câu cho học sinh. Kết quả khảo sát chất lượng học sinh lớp 4C
trường Tiểu học Nga Thủy như sau:
Tổng số học sinh: 25 em
STT Mức độ đạt được
Số lượng Tỷ lệ
1
Chưa đặt dấu câu đúng
9
36%
2
Biết cách dùng một số loại dấu câu đơn giản
8
32%
3
Đặt dấu câu đúng vị trí, sử dụng đúng
7
28%
4
Vận dụng linh hoạt và sáng tạo các dấu câu
1
4%
2.3. Một số biện pháp rèn kỹ năng sử dụng dấu câu cho học sinh lớp 4 ở
trường Tiểu học Nga Thủy
2.3.1. Hệ thống cho học sinh về kiến thức và các loại dấu câu dược sử
dụng ở lớp 4.

Nội dung ôn tập: Giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức
về các loại dấu câu được sử dụng ở lớp 4 theo bảng sau:
Tên
TT
Cách dùng ( tác dụng)
Ví dụ
dấu
Đặt cuối câu kể:
- Giới thiệu về người, sự Sầu riêng là loại trái quý, trái
vật, sự việc.
hiếm của Miền Nam.
Dấu
- Miêu tả đặc điểm.
(Mai Văn Tạo)
1
chấm
- Nêu ý kiến, nhận xét.
2

Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
(Tạ Duy Anh)

Dấu chấm hỏi được dùng:
- Đặt cuối câu hỏi dùng để Bạn có thích chơi diều không?
hỏi về những điều chưa
(Tiếng việt 4, tập 1, tr137)
biết.
- Đặt cuối câu hỏi để tự hỏi Mình đã đọc quyển truyện này ở
mình.
đâu rồi nhỉ?

4


Dấu
chấm
hỏi
(?)

3

Dấu
chấm
than
(!)

4

Dấu
phẩy
(,)

(Tiếng việt 4, tập 1, tr132)
- Đặt cuối câu hỏi được Cậu mới bị cô giáo phạt chứ gì?
dùng với mục đích khẳng
định.
- Đặt cuối câu hỏi để thể Em vẽ thế này mà bảo là con
hiện thái độ khen, chê.
ngựa à?
(Tiếng việt 4, tập 1, tr142)
- Đặt cuối câu hỏi để thể - Xin chờ tôi một lát được không?

hiện yêu cầu mong muốn.
- Đặt cuối câu kể nhưng lại Tuần sau, các em thi học kì?
được dùng với mục đích
nghi vấn.
Đặt cuối câu cầu khiến
hoặc câu cảm:
- Bộc lộ trạng thái cảm xúc. Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước
mới đẹp làm sao!
(Nguyễn Thế Hội, Tiếng việt 4)
- Biểu thị lời hô, lời gọi.
Bay đi diều ơi! Bay đi! Cánh diều tuổi
ngọc ngà bay đi mang theo nỗi khát
khao của tôi. (Cánh diều tuổi thơ)
- Nêu ý đề nghị, yêu cầu, Hãy gọi người hàng hành vào
khuyên bảo.
đây cho ta! (Lọ nước thần)
Đặt ở giữa câu nhằm:
- Ngăn cách các thành phần - Những em bé H’mông mắt một
cấu tạo ngữ pháp đẳng lập mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá
(ngăn cách các bộ phận cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ
cùng chức vụ ngữ pháp đang chơi đùa trước cửa hàng.
trong câu).
(Nguyễn Phan Hách)
- Tách biệt phần trạng ngữ - Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng,
vơi nòng cốt câu (chủ ngữ cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.
và vị ngữ).
(Tiếng việt 4, tập 2, tr 141)
- Tách biệt phần chú thích. - Đan-tê, một nhà thơ lớn của
nước I-ta-li-a, là người rất ham
đọc sách.

(Tiếng việt 3)
- Tách phần chuyển tiếp.
- Bên cạnh những cống hiến xuất
sắc cho sự nghiệp quốc phòng,
Giáo sư Trần Đại Nghĩa còn có
công lớn trong việc xây dựng nền
khoa học trẻ tuổi của nước nhà.
(Tiếng việt 4, tập 2, tr21)
- Tách biệt phần hô ngữ.
Cháu ơi, cảm ơn cháu!
(Theo Tuốc-ghê-nhép,TV4, tr31)
5


5

6

7

Dấu
hai
chấm
(:)

Dấu
ngoặc
kép
(“ ”)


Dấu
gạch
ngang
(-)

- Ngăn cách các vế câu Chúng tôi đang đi bên những thác
trong câu ghép.
trắng xóa tựa mây trời, những rừng
cây âm âm, những bông hoa chuối
rực lên như ngọn lửa.
(Nguyễn Phan Hách)
- Dấu hai chấm báo hiệu bộ Tôi cất tiếng hỏi lớn:
phận đứng sau là lời nói - Ai đứng chóp bu bọn này? Ra
của nhân vật.
đây ta nói chuyện.
(Tô Hoài)
- Dấu hai chấm báo hiệu Cảnh vật xung quanh tôi đang có
câu đứng sau là lời giải sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
thích cho bộ phận đứng
(Thanh Tịnh)
trước.
Dấu ngoặc kép được dùng :
- Dẫn lời nói trực tiếp cử Có lần cô giáo ra cho chúng tôi
nhân vật hoặc của người một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì
nào đó.(thường có dấu hai để giúp đỡ mẹ”?
chấm đứng trước).
(Theo Pi- Vô - Na- Rô - Va)
- Đánh dấu những từ ngữ được
Có bạn tắc kè hoa
dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Xây “lầu” trên cây đa
(Tiếng việt 4, tập 1, tr
83)
Dấu gạch ngang dùng để
đánh dấu:
Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:
- Chỗ bắt đầu lời nói trực - Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy
tiếp của nhân vật.
cháu xin sẵn lòng.
(Tiếng việt 4, tập 1, tr 129)
- Phần chú thích.
Một lần, bác sĩ Ly – một người
nổi tiếng nhân từ - đến thăm bệnh
cho ông chủ quán trọ.
(Tiếng việt 4, tập 1, tr 66)
- Các ý trong một đoạn liệt kê. Hãy viết đúng các tên riêng dưới
đây:
- Buôn Ma Thuột.
- Đắc Lắc.
- Điện Biên Phủ.
(SGK Tiếng Việt 3)

