Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lớp 5 6 tuổi ( hoa sen) giúp trẻ hoạt động tích cực tại trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.69 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1

Tiêu đề

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
2.2
nghiệm.
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao kiến thức cho
2.3.1 bản thân về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm.
Lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm phù hợp đạt hiệu quả cao và xây dựng tiêu chí
2.3.2
đánh giá để đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung kịp


thời.
Bố trí, sắp xếp không gian hợp lý, phù hợp giúp trẻ hoạt
2.3.3
động tích cực.
Xây dựng mơi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trang
2.3.4 trí theo hướng mở, linh hoạt để kích thích trẻ tích cực tham
gia hoạt động.
Xây dựngmơi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm từ bàn
2.3.5
tay cô và sự tham gia tích cực của trẻ.
Tạo cơ hội, khuyến khích trẻ thực hành trải nghiệm trong
2.3.6 mơi trường giáo dục phù hợp, đạt hiệu quả trong các hoạt
động và ở mọi lúc, mọi nơi.
Phối hợp với cha mẹ trẻ để xây dựng mơi trường giáo dục
2.3.7
cho trẻ tích cực hoạt động.
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng các cấp đánh
giá.
Phụ lục
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.

Trang

1
1
1
2
2
2
2
3
4
4

5
7
8
11
12
17
18
19
19
20

1


Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong trong hệ thống giáo dục
quốc dân, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người. “Mục tiêu
của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm
mỹ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, khơi dậy
và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn của trẻ” [1].

Trẻ lứa tuổi mầm non việc học của trẻ được thơng qua hình thức “Chơi
mà học, học bằng chơi”[1], trẻ có mong muốn tự nhiên là được cảm nhận và
khám phá một cách tích cực về thế giới.Quá trình học hỏi, khám phá của trẻ diễn
ra thơng qua nhiều hoạt động trong đó hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan
trọng. Vui chơi khơng chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giãn mà còn giúp trẻ
cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên, thuận lợi, nhanh
chóng. Tất cả trị chơi đều có tiềm năng hỗ trợ cho việc học của trẻ.Theo tiến sỹ
Phan Thị Thu Hiền chuyên gia về giáo dục Việt Nam đã khẳng định: “ Cách tiếp
cận tốt nhất để giáo dục trẻ từ 0-11 tuổi là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các
phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy tính chủ động, khả năng tư duy phản
biện và giải quyết vấn đề ở trẻ… Chương trình giáo dục mầm non tốt nhất là
một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên
hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ…” [2].
Trong những năm qua các cấp quản lý giáo dục từ trung ương, địa phương
từng rất quan tâm và triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ
làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020, với năm nội dung cần thực hiện. Trong
các nội dung đó, nội dung xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có vị
trí quan trọng nhất và đặt lên hàng đầu. Vì nó định hướng cho giáo viên mầm non
trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo
dục và tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non theo hướng mở
linh hoạt.
Tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ hoạt động là việc
làm đã được các giáo viên thực hiện từ lâu, nhưng nhìn chung việc tạo mơi
trường mới chỉ mang tính hình thức để trang trí theo đúng chủ đề đang thực hiện
và việc xây dựng đó chưa xuất phát từ trẻ, chưa kích thích tính tò mò, khám phá
của trẻ, khi học và chơi trẻ đang còn rất thụ động.
Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện
pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm lớp 5 - 6 tuổi (Hoa
Sen) giúp trẻ hoạt động tích cực tại trường mầm non Nga Thạch” làm đề tài

sáng kiến trong năm học này.
1.2 . Mục đích nghiên cứu.
Tơi lựa chọn đề tài này là muốn chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp những
kinh nghiệm của mình về việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm lớp 5- 6 tuổi (Hoa Sen), tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực tại trường
mầm non Nga Thạch. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.

2


Bên cạnh đó nhằm thu hút được sự tham gia của cha, mẹ trẻ và sự quan
tâm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ
hoạt động tích cực, góp phần thực hiện có hiệu quả chuyên đề xây dựng trường
mầm non lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở
trường mầm non Nga Thạch.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứumột sốbiện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm lớp 5 - 6 tuổi (Hoa Sen) giúp trẻ hoạt động tích cực tại trường mầm
non Nga Thạch.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tham khảo các tài liệu liên quan đến
vấn đề xây dựng môi trường giáo dục làm trung tâm.
+ Phương pháp điều tra: Theo phiếu khảo sát và trao đổi trực tiếp.
+ Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp kết quả điều tra.
+ Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.
“Mơi trường giáo dục là nơi có nguồn thơng tin phong phú, khuyến khích
tính độc lập và tính tích cực của trẻ”[3].

Chúng ta có thể khẳng định rằng yếu tố mơi trường có tính chất quyếtđịnh
đến sự phát triển cả về thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Trẻ được sống và học
tập, sinh hoạt trong môi trường giáo dục tích cực sẽ có một cơ thể khoẻ mạnh,
thơng minh, nhanh nhẹn, hình thành nên nhân cách lành mạnh làm nền móng
cho các giai đoạn phát triển sau này của trẻ.
Tài liệu hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm có đoạn viết “Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về
thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hồn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó,
mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có
thể thành cơng. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng
những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện.Mỗi nhà trường cũng cần phải
xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ được trải nghiệm”[4].
Tài liệu hướng dẫn thực hiện Mô đun MN1 - D (Dành cho giáo viên) cũng
khẳng định “Môi trường giáo dục trong trường mầm non là rất quan trọng trực
tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở. Hiệu quả của việc tạo
môi trường nhằm góp phần thực tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ”
[5].
Trong những năm qua, việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được các
cấp quản lý từ trung ương, địa phương rất quan tâm.Thực hiện Kế hoạch số
237/KH-SGDĐT- GDMN ngày 15/02/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc
triển khai Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai
đoạn 2016 – 2020. Vì vậy, địi hỏi người giáo viên phải đáp ứng được tất cả các
yêu cầu trong trường Mầm non đó là:
+ Xây dựng mơi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
3


+ Xây dựng kế hoạch GD lấy trẻ làm trung tâm.
+ Tổ chức hoạt động chơi, học.
+ Phối hợp với cha mẹ trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

+ Chăm sóc trẻ khuyết tật học hồ nhập, trẻ có hồn cảnh khó khăn [6].
Trong đó nội dung xây dựng mơi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được
chú trọng hàng đầu. Vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số
335/SGDĐT - GDMN ngày 27/8/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc
Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2017- 2018 và Kế hoạch số
2446/KH-SGDĐT-GDMN ngày 13/10/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về tổ
chức Cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các
cơ sở giáo dục mầm non”; Trên cơ sở Kế hoạch tổ chức cuộc thi của Phòng
Giáo dục và Đào tạo huyện Nga Sơn, Trường mầm non Nga Thạch đã có kế
hoạch cụ thể về việc triển khai Cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục
trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, vào khả năng, nhu cầu học
tập, kinh nghiệm sống của trẻ, đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDMN.
Từ đó tơi lên kế hoạch, và thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm của lớp tơi phụ trách giúp trẻ hoạt động tích cực.
2.2. Thực trạng
2.2.1. Thuận lợi.
Năm học 2015 - 2016 Trường Mầm non Nga Thạch vinh dự được đón nhận
trường chuẩn quốc gia mức độ 1.Năm học 2016 – 2017 trường kiểm định chất
lượng giáo dục đạt cấp độ 3.
Lớp tôi được đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kiên cố, trang thiết bị đầy đủ
theo thông tư 02/BGD&ĐT đảm bảo việc học tập và sinh hoạt của trẻ.
- Bản thân là giáo viên có nhiều năm cơng tác và giảng dạy tại lớp mẫu
giáo 5 - 6 tuổi, luôn yêu nghề mến trẻ, có niềm đam mê việc chăm sóc và giáo
dục các cháu. Có khả năng tiếp thu và ứng dụng nhanh các chuyên đề mới của
chương trình giáo dục mầm non mới.
Các cháu đều khỏe mạnh, chiếm 98% kênh bình thường.Trẻ đến lớp đều
đặn ngoan ngỗn, biết vâng lời cơ giáo.
Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ vật chất, để xây dựng mơi trường hoạt động
cho trẻ.

