Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

BIỆN PHÁP PHỐI hợp GIỮA NHÀ TRƯỜNG và các lực CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤCKĨ NĂNG PHÒNG CHỐNG bạo LỰCHỌC ĐƯỜNG CHO học SINH THCS HUYỆN cẩm GIÀNG, TỈNH hải DƯƠNG TRONG bối CẢNH PHÁT TRIỂN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.36 KB, 50 trang )

BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA NHÀ
TRƯỜNG VÀ CÁC LỰC CỘNG ĐỒNG
TRONG GIÁO DỤCKĨ NĂNG PHÒNG
CHỐNG BẠO LỰCHỌC ĐƯỜNG CHO
HỌC SINH THCS HUYỆN CẨM
GIÀNG, TỈNH HẢIDƯƠNG TRONG
BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN HIỆN NAY


- Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
-Đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống

Các biện pháp đề ra phải gắn bó chặt chẽ với nhau, có sự
thống nhất về mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện nhằm
mang lại hiệu quả cao nhất. Việc thực hiện các biện pháp phải
nằm trong một hệ thống, có tính kế thừa với nhau để đến mục
tiêu cuối cùng là thực hiện tốt việc phối hợp giữa nhà trường
và các lực lượng cộng đồng trong giáo dục kĩ năng phòng chống
BLHĐ cho học sinh THCS tại huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương.
- Đảm bảo tính thực tiễn

Biện pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực
tiễn của địa phương, nhà trường, gia đình và xã hội, đặc biệt là
điều kiện về kinh tế, cơ sở vật chất, phong tục tập quán, trình độ
nhận thức của các lực lượng tham gia.
- Đảm bảo tính hiệu quả

Tính hiệu quả của việc phối hợp giữa nhà trường và các
lực lượng cộng đồng trong giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ



là sự quyết tâm của nhà trường và các lực lượng cộng đồng
(đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường, gia đình, Đoàn thanh
niên, Đảng Ủy, chính quyền, công an xã ...) cùng nhau giáo dục
kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh THCS. Nếu giáo dục kĩ
năng phòng chống BLHĐ cho học sinh THCS không có sự phối
hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng đồng thì không đạt
hiệu quả như mong đợi. Bản thân nhà trường không quyết tâm
giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh thì cũng
không thuyết phục được sự tham gia của các lực lượng cộng
đồng. Sự quyết tâm của nhà trường chính là cơ sở niềm tin cho
việc phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng đồng
trong giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh THCS.;
- Đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đề ra phải mang tính khả thi tức là có thể
thực hiện được, không mang tính hình thức. Khi thực hiện biện
pháp cấn chú ý tới những điều kiện để thực hiện có hiệu quả
công tác phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục kĩ
năng phòng chống BLHĐ


- Biện pháp phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng
cộng đồngtrongdục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học
sinh THCS huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao
nhận thức của các lực lượng cộng đồng về vai trò của việc phối
hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng đồng trong giáo
dục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh THCS.

* Mục tiêu biện pháp:

Làm cho mọi người dân và các lực lượng cộng đồng hiểu
sâu sắc hơn nữa về những nguy hại, hậu quả của BLHĐ, sự cần
thiết phải phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng đồng
trong giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ. Từ đó các tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư tự giác,
tích cực tham gia vào công tác giáo dục kĩ năng phòng chống
BLHĐ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của
mình.
* Nội dung biện pháp:
Tăng cường các nội dung giáo dục liên quan đến phòng
chống BLHĐ như: Giáo dục pháp luật, Điều lệ trường THCS,


