Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn bài thường thức mỹ thuật lớp 8 mỹ thuật VN giai đoạn 1954 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 21 trang )

Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn …. Môn mỹ thuật

------------------------------------------------------------------------------------------------A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Ở Việt Nam hiện nay vấn đề đổi mới giáo dục là một vấn đề then chốt để
phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện. Một trong những môn học góp
phần không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp giáo dục tích hợp liên môn các
môn học ở trong nhà trường phổ thông đó là môn Mỹ thuật.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy của đồng nghiệp và cùng với quá trình
giảng dạy của bản thân, đặc biệt là việc từng bước đổi mới phương pháp dạy
học, tôi luôn đặt cho mình mục tiêu là: “Phải làm gì để thực hiện yêu câu đổi
mới nhằm nâng cao chất lượng bài dạy của mình” và để các em học sinh cảm
nhận được một cách sâu sắc về kiến thức bài học và cảm nhận được vẻ đẹp của
các tác phẩm hội họa thông qua các bài học “thường thức mĩ thuật” tôi đã chọn
nghiên cứu đề tài: Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng "tích
hợp liên môn" trong tiết dạy mỹ thuật lớp 8: "Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn
1954 - 1975". Qua bài học, học sinh cảm nhận được bối cảnh lịch sử của đất
nước Việt Nam trong giai đoạn này. Đồng thời cho chúng ta nhìn nhận về những
cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mỹ thuật nói riêng trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.
Đặc biệt là những thành tựu Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975
thông qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Từ đó học sinh có thể vận dụng
những kiến thức được học vào học các môn học khác, hay từ những kiến thức
của môn học khác vận dụng vào học mỹ thuật ở trường phổ thông. Từ đó học
sinh có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Sau tiết học, các em sẽ nhớ lại kiến thức của nhiều môn học có liên quan
trong bài như: Kiến thức về lịch sử, ngữ văn, vật lý, hóa học,...điều đó giúp các
em củng cố và hoàn thiện vốn kiến thức THCS của mình.
Vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người
tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài
lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn


trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Trong chương trình giáo dục
THCS, các em sẽ có ý thức học tập nghiêm túc đối với tất cả các bộ môn. Và
đặc biệt là học sinh có tấm lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc. Về
phía giáo viên dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo
viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có
tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp
phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay.
II. Mục đích đề tài:
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mỹ thuật ở trường THCS, từ
những kinh nghiệm trong giảng dạy giúp các em HS hứng thú trong học tập môn
Mỹ thuật. Biết vận dụng các kiến thức liên môn vào môn học. Liên hệ kiến thức
bài học để hiểu rõ hơn về nền mỹ thuật Việt Nam.
Thông qua bài học, học sinh nắm được một cách sơ lược về Mỹ thuật Việt
Nam trong giai đoạn 1954-1975, từ đó sẽ có những kiến thức cơ bản trong việc
cảm thụ các tác phẩm nghệ thuật.
1


Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn …. Môn mỹ thuật

------------------------------------------------------------------------------------------------Sau tiết học, các em sẽ nhớ lại kiến thức của nhiều môn học có liên quan
trong bài như: Kiến thức về lịch sử, địa lí, ngữ văn, âm nhạc…
Học sinh thấy được sự hỗ trợ lẫn nhau của các kiến thức trong chương trình giáo
dục THCS, các em sẽ có ý thức học tập nghiêm túc đối với tất cả các bộ môn.
Và đặc biệt là học sinh có tấm lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc
III. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là Học sinh lớp: 8 - Trường THCS Lộc Sơn- Hậu Lộc
-Thanh Hoá.
Sĩ số :
36

+ Thời gian nghiên cứu từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2017-2018
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tham khảo tài liệu các môn học khác liên
quan đến bài học.
- Phương pháp gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, chia nhóm tìm hiểu
- Dạy học theo hướng tích hợp liên môn
+ Ứng dụng CNTT và phương tiện dạy học
+ Phương pháp dạy học hợp tác nhóm
+ Phương pháp củng cố, luyện tập
+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích và tổng hợp được những ưu,
nhược điểm trong bài “thường thức mĩ thuật” để đề ra những giải pháp khắc
phục những nhược điểm đó.
- Phương pháp so sánh và chứng minh:
+ So sánh kết quả trước và sau khi tiến hành thực nghiệm, áp dụng các
giải pháp đã đề ra.
+ Chứng minh: “Vận dụng các phương pháp dạy học tích hợp, liên môn
trong bài “thường thức mĩ thuật” giúp các em vận dụng được kiến thức của
nhiều môn học để giải quyết các tình huống nhằm khắc sâu nội dung của bài
học.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận:
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học
phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận
dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề không phải là
câu chuyện hoàn toàn mới. Nó đã được nhắc đến được thực hiện từ rất lâu.
Những giáo viên có kinh nghiệm vẫn đang làm, học sinh khá – giỏi các em cũng
đang làm. Vấn đề dặt ra ở đây là làm sao để đại bộ phận giáo viên và tất cả học
sinh cùng hưởng ứng, cùng làm. Trong Mĩ thuật có Văn, trong Văn có Sử, trong

Sử có Địa, trong Mĩ thuật có văn hóa có âm nhạc có thơ ca, có tư tưởng, có giá
2


Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn …. Môn mỹ thuật

------------------------------------------------------------------------------------------------trị thẩm mỹ. Làm thế nào để một tác phẩm mãi sống, mãi lung linh tỏa sáng,
thấm ngấm vào tâm hồn mỗi học sinh, để các em không chỉ hiểu mà còn biết
sống đẹp, sống có ý nghĩa, sống cần lao động là vấn đề đặt ra với mỗi giáo viên
dạy Mĩ thuật.
- Do đó tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy các tác phẩm hội họa không
còn là vấn đề đơn thuần nữa mà nó trở thành nhiệm vụ của mỗi ai đã, đang và sẽ
là giáo viên dạy Mĩ thuật trong mỗi nhà trường.
II. Thực trạng của vấn đề:
- Trong xu thế đổi mới toàn diện nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương
pháp dạy học hiện nay, bên cạnh những thành công những kết quả đáng phát huy
vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định: Chẳng hạn, học sinh giờ đây không còn
yêu thích môn Mĩ thuật; cách tiếp cận, học tập môn Mĩ thuật vẫn còn thụ động,
hình thức sao chép.... Nhiều em không nhớ nổi một tác phẩm, tên của họa sĩ...
Bởi vậy dẫn đến thụ động trong học tập. Do đó giúp học sinh hiểu được ý nghĩa
và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm trong hội họa, tìm ra được phương pháp
dạy học đúng nhất người giáo viên phải cung cấp, rèn luyện, tạo cho các em thói
quen học đa chiều, tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết tốt một vấn đề.
Kết quả khảo sát thực trạng trước khi áp dụng đề tài.
Thứ
Nội dung
Kết quả trước khi thực nghiệm còn
tự
thử nghiệm
bất cập