Cách dạy: Tổ chức cho học sinh ôn tập nội dung này bằng hình thức hái
hoa kiến thức nhằm tạo hứng thú, khắc sâu kiến thức.
Cách tiến hành :
- Chuẩn bị 7 câu hỏi về nêu tác dụng của dấu câu gồm: Dấu chấm (.), dấu
chấm hỏi (?), dấu chấm than (!), dấu phẩy (,), dấu hai chấm (:), dấu ngoặc kép (“ ”),
6



dấu gạch ngang (-). Chuẩn bị 12 câu làm ví dụ yêu cầu học sinh phân biệt đó là kiểu
câu gì ? (câu hỏi, câu cảm, câu khiến, câu kể). Chuẩn bị 5 câu làm ví dụ yêu cầu học
sinh nhận biết dấu gạch ngang (hay dấu ngoặc kép) trong câu đó có tác dụng gì ?
- Chuẩn bị cây, cắt hoa trang trí cây hoa.
- Chuẩn bị phần thưởng cho các câu trả lời xuất sắc.
- Phổ biến nội dung ôn tập, hình thức ôn tập.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại các hoạt động của học sinh lớp 4C
trường Tiểu học Nga Thủy trong việc hệ thống kiến thức về các loại dấu câu
được sử dụng ở lớp 4.

Học sinh bắt thăm câu hỏi tìm hiểu về tác dụng của dấu câu

7


Học sinh trả lời câu hỏi
2.3.2. Giúp học sinh củng cố các dạng bài tập thường gặp về dấu câu.
Dạng 1: Bài tập cho môt đoạn văn không có dấu câu, dấu câu được đặt
chưa đúng yêu cầu học sinh chép lại, điền các dấu câu thích hợp và viết hoa,
xuống dòng cho đúng; hoặc cho sẵn các vị trí cần đánh dấu, yêu cầu học sinh
chọn dấu thích hợp để điền vào.
- Dạng bài tập này, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm vị trí đặt dấu bằng
cách đặt câu hỏi Khi nào? Bao giờ? Như thế nào? Ở đâu? Ai làm gì? Ai thế
nào?... Từ các bộ phận câu trả lời cho câu hỏi, xác định dấu câu cần điền.
Ví dụ 1: Điền dấu câu thích hợp vào ô trống trong đoạn văn dưới đây rồi
chép đoạn văn cho đúng (nhớ viết hoa những chữ đầu câu)
Mùa hạ đến  tôi nhận ra mùa hạ bằng cái nắng oi nồng khó chịu  cái
nắng như vàng hơn  và kéo dài hơn  trên những tán cây  lũ ve sầu đua
nhau kêu ra rả  trong sân trường im ắng  hoa phượng bỗng rộ lên một màu
đỏ chói chang.

(Nguyễn Thế Thọ)
Ví dụ 2: Dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận chỉ địa điểm với các bộ
phận khác trong mỗi câu sau:
a. Ở trạm y tế xã các bác sĩ đang khám và kiểm tra sức khoẻ cho học sinh.
b. Trên bến cảng tàu thuyền ra vào tấp nập.
Ví dụ 3: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau:
Lá ngô rộng dài trổ ra mạnh mẽ nõn nà.
Hồ Than Thở nước trong xanh êm ả có hàng thông bao quanh reo nhạc
sớm chiều. (Luyện từ và câu lớp 3, tr 48)
Ví dụ 4. Diền dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào ô trống:
Em Tuấn hỏi chị:
- Chị Hồng ơi, có phải chiều nay có cuộc thi bơi ở ngoài sông không 
- Đúng rồi.
- Chị em mình đi xem đi 
- Được thôi. Nhưng em đã học bài xong chưa 
(Luyện từ và câu lớp 3, trang 78)
Cách dạy:
- Giáo viên cho học sinh đọc nội dung bài tập, yêu cầu học sinh suy nghĩ
tìm vị trí, lựa chọn dấu để điền.
- Yêu cầu học sinh thực hành đặt dấu, nêu cách làm (lí do chọn dấu, vị trí đặt dấu).
Ở ví dụ 1, Giáo viên chốt: Để điền dấu vào ô trống, ta cần đặt câu hỏi “tôi
nhận ra mùa hạ bằng cái nắng oi nồng khó chịu khi nào?” Sau bộ phận câu trả
lời cho câu hỏi “Khi nào?” là được đặt dấu chấm (cách xác định các câu còn lại
tiến hành tương tự).
Ở ví dụ 2, GV chốt: Để điền dấu vào ô trống, ta cần đặt câu hỏi “Các bác
sĩ đang khám và kiểm tra sức khoẻ cho học sinh ở đâu?” Sau bộ phận câu trả lời
cho câu hỏi “Ở đâu?” được đặt dấu phẩy (cách xác định các câu còn lại tiến
hành tương tự).
8