THPT, THPT có nhiều cấp học, Quy chế đánh giá xếp loại học
sinh, các hướng dẫn, thông tư, chỉ thị của chính phủ về phòng
chống BLHĐ, xâm hại trẻ em. Các văn bản đã quy định rõ vai
trò, trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phòng
chống BLHĐ. Nâng cao nhận thức của người dân và đội ngũ
cán bộ về vai trò, trách nhiệm của mình với công tác phòng
chống BLHĐ.
* Tổ chức thực hiện
Đặt ra những mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể trong từng
giai đoạn để nâng cao nhận thức cho người dân và các lực lượng
cộng đồng.
Xác định rõ những nội dung cần phải giáo dục: Giáo dục
pháp luật, Điều lệ trường phổ thông, Quy chế đánh giá, xếp loại
học sinh, các thông tư, nghị định của chính phủ về phòng chống
BLHĐ, xâm hại trẻ em...
Chọn lựa phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp
đảm bảo truyền tải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu gắn liền với thực

tế.


Tổ chức đa dạng các hình thức giáo dục nhằm thu hút sự
tham gia tích cực của người dân. Các hình thức giáo dục có thể
thực hiện như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng, tuyên truyền phổ biến kiến thức thông qua các buổi họp
của thôn, xã, phường, thị trấn.
Tập huấn và triển khai nội dung các văn bản cho đội ngũ
cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường, cán bộ xã, thôn,
các ban ngành, đoàn thể như : Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em
(2005); Luật hôn nhân và gia đình (2000); Luật giáo dục
(2008); Nghị định 80/NĐ-CP/2017 quy định về môi trường giáo
dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống BLHĐ; Chỉ
thị18/CT-TTg/2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo
lực, xâm hại trẻ; Kế hoạch 2428/KH-UBND - Triển khai chỉ thị
của thủ tưởng chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng
chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Thông tư số 12/ 2011/ TTBGDĐT: Ban hành điều lệ trường THCS, THPT và THPT có
nhiều cấp học; Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT: Ban hành quy
chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT. Công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức phải được triển khai sâu, rộng bao
trùm toàn xã hội và tập trung về các nội dung sau:


Tích cực tuyên truyền về vai trò, bản chất, ý nghĩa đúng
đắn của công tác phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng
cộng đồng trong giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ. Đây
chính là việc đặt nền tảng cho nhận thức đầy đủ và toàn diện về
công tác phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng đồng
trong giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ và xác định rõ vai

trò, trách nhiệm của các lực lượng đó.
Cùng với việc phát huy nhận thức đồng thuận của các
ngành then chốt, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương là
đối tượng quan trọng cần tác động để làm chuyển biến nhận
thức về vấn đề phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng
đồng trong giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ.
Đối với các ban ngành, đoàn thể, họ cần được tuyên truyền
về vai trò, tầm quan trọng của việc phối hợp giữa nhà trường và
các lực lượng cộng đồng trong giáo dục kĩ năng phòng chống
BLHĐ cho học sinh để từ đó phối kết hợp với các ngành, các tổ
chức đoàn thể quan tâm đầu tư cho công tác giáo dục kĩ năng
phòng chống BLHĐ.
Cán bộ, nhân dân cũng cần được tuyên truyền để thay đổi
quan điểm cho đúng về phối hợp giữa nhà trường và các lực


lượng cộng đồng tham gia giáo dục kĩ năng phòng chống
BLHĐ.
* Điều kiện thực hiện.
Người dân và các lực lượng cộng đồng phải được quán
triệt về trách nhiệm của mình trong việc nâng cao nhận thức về
phòng chống BLHĐ. Do đó người dân và các lực lượng cộng
đồng cần tham gia tích cực vào công tác phòng chống BLHĐ tại
chính gia đình, làng, xóm nơi sinh sống, cơ quan đơn vị đang
công tác. Có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời những hành vi
BLHĐ và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền giải quyết. Các lực lượng như đội ngũ giáo viên, nhân
viên nhà trường, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phòng Hồ
Chí Minh, Ban đại diện cha mẹ học sinh cần làm tốt công tác
như: Giáo dục đạo đức lối sống, ý thức chấp hành pháp luật,

theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở kịp thời quá trình học tập, rèn luyện
của học sinh, tư vấn tâm lí học đường về phòng chống BLHĐ,
phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan bảo vệ và hỗ trợ
nạn nhân BLHĐ.
Các cơ quan đoàn thể theo quy định thực hiện tốt công
tác giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh và người dân về