1
Dạy học theo phương pháp gợi Học sinh chưa chủ động hết về nội
mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, dung kiến thức. học sinh Chưa yêu
chia nhóm tìm hiểu.
thích môn học, chưa phát huy được
hết những thế mạnh vốn có của học
sinh.
Dạy học theo phương pháp học Học sinh chưa hiểu sâu về kiến
2
sinh áp dụng công nghệ thông tin thức, chưa mạnh dạn, chưa áp dụng
vào các hoạt động nhóm
vào thực tiễn môn học ở phổ thông,
chưa có tính giáo dục cao.
3
Dạy học theo hướng tích hợp liên Chưa phát huy được năng lực phẩm
môn. Mỹ thuật giai đoạn: 1954- chất của học sinh một cách triệt để,
1975
Khả năng sáng tạo còn chưa cao.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng, để việc áp dụng các
phương pháp, kinh nghiệm trong việc tổ chức dạy học theo hướng tích hợp liên
môn ở các bài “thường thức mỹ thuật” đạt hiệu quả cao, giúp học sinh tích cực
học tập yêu thích môn Mỹ thuật hơn, thì các giải pháp thực hiện phù hợp, đơn
giản, dễ hiểu chính là điều mà tôi luôn tìm tòi, trăn trở.
III. Các giải pháp thực hiện.
1. Lên kế hoạch cho bài dạy:
+ Giáo viên: xây dựng kế hoạch, thiết kế bài học, tư liệu liên quan, thiết bị tương
ứng, dự kiến quy trình, kết quả,…
+ Học sinh: Sưu tầm, vận dụng kiến thức: Mĩ thuật, Âm nhạc, Văn học, lịch sử,
địa lí,… kỹ năng tổng hợp, báo cáo kết quả. Có thể sưu tầm cá nhân, trao đổi,
thu thập thông tin theo nhóm.

2. Các biện pháp tiến hành
3


Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn …. Môn mỹ thuật

------------------------------------------------------------------------------------------------2.1 Vận dụng kiến thức liên môn vào bài học
Tích hợp kiến thức âm nhạc
+ Bài: - Âm nhạc thường thức - Nhạc sĩ Đỗ Nhuận với bài hát “Hành quân xa".
- Âm nhạc thường thức - Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát " Biết ơn
chị Võ Thị Sáu".
+ Một số tác phẩm âm nhạc: Bài ca hy vọng ( Văn Ký); Anh vẫn hành
quân (Huy Du); Chào anh giải phóng quân (Hoàng Vân); Giải phóng miền
Nam (Lưu Hữu Phước)...
=> HS thấy được các ca khúc cách mạng cùng đồng hành với những tác phẩm
hội họa tạo nên những trang sử hào hùng của cha ông.
Tích hợp kiến thức ngữ văn
+ Bài: - Đồng chí
- Tiểu đội xe không kính
- Mồ anh hoa nở của Thanh Hải…
--> HS hiểu được về diễn biến lịch sử, về cuộc sống của những con người trong
giai đoạn 1954-1975. Thông qua sự miêu tả bằng hình ảnh, tranh vẽ chân thật
của các chiến sĩ là các họa sĩ yêu nước. Từ những kiến thức về mỹ thuật học
sinh có thể tưởng tượng vẽ lại những hình ảnh, tính cách nhân vật trong tác
phẩm văn học, thơ ca... trong chương trình ngữ văn.
Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân
+ Bài 6: - Biết ơn
- Yêu thương con người.
- Nghĩa vụ bảo vệ đất nước
Tích hợp kiến thức lịch sử

+ Bài: - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ
và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954 - 1965.
- Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ cứu nước 1965-1973.
- Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 1973-1975.
=> Học sinh nắm được những sự kiện lịch sử theo hướng tích hợp liên môn Mỹ
thuật phục vụ cho việc học tập môn lịch sử của dân tộc ta.
2.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Chuẩn bị cho bài học:
- Giáo viên : Chuẩn bị đầy đủ thiết bị dạy học
+ Máy chiếu
+ Bảng phụ
+ Tài liệu tham khảo:
+ Từ điển thuật ngữ mĩ thuật phổ thông
+ Phương pháp đổi mới dạy và học mĩ thuật THCS
Học liệu:
+ SGK, SGV môn mĩ thuật
+ Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học mĩ thuật THCS
+ SGK lịch sử, ngữ văn, âm nhạc, giáo dục công dân
4


Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn …. Môn mỹ thuật

------------------------------------------------------------------------------------------------+ Tư liệu, phiên bản tranh của các họa sĩ
- Học sinh : + Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu cho tiết học.
+ Ôn lại kiến thức :Về lịch sử, ngữ văn, âm nhạc, giáo dục công
dân,... để liên hệ, vận dụng vào kiến thức bài học.
* Hoạt động học tập:
- Quan sát, trả lời các câu hỏi, xây dựng nội dung bài học
- Hoạt động nhóm, tìm hiểu, phân tích về các chất liệu, tác giả, tác phẩm

tiêu biểu.
- Thuyết trình trước lớp
- Lắng nghe thông tin bổ sung từ giáo viên
- Vẽ tranh mô phỏng lại các tác phẩm yêu thích, vận dụng kiến thức bài
học.
- Viết bài cảm thụ về một tác phẩm hội họa
- Liên hệ bản thân về kiến thức mĩ thuật đã học.
* Hoạt động kiểm tra, đánh giá
Giáo viên yêu cầu các nhóm:
- Trình bày sản phẩm
- Tự đánh giá
+ Học sinh nhận xét về sự tham gia của các bạn trong nhóm
+ Học sinh nhận xét, đánh giá về hoạt động của các nhóm
Giáo viên nhận xét, đánh giá :
+ Kiểm tra, củng cố kiến thức sau nội dung bài học
+ Tập hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá kết quả thực hành
+ Nhận xét đánh giá các nhóm về: Tiến độ thực hiện, tinh thần học tập,
khả năng giao tiếp, biểu đạt tiếp thu thông tin, sự sáng tạo, hợp tác trong công
việc…
+ Nhận xét đánh giá kết quả học sinh theo nhóm hoặc cá nhân. Khen
ngợi, khuyến khích, đánh giá mức hoàn thành tốt đối với những nhóm cá nhân
có tinh thần học tập tốt, hăng hái, có ý tưởng sáng tạo.
Giáo viên lưu ý:
- Đánh giá cần dựa trên năng lực của người học
- Cần tạo điều kiện để học sinh tham gia đánh giá kết quả học tập của
các học sinh khác trong nhóm, trong lớp và tự đánh giá bản thân.
- Hoạt động học tập, sáng tạo nghệ thuật nhằm khơi dậy tiềm năng người
học, hướng người học phát huy được khả năng của mình .
- Giáo viên theo dõi quá trình tham gia học tập của học sinh để thực hiện
đánh giá các năng lực ( năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực cảm thụ