2.2.2. Khó khăn.
Tuy được đầu tư, trang bị đầy đủ đồ dùng trang thiết bị dạy học nhưng chủ
yếu là các đồ dùng, đồ chơi mua sẵn, sản xuất hàng loạt, chất liệu chủ yếu bằng
nhựa chưa có nguyên liệu thiên nhiên, chưa đáp ứng được nhu cầu khám phá,
sáng tạo của trẻ, mà trẻ ln thích cái mới, lạ, đẹp, hấp dẫn…
- Bản thân chưa có những hình thức gây hứng thú mới lạ phong phú, hấp
dẫn nên chưa gây được hứng thú ở trẻ.
- Một số còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động trong giờ học.
4


- Trẻ được tổ chức hoạt động thường xuyên nhưng máy móc, dập khn
chưa tích cực, chưa sáng tạo.
- Đa số cha, mẹ trẻ lớp tôi làm nông nghiệp và một số cha, mẹ trẻ đi làm
Công ty nên chưa nhận thức đầy đủ về kiến thức dạy trẻ theo khoa học. Chính
những điều đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
* Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát.
Để biết được nhận thức của trẻ ngay từ đầu năm học tháng 9 năm 2017 tôi
đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả thể hiện trên trẻ nhưsau.
(Bảng khảo sát minh họa kèm theo phụ lục 1 – Bảng 1)
Để biết được tình hình mơi trường giáo dục của lớp ngay từ đầu nămhọc
tháng 9 năm 2017 tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:
(Bảng khảo sát minh họa kèm theo phụ lục 1- Bảng 2)
- Qua khảo sát tình hình thực tế trên trẻ ở lớp tôi nhận thấy :
+ Tỷ lệ trẻ đạt chiếm tỷ lệ thấp 6.7%, tỷ lệ trẻ chưa đạt chiếm tỷ lệ cao 93.3%.
- Qua khảo sát tình hình thực tế môi trường giáo dục lớp tôi nhận thấy:
+ Việc sắp đặt, bố trí các góc chơi cho trẻ chưa hợp lý, chưa thuận tiên, phù hợp
với hoạt động của trẻ.
+ Các mảng trang trí chưa sáng tạo, chưa linh hoạt.
+ Đồ dùng đồ chơi chủ yếu là mua sẵn, đồ chơi tự tạo còn rất hạn chế.

+ Học liệu từ thiên nhiên, sẵn có ở địa phương cịn nghèo nàn, chưa đáp ứng
được nhu cầu chơi của trẻ.
Đứng trước tình hình đó, tơi rất băn khoăn, trăn trở phải làm gì? Làm như
thế nào để có một mơi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi
lớp tơi hoạt động tích cực. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp
cụ thể như sau.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao kiến thức cho bản
thân về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Để thực hiện có chất lượng, đạt hiệu quả nội dung này, Sở GD&ĐT đã chỉ
đạo các trường mầm non đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo
quan điểm “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với
điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; đẩy mạnh tích hợp, chú
trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội
phù hợp với độ tuổi của trẻ. Điều quan trọng là giáo viên phải nắm được nhu
cầu, hứng thú, khả năng của từng trẻ để có cách xây dựng mơi trường giáo
dụclấy trẻ làm trung tâm.Và cũng chính sự khác nhau đó, địi hỏi nhiệm vụ của
người giáo viên mầm non là phải tạo cho trẻ có nhiều cơ hội để học. Vì vậy, địi
hỏi tơi phải nắm vững kiến thức thơng qua các tài liệu mà Sở giáo dục và Phòng
GD&ĐT gửi về trường như: Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm,
module MN 9“Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 3 – 6 tuổi” của Thạc sỹ
Nguyễn Thị Bách Chiến chuyên viên vụ giáo dục mầm non,module MN 7 “Môi
trường giáo dục cho trẻ mầm non” của Thạc sỹ Nguyễn Thị Mai Chi chuyên
viên vụ giáo dục mầm non.
5


Mặt khác tơi tích cực tham gia vào các buổi bồi dưỡng kiến thức qua các
lớp học chuyên đề do Phòng GD&ĐT tổ chức triển khai, nhà trường tổ chức tạo
điều kiện sắp xếp thời gian đi thăm quan các trường trọng điểm của huyện, tỉnh

để tìm tịi khám phá cách xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có
tính sáng tạo cao áp dụng vào lớp của mình, ngồi ra tơi cịn tham khảo cách xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâmtrên mạng Internet, trên truyền
hình làm cẩm nang cho bản thân mình.
Qua việc học hỏi kinh nghiệm tơi tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu,
áp dụng xây dựng môi trường giáo dục trong lớp của mình và bổ xung được
nhiều đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ đôi bàn tay khéo léo của cô và trẻ làm ra, bổ
sung nhiều đồ dùng dạy học ở lớp và hướng dẫn cho trẻ tự tay mình làm ra
những đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ hoạt động một cách tích cực hơn trong mơi
trường giáo dục.Tham gia 2 lớp chuyên đề của phòng giáo dục và nhà trường tổ
chức. Sau khi được tập huấn chuyên đề tại huyện, nhà trường tổ chức triển khai
tập huấn chuyên đề và chọn lớp tôi làm lớp điểm để xây dựng môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm, từ đó nhân ra diện rộng.
2.3.2. Lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
phù hợp đạt hiệu quả cao và xây dựng tiêu chí đánh giá để đúc rút kinh
nghiệm, điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
* Lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù
hợp đạt hiệu quả cao
Để kích thích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động và giúp giáo viên
thực hiện các hoạt động một cách chặt chẽ, khoa học và có hiệu quả. Trước hết,
người giáo viên phải xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện: Gồm có kế hoạch
năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và kế hoạch ngày. Trong q trình lập kế
họach thực hiện xây dựng mơi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tơi ln tìm
hiểu các nội dung cần xây dựng đó là: Mơi trường vật chất bao gồm các khu vực
hoạt động bên trong và bên ngồi lớp học. Mơi trường xã hội là tổng hòa các
mối quan hệ giao tiếp ấm cúng thân thiện, gần gũi giữa cô với cô, giữa cô với
trẻ, trẻ với trẻ và những người xung quanh.
Ví dụ: Lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục vào tháng 9/2017:
“Chủ đề: Trường mầm non thân yêu”. Bao gồm các nội dung cần xây dựng
về môi trường vật chất và mơi trường xã hội đó là:

- Xây dựng mơi trường bên trong lớp học
Ví dụ: Kế hoạch tháng 9/2017: Chủ đề: Trường mầm non – Ngày hội đến
trường của bé.
TUẦN
NỘI DUNG
Tuần 1
- Trang trí chủ đề “Trường mầm non” với chủ đề nhánh trường
“Mầm non thân yêu của bé”.
- Trang trí mảng chủ đề chính.
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh.
- Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
- Tổ chức các hoạt động theo nhóm tạo cơ hội cho trẻ tham gia
6


hoạt động tích cực
- Trang trí nhánh 2 “Lớp học mến yêu của bé”
- Trang trí các mảng tường ở các góc chơi theo nhánh.
Tuần 2 + 3
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh.
- Trẻ cùng cơ làm đồ chơi tự tạo trang trí các góc mở
- Xây dựng mơi trường bên ngồi lớp học:
Ví dụ: Kế hoạch tháng 9/2017: Chủ đề: Trường mầm non – Ngày hội đến
trường của bé.
TUẦN

NỘI DUNG
- Trang trí ngồi hiên chơi, lan can khu vực lớp của mình chào
mừng ngày hội đến trường của bé.
Tuần 1

- Trang trí khu phát triển vận động và khu vui chơi giao thông.
- Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho khu phát triển vận động và
khu vui chơi giao thơng.
- Trang trí khu thiên nhiên của lớp.
- Cải tạo, trồng các loại rau theo mùa khu vườn rau của lớp.
Tuần 2 + 3
- Trẻ cùng cô sưu tầm các nguyên vật liệu để trẻ chơi ngoài trời
ở khu vực chơi câu cá, chơi gấp lá….
- Xây dựng môi trường xã hội ấm cúng thân thiện
Mơi trường xã hội là tổng hịa các mối quan hệ giao tiếp ấm cúng thân
thiện, gần gũi giữa cô với cô, giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ và những người xung
quanh. Vì thế bản thân tơi xây dựng môi trường xã hội thân thiện để phụ huynh
yên tâm khi gửi trẻ vào trường, trẻ hoạt động, giao tiếp trong môi trường thân
thiện, vui tươi, hồn nhiên, văn minh lịch sự.
Mơi trường thân thiện khơng chỉ có môi trường về vật chất mà môi trường
về tâm lý, tình cảm làm thế nào để trẻ cảm thấy ấm áp tình thương, thân thiện
của cơ giáo và bạn bè, trẻ coi trường mầm non như ngôi nhà thứ hai của trẻ. Tôi
luôn coi trọng xây dựng lớp học thân thiện giáo viên gương mẫu về mọi mặt
trong từng cử chỉ, nói năng, ứng xử giao tiếp với mọi người nhẹ nhàng lịch sự,
lễ phép tác phong sư phạm, cách ăn mặc, đi dứng. Ln gần gũi u thương
chăm sóc trẻ, khơng nói bậy, khơng qt nạt, đối xử thơ bạo thiếu công bằng với
trẻ. Mặt khác tôi cùng với các đồng nghiệp tuyệt đối không đối xử thô bạo, quát
nạt, bạo lực trong và ngoài nhà trường và các hiện tượng làm tổn thương đến
danh dự và lòng tự trọng của trẻ.
Trong quá trình hướng dẫn trẻ thực hành tôi luôn điều chỉnh kịp thời những
hành vi chưa chuẩn mực trong giao tiếp của cô với trẻ, của trẻ với trẻ, cô với cô
và những người xung quanh. Luôn ân cần niềm nở, động viên, khích lệ trẻ kịp
thời, tạo dựng tình cảm thân thiện giữa cơ và trẻ, cô giáo với cô giáo, cô giáo với
các bậc phụ huynh và những người xung quanh trẻ, giữa trẻ với trẻ. Đây chính là
tổng hịa giữa các mối quan hệ trở thành một hệ thống chặt chẽ không thể tách

rời trong môi trường xã hội.