BLHĐ như: phòng thông tin và truyền thông, công an, Đoàn,
Đội, Hội phụ nữ …
Lãnh đạo có thẩm quyền thường xuyên theo dõi, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ được giao về công tác
giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ của các cơ quan, tổ chức.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp các
lực lượng cộng đồng tham gia GD kĩ năng PCBLHĐ choHS
các trường THCS
* Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp này nhằm giúp các trường có bản kế hoạch cụ
thể làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc phối hợp giữa nhà
trường và các lực lương cộng đồng địa phương tham gia giáo
dục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh trên địa bàn.
* Nội dung biện pháp
Kế hoạch phải vạch ra được nội dung phối hợp giữa nhà
trường và các lực lượng tham gia giáo dục. Nội dung cần thiết
thực phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương ,
đặc điểm tâm lý của học sinh THCS để có hiệu quả GD cao.


Kế hoạch phải đảm bảo cụ thể từng tháng, từng tuần gắn
với các hoạt động trọng tâm, trọng điểm hay các chủ đề

HĐGDNGLL.
Khi xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động GD phải
quan tâm đến mối liên hệ các lực lượng GD và phát huy tối đa
các tiềm năng của họ.
Nội dung mỗi công việc cần chỉ rõ cách thức, biện pháp
tiến hành, tuy nhiên các biện pháp phải phù hợp với thực tế
công việc và hoàn cảnh hiện tại, đồng thời các biện pháp đó
không phải là duy nhất.
Kế hoạch cần dự kiến đối tượng sẽ thực hiện các hoạt
động GD: nhà giáo dục, gia đình, các lực lượng cộng đồng và
chính bản thân HS. Trong từng hoạt động GD có nhiều đối
tượng tham gia nên nhà quản lý phải hiểu rõ đối tượng của
mình, nắm bắt được khả năng nhu cầu của họ để chọn phương
pháp hợp lý, bố trí công việc phù hợp trên cơ sở đó mới động
viên được các đối tượng tham gia tích cực, có hiệu quả cao.
Như vậy để phối hợp các lực lượng cộng đồng tham gia
giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh phát huy


được hiệu quả cao, nhà quản lý GD phải xây dựng một kế hoạch
phối hợp chi tiết, cụ thể và có tính khả thi cao nhất.
* Cách thức thực hiện biện pháp
Xác định mục tiêu giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ
cho học sinh bao gồm cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài
hạn.
Đánh giá được thực trạng tình hình phối hợp các lực lượng
cộng đồng giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh ở
địa phương.
Phân công công việc cụ thể, gắn trách nhiệm đến từng
thành viên, chỉ đạo thực hiện nhất quán.

Tổ chức thực hiện bằng các biện pháp khả thi, đồng bộ.
Giám sát, kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện, có điều
chỉnh kịp thời cho phù hợp với hoàn cảnh.
Nội dung của kế hoạch hoạt động phải đầy đủ cho cả năm
học cũng như kỳ nghỉ hè phải thật cụ thể; đảm bảo tính hệ
thống, định hướng, điều chỉnh, phát triển và giáo dục nhân cách
cho học sinh tốt nhất. Cụ thể như sau:


Kế hoạch hoạt động hàng tháng cần nêu rõ:
Nội dung hoạt động.
Yêu cầu cần đạt được về đạo đức, lối sống, ý thức chấp
hành pháp luật, nội quy, quy định của trường, lớp, quy chế, điều
lệ trường phổ thông, kĩ năng sống, kĩ năng bảo vệ bản thân.
Có kế hoạch từng tháng với GVCN và yêu cầu GVCN lập
kế hoạch hoạt động liên kết các lực lượng GD trong và ngoài
nhà trường nhằm xây dựng môi trường GD an toàn, lành mạnh,
thân thiện, không có bạo lực, phát huy tối đa các ảnh hưởng tích
cực, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình
thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Những dự định của
GVCN phải được đặt ra theo lịch trình từ đầu năm học đến khi
bàn giao học sinh về địa phương sinh hoạt hè.
Kế hoạch từng hoạt động cần nêu rõ: nhiệm vụ, yêu cầu
cần đạt, thời gian hoạt động và hoàn thành hoạt động, đối
tượng tham gia và biện pháp tiến hành...
Kế hoạch hoạt động trong năm thể hiện các nội dung sau:
Ngay từ đầu năm học, nhà trường phải thống nhất định
hướng coi trọng việc giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho



học sinh là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong hội đồng
sư phạm nhà trường. Nhà trường cần thành lập ban chỉ đạo giáo
dục kĩ năng phòng chống BLHĐ gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu
trưởng, Bí thư đoàn TN, Tổng phụ trách Đội, GVCN, Đại diện
PHHS, Cán bộ văn hóa xã.... Ban chỉ đạo sẽ giúp hiệu trưởng
xây dựng kế hoạch, chương trình và chỉ đạo thực hiện chương
trình đề ra.
Quán triệt học sinh việc thực hiện nghiêm túc chủ trương,
chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, cho
học sinh ký cam kết trong việc thực hiện các nghị định của
Chính phủ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa các tệ nạn xã
hội,phòng chống BLHĐ, đảm bảo an ninh trật tự trong trường
học.
Nhà trường có kế hoạch tiếp xúc với PHHS thông qua
các kỳ họp PHHS thường kỳ cũng như đột xuất để báo cáo các
chủ trương của nhà trường về công tác giáo dục kĩ năng phòng
chống BLHĐ, phổ biến kế hoạch hoạt động, báo cáo kết quả
học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh, tư vấn cho PHHS
về những nội dung cần GD học sinh, các hành vi đạo đức,
chuẩn mực xã hội cần hướng đến yêu cầu học sinh tự giác


thực hiện. Đặc biệt khi có vấn đề đột xuất xảy ra liên quan đến
học sinh; qua ban đại diện cha mẹ học sinh để bàn biện pháp
phối hợp giáo dục và thông báo cho gia đình học sinh các
trường hợp học sinh có biểu hiện lệch lạc trong tác phong, đạo
đức lối sống, từ đó tìm nguyên nhân và bàn biện pháp giải
quyết.
* Điều kiện thực hiện
Mỗi tổ chức, bộ phận, cá nhân phải nắm chắc nhiệm vụ, tình

hình, đặc điểm của mình, nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ được
giao. Bên cạnh đó, người quản lý phải có kiến thức, kĩ năng trong
việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch để bản kế hoạch thực
sự mang tính khoa học, chính xác và phù hợp, vừa tạo thuận lợi
và đồng bộ cho quá trình thực hiện, vừa có khả năng thích ứng
với sự biến đổi của môi trường bên ngoài nhà trường. Trong kế
hoạch của mình, nhà quản lý phải tính đến việc phân công rạch
ròi, hợp lý, tránh trồng chéo. Khi giao nhiệm vụ, nhà quản lý phải
thể hiện sự tin tưởng cao.
- Tích cực tuyển chọn các cán bộ, giáo viên có năng lực
tham gia các lớp tập huấn nâng cao nhận thức và trình độ