Ở ví dụ 3, Giáo viên chốt: Để điền dấu vào ô trống, ta cần đặt câu hỏi “Lá
ngô như thế nào?”. Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Như thế nào? gồm ba nội
dung: rộng - dài - trổ ra mạnh mẽ nõn nà nên đặt dấu phẩy vào vị trí giữa các
nội dung đó. (cách xác định các câu còn lại tiến hành tương tự)
Ở ví dụ 4, Giáo viên chốt: Để điền dấu vào ô trống, ta cần nắm vững tác
dụng của hai loại dấu câu đã học: Dấu chấm hỏi dùng để làm gì? Dấu chấm than
dùng để làm gì?
* Các bài tập nâng cao của dạng 1.
Bài 1. Hãy chép và ghi lại dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi,
dấu chấm than) thích hợp vào mỗi câu trong đoạn đối thoại dưới đây.
Hu! Hu! Sao giờ này mà mẹ chưa về
Mày có im đi không
Hu! Hu! Tại mẹ đi chợ lâu quá
Thôi nào Anh xin Chốc nữa mẹ về anh nhường hết quà cho em
A Mẹ về mẹ đã về
Chào các con. Sao con lại khóc nhè
Mẹ ơi Anh mắng con
(Tuyển tập đề kiểm tra môn Tiếng Việt Tiểu học, tr104)
Bài 2. Trong các câu dưới đây, có một số câu sử dụng dấu câu chưa chính
xác. Hãy dùng bút mực đóng ngoặc đơn vào chỗ đánh dấu câu sai. Sau đó viết
lại đoạn văn cho chính xác.
Hồ Gươm nằm ở trung tâm. Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ như chiếc gương soi lớn
hình bầu dục, Giữa hồ. Trên thảm cỏ xanh. Tháp Rùa nổi lên lung linh. Khi mây
bay gió thổi. Tháp Rùa như dính vào nền trời bồng bềnh xuôi ngược gió mây.
(Tuyển tập đề kiểm tra môn Tiếng Việt Tiểu học, tr162)
Bài 3. Chép lại đoạn văn dưới đây cho đúng chính tả sau khi ngắt thành
ba câu và đặt hai dấu chấm, sáu dấu phẩy vào những chỗ thích hợp:
Vào mùa sương ngày ở Hạ Long như ngắn lại buổi sớm mặt trời lên ngang
cột buồm sương tan trời mới quang buổi chièu nắng vừa nhạt sương đã buông

nhanh xuống mặt biển. (Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt, tr 91)
Bài 4. Đoạn văn dưới đây có mười ba câu. Hãy chép lại đoạn văn và ghi
dấu chấm vào những chỗ thích hợp.
“Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến bầu trời ngày càng thêm xanh nắng
vàng ngày càng rực rỡ vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc rồi vườn cây ra hoa hoa
bưởi nồng nàn hoa nhãn ngọt hoa cau thoảng qua vườn cây lại đầy tiếng chim
và bóng chim day nhảy những thím chích choè nhanh nhảu những chú khướu
lắm điều những anh chào mào đỏm dáng những bác cu gáy trầm ngâm.”
(Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt, tr 46)
Dạng 2: Bài tập yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa, tác dụng của các dấu câu
đã được dùng hoặc thay thế dấu câu đã cho bằng dấu câu khác. Đây là dạng bài
của chương trình lớp 4 về dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm hỏi, dấu gạch
ngang và cách dùng dấu chấm than trong câu cảm, câu khiến.
* Dấu hai chấm (:)
9


Bài 1. Trong câu sau dấu hai chấm có tác dụng gì?
Tôi thở dài:
- Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào?
- Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài,
cô giận lắm. Cô hỏi: “Sao trò không chịu làm bài?”
(Theo Nguyễn Quang Sáng, Tiếng việt 4, tập 1, tr 23)
Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn
trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.
(Theo Nguyễn Thế Hội, Tiếng việt 4, tập 1, tr 23)
Bài 2. Em hãy sử dụng dấu hai chấm để viết lại các câu sau:
a. Mâm cơm thật hấp dẫn một đĩa cá rô vàng ươm, một bát con nước
mắm, bát tô canh cá rô rau cải, một đĩa cà muối.
b. Nói về mẹ, Trần Đăng Khoa đã viết thật cảm động Mẹ là đất nước

tháng ngày của con. (Ôn tập - kiểm tra đánh giá Tiếng Việt 4, tr 15)
Bài 3. Ghi dấu x vào ô trống trước các câu có dấu hai chấm dược sử dụng
đúng dưới đây:
 Cô-rét-ti cười, đáp lại với thái độ: nhã nhặn.
 Cô-rét-ti cười, đáp: “Mình không cố ý đâu”.
 Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
 Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn vì: hôm nay tôi đi học.
(Bài tập Luyện từ và câu Tiếng Việt 4, Tr9)
Bài 4. Các câu sau đây có dùng dấu hai chấm báo hiệu lời nói của nhân
vật nhưng còn thiếu dấu phối hợp (dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang). Em hãy
dùng dấu phối hợp sau dấu hai chấm.
a.Tôi ngả đầu vào lòng mẹ và nói: Con yêu mẹ!
b. Bà nhìn cháu, giục:
Cháu đi rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt.
(Bài tập Luyện từ và câu Tiếng Việt 4, Tr9)
*Dấu ngoặc kép
Bài 1. Tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau:
Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”
(Tiếng việt 4, tập 1, tr 83)
Bài 2. Ghi lại cách dùng dấu ngoặc kép trong các câu sau:
a. Mãi sau nó mới bảo: “Thưa cô, con không có ba’’.
b.Cô kĩ sư chỉ “ồ” lên một tiếng.
c.Khi tái hiện hình ảnh Lượm, Tố Hữu đã quan sát rất kỹ: “Chú bé loắt choăt
- Cái xắc xinh xinh - Cái chân thoăn thoắt - Cái đầu nghênh nghênh”.
(Ôn tập - kiểm tra đánh giá Tiếng Việt 4, tr 54)
Bài 3. Em đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong các câu sau?
Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.
(Tiếng việt 4, tập 1, tr 83)
Bài 4. Từ nào trong đoạn văn sau cần đặt trong dấu ngoặc kép?
10