7


* Xây dựng tiêu chí đánh giá để đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung
kịp thời.
Song song với việc lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục, môi
trường vật chất, môi trường xã hội trong các chủ đề. Tơi cịn xây dựng phiếu tự
đánh giá tiêu chí xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, dựa vào
những tiêu chí trong phiếu này tơi biết mình làm được đến đâu và cần phải bổ
sung những gì? Để điều chỉnh kịp thời.
Phiếu tự đánh giá tiêu chí kèm theophụ lục 2.
Sau khi xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề Trường mầm non thân yêu
ngay từ đầu năm học. Tôi xin ý kiến của tổ chuyên môn thảo luận, bổ sung góp
ý trong buổi sinh hoạt tổ. Sau đó tơi xin ý kiến và sự phê duyệt của BGH nhà
trường để thực hiện. Từ chủ đề Trường mầm non thân yêu tôi thiết kế xây dựng
kế hoạch cho 9 chủ đề khác để thực hiện xuyên suốt cả năm học và xây dựng
phiếu tự đánh giá tiêu chí xây dựng mơi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
làm căn cứ tực đánh giá mình. Tơi xác định những việc nào làm trước, những
công việc nào chưa thực hiện được bản thân tôi rút kinh nghiệm cho tháng sau,
chủ đề sau thực hiện tốt hơn.
2.3.3. Bố trí, sắp xếp không gian hợp lý, phù hợp giúp trẻ hoạt động tích
cực.
*Bố trí, sắp xếpkhơng gian hợp lý, phù hợp với môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm trong lớp học:
Mơi trường giáo dục trong lớp chính là nội thất và mọi hoạt động giáo dục
diễn ra trong căn phịng đó. Mơi trường giáo dục trong lớp xây dựng theo quan
điểm “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”cho trẻ hoạt động
cần được bố trí, sắp xếp, hợp lý, thẩm mỹ, thân thiện phù hợp. Hoạt động góclà

một hình thức hoạt động đặc biệt trong đời sống của trẻ mầm non, đó là nơi trẻ
thỏa mãn sở thích, nhu cầu vui chơi, nhận thức và cảm nhận về thế giới xung
quanh. Hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện, củng cố kiến thức đã học, là nơi trải
nghiệm, khám phá những cái mới và phát huy khả năng sáng tạo của trẻ. Vì vậy,
việc sắp xếp, bố trí các góc chơi phù hợp, thuận tiện, dễ tìm, dễ nhìn, dễ lấy là
rất quan trọng.
- Tơi đã bố trí mảng chính ở trung tâm lớp học, các góc trong lớp được
phân bổ khơng gian hợp lý phù hợp như: Góc yên tĩnh xa góc ồn ào; Dành
những nơi nhiều ánh sáng cho các góc xem sách, tạo hình,…; Có chỗ dành cho
việc ăn, ngủ, thư giản, chứa đồ dùng cá nhân của cơ và trẻ.
Ví dụ: Từ cửa lớp đi vào bên tay phải của tôi là các góc động (góc âm
nhạc, góc xây dựng, góc nấu ăn, góc bán hàng, góc bác sỹ), bên tay trái của tơi
là các góc tĩnh (góc tạo hình, góc văn học, góc khám phá khoa học…). Góc vận
động tơi đã tận dụng khoảng hiên ngoài lớp cho trẻ hoạt động thoải mái tránh sự
ồn ào cho các góc khác, tiện lợi cho trẻ khám phá, chơi các trò chơi vận động
phát triển vận động thô và vận động tinh cho trẻ; tơi bố trí hiên sau đạt tủ cất đồ
dùng cá nhân của trẻ, bên cạnh là nhà kho là nơi cất sạp, chăn, đệm, chiếu, gối…
của trẻ.
8


Bên cạnh việc phân bổ không gian hợp lý môi trường giáo dục trong lớp
thì việc bố trí linh hoạt, thuận lợi tạo ranh giới giữa các góc hoạt động cũng vô
cùng quan trọng tôi tận dụng các giá đồ chơi, thùng hay hộp lớn, có thể cố định
hoặc di chuyển, mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử
dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia hoạt động và tiện cho giáo viên theo dõi. Các khu
vực được chia rõ ràng và có ranh giới phân chia để trẻ dễ định hướng trong
không gian được sử dụng.Khoảng rộng ở các góc cách nhau hợp lý để đảm bảo
an toàn và thuận tiện cho trẻ hoạt động theo khả năng, hứng thú, sở thích riêng.
Có chỗ cho hoạt động chung và hoạt động cá nhân, có góc cố định, có góc di

động hoặc thay đổi theo chủ đề.
Ví dụ: Tơi ln sử dụng trực tiếp các giá đựng đồ dùng, đồ chơi quay lại
để tạo thành ranh giới cho góc chơi. Ranh giới ở các góc khơng che q tầm nhìn
của trẻ và đặc biệt hơn cả là không cản việc quan sát của giáo viên, tơi có thể tận
dụng mặt sau của giá đồ chơi để trưng bày sản phẩm, treo tranh .... Ranh giới
góc Xây dựng và góc Nấu ăn tơi sử dụng thùng cát tơng trang trí thành cổng của
qn ăn để phân chia ranh giới của 2 góc.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 3 - ảnh 1)
Hình ảnh: Ranh giới các góc được phân chia bằng các giá đựng đồ dùng, đồ chơi.

Việc thay đổi vị trí các góc chơi cho trẻ sau mỗi chủ đề cũng không kém
phần quan trọng đó là để tạo cảm giác mới lạ từ các góc, nhằm kích thích sự
hứng thú của trẻ.
Ví dụ: ở chủ đề Gia đình tơi đặt góc Văn học ở bên tay trái của lớp thì đến
chủ đề Nghề nghiệp tôi lại đổi sang tay phải và thay vào đó là góc khác.
Đặt tên các góc tơi phải đặt một cách đơn giản, thật sự dễ hiểu và phù hợp
với nội dung từng chủ đề mình đang thực hiện.
Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Thế giới động vật” góc nấu ăn tơi đặt tên
góc là“ Qn sóc nâu” nhưng khi sang chủ đề “Thế giới thực vật” góc nấu ăn
có thể đặt tên là“Qn cây xanh”.
*Bố trí, sắp xếp không gian hợp lý, phù hợp với môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm ngoài lớp học:
Ngoài những khu vực chơi trong lớp được bố trí, sắp xếp khơng gian hợp
lý.Ở mơi trường ngồi lớp học tơi tận dụng vườn thiên nhiên để xây dựng
gócthiên nhiên. Ngồi ra tơi cịn tận dụng sân khấu ngồi trời để trẻ chơi các trị
chơi gấp lá, tơ tượng, … khi trẻ hoạt động ngồi trời.
Qua cách bố trí, sắp xếpmơi trường gáo dục hợp lý ở lớp mình tơi nhận
thấy trẻ hoạt động tích cực hơn, có hiệu quả cao hơn. Trẻ được trao đổi giao lưu
với nhau thoải mái mà khơng ảnh hưởng đến các góc khác. Trẻ có không gian
riêng tư yên tĩnh để hoạt động, thỏa mãn nhu cầu hoạt động, sự sáng tạo của trẻ.

2.3.4. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trang trí
theo hướng mở, linh hoạt để kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động.
*Trang trí theo hướng mở, linh hoạt môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm trong lớp học:
Trang trí mục đích là phối hợp giữa các mảng hình màu sắc, đường nét, sao
9