thẩm mĩ…).
* Hoạt động vận dụng, liên hệ bản thân
- Học sinh vận dụng những hiểu biết về lịch sử mỹ thuật Việt Nam trong
giai đoạn 1954-1975 vào các môn học ở phổ thông.
- Học sinh vận dụng kiến thức âm nhạc biết thêm về hoàn cảnh ra đời và
thêm yêu quý, chân trọng các tác phẩm.
- Học sinh vận dụng kiến thức ngữ văn về một số hình ảnh người chiến sĩ
tiêu biểu trong các tác phẩm văn học giai đoạn 1954-1975.
5


Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn …. Môn mỹ thuật

------------------------------------------------------------------------------------------------- Vận dụng các kiến thức về tinh thần yêu nước ý trí quật cường của nhân
dân ta ở tiết giáo dục công dân. Từ đó các em có niềm tin và tự hào về dân tộc hơn.
- Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về Mỹ thuật, Âm nhạc,
Lịch sử, Văn học... Việt Nam giai đoạn 1954-1975 để góp phần nâng cao hiểu
biết về nhiều lĩnh vực nghệ thuật, phát triển nhân cách toàn diện học sinh.
3. Các hoạt động cơ bản
Bài 5: Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975
( Thời gian 3 tiết)
Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về bối cảnh lịch sử (Tiết 1 )
Tích hợp kiến thức lịch sử lớp 9
+ Bài 28 - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ
và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965).
+ Bài 29 - Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ cứu nước (1965-1973).
+ Bài 30 - Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973-1975).
Tích hợp kiến thức âm nhạc.
+ Bài: - Âm nhạc thường thức - Nhạc sĩ Đỗ Nhuận với bài hát “Hành quân xa".
- Âm nhạc thường thức - Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát " Biết ơn

chị Võ Thị Sáu".
+ Một số tác phẩm âm nhạc: Bài ca hy vọng ( Văn Ký); Anh vẫn hành
quân (Huy Du); Chào anh giải phóng quân (Hoàng Vân); Giải phóng miền
Nam (Lưu Hữu Phước)...
Tích hợp kiến thức ngữ văn
+ Bài: - Đồng chí
- Tiểu đội xe không kính
- Mồ anh hoa nở của Thanh Hải…
Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân
+ Bài 6: - Biết ơn
- Yêu thương con người.
- Nghĩa vụ bảo vệ đất nước
* Cảm nhận về 2 tác phẩm
+ Tất cả vì miền Nam (khắc gỗ- Nguyễn Tư Nghiêm)
+ Trái tim và nòng súng (Sơn mài- Huỳnh Văn Gấm)
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Tiết 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1: Vài nét về bối cảnh lịch sử
Năm 1954 hiệp định Genève
Việt nam giai đoạn 1954-1975.
đươc kí kết. Đất nước ta tạm bị
chia cắt làm hai miền
GV: Em hãy nêu một vài mốc lịch sử quan
Miền Bắc bắt đầu xây dưng chủ
trọng trong thời kì này?
nghĩa xã hội.
? Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến Miền Nam tiếp tục đấu tranh
tranh ở Đông Dương được kí kết năm nào?
chống đế quôc Mỹ
GV: Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ

6


Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn …. Môn mỹ thuật

------------------------------------------------------------------------------------------------năm 1954 về Đông Dương :
Miền Bắc
- Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.
- Ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ
và Hồ Chủ tịch trở về Thủ đô.
- Ngày 13/5/1955, lính Pháp cuối cùng rời
khỏi Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải
phóng.
Miền Nam
- Giữa tháng 5/1956, Pháp rút khỏi miền Nam
khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử
thống nhất Việt Nam theo điều khoản của Hiệp
định Giơnevơ..
- Mỹ thay Pháp, đưa tay sai Ngô Đình Diệm
lên nắm chính quyền ở miền Nam, âm mưu
chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam
thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở
Đông Dương và Đông Nam Á.

Năm 1954 hiệp định Genève đươc kí
kết. Đất nước ta tạm bị chia cắt làm
hai miền
Miền Bắc bắt đầu xây dưng chủ
nghĩa xã hội.
Miền Nam tiếp tục đấu tranh chống

đế quôc Mỹ

Quân dân Việt Nam đấu tranh chống đế quốc Mĩ

Bối cảnh lịch sử có tác động gì tới các hoạ sỹ
nước ta?

Giới văn nghệ sĩ nói chung và các họa sĩ nói
riêng đã có những đóng góp gì trong cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải
phóng dân tộc (1954-1975).

Các họa sĩ tích cực tham gia
vào các mặt trận sản xuất và
chiến đấu.
Trong cuộc kháng chiến chống
đế quốc Mỹ xâm lược, giải
phóng dân tộc (1954-1975), thơ
ca, hội họa và âm nhạc - là một
binh chủng đặc biệt đã có công
lớn trong việc thức dậy lòng
yêu nước, tình cảm Nam – Bắc
một nhà, củng cố niềm tin tất
thắng. Sức mạnh tinh thần đã
biến thành và nhân lên sức
mạnh vật chất, góp phần làm
7


Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn …. Môn mỹ thuật


------------------------------------------------------------------------------------------------nên Đại thắng Mùa Xuân vĩ đại
năm 1975.
Các tác phẩm của họ phản ánh
khí thế xây dựng và chiến đấu
bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.
Em hãy kể tên một số tác phẩm ( hội họa, âm
nhạc, thơ ca…) phán ánh khí thế xây dựng và
chiến đấu bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.