Lâm là bạn bơi giỏi nhất lớp tôi. Vì thế các bạn trong lớp gọi Lâm
bằng cái tên rái cá nghe rất ngộ.
(Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4, trang 46 )
Bài 5. Chép lại câu chuyện dưới đây, trong đó có dùng dấu ngoặc kép để
dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật (không dùng dấu gạch ngang đầu dòng):
Búp Bê và Dế Mèn
Búp Bê làm rất nhiều việc: quét nhà, rửa bát, nấu cơm. Lúc ngồi nghỉ,
Búp Bê bỗng nghe tiếng hát. Búp Bê hỏi:
- Ai hát đấy?
Có tiếng trả lời:
- Tôi hát đây. Tôi là Dế Mèn. Thấy bạn bận rộn, vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy.
Búp Bê nói:
- Cảm ơn bạn. Tiếng hát của bạn đã làm tôi hết mệt.
(Bài tập Luyện từ và câu Tiếng Việt 4, Tr21)
Bài 6. Ghi vào ô trống trước câu dưới đây số 1, nếu câu đó dùng dấu ngoặc
kép để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay một người nào đó; ghi số 2 nếu câu đó
dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu các từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt:
 Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, là
“đầy tớ trung thành của nhân dân”.
 Ngọc Hoàng cầm roi cho vài “chiêu” vào mông Nhật Tử.
(Đánh giá kết quả học Tiếng Việt 4, tập 1,T33)
*Dấu chấm hỏi
Bài 1. Đặt câu hỏi cho bộ phận dưới đây:
a. Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục.
b. Bến cảng lúc nào cũng đông vui.
c. Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.
(Tiếng việt 4, tập 1, tr 137)
Bài 2. Tìm từ nghi vấn có trong câu hỏi dưới đây:

a. Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không?
b. Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không?
c. Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à?
(Tiếng việt 4, tập 1, tr 137)
Bài 3. Hãy đặt dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào vị trí bị lược bỏ dấu cho
đoạn đối thoại dưới đây và viết hoa cho đúng:
Một chú nhìn quanh, rồi đi lại giường mình  thấy có chỗ trũng ở đệm,
chú bèn nói:
- Ai đã giẫm lên giường của tôi 
(Truyện cổ Grim)
Bài 4. Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu hỏi và không
được dùng chấm hỏi?
a. Bạn có thích đánh tam cúc không?
b. Tôi không biết bạn có biết đánh tam cúc không?
c. Nào, chúng mình cùng chơi đánh tam cúc đi?
11


d. Ai cho bạn cỗ bài đánh tam cúc đấy?
đ. Thử xem ai đánh thắng nào?
(35 đề ôn luyện Tiếng Việt 4, tr 42)
Bài 5. Các câu hỏi dưới đây được dùng để làm gì ?
a. Mẹ có thể mua cho con một quyển vở mới được không ạ?
b. Em có học bài không nào?
c. Sao chữ cậu đẹp thế?
d. Cậu mới bị cô giáo phạt chứ gì?
e. Sao nó dại thế nhỉ?
(Bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 4, tr 79)
Bài 6. Ghi dấu X vào ô trống trước câu hỏi chưa thể hiện phép lịch sự của
người hỏi dưới đây:

 Mình mượn Nam cục tẩy có được không?
 Nếu Nam không dùng thì cho mình mượn cục tẩy nhé?
 Mượn cục tẩy một lúc được không?
 Ê, mượn cục tẩy một lúc, chịu không?
(Tiếng Việt nâng cao 4, tr 83)
Bài 7. Chuyển từng câu dưới đây thành câu không dùng dấu chấm hỏi sao
cho nội dung, mục đích câu không thay đổi.
a. Anh chị nói chuyện nhỏ một chút có được không ạ?
b. Các bạn có thể ra chỗ khác đá bóng được không?
c. Chơi đá cầu mà bạn bảo không thú vị à?
(Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt 4, tr 20)
* Dấu gạch ngang
Bài 1. Tìm dấu gạch ngang trong đoạn văn dưới đây. Nói rõ tác dụng của
dấu gạch ngang vừa tìm được.
a. Chó Sói - loài vật nổi tiếng là kẻ lừa lọc, phản trắc – hóc xương và nó
không sao lấy ra được. Nó gọi Sếu đến và bảo:
- Này Sếu, cổ anh dài, anh hãy thò đầu vào họng tôi kéo cái xương ra, tôi
sẽ thưởng cho anh.(Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt 4, tr 30)
b. Đảo Khỉ là khu vực bảo tồn loài khỉ. Khách đến thăm quan Đảo Khỉ
cần thực hiện những điều quy định dưới đây:
- Mua vé thăm quan trước khi lên đảo.
- Không trêu chọc thú nuôi trong chuồng.
- Không cho thú ăn các loại thức ăn lạ.
- Giữ gìn vệ sinh chung trên đảo.
(Tiếng Việt nâng cao 4, tr 93)
Bài 2. Đặt dấu gạch ngang vào những vị trí thích hợp trong mẩu chuyện sau:
Bét-tô-ven đánh nốt nhạc, âm thanh vang lên. Thầy hỏi:
Con thấy âm thanh lan xa tới đâu?
Con không thấy ạ!
Con đánh lại đi và xem âm thanh này lan tỏa tới đâu.

(Uyên Khuê)
12


*Dấu chấm than
Bài 1. Hãy tìm câu khiến trong những đoạn trích sau:
a. Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ:
- Hãy gọi người hàng hành vào đây cho ta!
(Tiếng Việt 4, tập 2, tr 88)
b. Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay nói nựng: “Có đau
không chú mình? Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên
bong tàu!”
(Tiếng Việt 4, tập 2, tr 88)
Bài 2. Chuyển các câu kể sau thành câu cảm:
a. Con mèo này bắt chuột giỏi.
b. Trời rét.
(Tiếng Việt 4, tập 2, tr 121)
Cách dạy chung cho dạng bài tập này:
- Từ nội dung các bài Luyện từ và câu của SGK, giáo viên hướng dẫn học
sinh tìm hiểu phần nhận xét để học sinh tự rút ra tác dụng của các dấu câu, trên
cơ sở đó học sinh khắc sâu kiến thức bằng các bài tập phần luyện tập.
- Đối với học sinh lớp 4, kiến thức SGK cung cấp rất đầy đủ và rõ ràng chính
vì vậy học sinh chỉ cần nắm vững tác dụng của từng loại dấu câu là có thể hoàn
thành tốt bài tập. Nhưng để học sinh có kỹ năng vận dụng các dấu câu trong nói và
viết, trong học tập và giao tiếp thì giáo viên cần nghiên cứu, tìm tòi các dạng bài tập
của các sách tham khảo, sách nâng cao giúp học sinh được thực hành thường xuyên
với các loại dấu câu. Tôi không đưa ra cách hướng dẫn cụ thể cho một bài tập nào vì
yêu cầu của các dạng bài tập này đều dựa vào tác dụng của các dấu câu đã học để trả
lời nên không phải là dạng bài khó đối với học sinh. Các dạng bài tập ở đây với các
yêu cầu khác nhau, hình thức khác nhau với các kiểu - dạng phong phú, sắp xếp từ