cho cân đối hài hịa, hợp lý trong một khơng gian nhất định. Đối với mầm non
việc trang trí hình ảnh không chỉ đẹp, ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt, mang tính
giáo dục mà cịn phải phù hợp với chủ đề, với từng góc chơi, với nội dung chơi
của trẻ, đáp ứng được nhu cầu khám phá, sáng tạo, trí tị mị thích cái mới, cái lạ
của trẻ.
Từ đó tơi đã trang trí các góc chơi ở lớp mình một cách sáng tạo theo
hướng mở, linh hoạt. Khi trẻ hoạt động ở góc chơi mở, từ một góc chơi trẻ có
thể thay đổi nội dung chơi, chủ đề chơi, hình ảnh, biểu tượng chơi một cách linh
hoạt, sáng tạo.
Ví dụ: Chủ đề Thế giới động vật ở góc Khám phá khoa học tơi xây dựng
góc nhỏ là góc Tốn và Chữ cái, tơi đặt tên góc là“Học cùng Bin và Na”. Tơi
trang trí góc bằng 2 cây to, cây cam và cây xồi mục đích là để phân chia khu
vực chơi cho trẻ, sử dụng vào việc học và trang trí mơi trường giáo dục. Tơi đã
sử dụng vỏ lạc để làm thân cây, cành cây, lá cây và quả được làm bằng xốp và
bông và được cắt rời để trẻ dễ dàng lấy xuống và gắn các chữ cái và chữ số mình
đã học lên cây, giúp trẻ nhận biết các chữ cái, chữ số mình đã học và làm quen
với chữ cái, chữ số mới. Dưới tán cây tơi xây dựng góc tốn và chữ cái cho trẻ
hoạt động.Tơi trang trí trên tường là các túi nhỏ đánh số thứ tự từ 1 – 10, ở dưới
đặt những chiếc rỗ đựng các con vật được học trong chủ đề, trẻ tìm và cắm vào
những chiếc túi sao cho tương ứng với chữ số. ví dụ: túi có số 1 thì trẻ tìm 1 con
mèo cắm vào, túi có số 2 thì trẻ tìm 2 con rùa cắm vào hoặc có thể tìm 1 con
mèo và 1 con chó cắm vào đó là do sự thỏa thuận trong nhóm chơi của trẻ. Tơi

cịn sử dụng bóng kính và xốp màu để làm bảng găm để cho trẻ chơi so sánh,
xếp theo quy tắc, xếp tương ứng, to hơn – nhỏ hơn, cao hơn – thấp hơn, dài hơn
– ngắn hơn. Ở dưới tôi đặt các rỗ đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động. Trẻ chơi
với các hình, các khối: trẻ tìm những khối mà mình đã học găm lên bảng và gọi
tên. Từ những mảng dính nhám đó trẻ cịn có thể chơi phân loại, phân nhóm đối
tượng theo dấu hiệu, theo yêu cầu, trẻ cũng có thể chơi tách gộp các đối tượng
trong phạm vi trẻ đang học, trẻ vừa chơi lại vừa có thể học một cách tự nhiên,
thoải mái, sáng tạo khơng gị bó, khơng áp đặt. Sang chủ đề mới thì tơi có thể
giữ ngun mảng chính mà chỉ cần thay đổi các hình ảnh (Ví dụ: từ chủ đề Thế
giới động vật chuyển sang chủ đề Giao thông tôi chỉ cần thay đổi hình ảnh các
con vật bằng hình ảnh các phương tiện Giao thơng).
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 4 - ảnh 1)
Hình ảnh: Góc Khám phá khoa học của chủ đề Thế giới động vật.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 4 - ảnh 2)
Hình ảnh:Góc Khám phá khoa học của chủ đề Giao thơng
Tất cả các góc trong lớp tơi đều trang trí bằng các hình ảnh ngộ nghĩnh,
đáng u, gần gũi với trẻ.
Ví dụ: Góc Tạo hình ở chủ đề Thế giới động vật tơi trang trí lấy ý tưởng
làm “Phịng triển lãm tranh các con vật” tơi cùng trẻ thiết kế mỗi một khung
tranh có một con vật.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 3 - ảnh 3)
10


Hình ảnh: Góc Tạo hình của chủ đề Thế giới động vật.
Ví dụ: Góc phân vai bé chơi Bán hàng tơi trang trí bên ngồi là các nhân
vật đang bán hàng, mời chào khách vào mua hàng, bên trên là hình ảnh bé trai
và bé gái đi mua hàng nhảy múa vui nhộn rất ngộ nghĩnh, bên trong tôi sử dụng
bóng kính gắn theo hàng, chia thành 3 nhóm. Trẻ chơi theo gợi ý của cô: chẳng
hạn hôm nay chơi nấu ăn trẻ đến của hàng chọn thực phẩm, cô gắn biểu tượng 4

nhóm chất (Đạm, bột đường, vitamin, béo) trẻ sẽ chọn các thực phẩm giàu chất
tương ứng dắt vào ô; hôm sau trẻ chơi bán hàng trẻ tháo hình cũ xuống gắn hình
mới vào.với các nội dung khác trẻ cũng có thể linh hoạt, sáng tạo...
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 4 - ảnh 4)
Hình ảnh: Góc Bán hàng (Siêu thị Mi Ni)
Mảng chủ đề tơi sử dụng chất liệu có bề mặt trơn, nhẵn để có thể dễ dàng
dán, bóc thay đổi hình ảnh phù hợp với từng chủ đề, tơi trang trí gợi ý 1 số chi
tiết và để khoảng trống khuyến khích trẻ tham gia trang trí cùng.
Ví dụ:Ởchủ đềThế giới động vật, tơi sử dụng giấy đề can để trang trí hình
ảnh con Công, sử dụng xốp và gim để làm găm, cơ xé dán hình các con vật, gợi
ý để trẻ cắt hình ảnh các con vật trong sách báo cũ hoặc vẽ các con vật găm lên
để trang trí cùng cơ.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 4 - ảnh 5)
Hình ảnh: Mảng chủ đề chính (Chủ đề: Thế giới động vật).
Bên cạnh cách trang trí mở linh hoạt, hình ảnh, màu sắc cũng sinh động
ngộ nghĩnh, bắt mắt, thu hút trẻ từ đó kích thích sự hứng thú hoạt động của trẻ.
Nhân vật hoạt hình quen thuộc, yêu thích của trẻ như: Tom, Jerry, Mickey được
đưa vào trang trí góc.
Ví dụ: Góc sinh nhật cùng với hìnhảnh bánh kemvàảnh của trẻ tơi trangtrí
chú chuột Mickey, Tom. Các góc: Hoa bé ngoan, một ngày của bé, lịch vệ sinh,
nghệ thuật, tuyên truyền… tất cả đều được trang trí bằng hình ảnh đáng yêu ngộ
nghĩnh như: Hoa và bướm, Ong chăm chỉ, chú Ếch con, Cừu vui vẻ ….Bên cạnh
những hình ảnh to để trang trí chính ở các góc,các mảng tườngchính, thì những
chi tiết phụ họa cũng được tơi chú trọng để làm nổi bật các góc, thu hút trẻ như:
hàng rào, hoa leo, bụi cỏ, bụi hoa nhỏ, ...
Để thỏa mãn nhu cầu chơi, kích thích tính tị mị, ham hiểu biết của trẻ tơi
khơng chỉ trang trí trong lớp học mà tơi cịn trang trí khu vực hiên chơi, lan can,
hiên sau, nhà vệ sinh…Bằng hình ảnh bắt mắt, phù hợp, như hình ảnh quy trình
rửa tay, hình ảnh bé trai, bé gái và một số hình ảnh sinh động, ngộ nghĩnh khác.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 4 - ảnh 5)

Hình ảnh: Trang trí khu vệ sinh cá nhân của trẻ.
Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, khơng gian trong lớp, ngồi hiên
trước hiên sau, khu vực vệ sinh đều phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động,
sinh hoạt hằng ngày của trẻ đều được xây dựng theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
nhằm mục đích phát triển tồn diện về: thể chất; trí tuệ; thẩm mĩ; đạođức; xã
hội. Thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt
động tích cực, sáng tạo.
11


*Trang trí theo hướng mở, linh hoạt mơi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm ngồi lớp học:
- Góc thiên nhiên của lớp được xây dựng ở vườn thiên nhiên của bé, mỗi
chậu hoa, cây cảnh, cây thuốc nam đều được tôi gắn chữ tên cây, tên hoa, tên
cây thuốc…. Tôi phân loại các loại cây ra các khu vực khác nhau như: khu vực
cây thuốc nam, khu vực cây hoa, khu vực cây cảnh, khu vực cây ăn quả, khu
vực các loại rau, củ, quả… đường dẫn ra các khu vực đó được tơi sưu tầm các
miếng ghép giả xương gỗ và đánh chữ số lên đó giúp trẻ vừa có thể chăm sóc
cây cối vừa tập đếm.
- Vườn rau của lớp tôi, được tôi quy hoạch mỗi ô trồng một loại rau khác
nhau, ô trồng rau ăn lá, ô trồng rau ăn củ và trồng các loại rau theo mùa. Mỗi
một loại rau đều được tôi gắn chữ tên rau đó cho trẻ hình thành việc tập đọc mỗi
khi ra vườn rau.
Kết quả: Cơ cùng trẻ tích cực trang trí mơi trường giáo dục trong lớp các
góc hoạt động và làm được 12 bức tranhcho các chủ đề để phụ vụ học tập và
trưng bày các góc.Các chậu hoa, cây cảnh, cây thuốc, cây rau đều được gắn tên,
trang trí được đường đi ra góc thiên nhiên.Từ cách trang trí đó mà trẻ lớp tơi
hoạt động tích cực, hứng thú, say mê, khơng cịn nhàm chán, dập khn, máy
móc như trước nữa.
2.3.5. Xây dựngmơi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm từ bàn tay cô