trong việc giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh
THCS.
* Mục tiêu biện pháp
Triển khai các hoạt động lựa chọn cán bộ các ban, ngành
đoàn thể, giáo viên (GVCN, Bí thư đoàn TN, Tổng phụ trách,
giáo viên bộ môn GDCD, Thể dục …) có năng lực tham gia các
lớp tập huấn nâng cao nhận thức và trình độ trong việc giáo dục
kĩ năng phòng chống BLHĐ.
Biện pháp này nhằm nâng cao nhận thức của không chỉ
cho người được tuyển chọn mà của cả đội ngũ lãnh đạo chính
quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và người dân về giáo
dục kĩ năng phòng chống BLHĐ. Biện pháp này sẽ giúp tăng
cường lực lượng nhằm phát hiện, ngăn chặn, giải quyết các vụ
BLHĐ trong trường học, trên địa bàn dân cư một cách hiệu quả,
góp phần hạn chế tối đa tình trạng BLHĐ.
* Nội dung biện pháp
Các cấp lãnh đạo hướng dẫn cơ sở trong việc lựa chọn cán

bộ các ban, ngành, đoàn, thể, giáo viên, nhân viên nhà trường có
năng lực và nhiệt tình, tổ chức tập huấn một cách bài bản, nội


dung cụ thể: Tập huấn về công tác tuyên truyền, tư vấn tâm lí
học đường, công tác điều tra thu thập số liệu; công tác can thiệp,
hòa giải khi có BLHĐ…
Hướng dẫn cho cán bộ những kiến thức cơ bản để hiểu thế
nào là BLHĐ, nhận diện BLHĐ, các bước để giải quyết một vụ
việc BLHĐ, nguyên tắc trong xử lý BLHĐ, làm thế nào để huy
động sự tham gia của các lực lượng cộng đồng hỗ trợ cách xử lý
trong những tình huống điển hình... Tất cả kỹ năng để có thể
tham gia xử lý các sự việc liên quan tới BLHĐ, tư vấn và hỗ trợ
người dân nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục phòng
ngừa BLHĐ.
* Tổ chức thực hiện
Thực hiện lập danh sách các cán bộ có đủ trình độ, năng
lực, phẩm chất đạo đức tốt tham gia vào các khóa tập huấn, bồi
dưỡng về BLHĐ. Lên kế hoạch và tuyển chọn đội ngũ cán bộ
nguồn, những người có khả năng gắn kết lâu dài với công tác
giáo dục phòng ngừa BLHĐ theo các tiêu chí nhất định về trình
độ văn hóa, trình độ chuyên môn, độ tuổi, giới tính, dân tộc…
Thực hiện tuyển chọn định kỳ theo các khóa tập huấn, bồi
dưỡng và có sự luân phiên giữa các cá nhân tham gia. Đây là


việc làm cần thiết để tạo thành một hoạt động mang tính thường
xuyên, liên tục phát huy tối đa sức mạnh về nguồn lực con
người trong sự phát triển của cộng đồng.
* Điều kiện thực hiện biện pháp

Quá trình tuyển chọn cần đảm bảo tính khách quan, công
bằng nhằm tuyển chọn những người xứng đáng, có uy tín tham
gia vào việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trong phòng ngừa
BLHĐ. Thực hiện dân chủ, công khai trong các chính sách dành
cho các đối tượng cán bộ nguồn phục vụ trực tiếp cho công tác
tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa BLHĐ tại địa phương
Khen thưởng kịp thời và thoả đáng về vật chất lẫn tinh
thần những cá nhân, tổ chức, tập thể có thành tích trong phòng
ngừa BLHĐ. Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần tạo
điều kiện thuận lợi, hỗ trợ về nguồn kinh phí của nhóm cán bộ
tham gia đào tạo, tập huấn.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và các lực
lượng cộng đồng trong giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ
cho học sinh.
* Mục tiêu của biện pháp