Các tác phẩm tiêu biểu:
- Hội họa:
“Trái tim và nòng súng, “Nắm
đất miền nam”, “Tát nước
đồng chiêm”…
- Âm nhạc:
Anh vẫn hành quân (Huy
Du), Chào anh giải phóng
quân (Hoàng Vân), Giải
phóng miền Nam (Lưu Hữu
Phước)
- Thơ ca:
Bài thơ về tiểu đội xe
không kính (Phạm Tiến Duật)
Mồ anh hoa nở (Thanh Hải)

GV giới thiệu (bằng hình ảnh) những đóng góp HS quan sát, lắng nghe, tìm
to lớn của giới văn nghệ sĩ trong cuộc kháng hiểu qua một số các họa sĩ và
các tác phẩm thể hiện khí thế
chiến chống đế quốc Mỹ:

xây dựng và chiến đấu bảo vệ
- Hội họa: Các họa sĩ tích cực tham gia vào
tổ quốc của quân và dân.
các mặt trận. Những tác phẩm hội họa ấy
- Họa sĩ: Bùi Xuân Phái.
ngoài giá trị nghệ thuật cao còn có ý nghĩa lịch
- Họa sĩ: Trần Văn cẩn.
sử vô cùng to lớn"
- Họa sĩ: Nguyễn Sáng
- Họa sĩ Trần Khánh Chương khẳng định.
- Họa sĩ: Diệp Minh Châu
Các họa sĩ nói riêng, các văn nghệ sĩ trong - Họa sĩ: Huỳnh Văn Gấm
cuộc kháng chiến chống Mỹ đã sống và chiến
đấu như những người chiến sĩ thực thụ, bình
thản trước bom đạn, sẵn sàng hy sinh cả tính
mạng của mình. Như nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm đã viết, "họ đã sống và chết, giản dị và
bình tâm". Hàng ngàn tác phẩm ký họa chiến
tranh đã góp phần tái hiện một cách chân thực
nhất về cuộc sống và chiến đấu anh dũng và
gian khổ của quân và dân ta vì nền độc lập, tự
do, hòa bình của Tổ quốc./.

8


Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn …. Môn mỹ thuật

-------------------------------------------------------------------------------------------------


Tất cả vì miền Nam

Trái tim và nòng súng

(khắc gỗ- Nguyễn Tư Nghiêm)
(Sơn mài- Huỳnh Văn Gấm)
Một số tác phẩm tái hiện về cuộc sống chiến đấu anh dũng và gian khổ của quân và dân ta vì
nền độc lập, tự do, hòa bình của Tổ quốc

- Âm nhạc:
Nhạc kháng chiến cùng với nhạc dân ca,
nhạc truyền thống là những thể loại âm nhạc
duy nhất được phát trên đài phát thanh Việt
Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Để cổ vũ
tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, phục vụ chiến
tranh, truyền đạt những chính sách của nhà
nước, khuyến khích tình yêu lý tưởng cộng
sản, cũng có cả những bài hát trữ tình, thể hiện
tình yêu quê hương đất nước hoặc cổ vũ lao
động, xây dựng.
Trong thời kỳ này, nhiều nhạc sĩ tài năng
đã ghi dấu ấn với các ca khúc có trong chương
trình phổ thông như: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận với
bài hát "Giải phóng Điện Biên". Nhạc sĩ Đỗ
Nhuận với bài hát" Hành quân xa". Nhạc sĩ
Phan Huỳnh Điểu và bài hát "Bóng cây kơ nia". Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát "
Biết ơn chị Võ Thị Sáu"....
(Vào những năm 1958 -1959 khi Mỹ - Diệm
lên máy chém khắp miền Nam, thực hiện các
cuộc hành quân càn quét để tìm diệt cộng sản

thì nhạc sĩ Văn Ký có bài hát Bài ca Hy
vọng. Bài hát này được ca sĩ Khánh Vân
(người Sài Gòn) thể hiện lần đầu. Chị không
chỉ hát trên Đài TNVN mà còn hát bằng loa
phóng thanh ở vĩ tuyến 17 cho người dân
Quảng Trị và binh lính Việt Nam cộng hòa
nghe).

HS quan sát, lắng nghe một số
bài hát ca ngợi tinh thần chiến
đấu, lao động của quân và dân
trong cuộc kháng chiến...
- Chào anh giải phóng quân
(Hoàng Vân)
- Biết ơn chị Võ Thị Sáu
(Nguyễn Đức Toàn)
Giải phóng miền Nam (Lưu
Hữu Phước)...

9


Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn …. Môn mỹ thuật

-------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhạc sỹ Văn Ký đã được Nhà nước tặng thưởng
nhiều huân huy chương cao quý. Năm 2011, ông
đã được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh
về văn học nghệ thuật


- Thơ ca:
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của
dân tộc, văn học, thơ ca luôn là một đạo quân
mang sức mạnh thần kỳ. Nó còn thể hiện tình
đồng đội, đồng chí của những người lính.
Được thể hiện qua các hình ảnh bình dị mà đặc
sắc:
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.
Tinh thần chiến đấu
Động lực mạnh mẽ và sâu xa để làm nên sức
mạnh và sự dũng cảm, tư thế hiên ngang của
người lính chính là lòng yêu nước, ý chí quyết
tâm và khát vọng giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước của thế hệ trẻ.
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có nước
Thế nhưng:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
GV Kết luận:
Qua những trang sử hào hùng của ông cha
ta, cùng với thơ ca, các ca khúc, những tác
phẩm hội họa cũng có đóng góp một phần lớn
trong những thắng lợi của dân tộc ta.
Ngoài cầm súng, người họa sĩ phải vẽ tranh cổ
động, tranh châm biếm đả kích chế độ thực
dân kiểu mới để gửi về các địa phương tuyên

truyền. Những bức vẽ không chỉ có giá trị hiện
thực ghi lại nét sinh hoạt của cuộc chiến yêu
nước mà còn có giá trị lịch sử.

- HS tìm hiểu qua bài thơ nổi
tiếng “ Tiểu đội xe không kính”
của Phạm Tiến Duật trong thời
kỳ chống Mỹ.
- Thể hiện tình đồng đội, đồng
chí của những người lính.

- Tinh thần chiến đấu, lòng yêu
nước, ý chí quyết tâm và
khát vọng giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước của
thế hệ trẻ.

10


Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn …. Môn mỹ thuật

-------------------------------------------------------------------------------------------------

“Những năm tháng không quên” qua tranh của hoạ sĩ thời chiến
Những góc nhìn chân thật về chiến tranh, những ký ức hào hùng của dân tộc, sự hy sinh, mất
mát qua hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc được tái hiện sinh động qua các tác phẩm.