dễ đến khó phù hợp với quy luật và khả năng nhận thức của học sinh.
- Để tiết học thêm sinh động, cần tổ chức các hoạt động như nhóm, chơi
trò chơi…giúp các em có hứng thú trong học tâp.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại các hoạt động của học sinh lớp 4C
trường Tiểu học Nga Thủy trong việc xác định dấu câu cho một đoạn văn.

13


Học sinh thảo luận nhóm xác định dấu câu cho một đoạn văn.

Nhóm trình bày kết quả thảo luận, thứ tự các dấu câu
2.3.3. Thực hành sử dụng một loại dấu câu theo yêu cầu cho trước để viết một
đoạn văn.
- Đây là cơ sở cho học sinh sử dụng đúng dấu câu cho bài tập làm văn. Giúp các em
sử dụng đúng, hay và tiến tới sử dụng sáng tạo dấu câu Tiếng việt. Dạng bài tập này
đòi hỏi học sinh ngoài việc nắm vững tác dụng của các dấu câu còn phải có khả năng
sử dụng vốn từ ngữ linh hoạt, phù hợp, đúng nội dung, yêu cầu đề để viết đoạn
văn có sử dụng dấu câu cho trước.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định:
- Đề bài yêu cầu viết về nội dung gì?
- Đề bài yêu cầu sử dụng loại dấu câu nào?
14


- Loại dấu câu đó có tác dụng gì? (loại dấu câu đó thường được sử dụng
trong trường hợp nào?)
Sau đây, xin được đưa ra một số bài tập và cách hướng dẫn cụ thể cho từng bài.
Bài 1. Viết một đoạn văn theo chuyện Nàng tiên Ốc, trong đó có ít nhất
hai lần dùng dấu hai chấm:

- Một lần, dấu hai chấm dùng để giải thích.
- Một lần, dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật.
(Tiếng Việt 4, tập 1, tr 23)
Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu đề bài:
- Đề bài yêu cầu viết về nội dung gì? (Viết một đoạn văn theo chuyện
Nàng tiên Ốc)
- Đề bài yêu cầu sử dụng loại dấu câu nào? (sử dụng ít nhất hai lần dấu
hai chấm: Một lần, dấu hai chấm dùng để giải thích; Một lần, dấu hai chấm dùng
để dẫn lời nhân vật).
- Để viết đúng yêu cầu đề bài, em lựa chọn nội dung của đoạn nào trong
bài thơ Nàng tiên Ốc?
Giáo viên sửa bài (Cụ thể ở bài làm sau):
Khi đi làm về, bà rất ngạc nhiên vì: sân nhà sạch sẽ, lợn đã được cho ăn,
cơm đã được nấu…Bà cố ý rình thì thấy từ trong chum nước, một nàng tiên
bước ra. Bà nhanh tay đập vỡ vỏ ốc rồi ôm lấy nàng tiên, nói:
- Con ơi, hãy ở lại đây với mẹ!
Hướng dẫn nhận xét: Yêu cầu học sinh nêu tác dụng của dấu hai chấm
trong bài làm của mình, cả lớp nhận xét dấu hai chấm được dùng hợp lý chưa.
Hướng dẫn học sinh sửa lỗi: Hướng dẫn học sinh tìm ra từ “vì” trước
dấu hai chấm không hợp lý, cần bỏ từ “vì”, giáo viên hướng dẫn sửa bài. Trường
hợp học sinh không phát hiện ra, giáo viên cần hướng dẫn và có thể đặt từ “vì”
vào trong văn cảnh khác để giải thích. Câu trên được sửa là: Khi đi làm về, bà
rất ngạc nhiên: sân nhà sạch sẽ, lợn đã được cho ăn, cơm đã được nấu…
Cũng ở ví dụ trên, giáo viên có thể liên hệ: Dấu hai chấm thường phối hợp
với các loại dấu nào ?
Đối với học sinh giỏi, cần bổ sung thêm chi tiết tả về hình dáng nàng tiên,
giúp bài viết hay và sinh động.
Bài 2. Hãy viết đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em kể
về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gach ngang để
đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích. (Tiếng Việt 4, tập 2, tr 46)

Hướng dẫn xác định yêu cầu đề bài:
- Đề bài yêu cầu viết về nội dung gì? (Viết một đoạn văn kể về tình hình
học tập của em với bố hoặc mẹ).
- Đề bài yêu cầu sử dụng loại dấu câu nào? (Sử dụng dấu gạch ngang để
đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích).
Giáo viên sửa bài (Cụ thể ở bài làm sau):
Sau tiết sinh hoạt, em thấy rất vui vì được cô khen tiến bộ nhiều ở môn
Toán. Vừa về đến nhà, em đã khoe ngay với mẹ:
15