và sự tham gia tích cực của trẻ.
* Chuẩn bị đồ dùng, học liệu, nguyên liệu.
Đồ dùng, học liệu, nguyên liệu tôi không chỉ tự mình chuẩn bị mà cịn
khuyến khích trẻ tham gia chuẩn bị. Việc chuẩn bị đồ dùng, học liệu được tôi
phân loại theo chất liệu, chủng loại, bằng cách tơi chuẩn bị trước những hộp học
liệu có đánh dấu kí hiệu để trẻ sưu tầm và mang đến bỏ vào hộp theo đúng kí
hiệu.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 5 - ảnh 1)
Hình ảnh: Hộp học liệu được cô chuẩn bị đặt ở dưới chân tường
cho trẻ sưu tầm nguyên vật liệuvà mang đến lớp bỏ đúng nơi quy định.
Những loại nguyên liệu, học liệu được cô và trẻ sưu tầm, phân loại theo
chất liệu chủng loại sau đó cơ tiếp tục phân loại theo mục đích sử dụng. Phân
theo góc chơi, chủ đề chơi...
Ví dụ: Lá cây, lõi ngơ, bẹ ngơ, đĩaCD tơi phânở góc nghệ thuậtđể trẻhoạt
động. Các loại hột hạt, vỏ ngao, hến, băng dính nhám thì để ở góc học tập....
Góc phân vai, xây dựng, khám phá khoa học được chuẩn bị những hộp, vỏ nhựa,
hột, hạt, đá, sỏi …
Những đồ dùng học liệu đó khơng để cố định ở 1 góc nào, cũng khơng áp
đặt trẻ cách sử dụng mà có thể thay đổi vị trí, mục đích sử dụng, cách sử dụng
tùy vào sự sáng tạo, ý tưởng của trẻ, tùy vào nội dung, chủ đề mà trẻ đang thực
hiện.
Qua việc chuẩn bị đồ dùng, học liệu từ thiên nhiên, sẵn có ở địa phương
tơi nhận thấy đồ dùng, học liệu của lớp cho trẻ hoạt động tăng lên về số lượng,
12


phong phú, đa dạng về màu sắc, chủng loại, chất liệu, kiểu dáng, trẻ hứng thú,
tích cực trong hoạt động. Qua đó cịn giáo dục trẻ tiết kiệm, bảo vệ môi
trường…
* Cô cùng trẻ làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu tự nhiên, phế

thải, sẵn có ở địa phương.
Trên thị trường có rất nhiều đồ chơi, đồ dùng cho trẻ mầm non, đa dạng
về hình dáng màu sắc, phong phú về chủng loại. Nhưng không phải các đồ dùng
đồ chơi mua sẵn lúc nào cũng đẹp, lúc nào cũng tốt, chúng không phong phú về
chất liệu mà lại tốn kém về kinh phí.Hơn nữa khơng phải trường mầm non nào
cũng có đủ điều kiện để mua tất cả các đồ dùng đồ chơi có sẵn, đủ để phục vụ
nhu cầu chơi cho trẻ.Mà trẻ thì lại thích cái đẹp cái mới lạ, thích khám phá. Để
đáp ứng nhu cầu của trẻ ngoài bộ đồ dùng, đồ chơi được mua sẵn, được cấp theo
thông tư 02/2010/TT-BGDĐT, tôi đã chuẩn bị thêm đồ dùng, học liệu, đa dạng,
hấp dẫn, tận dụng phế liệu và vật liệu từ thiên nhiên có sẵn ở địa phương, việc
tái chế đồ vật là tiết kiệm, phát triển óc sáng tạo của trẻ, phát triển kỹ năng và sự
khéo léo của đôi bàn tay khi làm đồ chơigiúp trẻ hoạt động hứng thú tích cực
hơn.
Tận dụng các nguyên vật liệu để làm đồ chơi cho trẻ: Ngồi những đồ
dùng, đồ chơi mua sẵn tơi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn
có, dễ kiếm như: Bìa catton, xốp, đĩa CD cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo,
chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, lốp xe, vải vụn…Tận dụng những nguyên vật liệu
thiên nhiên sẵn có ở địa phương như: vỏ ngao, vỏ hến, hạt gấc, hạt nhãn, hạt na,
bẹ ngô khô, lõi ngô khô, rơm khô, lá cây khô, vỏ cây, chiếu rách… tất cả những
nguyên vật liệu cần đảm bảo an tồn về tính mạng, khơng gây độc hại, khơng
sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ. Từ những nguyên vật liệu trên tơi sử dụng
để trang trí các góc và làm ra rất nhiều đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt động.
Ví dụ: Tơi dùng vỏ lạc làm thân cây, xốp màu và bơng làm quả xồi và
quả cam, lá nhựa trang trí góc Học tập, dùng vỏ ngao và phun màu để trang trí
góc Tạo hình, góc Xây dựng…
Ví dụ: Tre, nứa, luồng, hộp nhựa, lon bia, sắt tây, thìa, đũa, vung xoong, nồi
chảo…làm nhạc cụ gõ đệm được dùng ở góc Âm nhạc.
+ Mõ gỗ được làm từ các mẫu gỗ vụn rồi trang trí.
+ Phách tre được vót từ các đốt cây luồng.
+ Trống lắc được làm từ các võ lon bia kết hợp với hột hạt, xốp mầu…

Kết quả: 100% trẻ tích cực tham gia thu gom nguyên vật liệu thiên nhiên,
nguyên vật liệu phế thải sẵn có ở địa phương mang đến lớp.

13


100% trẻ sử dụng các nguyên vật liệu thu gom được tích cựclàm nhiều đồ
chơi trưng bày ở các góc và mang sang góc bán hàng để trưng bày.
2.3.6. Tạo cơ hội, khuyến khích trẻ thực hành trải nghiệm trong môi
trường giáo dục phù hợp, đạt hiệu quả trong các hoạt động và ở mọi lúc,
mọi nơi.
Để phát huy được tối đa hiệu quả sử dụng môi trường giáo dục trong lớp
mà tơi cùng trẻ xây dựng thì trẻ phải được tham gia trải nghiệm, thực hành,
khám phá trong môi trường đó. Bởi vì, một mơi trường dù được xây dựng phong
phú, nhưng chỉ để trưng bày cho đẹp mắt, khơng cho trẻ chạm vào vì sợ bị phá
hỏng bao cơng sức trưng bày thì mơi trường đó giống như những ảo ảnh trong sa
mạc khơng giúp được gì cho cơ và trẻ. Vì vậy tơi ln tạo cơ hội, khuyến khích
trẻ sử dụng mơi trường giáo dục trong lớp một cách phù hợp, hiệu quả ở mọi
lúc, mọi nơi.Đây là những cơ hội quý báu để trẻ ứng dụng kiến thức và kỹ năng
trẻ đã được học theo cách của mình mà khơng bị gị bó.
* Thời điểm đón – trả trẻ.
Môi trường xã hội là môi trường được tạo nên bởi sự tương tác gữa cô với
trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh.Sự tương tác đó
được thể hiện rõ trong q trình giao tiếp trong giờ đón trẻ và trả trẻ.
Ở thời điểm đón – trả trẻ tơi tạo mơi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện,
giữa cô và trẻ, giữa cô và cha, mẹ trẻ.
Ví dụ: Giờ đón trẻ, cha, mẹ trẻ đưa trẻ đến lớp tôi chủ động chào hỏi:
+ Cháu chào bác ạ!, Cô chào Mai Chi!.
+ Cha, mẹ chào lại cô giáo?
+ Trẻ chào cô, chào cha, mẹ vào lớp đi cất đồ dùng cá nhân của mình

đúng nơi quy định!....
Hướng cho trẻ vào các góc chơi, gợi ý, khuyến khích trẻ để trẻ biết cách
chơi.
Ví dụ: Ở chủ đề “ Gia đình”. Tơi gợi ý cho trẻ, tranh chủ đề đang cịn
thiếu rất nhiều hình ảnh của các thành viên trong gia đình ( Ơng, Bà, Bố, Mẹ…).
Các con giúp cơ bổ sung các hình ảnh này nhé? Tôi hướng dẫn trẻ cắt, xé dán,
vẽ, tô màu hình ảnh ( Ơng, Bà, Bố, Mẹ…).
- Thể dục sáng:Sau giờ đón trẻ là lúc tiếng nhạc cất lên. Tơi cho trẻ xếp
hàng ra tập thể dục sáng để giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 6 - ảnh 1)
Hình ảnh: Trẻ tập thể dục sáng
* Hoạt động Học:
Xuất phát từ đặc điểm nhận thức và hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là
hoạt động chơi, nên việc học của trẻ ở lứa tuổi này được tổ chức với hình thức
học tự nhiên qua chơi, qua thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, học
dưới sự định hướng và hướng dẫn trực tiếp của giáo viên.
Sau giờ thể dục sáng là hoạt động học, các hoạt động học được tôi tổ chức
trong môi trường lớp. Thông qua hoạt động học trẻ được phát huy tối đa tính
tích cực của mình.
14