Tiết
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2
Hoạt động 2: Thành tựu cơ bản của Mỹ
thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
HS: Các nhóm nhận nội dung
GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm. thảo luận, nghiên cứu tài liệu,
GV gợi ý để học sinh làm bài.
SGK...
- Đây là giai đoạn các họa sĩ có nhiều tác
Nhóm 1: Tìm hiểu về tranh sơn
phẩm lớn với nội dung, đề tài phong phú.
mài.
- Mỹ thuật phát triển cả về bề rộng lẫn chiều
Nhóm 2: Tìm hiểu về tranh lụa.
sâu và đào tạo được một đội ngũ đông đảo
Nhóm 3: Tìm hiểu về tranh
các họa sĩ sáng tác.
khắc gỗ.
- Các tác phẩm được thể hiện bằng nhiều chất Nhóm 4: Tìm hiểu về tranh sơn
liệu khác nhau như: sơn mài, lụa, sơn dầu,
dầu.
khắc gỗ,... và có nhiều tác phẩm nổi tiếng.
Nhóm 5: Tìm hiểu tranh bột
(Sau thời gian 15 phút. Từng nhóm trình bày
màu.
Nhóm 6: Tìm hiểu về điêukhắc.
nội dung tìm hiểu. Các nhóm khác nhận xét,
giáo viên kết luận…)
GV: Sơn mài: là chất liệu truyền
Nhóm 1: Tìm hiểu về tranh sơn mài

thống, được lấy từ nhựa cây sơn Chất
Tác phẩm –-Tác
Đặc tính của chất liệu
giả
trồng nhiều ở vùng trung du tỉnh Phú liệu
-Tát nước đồng
Thọ.
chiêm-Họa sĩ:
Tranh sơn mài được sử dụng cả vàng,
- Chất liệu sơn ta, lấy
Trần Văn Cẩn
từ
nhựa
cây
sơn.
-Nhớ
một chiều
bạc, thiếc, vỏ trứng, vỏ trai...Khi vẽ
- Là chất liệu truyền
Tây Bắc(Phan
xong phải đem vào chỗ ẩm, kín gió ủ
thống, giữ vị trí quan Kế An)
cho khô rồi đem ra vẽ tiếp. Chỗ nào Tranh trọng trong nền hội -Trái tim và
nòng súng
cần sáng bật ra thì thếp vàng, bạc. sơn hoạ Việt Nam.
mài - Màu sắc tinh tế, lung (Huỳnh Văn
Nhưng do điều kiện kinh tế của đất
linh, sâu lắng.
Gấm)
Kết

hợp
hài
hoà
chất
-Kết
nạp đảng ở
nước trong giai đoạn 1954-1975 còn
liệu dân tộc với nội
Điện Biên Phủ
khó khăn nên các họa sĩ trong giai
dung hiện đại
(1963)
đoạn này phải sử dụng thiếc (thếp
Nguyễn Sáng.
thiếc vào tranh). Do tính chất hóa
11


Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn …. Môn mỹ thuật

------------------------------------------------------------------------------------------------học của vàng, bạc, thiếc ta thấy trên bề mặt có vẻ sáng lấp lánh rất đẹp, nhưng
độ sáng bền lâu của thiếc bị hạn chế do tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nên
những bức tranh thếp bằng thiếc để lâu ngày sẽ bị sỉn màu và chuyển sang màu
xám xanh.
Tranh sơn mài được vẽ trên mặt nền là tấm vóc. Trong quá trình làm tranh họ
dùng kĩ thuật mài để làm mặt tranh phẳng đều, mịn…
Một số tranh sơn mài ( giai đoạn 1954-1975 )

Tát nước đồng chiêm
Họa sĩ: Trần Văn Cẩn


Trái tim và nòng súng
Họa sĩ: Huỳnh Văn Gấm

Nhớ một chiều Tây Bắc
Họa sĩ Phan Kế An

Kết nạp Đảng viên ở Điện Biên Phủ
(1963) Họa sĩ: Nguyễn Sáng

- Nghệ thuật sơn mài được hình thành qua tài năng của các họa sĩ, đã tạo nên
những mảng màu tinh tế, điêu luyện, những đường nét hư ảo, quyến rũ, không
gian ước lệ, màu sắc sâu lắng, lung linh là sự kết hợp hài hòa giữa chất liệu dân
tộc với các nội dung hiện đại.
Nhóm 2 trình bày nội dung tìm hiểu. Các nhóm khác nhận xét, giáo viên kết
luận…)
Trong lịch sử phát triển của nghệ thuật tạo hình, tranh lụa thường được nhắc
đến ở một số nước ở phương Đông có nghề trồng dâu nuôi tằm như Trung Quốc,
Nhật Bản và Việt Nam. Với đặc tính thoáng, nhiều ô trống, sợi dai nhưng mềm
và mịn, lụa có độ thấm hút tốt, khó phai và chấp nhận được màu bôi lên nó mà
vẫn đem lại cảm giác mềm mại, trong và sâu.

12


Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn …. Môn mỹ thuật

------------------------------------------------------------------------------------------------Trong giai đoạn (1954-1975) mục
Nhóm 2: Tìm hiểu về tranh lụa
tiêu phục vụ nhiệm vụ chính trị đấu

Đặc tính của chất liệu Tác phẩm –-Tác giả
tranh giành độc lập, thống nhất đất Chất
liệu
nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội
-Là chất liệu truyền - Con đọc bầm
được đặt lên hàng đầu. Các tác
nghe (1955)
thống
Phương
Đông.
phẩm đề tài chiến tranh cách mạng
của Trần Văn Cẩn.
Được mùa(1960)
nổi trội, đầy tinh thần dân tộc.
-Màu đơn giản,
NguyễnTiến
Chung
Trong giai đoạn này có thể nhắc
nhưng vẫn tạo sự - Hành quân mưa
đến các tác phẩm: Con đọc Bầm
(1958) của Phan
Tranh
nghe (1954, Trần Văn Cẩn); Ghé lụa phong phú của sắc. Đông.
- Bộc lộ tính mềm - - Bữa cơm mùa
thăm nhà (1958, Nguyễn Trọng
Kiệm); Hành quân mưa(1958, Phan
mại, óng ả của thớ thắng lợi (Nguyễn
Phan Chánh)
Thông); Trên những chặng đường
lụa.

chiến dịch (1986, Nguyễn Thanh
Châu),… Trong khi đó, tác phẩm về đề tài lao động sản xuất và sinh hoạt lại cho
thấy một cách nhìn chân thành, mộc mạc, giàu tình cảm. Những tác phẩm để lại
dấu ấn như: Về nông thôn sản xuất (1958, Ngô Minh Cầu); Bữa cơm mùa thắng
lợi (Nguyễn Phan Chánh); Được mùa (Nguyễn Tiến Chung)…
Một số tác phẩm tranh lụa ( giai đoạn 1954-1975 )

Về nông thôn sản xuất
Tranh của họa sĩ Ngô Minh Cầu

Con đọc bầm nghe
Tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn

Tranh Khắc Việt Nam là sự
Nhóm 3: Tìm hiểu về tranh khắc gỗ
kết hợp giữa trang trí truyền thống
Đặc tính của chất liệu
Tác phẩm –-Tác giả
với khoa học thẩm mỹ Phương Tây Chất
liệu
và phong cách cá nhân họa sĩ, tạo
- Chịu ảnh hưởng +Dân quân(1960)
nên vẻ đẹp riêng trong nền mỹ
của tranh dân gian. họa sĩ Nguyễn Thụ.
thuật hiện đại Việt Nam.
- Có thể in được
+ Ba thế hệ (1970)
Trải qua những thử thách khắc
họa sĩ Hoàng Trầm.
nhiều bản.