- Mẹ ơi! Tuần này con được cô khen là tiến bộ nhiều đấy ạ.
Mẹ ngạc nhiên hỏi?
- Thế à? Kể mẹ nghe con tiến bộ như thế nào?
Em ôm cổ mẹ, trả lời:
- Con giải được bài toán khó mà cả lớp không bạn nào giải được, đấy mẹ ạ.
Hướng dẫn nhận xét: nêu tác dụng của dấu gạch ngang được dùng trong
bài làm của mình. Nhận xét bài làm và giáo viên chốt:
- Lỗi 1: Dấu hỏi trong câu (Mẹ ngạc nhiên hỏi?) dùng chưa đúng.
- Lỗi 2: Chưa sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu thành phần chú thích.
Hướng dẫn học sinh sửa lỗi:
- Lỗi 1: Thay dấu hỏi ở cuối câu bằng dấu nào? (bằng dấu hai chấm để
dẫn lời nói của mẹ)
- Lỗi 2: Ở đây có thể sửa bằng cách viết thêm nội dung để đưa yêu cầu còn thiếu.
Sau tiết sinh hoạt, em thấy rất vui vì được cô khen tiến bộ nhiều ở môn
Toán. Vừa về đến nhà, em đã khoe ngay với mẹ:
- Mẹ ơi! Tuần này con được cô khen là tiến bộ nhiều đấy ạ.
Mẹ ngạc nhiên hỏi:
- Thế à? Kể mẹ nghe con tiến bộ như thế nào?
Em ôm cổ mẹ, trả lời:

- Con giải được bài toán khó mà cả lớp không bạn nào giải được, đấy mẹ ạ.
- Ôi, con gái mẹ giỏi quá! - Mẹ mừng rỡ thốt lên.
+ Hoặc sửa lỗi 1 và lỗi 2 trong bài bằng cách chuyển Mẹ ngạc nhiên hỏi?
làm thành phần chú thích và thay dấu hỏi bằng dấu chấm, để có:
Sau tiết sinh hoạt, em thấy rất vui vì được cô khen tiến bộ nhiều ở môn
Toán. Vừa về đến nhà, em đã khoe ngay với mẹ:
- Mẹ ơi! Tuần này con được cô khen là tiến bộ nhiều đấy ạ.
- Thế à? Kể mẹ nghe con tiến bộ như thế nào? - Mẹ ngạc nhiên hỏi.
Em ôm cổ mẹ, trả lời:
- Con giải được bài toán khó mà cả lớp không bạn nào giải được, đấy mẹ ạ.
Bài 3. Viết một đoạn văn ngắn thuật lại việc em mua đồ chơi ở của hàng
bán đồ chơi. Em muốn cô bán hàng cho em xem một cái ô tô chạy bằng dây cót.
Trong đoạn văn có dùng câu hỏi nhằm mục đích yêu cầu đề nghị. (Tiếng Việt
nâng cao 4, tr 83)
Hướng dẫn xác định yêu cầu đề bài:
- Đề bài yêu cầu viết về nội dung gì? (Viết một đoạn văn kể về tình hình
học tập của em với bố hoặc mẹ).
- Đề bài yêu cầu dùng câu hỏi nhằm mục đích gì? (Nhằm mục đích yêu
cầu, đề nghị).
Giáo viên sửa bài (Cụ thể ở bài làm sau) :
Hôm qua, bố cho em đi hội chợ. Vừa vào đến gian hàng đồ chơi, em đã
thấy chiếc ô tô chạy bằng dây cót được bày trong tủ kính. Chiếc ô tô đẹp quá !
Nó chính là món đồ chơi mà em hằng mơ ước. Bố đồng ý cho em mua chiếc ô tô
ấy. Em nói với cô bán hàng :
16


- Cô làm ơn cho cháu xem chiếc ô tô kia ?
Cô bán hàng vui vẻ mở tủ lấy chiếc ô tô cho em xem.
Hướng dẫn nhận xét :

Nêu câu hỏi được dùng trong bài làm của mình.
Câu hỏi trong yêu cầu đề được dùng để làm gì?
Câu trên đã là câu hỏi chưa?
Giáo viên chốt: Câu trên có nội dung là câu khiến nhưng cuối câu lại đặt dấu chấm hỏi.
Hướng dẫn học sinh sửa lỗi:
-Yêu cầu học sinh sửa câu trên bằng cách đặt câu hỏi để nêu yêu cầu đề nghị,
có thể thay như sau: Cô ơi, cô có thể cho cháu xem chiếc ô tô kia được không ạ?
Bài 4.Viết một đoạn văn ngắn kể lại cuộc trò chuyện giữa em với một
người bạn về tinh thần vượt khó của một bạn học sinh giỏi trong trường…Trong
đoạn văn có sử dụng câu cảm để bộc lộ cảm xúc.
(Tiếng Việt nâng cao 4, tr 94)
Hướng dẫn xác định yêu cầu đề bài:
- Đề bài yêu cầu viết về nội dung gì? (Viết một đoạn văn thuật lại cuộc trò
chuyện giữa em với một người bạn).
- Đề bài yêu cầu như thế nào? (Có sử dụng câu cảm để bộc lộ cảm xúc).
Giáo viên sửa bài (Cụ thể ở bài làm sau) :
Cái Nga lớp em - sau buổi giao ban đã thông báo một tin quan trọng:
- Cậu biết không, bạn Hải lớp mình được tuyên dương và nhận quà do
hội Khuyến học Huyện khen tặng về tinh thần vượt khó trong học tập đấy.
Em mừng rỡ reo lên:
- Ôi, thật là tuyệt vời - Chắc tin vui này giúp mẹ Hải nhanh khỏi bệnh đấy.
Nga tấm tắc khen bạn:
- Hải “siêu” quá! Một mình bạn vừa chăm mẹ ốm, vừa coi em còn làm
hết việc nhà mà vẫn học giỏi, lại đạt giải 3 huyện môn Tiếng Anh nữa chứ. Bạn
ấy được khen thật là xứng đáng.
Rồi Nga rủ em đến nhà Hải báo tin cho bạn!
Hướng dẫn nhận xét:
Nêu các câu cảm được dùng trong bài làm của mình.
Câu cảm trong yêu cầu đề được dùng để làm gì?
Đọc nội dung, tìm xem có câu nào sử dụng dấu câu chưa đúng?