(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 6 - ảnh 2)
Hình ảnh: Hoạt động học Khám phá khoa học.
Ngồi ra để giúp trẻ tự tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sống một
cách tự nhiên làm cho hoạt động học khơng nhàm chán và gị bó đối với trẻ,
những kiến thức mà trẻ tiếp thu trở nên nhẹ nhàng nhưng rất hiệu quả, trẻ tham
gia học một cách hứng thú, tích cực
Ví dụ: Hoạt động học LQVT với đề tài “Nhận biết các khối cầu, khối
vuông, khối chữ nhật, khối trụ” tôi tận dụng các vỏ hộp đựng kẹo, sữa, bánh, có

các dạng hình khối khác nhau, kích cở khác nhau và có nắp rời, tơi tháo rời các
nắp hộp và trộn lẫn vào nhau. Sau đó tơi cho trẻ trải nghiệm, yêu cầu trẻ tìm các
nắp đậy vừa cho từng hộp, cho trẻ nói về các dạng hình khối của hộp và dạng
hình của nắp hộp tương ứng. Ngồi ra có thể u cầu trẻ đặt nắp hộp lên giấy và
đồ theo viền của hộp. Với cách làm như vậy không chỉ giúp trẻ nhận biết cụ thể
từng dạng hình khối một cách cụ thể mà qua đó củng cố được tên gọi, đặc điểm
của các hình cơ bản, giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng nhưng rất
hiệu quả, trẻ tham gia học một cách hứng thú, tích cực.
* Hoạt động góc.
Muốn trẻ được chơi tích cực, chơi sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách chơi trong
các khu vực chơi (góc) hoạt động ngay từ đầu tơi phải biết cách giới thiệu các
góc chơi và quản lý tốt qua trình trẻ chơi trong các góc. Biện pháp này giúp trẻ
chủ động tìm kiếm đồ chơi khi cần, triển khai trò chơi, thu dọn và cất đồ chơi
đúng quy định.
Tôi giúp trẻ sử dụng triệt để môi trường giáo dục mà cô và trẻ cùng xây
dựng ở các góc chơi.
Ví dụ: Sau đây là 6 khu vực hoạt động (góc) của chủ đề Thế giới động vật.
Góc Âm nhạc:ở góc chơi này trẻ thỏa sức sáng tạo hát, đóng kịch kết hợp
cùng với các đồ dùng, dụng cụ âm nhạc mà trẻ thích.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 6 - ảnh 3)
Hình ảnh: Trẻ đang hoạt động ở góc Âm nhạc.
Góc xây dựng: Đây là khu vực được trẻ thể hiện mối liên hệ chặt chẽ với
nhau đoàn kết giúp đỡ nhau để tạo nên một sản phẩm chung. Vì vậy mà mỗi
ngơi nhà, cây hoa, hàng rào, con vật… tất cả đều được tơi thiết kế dính cho trẻ
dễ di chuyển, tháo ra, lắp vào theo ý muốn, từ đó trẻ xây dựng cơng trình theo sự
sáng tạo của trẻ.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 6 - ảnh 4)
Hình ảnh: Trẻ đang hoạt động ở góc Xây dựng
Góc phân vai: Với các trị chơi Bán hàng, Nấu ăn. Qua góc chơi nấu ăn
trẻ có 1 số kỹ năng xào, nấu 1 số món ăn đơn giản, cầm dao cầm đũa, gọt rau củ

quả,…. Trẻ biết được các sản phẩm của địa phương như bánh đa, bún, được làm
ra từ thôn Phương phú, các sản phẩm lúa, ngô, khoai sắn là sản phẩm của ngành
15


nơng nghiệp,…Qua q trình trẻ chơi bán hàng tơi thường tạo ra các tình huống
giao tiếp, mua bán, trao đổi để các bé được học hỏi, hiểu biết vận dụng vào cuộc
sống hàng ngày của trẻ, nâng cao kỹ năng sống cho trẻ.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 6 - ảnh 5)
Hình ảnh: Trẻ đang hoạt động ở góc phân vai.
- Góc Bác sỹ: Ở góc chơi này vừa tạo cho trẻ sự thích thú khi tham gia trò
chơi mà cũng vừa giúp trẻ tránh được nỗi sợ hãi mỗi khi phải khám bác sĩ ngoài
đời thực. Tại đây, trẻ có thể giả vờ đóng vai bác sỹ, trẻ thể hiện mình là một bác
sỹ tốt hết lịng chăm sóc bệnh nhân, nhưng hoạt động của trẻ khơng nhằm đến
mục đích cuối cùng là chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân mà chỉ để thỏa mãn nhu
cầu của trẻ khi tham gia vào xã hội người lớn.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 6 - ảnh 6)
Hình ảnh: Trẻ đang hoạt động ở góc Bác sỹ.
Góc khám phá khoa học: Tơi xây dựng các góc nhỏ.
+ Góc tốn: Mục đích của tơi là củng cố 1 số kiến thức kỹ năng, tích hợp
củng cố vận động tinh cho trẻ về số lượng, hình dạng, kích thước, so sánh, sắp
xếp theo quy tắc, xếp tương ứng, nhận biết các hình, các khối và các trị chơi
xâu hoa, xâu hình.
+ Góc chữ cái: Để trẻ được chơi với các chữ mà mình đã học và LQVCC
mới trong chủ đề và tích hợp nhận biết các con vật. Tơi là cho trẻ ghép các con
vật từ các mảnh ghép rời và ghép từ tên các con vật theo mẫu.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 6 - ảnh 7)
Hình ảnh: Trẻ đang hoạt động ở góc khám phá khoa học
Góc sách, truyện: Sách, truyện có vai trị quan trọng trong đời sống của trẻ
thơ và là một hoạt động thú vị đối với trẻ. Tơi ln khuyến khích trẻ cùng “ đọc”

theo tranh, sử dụng sách tranh, cùng xem truyện tranh với bạn và trao đổi với
nhau, kể cho nhau nghe, mơ tả những gì trẻ nhìn thấy trong tranh truyện. Tơi
ln gợi ý, khuyến khích trẻ tự làm sách truyện tranh phù hợp với chủ đề, kể lại
truyện,... tạo nhiều cơ hội cho trẻ học từ mới, rèn kỹ năng giao tiếp, xã hội.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 6 - ảnh 8)
Hình ảnh: Trẻ đang hoạt động ở góc sách, truyện.
Góc tạo hình: Với ý tưởng trang trí “Phịng triển lãm tranh về các con
vật”. Trẻ sử dụng xốp màu, giấy gam, que kem để làm khung ảnh treo lên tường,
trang trí thành “ Phịng triển lãm tranh về các con vật”. Khi thiết kế được các
khung ảnh trẻ có thể vẽ tranh vào giấy A4 rồi gián vào các khung ảnh, có thể
trực tiếp lên các khung ảnh hoặc có thể cắt dán các con vật từ sách báo cũ dán
vào khung ảnh để tạo thành bức tranh hoặc dùng hột, hạt xếp thành bức tranh.
Trẻ được thỏa sức sáng tạo cho bức tranh của mình.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 6 - ảnh 9)
Hình ảnh: Trẻ đang hoạt động ở góc Tạo hình.
Khi tổ chức hoạt động góc tơi chú ý đến khả năng và nhu cầu, hứng thú
của trẻ: không nên chọn quá nhiều góc chơi một lúc sẽ làm trẻ phân tán, có q
nhiều đồ chơi trẻ sẽ khơng kiên trì chơi với đồ chơi mà trẻ thích trẻ ln thay đổi
16


và việc quản lí trẻ chơi cũng sẽ bị hạn chế. Nên mỗi hơm tơi cho trẻ chơi 3- 4
góc ngày mai lại đổi góc chơi sao cho trẻ được đảm bảo chơi đủ ở các góc mà
vẫn có sự liên kết giữa các góc chơi và đạt được yêu cầu của buổi chơi.
Ví dụ: Trong chủ đề “Thế giới động vật” chủ đề nhánh “động vật sống
trong rừng” tôi chuẩn bị 4 góc chơi cho trẻ hoạt động.
* Hoạt động ngồi trời:
Mơi trường bên ngồi lớp học rất tốt đối với sức khỏe và việc học tập, vui
chơi của trẻ. Chơi ngoài trời tạo cơ hội cho trẻ vận động tồn phần, phát triển kỹ
năng vận động thơ như đi, chạy, nhảy, leo trèo, thăng bằng; phối hợp các giác