+ Mùa xuân (1960)
nghiệt của thời gian và những Trah - Kết hợp giữa
thăng trầm của lịch sử. Tranh khắc khắc phong cách truyền họa sĩ Đinh Trong
thống với khoa học Khang
gỗ
gỗ Việt Nam không những đóng
mỹ thuật phương + Ông cháu (1966)
góp một vai trò quan trọng trong
Tây tạo ra nét đẹp họa sĩ Huy Oánh.
sự nghiệp chính trị quốc gia, trong
riêng của mỹ thuật +Lớp học bổ túc văn
đời sống kinh tế, ca ngợi quê
hóa họa sĩ Khắc
Việt
Vinh
hương đất nước mà còn đóng góp
Nam hiện đại.
những giá trị nghệ thuật và văn
hóa làm nên diện mạo và nét đặc sắc Việt Nam. Những “cuốn lịch sử bằng
13


Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn …. Môn mỹ thuật

------------------------------------------------------------------------------------------------tranh” này đã ghi lại cả chặng đường lịch sử của một dân tộc anh hùng.
Một số tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này Như:
+ Dân quân (1960) của họa sĩ Nguyễn Thụ.
+ Ba thế hệ (1970) của họa sĩ Hoàng Trầm.
+ Mùa xuân (1960) của họa sĩ Đinh Trong Khang
+ Ông cháu (1966) của họa sĩ Huy Oánh.

+ Du kích miền núi của họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp
+ Lớp học bổ túc văn hóa của họa sĩ Khắc Vinh
Một số tác phẩm tranh khắc gỗ ( giai đoạn 1954-1975 )

Ông cháu (1966)
họa sĩ Huy Oánh

Sơn dầu là chất liệu của phương
Tây du nhập vào nước ta từ khi có
trường cao đẳng Mỹ Thuật Đông
Dương (1925),
Tranh sơn dầu cho người xem cảm
nhận sự khỏe khoắn, khúc chiết về
màu sắc ánh sáng, bút pháp, sử dụng
phong phú của khả năng diễn tả các ý
tưởng cảm xúc của họa sĩ.
Bằng bút pháp hiện thực, đôi lúc
phóng khoáng, với cái nhìn bao quát
và sự linh hoạt trong sử dụng ngôn
ngữ tạo hình, các họa sĩ đã khắc họa
cuộc đấu tranh anh dũng, kiên cường
của quân và dân ta, tái hiện những
khoảnh khắc chân thực về cuộc chiến
tranh ác liệt nhưng vẫn chan chứa
niềm tin và hy vọng.

Mùa xuân (1960)
họa sĩ Đinh Trong Khang
Nhóm 4: Tìm hiểu về tranh sơn dầu
Chất

liệu

Đặc tính của chất
liệu

- Là chất liệu
của phương Tây.
- Hoạ sỹ Việt
Nam sử dụng có
sắc thái riêng,
Tranh đậm đà tính dân
sơn tộc.
dầu
- Tạo sự khoẻ
khoắn, khúc
chiết về màu sắc
ánh sáng, bút
pháp, sử dụng
phong phú của
khả năng diễn tả
các ý tưởng cảm
xúc của họa sĩ.

Tác phẩm –-Tác
giả

+ Một buổi cày
(1960) của họa sĩ
Lưu Công Nhân
+ Trên bãi tập của

hoạ sĩ Nguyễn
Sỹ Tốt.
+ Tiếng đàn bầu
của họa sĩ Sĩ
Tốt.
+ Nữ dân quân
miền biển
( 1960) của họa
sĩ Trần Văn Cẩn.
+ Công nhân cơ
khí (1962) của
họa sĩ Lưu Công
Nhân

14


Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn …. Môn mỹ thuật

-------------------------------------------------------------------------------------------------

Trên bãi tập
hoạ sĩ Nguyễn Sỹ Tốt

Màu bột là loại chất liệu được
điều chế từ khoáng thạch, từ quặng
kim loại hoặc từ hợp chất hoá học.
Thường sử dụng hai loại: bột khô,
khi vẽ phải pha với keo và nước;
bột hỗn hợp với dung dịch keo

đóng trong tuyp hoặc lọ.
Bột màu là chất liệu gọn nhẹ,
đơn giản, dễ sử dụng, được các họa
sĩ Việt Nam hay dùng để vẽ.
Màu bột vẽ trên giấy, vải, trên
gỗ,... có khả năng diễn tả thiên
nhiên, đời sống một cách sinh
động, sâu sắc và hiệu quả nghệ
thuật cao. Một loại chất liệu đã
từng có gắn bó với lịch sử mỹ thuật
Việt Nam

Nữ dân quân miền biển ( 1960)
họa sĩ Trần Văn Cẩn.
Nhóm 5: Tìm hiểu về tranh bột mầu
Chất liệu

Đặc tính của chất
liệu

Tác phẩm –-Tác
giả

Chất liệu gọn, nhẹ, + Đền voi phục
dễ sử
(1957) của họa
sĩ Văn Giáo.
dụng.
+ Một xóm ngoại
Vẽ được trên nhiều thành (1961)

Tranh
của họa sĩ
bột mầu chất liệu.
Nguyễn Tiến
Có khả năng diễn
Chung
tả sâu sắc,
+ Ao làng (1963)
hiệu quả nghệ
của họa sĩ Phan
thuật cao
Thị Hà.
+ Hà nội đêm
giải phóng
(1963) họa sĩ Lê
Thanh Đức.

Một số tác phẩm tranh bột màu

Đền voi phục (1957)
họa sĩ Văn Giáo

Ao làng (1963)
họa sĩ Phan Thị Hà

15


Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn …. Môn mỹ thuật


-------------------------------------------------------------------------------------------------

Hà nội đêm giải phóng (1963) họa sĩ Lê Thanh Đức.