- Giáo viên chốt: Câu sử dụng dấu câu chưa đúng
Ôi, thật là tuyệt vời - Chắc tin vui này giúp mẹ Hải nhanh khỏi bệnh đấy.
Rồi Nga rủ em đến nhà Hải báo tin cho bạn!
Hướng dẫn học sinh sửa lỗi của hai câu trên như sau:
Câu thứ nhất: Đặt dấu chấm cảm thay cho dấu gạch ngang vì bộ phận câu
đứng sau không phải là thành phần chú thích và “Ôi, thật là tuyệt vời” bộc lộ
cảm xúc nên nó là câu cảm. Sửa lại là:
Ôi, thật là tuyệt vời! Chắc tin vui này giúp mẹ Hải nhanh khỏi bệnh đấy.
Câu thứ 2: Đây thuộc loại câu kể Ai làm gì? nên cuối câu đặt dấu chấm.
Sửa lại là: Rồi Nga rủ em đến nhà Hải, báo tin cho bạn.
17


2.3.4. Rèn luyện và nâng cao kỹ năng sử dụng dấu câu, vận dụng linh
hoạt các chức năng của dấu câu trong phân môn Tập làm văn.
a. Vai trò của dấu câu trong việc diễn đạt nội dung.
Ví dụ 1: Tìm bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ của mỗi câu sau và chỉ ra
sự khác nhau về nghĩa của hai câu này:
a. Những con dế bị sặc nước bò ra khỏi tổ.
b. Những con dế bị sặc nước, bò ra khỏi tổ.
(Ôn luyện kiến thức Tiếng Việt Tiểu học, tr 71)
- Hướng dẫn tìm bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ của hai câu trên:
a. Những con dế bị sặc nước // bò ra khỏi tổ.
CN
VN
b. Những con dế // bị sặc nước, bò ra khỏi tổ.
CN
VN
- Sự khác nhau về nghĩa của hai câu:
Câu a chỉ những con dế bị sặc nước bò ra khỏi tổ

Câu b ý nói: tất cả những con dế được nói đến đều bị sặc nước và bò ra khỏi tổ.
Ví dụ 2. Xác định bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ của các cặp câu sau:
a. Những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh lăn tròn trên
những con sóng.
b. Những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh,lăn tròn trên
những con sóng.
- Hướng dẫn tìm bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ của hai câu trên:
a. Những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh // lăn tròn trên những con sóng
CN
VN
b. Những con chim bông biển //trong suốt như thủy tinh, lăn tròn trên những con
sóng.
CN
VN
b. Thay thế dấu câu này bằng dấu câu khác tạo ra các cách diễn đạt
có giá trị biểu cảm khác nhau.
Ví dụ 1: Có thể thay dấu hai chấm trong câu sau bằng dấu nào?
Hôm nay, An phải nghỉ học dù có bài kiểm tra môn Toán: Nó bị sốt rất cao.
Hướng dẫn: Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu gạch ngang.
Hôm nay, An phải nghỉ học dù có bài kiểm tra môn Toán - Nó bị sốt rất cao.
Ví dụ 2: Em hãy thay đổi cách dùng dấu câu trong đoạn văn sau rồi chép lại.
Cảnh thu thật đẹp! Nước hồ trong xanh. Thảm cỏ mượt rười rượi. Trời
đầy mây trắng. Gió thu hiu hiu thổi...
(Bài tập rèn luyện dấu câu Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học, Tr 63)
- Hướng dẫn thay đổi cách dùng dấu câu trong đoạn văn:
Cách 1: Cảnh thu thật đẹp! Nước hồ trong xanh, thảm cỏ mượt rười rượi,
trời đầy mây trắng, gió thu hiu hiu thổi...
Cách 2: Cảnh thu thật đẹp: nước hồ trong xanh, thảm cỏ mượt rười rượi,
trời đầy mây trắng, gió thu hiu hiu thổi...
c. Vận dụng linh hoạt các chức năng của dấu câu trong viết văn.

18


Học sinh vận dụng dấu câu trong viết văn :
Ví dụ 1: Tả cây bàng trong mùa thay lá
…Chao ôi! Cái màu đỏ của lá bàng sao mà đẹp thế! Đỏ hệt như màu quả
mận chín, cũng bóng lên nom đến ngon lành. Giữa những ngày lạnh giá, tán lá bàng
như rấm lửa ủ ấm mùa đông. Cây như “người khách lạ” giữa sân trường, như vừa
bước ra từ phép màu nhiệm trong một trang cổ tích - cổ tích của tuổi thơ em.
(Nguyễn Vương Linh, HS lớp 4C, trường Tiểu học Nga Thủy)
Ví dụ 2: Tả chú gà trống
…Mỗi buổi sáng ban mai, chú thong thả bước ra sân, tìm một khoảng
trống rộng, vỗ cánh, cất tiếng gọi mặt trời: “Ò, ó, o, o…” Tiếng gáy to, khỏe,
vang xa và tròn âm hệt giọng ngân của một ca sĩ tài ba. Tiếng gáy “sang
trọng” của chú không một con gà trống nào trong xóm có được. Phải chăng vì
chú luôn chăm chỉ luyện tập hằng ngày nên có được tiếng gáy tuyệt vời như
thế?
(Nguyễn Trần Thục Anh, HS lớp 4C, trường tiểu học Nga Thủy)
Ví dụ 3: Tả cây tre
…Lá tre thật đặc biệt: không bóng mượt như lá nhãn, không xanh mướt như
lá xà cừ mà nhẹ bỗng, ram ráp như đang khô héo. Tán tre thưa thoáng, tán lá giữ lại
vạt nắng mùa hè, ánh trăng đêm rằm, tiếng chim ríu ran buổi sáng. Xưa, Thánh
Gióng nhổ tre đánh giặc, tre làm chông ngăn bước quân thù. Tre trăm đốt còn kết
duyên chồng vợ cho chàng mồ côi nghèo khó. Nay, trong nhà em cũng có nhiều đồ
dùng được làm bằng tre: chiếc chõng tre ông ngồi, rổ vo gạo của mẹ, đôi đũa ăn
cơm hay cả chiếc tăm nhỏ cũng từ cây tre đốn sau vườn nhà.
(Phạm Nhật Nam, HS lớp 4C, trường tiểu học Nga Thủy)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến:
Qua một năm hướng dẫn “Một số biện pháp rèn kỹ năng sử dụng dấu
câu cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Nga Thủy” tôi nhận thấy để có được