quan và tiếp nhận cảm giác.
Tôi hướng dẫn trẻ chơi ở khu vực như:
- Khu vực phát triển vận động:Trẻ được chơi các trò chơi dân gian như:
ném còn, kéo co, trồng nụ trồng hoa, rồng rắn lên mây, ném vịng cổ chai,… trị
chơi vận đơng như: bị chui qua cổng, bật liên tục qua 5 vịng, ném trúng đích…
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 6 - ảnh 10)
Hình ảnh: Trẻ hoạt động ở khu vực phát triển vận động.
- Khu vui chơi giao thông: Trẻ được làm quen với các phương tiện và
được thực hành trên sân, từ đó trẻ hiểu được luật khi tham gia giao thông. Ở khu
vực chơi này trẻ biết một số luật lệ khi tham gia giao thông như: Khi tham gia
giao thông trẻ biết đi bên phải đường, khi gặp đèn đỏ phải dừng lại, khi ngồi lên
xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm,… .
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 6 - ảnh 11)
Hình ảnh: Trẻ hoạt động ở khu vực chơi giao thông.
- Khu vực vườn thiên nhiên của bé: Trẻ biết các loại cây rau, cây hoa,
cây thuốc, biết chăm sóc cây. Trẻ được chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi…
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 6 - ảnh 12)
Hình ảnh: Trẻ hoạt động ở khu vực vườn thiên nhiên của bé.
- Khu vực vườn rau của bé: Được nhà trường xây dựng trên 1 khu đất
rộng và bằng phẳng và chia thành các ô giao cho mỗi lớp 2 ô trồng các lại rau ăn
củ và ăn lá theo mùa. Thời gian hoạt động ngồi trời tơi cùng trẻ chăm sóc cho
vườn rau của lớp mình như: nhổ cỏ, tưới nước, bắt sâu, thu hoạch rau mang
xuống nhà bếp cho các cấp dưỡng để chế biến cho buổi ăn trưa của trẻ. Từ đó
giáo dục cho trẻ lịng biết ơn đối với những người lao động và biết lợi ích của
các loại rau, củ đối với con người.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 6 - ảnh 13)
Hình ảnh: Trẻ hoạt động ở khu vựcvườn rau của bé.
- Khu vực vườn cổ tích: Mơ phỏng lại các câu truyện Thánh gióng, Trầu
cau, Tấm cám, Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, …Trẻ được nghe cơ kể chuyện,
đóng vai các nhân vật trong truyện trong khu vườn cổ tích.

(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 6 - ảnh 14)
Hình ảnh: Trẻ hoạt động ở Vườn cổ tích.
- Khu vực cho trẻ chơi câu cá, chơi gấp lá….
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 6 - ảnh 15)
17


Hình ảnh: Trẻ chơi câu cá, chơi gấp lá.
Mỗi một chủ đề tôi cho trẻ chơi tham gia các cuộc ngoại khóa, giao lưu
tham quan ở bên ngồi như tham quan triển lãm, tổ chức hội chợ do nhà trường
tổ chứcđể trẻ được thỏa sức vui chơi, tìm hiểu, được khám phá mơi trường xã
hội, được hịa mình vào thực tế cuộc sống, điều này giúp trẻ tích lũy được các
kiến thức bổ ích trong cuộc sống, những kinh nghiệm trong giao tiếp ứng xử,
điều này làm tăng thêm hiệu quả trong công tác giáo dục cho trẻ trong trường
mầm non, hình thành và phát nhân cách ban đầu cho trẻ.
Ví dụ: Chủ đề Thế giới thực vật – tết và mùa xuân, cho trẻ tham gia hội
chợ“Khu chợ tết quê em”.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 6 - ảnh 16)
Hình ảnh: Trẻ hoạt động ở khu “chợ tết quê em”.
* Hoạt động ăn – ngủ:
- Trước khi vào giờ ăn trẻ rửa tay sạch sẽ theo đúng quy trình 6 bước. Trẻ
biết kê bàn nghế, cùng cơ chuẩn bị giờ ăn và ngồi vào bàn ăn. Tôi giới thiệu cho
trẻ về món ăn, trẻ biết mời cơ, mời bạn ăn cơm khi ăn cơm.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 6 - ảnh 17)
Hình ảnh: Giờ ăn của trẻ.
- Giờ ngủ trẻ biết giúp cô kê sạp, chải chiếu và tự lấy gối vào để đi ngủ.
+ Để trẻ dễ đi vào giấc ngủ và có một giấc ngủ sâu tôi kể chuyện hoặc hát
ru cho trẻ nghe.
+ Hết giờ ngủ tôi gọi các bé dạy và cho trẻ ngồi dạy chơi các trò chơi vận
động như: kéo co, nu na nu nống,…để trẻ tỉnh ngủ hẳn.

* Hoạt động chiều:
Sau khi ăn bữa phụ trẻ bước vào giờ hoạt động chiều, bằng các hoạt động
âm nhạc trẻ được ôn lại những bài hát mà trẻ được học trong chủ đề.
Tôi tổ chức cho trẻ chơi và tham gia vào hoạt động theo ý thích ở các góc.
Trước khi khép lại một ngày hoạt động tơi nêu gương và thưởng cờ động
viên trẻ.Trẻ luôn cảm thấy hồ hởi, vui tươi, phấn khởi, đầy ý nghĩa.
Sau khi tôi hướng dẫn, tổ chức tạo cơ hội, khuyến khích trẻ hoạt
độngtrong môi trường giáo dục trẻ được thực hành, trải nghiệm trẻ rất hứng thú,
hoạt động tích cực, ln sáng tạo đưa ra ý tưởng mới, biết cách xưng hô với bạn
với cô biết nhường nhịn nhau trong khi chơi, biết gọn gàng ngăn nắp khi
chơixong, nề nếp ngày một ổn định. Thành công của việc xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở lớp tôi được nhà trường, đồng nghiệp, cha, mẹ
trẻ đánh giá cao. Lớp đạt giải nhất hội thi cấp trường. Vinh dự được đại diện cho
nhà trường tham gia thi cấp huyện do PGD&ĐT huyện Nga Sơn tổ chức và đạt
giải nhì cấp huyện.
2.3.7. Phối hợp với cha mẹ trẻ để xây dựng mơi trường giáo dục cho
trẻ tích cực hoạt động.
Xã hội hóa giáo dục mầm non là một bài học thành cơng trong q trình
thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ tại trường và cũng là một chủ trương
lớn của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
18


nhân tài.
Muốn tạo mơi trường giáo dục có hiệu quả thì bên cạnh việc chuẩn bị của
nhà trường, của cơ giáo, cũng rất cần sự giúp đỡ của cha, mẹ trẻ.Để cha mẹ trẻ
giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác một cách tích cực, tự giác và có hiệu quả. Vào buổi họp
phụ huynh đầu năm học, tôi đã thông qua chương trình giảng dạy của lớp, đặc
biệt nhấn mạnh tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa, u cầu của cơng tác xây
dựng môi trường học tập trong lớp đối với trẻ mầm non, thực trạng môi trường

của lớp để cha mẹ trẻ có ý kiến đóng góp về ý tưởng, cơng sức, tiền của. Vì vậy
mà cha, mẹ trẻ đã rất đồng thuận nhất trí ủng hộ kinh phí để xây dựng môi
trường giáo dục cho trẻ hoạt động.
Tôi sử dụng góc tuyên truyền gi rõ nội dung yêu cầu của chủ đề đối với
cha, mẹ trẻ cần giúp đỡ đóng góp ngun vật liệu để xây dựng mơi trường giáo
dục. Tôi thông báo với cha, mẹ trẻ về thời gian biểu của lớp, tuyên truyền nội
dung giảng dạy đến cha, mẹ trẻ, mời cha, mẹ trẻtham quan lớp, dự giờ một số
hoạt động, tham quan triển lãm đồ dùng để cha, mẹ trẻ hiểu ra những khó khăn
hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu dạy và
học hiện nay. Qua đó vận động cha, mẹ trẻ tham gia đóng góp ủng hộ thêm các
nguồn sách báo tranh truyện, cây xanh cho trường nhằm thực hiện tốt việc chăm
sóc giáo dục trẻ. Tích cực vận động cha, mẹ trẻ cùng tham gia làm đồ dùng đồ
chơi tự tạo từ nguyên vật liệu phế thải để xây dựng các góc mở và bổ sung vào
thế giới đồ chơi phong phú để thu hút trẻ tích cực tham gia hoạt động.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 7 - ảnh 1)
Hình ảnh: Cha, mẹ trẻ ủng hộ và cùng cô làm đồ dùng tự tạo từ nguyên vật
liệu phế thải để xây dựng các góc mở cho trẻ hoạt động.
Bên cạnh đó tơi vận động cha, mẹ trẻtham gia mơi trường giáo dục và ủng
hộ cây cảnh, xây dựng góc thiên nhiên của lớp cùng cô để hàng ngày trẻ được
chăm sóc và khám phá thiên nhiên .
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 7 - ảnh 2)
Hình ảnh: Cha, mẹ trẻ ủng hộ cây cảnh xây dựng góc thiên nhiên.
Trong các buổi họp phụ huynh giữa năm, tôi thường thơng báo kết quả
những cha mẹ trẻ nhiệt tình, sáng tạo cùng với giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi.
Sưu tầm nguyên vật liệu để tạo thêm động lực cho cha mẹ trẻ trong việc phối kết
hợp với giáo viên nhằm thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục các trẻ.
Ngồi ra tơi cịn trao đổi với cha, mẹ trẻcần kết hợp với cô để giáo dục và
tạo cho trẻ được hoạt động giao tiếp nhiều, để giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn.
Tóm lại, cơng tác phối kết hợp với cha mẹ cùng chăm lo xây dựng môi
trường giáo dục cho trẻ hoạt động đạt được nhiều kết quả. Cha, mẹ trẻ có cách