Điêu khắc bao gồm các tác
phẩm tượng tròn, phù điêu, gò kim
loại, bằng chất liệu thạch cao, xi
măng, đá, gỗ, đồng...
Các tác phẩm điêu khắc phản
ánh tư tưởng, tình cảm của nhân
dân, những con người của xã hội
mới, những anh hùng liệt sĩ trong
chiến đấu.
Đã có nhiều tác phẩm thành
công, phản ánh được hiện thực xã
hội. các tác phẩm điêu khắc tiêu
biểu như:

Nhóm 6: Tìm hiểu về Điêu khắc
Đặc tính của chất
liệu

Chất liệu

Điêu
khắc

Tác phẩm –-Tác
giả


+ Nắm đất miền
Nam (1955) của
- Thể hiện trên
Phạm Xuân Thi
nhiều chất liệu
+ Võ Thị Sáu
(1956) của Diệp
như:gỗ, đá, thạch
Minh Châu
cao, xi măng,
+ Vót chông
(1968) của
đồng…
Phạm Mười
+ Điêu khắc bao
+ Chiến thắng
Điện Biên Phủ
gồm các tác phẩm
(1969) của
tượng tròn, phù
Nghuyễn Hải.
+ Nguyễn Văn
điêu, gò kim loại
Trỗi của Võ
Văn Tấn.

Tượng điêu khắc Võ Thị Sáu
TÁC GIẢ
DIỆP MINH CHÂU


Có một bài hát đã trở thành câu chuyện thần
thoại lan tỏa trong không gian và thời gian, làm
rung động con tim mỗi người khi nghĩ về người
con gái kiên cường, bất khuất.
Người con gái đã chết “cho mùa hoa lê-ki ma
nở”, người đã chấp nhận hy sinh đời mình vì
tương lai tươi sáng của dân tộc… vẫn còn vang
mãi một lời ca…
Tượng điêu khắc Nắm đất Miền Nam
TÁC GIẢ
PHẠM XUÂN THI

Chủ tịch Hồ Chí Minh có một câu nói làm
súc động hàng triệu trái tim của đồng bào miền
Nam “Hình ảnh miền Nam luôn ởtrong trái tim tôi”
câu nói ấy đã khơi dậy lòng yêu nước, khơi dậy ý
chí chiến đấu của dân quân cả nước và cuộc kháng
chiến đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Song
16


Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn …. Môn mỹ thuật

------------------------------------------------------------------------------------------------trong những thắng lợi của hai cuộc kháng chiến
chống pháp và Mỹ cũng không ít những cuộc
chia ly, những buổi tiễn đưa, mẹ tiễn đưa con, vợ
tiễn đưa chồng…những người chiến sĩ họ phải
gạt bỏ tình cảm gia đình, từ giã nơi chôn nhau cắt
rốn để hiên ngang đi làm cách mạng, khi đi hành
trang họ mang theo bên mình còn có cả hình ảnh của quê hương, đó là tấm lòng

của người mẹ, tình cảm của người vợ, nét ngây thơ của những đứa con và tình
nghĩa của xóm làng…như nhà thơ Chế Lan Viên đã thể hiện trong bài thơ tiếng
hát con tàu với hai câu thơ rất súc động.
…Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn....
Đất là nơi nuôi dưỡng mọi giống nòi, đất tượng trưng cho quê hương,tượng
trưng cho người mẹ và đất còn mang một lý lẽ khác đó là lời nhắn gửi, lời nhắn
gửi của người mẹ đối với con được nhà điêu khắc Phạm Xuân Thi thể hiện qua
tác phẩm “Nắm đất miền nam”
GV Kết luận:
Trong hoàn cảnh đất nước ta đang còn khó khăn về nhiều mặt nhưng các họa
sĩ vẫn luôn học tập, tìm tòi, sáng tạo để nâng cao trình độ chuyên môn về kĩ
thuật vẽ tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, tranh khắc và điêu khắc. Các họa
sĩ đã để lại cho dân tộc ta một khó tàng quí giá về nghệ thuật.
( Để chuẩn bị cho tiết sau: Mô phỏng lại tác phẩm yêu thích của mĩ thuật Việt
Nam giai đoạn 1954-1975. Giáo viên phân lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm
về nhà sưu tầm tranh các tác phẩm MTVN giai đoạn 1954-1975, các tư liệu, kiến
thức liên quan đến bài học; giấy A3, đồ dùng học tập…)
Tiết
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
3
Hoạt động 3. Mô phỏng lại tác phẩm yêu
thích của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 19541975.
GV Chia lớp thành 6 nhóm như trên.
* Mỗi nhóm chọn một tác phẩm yêu thích
trong giai đoạn 1954-1975 để mô phỏng lại
trên giấy A3, sau đó viết cảm nhận về tác
phẩm.
* Các nhóm tích hợp kiến thức môn ngữ văn,
lịch sử, viết về một tác phẩm tiêu biểu theo

những tiêu chí sau:
- Nội dung của tranh vẽ muốn biểu cảm điều gì

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

- 6 nhóm trao đổi về nội dung
tác phẩm của nhóm đã phân ở
tiết trước, sau đó vẽ mô phỏng
lại tác phẩm rồi viết cảm nhận
và trang trí về tác phẩm đó.

- Các nhóm bàn bạc cử đại diện
17


Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn …. Môn mỹ thuật

------------------------------------------------------------------------------------------------đối với người xem?
- Bố cục trong tranh thể hiện như thế nào?
+Mảng chính
+Mảng phụ
- Đường nét trong tranh như thế nào?
- Màu sắc thể hiện như thế nào?
- Cảm nhận của em về tác phẩm?
Để kịp thời gian hoàn thành bài, giáo viên gợi
ý để học sinh có thể chọn một phần tác phẩm
yêu thích để mô phỏng lại ( dùng khung được
tạo bởi hai chữ L, xê dịch để chọn một phần
tác phẩm)
VD:


dán bài lên bảng và trình bày
về các nội dung của tác phẩm.
GV cùng HS quan sát nhận xét
các bài vẽ và cảm nhận của HS .