kết quả như trên, bản thân giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp
dạy học và cách truyền đạt, cần học hỏi qua đồng nghiệp và tham khảo tài liệu
để có sự đa dạng trong nội dung bài tập cũng như sự đa dạng trong cách vận
dụng. Ngoài ra, bản thân giáo viên cũng cần nắm vững cách sử dụng đối với các
loại dấu câu kể cả trong cách viết cũng như trong diễn đạt. Không chỉ chú ý đến
việc hướng dẫn cách sử dụng đúng các loại dấu câu mà giáo viên còn cần chú ý
về khoảng cách đặt dấu câu giữa các chữ trong cách viết của học sinh ở các
môn học.
Trong các tiết văn theo phân phối chương trình, tình trạng HS sử dụng
sai dấu câu giảm hẳn, nhất là ở các khối 4.
Trong các tiết dạy luyện tập, qua dự giờ thăm lớp, mảng kiến thức này đã
được HS đã làm tốt, đạt chất lượng cao hơn so với trước đây rất nhiều. Đó là
những kết quả rất đáng khích lệ, đã động viên chúng tôi cần phải nghiên cứu,
học hỏi để có biện pháp khắc phục những tồn tạo còn mắc phải ở các mảng kiến
thức khác góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.
- HS đã biết đặt dấu câu đúng khoảng cách trong các bài viết.
19


- Các em đã biết lựa chọn dấu câu cho cách diễn đạt của riêng mình.
- Có hứng thú trong việc luyện các loại dấu câu, tự tin khi sử dụng dấu câu.
- Sử dụng sáng tạo các loại dấu câu trong cách viết, đặc biệt trong phân
môn Tập làm văn.
Bài kiểm tra Tiếng Việt định kì giữa học kì 2 hiện tượng không viết dấu
hoặc sai dấu cũng được khắc phục rõ rệt. Số HS còn sai sót chỉ chiếm khoảng 10
% , không quá cao như 45% như trước đây.
Qua một năm giảng dạy, tôi thu được kết quả như sau:
Tổng số học sinh: 25 em
STT
1

2
3
4

Mức độ đạt được
Số lượng Tỷ lệ
Chưa đặt dấu câu đúng
1
4%
Biết cách dùng một số loại dấu câu đơn giản
4
16 %
Đặt dấu câu đúng vị trí, sử dụng đúng
10
40%
Vận dụng linh hoạt và sáng tạo các dấu câu
10
40 %
Kết quả trên cho thấy, việc áp dụng “Rèn kỹ năng sử dụng dấu câu cho học
sinh lớp 4” đã có hiệu quả nhất định đối với các đối tượng hợc sinh trong lớp.
Để làm được điều đó, cần hướng dẫn học sinh một cách thường xuyên,
liên tục qua từng tiết học để việc sử dụng đúng dấu câu trở thành kỹ năng, thói
quen tốt của mỗi học sinh.
Tuy bản thân đã thực sự cố gắng nhưng khả năng còn hạn chế nên rất
mong được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để sang kiến ngày càng được
phát huy và áp dụng trong thực tiễn.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Chúng ta đều biết rằng thực chất của việc dạy Tiếng Việt nói chung, dạy
Luyện từ và câu nói riêng là giúp học sinh hiểu được cách viết câu đúng, có kỹ

năng viết câu đúng nhằm thoả mãn nhu cầu giao tiếp. Để có được kỹ năng giao
tiếp tốt thì người học sinh cần có một số vốn từ để sử dụng khi giao tiếp.
Đối với các em sau khi học xong chương trình Tiểu học, các em phải có
kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt để đáp ứng nhu cầu giao tiếp thông
thường. Muốn học sinh có cách viết câu đúng thì người giáo viên phải biết vận
dụng linh hoạt các phương pháp dạy, tổ chức cho học sinh làm bài tập theo nhiều
hình thức khác nhau. Đặc biệt là phải lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp
với đối tượng học sinh. Hệ thống câu hỏi gợi mở phải sát thực, tự nhiên, không
máy móc. Một điều quan trọng nữa là người giáo viên phải nắm chắc mục đích,
yêu cầu đó là cơ sở xây dựng cho từng bài cụ thể hướng dẫn học sinh theo
phương pháp tích cực hoá các hoạt động.
Như vậy trong quá trình dạy học luyện từ và câu ở Tiểu học nói chung và
dạy từ và câu lớp 4 nói riêng trong đó phần sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi,
dấu chấm than... là một phần khó với học sinh lớp 4. Bởi vậy buộc người giáo
viên phải biết lựa chọn phương pháp hình thức tổ chức dạy học, lời dẫn dắt sao
cho khéo léo sát thực với từng nội dung mà yêu cầu bài tập đề ra.
20


3.2. Kiến nghị
- Động viên và khuyến khích kịp thời những giáo viên, học sinh đạt nhiều
thành tích cao trong giảng dạy và học tập.
Trên đây là toàn bộ nội dung mà đề tài của tôi nghiên cứu. Thời gian thực
nghiệm còn hạn chế, đề tài còn mới mẻ. Tôi mong được sự đóng góp ý kiến của
các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiền hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Thủy, ngày 16 tháng 4 năm 2018

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết
Cao Thị Lan

21



×