nhìn nhận khác hơn về việc học và chơi của con mình, nhận thấy được tầm quan
trọng của trò chơi và đồ chơi trong các hoạt động ở lớp, có nhiều giúp đỡ cho
giáo viên trong viên tìm kiếm nguyên vật liệu làm đồ dùng. Cụ thể có 100% phụ
huynh ln quan tâm hỗ trợ mua sắm, tìm kiếm nguyên vật liệu, nhiệt tình
hưởng ứng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. Nhiều cha, mẹ trẻ ngày càng tin tưởng,
quan tâm hơn đến phương pháp giáo dục trẻ, có ý thức đóng góp đồ dùng, đồ
19


chơi và các nguyên vật liệu, trang thiết bị trong lớp.Ủng hộ kinh phí, trang trí
mới các góc hoạt động trong lớp, trang trí hiên, sân chơi, cầu thang… quyên góp
chậu hoa cây cảnh: Cây hoa giấy, cây hoa lộc vừng, hoa đào,….Tổng kinh phí
mua sắm các chậu cây cảnh và nguyên vật liệu xây dựng môi trường giáo dục là
5.500.000.
2.4. Hiệu quả đạt được
Qua quá trình thực hiện với những biện pháp và cách làm trên, việc tạo
môi trường ở lớp tôi đạt được những kết quả đáng phấn khởi, cụ thể:
* Đối với trẻ.
Sau khi thực hiện đề tài này tơi thấy rằng trẻ hứng thú, tích cực tham gia
hoạt động, kỹ năng được củng cố, nhiều trẻ tỏ ra mạnh dạn tự tin trong giao tiếp,
khả năng sáng tạo được bộc lộ rõ rệt, trẻ được học tập, vui chơi trong mơi
trường an tồn, thân thiện, cởi mở giúp trẻ chủ động khám phá, trải nghiệm các
hoạt động theo nhu cầu, phù hợp với độ tuổi, ở đó trẻ được “học bằng chơi,
chơi mà học”; được bổ sung, củng cố, rèn luyện các kỹ năng,thể hiện rõ trong
kết quả điều tra, khảo sát trẻ.
Bảng khảo sát minh họa kèm theo phụ lục 1 – Bảng 3)
Kết quả khảo sát thực tế trẻ tại thời điểm tháng 4/2018.
Bảng khảo sát minh họa kèm theo phụ lục 1 – Bảng 4)
Kết quả khảo sát thực tế môi trường lớp tại thời điểm tháng 4/2018.
* Đối với bản thân:

Xác định được vai trò định hướng các hoạt động cho trẻ, ln tạo cơ hội
cho trẻ phát huy tính tích cực và độc lập, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ; có
kinh nghiệm trong việc xây dựng mơi trường giáo dục cho trẻ theo nguyên tắc
lấy trẻ làm trung tâm.
Sự quan tâm thích đáng của cha, mẹ trẻ kết hợp với q trình chịu khó
học hỏi, sưu tầm, nghiên cứu, sáng tạo, khéo léo, tận tụy của bản thân trong việc
xây dựng môi trường và làm đồ dùng, đồ chơi. Bản thân đã tích lũy được nhiều
kinh nghiệm cho cơng tác chăm sóc ni dưỡng giáo dục trẻ đạt kết quả cao và
bền vững
* Đối với đồng nghiệp.
Những biện pháp mà tôi đưa ra đã được các bạn bè, đồng nghiệp trong nhà
trường hưởng ứng và áp dụng vào quá trình xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm tại lớp và dạy trẻ đạt kết quả cao.
* Đối với nhà trường.
Những biện pháp mà tôi đưa ra trong sáng kiến được hội đồng khoa học
nhà trường đánh giá cao và xây dựng chuyên đề mẫu. Làm điểm về xây dựng
môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong nhà
trường.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Có thể nói, việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho
trẻ mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng trong công tác tổ chức, hướng
20


dẫn trẻ hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ.Hơn
nữa, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện
để giáo viên tác động đến sự phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa
tuổi.Thơng qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn
diện.Thậtvậy, qua một năm học thực hiện các biện pháp trên trong việc xây

dựng môi trường giáo dục cho trẻ ở lớp tôi, bước đầu gặt hái được những kết
quả đáng phấn khởi.
Mơi trường sạch sẽ, an tồn, có sự bố trí các khu vực chơi và học trong
lớp phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn khơng chỉ đối với sự phát triển thể chất
của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích
thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo.
Mơi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và
giữa trẻ với môi trường xung quanh đã tạo cơ hội cho trẻ được chia sẽ, giải bày
tâm tư, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn. Nhờ vậy mà cô hiểu trẻ
hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt
động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.
Không chỉ có vậy, việc xây dựng mơi trường giáo dục cho trẻ đã nhận
được sự đồng tình ủng hộ, tham gia đóng góp từ phía cha mẹ trẻ cả vật chất lẫn
tinh thần để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ.
Nhờ đó, bản thân đã rút được những bài học kinh nghiệm sau:
- Để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ hoạt
động tích cực, tơi đã tìm tịi, học hỏi nhằm chuẩn bị môi trường giáo dục linh
hoạt, sáng tạo, cung cấp phương tiện, học liệu và những hoạt động đa dạng,
những tình huống có vấn đề và ngày càng phức tạp hơn, có tác dụng kích thích
tư duy, lơi cuốn trẻ tham gia tích cực vào hoạt động tự tìm tịi, giải quyết vấn đề
một cách sáng tạo, học qua thực hành, qua chơi một cách vui vẻ; qua đó trẻ trực
tiếp lĩnh hội được tri thức, giúp trẻ phát triển hài hòa các lĩnh vực: Thể chất,
nhận thức, ngơn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội.
- Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và giáo viên, giáo
viên và trẻ; đồn kết, gắn bó với cha mẹ trẻ trong việc tuyên truyền phối hợp
nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và hỗ trợ lớp về vật chất cũng như
tinh thần trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
3.2. Kiến nghị.
* Đối với nhà trường:
Tổ chức cho giáo viên được đi tham quan trường bạn để học tập kinh

nghiệm trong việc “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong
lớp giúp trẻ hoạt động tích cực hơn”.
Trên đây là đề tài kinh nghiệm tôi đã nghiên cứ trong năm qua.Bản thân
tôi xin được mạnh dạn trao đổi cùng các đồng nghiệp, chắc khơng tránh khỏi
cịn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự bổ sung, góp ý của các bạn đồng
nghiệp và Hội đồng khoa học các cấp để tơi hồn thiện hơn trong q trình thực
hiện chun mơn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
21


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Phạm Thị Hồng

Nga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của
bản thân viết không sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện

Mai Thị Sen

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Chương trình giáo dục mầm non ( Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT sửa đổi,
bổ sung một số nội dung củaChương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo
Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2017)- NXB giáo
dục Việt nam;

[2]. Bài viết giáo dục lấy trẻ làm trung là cách giáo dục tốt nhất – Tác giả Mai
Thương - Tạp chí giáo dục
[3].Module MN 9: Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 3 – 6 tuổi. Nguyễn
Thị Bách Chiến chuyên viên vụ giáo dục mầm non;
[4].Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;
Hoàng Thị Dinh, Nguyễn Thị Thanh Giang, Bùi Thị Kim Tuyến, Lương Thị
Bình, Nguyễn Thị Qun, Bùi Thị Lâm, Hồng Thị Thu Hương - NXB giáo dục
Việt nam.
[5].Mô đun MN1 - D Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm (Dành
cho giáo viên).
[6]. Tài liệu chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai
đoạn 2016 – 2020.

22


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Sen.
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường mầm non Nga Thạch, huyện
Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

TT

1

2


3

4

5

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá xếp
loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Một số biện pháp giáo dục lễ
giáo cho trẻ 4-5 tuổi thông PGD&ĐT Huyện
qua hoạt động Khám phá
Nga Sơn
khoa học.
Một số biện pháp giáo dục lễ
Sở Giáo dục và
giáo cho trẻ 4-5 tuổi thông
Đào tạo Thanh
qua hoạt động Khám phá
Hóa
khoa học.
Một số biện pháp giáo dục về
môi trường biển, hải đảo cho PGD&ĐT Huyện
trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non
Nga Sơn
Nga Thạch.

Một số biện pháp giáo dục về
Sở Giáo dục và
môi trường biển, hải đảo cho
Đào tạo Thanh
trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non
Hóa
Nga Thạch.
Một số biện pháp xây dựng PGD&ĐT Huyện
môi trường giáo dục lấy trẻ
Nga Sơn

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

A

2011 - 2012

B

2011 - 2012

A


2014- 2015

C

2014- 2015

A

2017 - 2018
23


làm trung tâm cho trẻ 5 – 6
tuổi (Hoa Sen) hoạt động tích
cực tại trường mầm non Nga
Thạch.

24



×