Lưu ý:
- Chú ý về bố cục khi lựa chọn một phần tác
phẩm để mô phỏng.
- Có thể linh hoạt sử dụng màu sắc theo cảm
nhận riêng.
4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Sản phẩm hoạt động của từng nhóm.
+ Tìm hiểu các chất liệu, các tác giả, tác phẩm hội họa.
+ Vẽ mô phỏng lại các tác phẩm của các họa sĩ.
+ Viết bài cảm thụ về tác phẩm.
+ Liên hệ với bản thân để nâng cao khả năng về mỹ thuật và vận dụng
trong thực hành mỹ thuật.
 Yêu cầu về mức độ cần đạt sau tiết học :
- Học sinh thể hiện những hiểu biết của mình về nhiều lĩnh vực như: Âm nhạc,
thơ ca, Lịch sử, Văn học trong bài học.
- Học sinh hiểu bài, chất lượng sản phẩm nhóm thể hiện tốt, đầy đủ nội dung.
- Học sinh phân tích được một cách cơ bản về chất liệu sáng tác tranh, một số
tác giả, tác phẩm tiêu biểu và nội dung các bức tranh, bố cục, đường nét, màu
sắc và cảm nhận của mình về các tác phẩm.
- Học sinh vẽ mô phỏng được các tác phẩm yêu thích.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:

18



Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn …. Môn mỹ thuật

------------------------------------------------------------------------------------------------Với SKKN này hiệu quả, trước tiên tôi nhận được chính là sự hứng thú, chủ
động của học sinh. Khi các em có kiến thức về Mĩ thuật, xác định đúng giai
đoạn lịch sử, chắc kiến thức về văn học, âm nhạc các em tiếp cận bài học đơn
giản, dễ hiểu hơn rất nhiều. Thứ nữa, tạo cho các em thói quen và kĩ năng tự
học, tự nghiên cứu và đặc biệt luôn biết khai thác kiến thức đã có để giải quyết
một vấn đề mới. Đó cũng là yêu cầu mà môn học nào cũng đặt ra. Thứ ba, dạy
tích hợp trong phân môn “thường thức mĩ thuật” cũng tạo ra cho giáo viên thói
quen luôn tự làm mới mình, sẽ có điều kiện tìm hiểu kiến thức lịch sử, âm nhạc,
văn học…liên quan để bổ sung cho tư duy của mình. Và một hiệu quả nữa là
việc thiết kế bài bài học sẽ đơn giản, tránh máy móc cầu kì. Bởi vì nó luôn được
thiết kế theo xu hướng mở nên dất dễ trong lựa chọn thiết bị dạy học, cách tổ
chức các hoạt động dạy học,…
* Kết quả thực hiện:
Năm học 2017 – 2018 với 2 lớp dạy. Một lớp thử nghiệm: Tôi đã thu được
những kết quả khác nhau. Điều tích cực là lớp dạy theo hướng tích hợp kết quả
đã có sự chuyển biến rõ nét.
- Học sinh hứng thú hơn với môn học, tích cực trong học tập, tìm hiểu.
- khả năng phối hợp kiến thức linh hoạt, các em đã có thói quen tìm hiểu, vận
dụng, tích hợp kiến thức.
- Sau đây là bảng tiêu chí đánh giá kết quả thông qua khảo sát độ tin cậy, nắm
vững kiến thức.
Nội dung
Kết quả trước khi thực
Kết quả
thử nghiệm
nghiệm
sau khi thực nghiệm

Dạy học theo Học sinh chưa chủ động Học sinh đoàn kết, yêu thích môn
phương
pháp hết về nội dung kiến học, thích tìm hiểu khám phá và
gợi mở, nêu vấn thức. học sinh Chưa yêu cảm nhận về cái đẹp hơn, phát
đề và giải quyết thích môn học, chưa huy hết được tính sáng tạo của
vấn đề, chia phát huy được hết học sinh.
nhóm tìm hiểu
những thế mạnh vốn có
của học sinh.
Dạy học theo
phương
pháp
học sinh áp
dụng công nghệ
thông tin vào
các hoạt động
nhóm

Dạy học theo
hướng tích hợp
liên
môn.Mỹ
thuật giai đoạn:
1954- 1975

Học sinh chưa hiểu sâu
về kiến thức, chưa mạnh
dạn, chưa áp dụng vào
thực tiễn môn học ở phổ
thông, chưa có tính giáo

dục cao.

Học sinh đã chủ động về kiến
thức, phát huy được tính sáng tạo.
Học sinh có khả năng hợp tác thể
hiện thế mạnh về công nghệ thông
tin, bộc lộ cảm xúc, phát triển
được năng khiếu của mình. Khả
năng tư duy, liên hệ thực tế về các
môn học ở trong nhà trường, phát
huy được hết những tiềm năng của
học sinh
Chưa phát huy được năng Học sinh yêu thích môn học, thể
lực phẩm chất của họchiện những hiểu biết của các em về
sinh một cách triệt để,nhiều lĩnh vực như: Âm nhạc, Lịch
Khả năng sáng tạo cònsử, Văn học,... Học sinh vẽ được
chưa cao.
tranh kết hợp với cảm thụ về tác
19


Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn …. Môn mỹ thuật

------------------------------------------------------------------------------------------------phẩm nghệ thuật tốt hơn.
Qua bảng so sánh trên tôi nhận thấy dạy học theo hướng tích học liên môn
mang lại hiệu quả cao.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nhìn chung SKKN đã được tiến hành, thử nghiệm đúng quy trình, có sự

quan tâm góp ý của đồng nghiệp. Do đó, bước đầu tôi đánh giá là thành công.
Một là tạo ra được phong trào thi đua vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
một vấn đề, tích hợp được nội dung kiến thức. Hai là tạo ra không khí sôi nổi
trong sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, góp phần tự bồi dưỡng cho mỗi giáo viên
bộ môn. Ba là học sinh tích cực, chủ động, bước đầu sáng tạo và có thói quen
học tập chủ động. Bốn là SKKN tạo cái nhìn mới, cách nghĩ mới trong việc làm
thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, giúp học sinh yêu thích và
hứng thú với môn học nói riêng. Đơn giản hóa được khâu thiết kế bài giảng, chủ
động trong chọn phương pháp, phương tiện dạy học. Và quan trọng nhất là làm
cho các tác phẩm hội họa trở nên gần gũi, hấp dẫn hơn với cả người dạy và
người học.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với nhà trường:
+ Sự phối kết hợp giữa các giáo viên bộ môn để có sự phong phú các nội
dung về việc dạy học theo hướng tích hợp liên môn và áp dụng phổ biến trong
trường.
2.2. Đối với phòng giáo dục và đào tạo
+ Quan tâm đến vấn đề dạy học theo hướng tích hợp liên môn, đặc biệt là
môn học Mỹ thuật.
+ Tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên đề.
* Tài liệu Tham khảo:
- Kiến thức: Lịch Sử, Địa Lí, Văn Học, Âm nhạc, Mỹ thuật…
- SGK học Mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực lớp 8.
- Tài liệu dạy học Mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực….
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Hậu Lộc, ngày 15 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người

khác.
Tác giả

20


Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng tích hợp liên môn …. Môn mỹ thuật

------------------------------------------------------------------------------------------------Vũ ngọc Lựu

21



×