Mục tiêu của biện pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ
chế phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng đồng tham
gia giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh. Trên cơ
sở cơ chế phối hợp, các lực lượng tham gia nắm được những
quy định về trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của
các thành viên tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng phòng
chống BLHĐ cho học sinh.
* Nội dung của biện pháp
Cơ chế phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng
đồng trong giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh
thực chất là cách tổ chức việc phối hợp giữa nhà trường và các lực
lượng, thông qua đó thực hiện sự tác động qua lại giữa các lực
lượng tham gia nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung đặt

ra. Nó bao gồm những mối quan hệ đa dạng nhiều chiều, cơ chế
phối hợp các lực lượng tham gia GD thể hiện qua các nội dung
sau:
Trước hết nhà trường phải làm tốt công tác giáo dục kĩ năng
phòng chống BLHĐ cho học sinh để tạo niềm tin của phụ huynh,
của Đảng, của chính quyền, nhân dân địa phương và các lực


lượng cộng đồng đối với nhà trường; đó là tiền đề quan trọng cho
sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng đồng.
Có cơ chế phối hợp hoạt động, phân công nhiệm vụ, trách
nhiệm và quyền hạn cụ thể đến từng thành viên tham gia phối
hợp hoạt động.
Tăng cường kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và
khen thưởng kịp thời.
* Tổ chức thực hiện
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường với gia đình là
xác định trách nhiệm, nhiệm vụ của gia đình, của phụ huynh,
của hội cha mẹ học sinh trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm
vụ giáo dục nói chung và kĩ năng phòng chống BLHĐ nói riêng,
quản lý học sinh và tạo điều kiện cho học sinh học tập và tham
gia các hoạt động do trường, lớp tổ chức.
Gia đình có một vị trí rất quan trọng đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách của học sinh. Vì vậy việc phối hợp giữa
gia đình và nhà trường trong việc giáo dục kĩ năng phòng chống
BLHĐ cho học sinh là một đòi hỏi tất yếu và trách nhiệm của


gia đình và nhà trường. Thực tế quá trình giáo dục chỉ ra rằng:

Nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo, chủ trì sự phối hợp này là
GVCN lớp. GV bộ môn, Bí thư Đoàn TN, Tổng phụ trách Đội
TNTP Hồ Chí Minh, nhân viên nhà trường ở mức độ nào đó
cũng phải phối hợp với PHHS.
* Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình được thực hiện
thông qua các hình thức hoạt động sau:
Gặp mặt trực tiếp: Là một hình thức được sử dụng phổ
biến và có hiệu quả. Trong quá trình trao đổi, gặpmặt trực tiếp
gia đình, GV có thể nắm bắt được điều kiện hoàn cảnh cụ thể
của học sinh như: quá trình lao động, học tập và tu dưỡng của
học sinh, hiểu được sự giáo dục của gia đình, cùng gia đình kịp
thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình GD. Khi
trò chuyện với phụ huynh, giáo viên hiểu được tính cách, hứng
thú và thiên hướng của các em đồng thời cũng đưa ra cho gia
đình những lời khuyên về mặt sư phạm trong quá trình giáo dục
học sinh … qua đó củng cố sự tin cậy lẫn nhau giữa hai bên.
Nhờ vậy hiệu quả GD học sinh sẽ được nâng cao.
Khi gặp gỡ trực tiếp gia đình học sinh, GVCN sẽ thu thập
được những thông tin có giá trị về học sinh. Đó là những tư liệu


rất cần thiết cho công tác giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ.
Những thông tin đó phải được xử lý một cách cẩn thận và có hệ
thống ,tuyệt đối không được hời hợt, chủ quan định kiến.
Họp phụ huynh học sinh: Cuộc họp với toàn thể PHHS của
lớp là biện pháp liên hệ rộng rãi nhất giữa nhà trường, GVCN
và PHHS, việc này được sử dụng một cách phổ biến. Đó là
những cuộc họp được tổ chức theo định kỳvà thường được tổ
chức 3 lần/ năm vào các thời điểm: Đầu năm học, giữa năm học,
cuối năm học.

Thực tiễn đã chứng tỏ rằng qua các cuộc họp phụ huynh,
nhà trường, nhất là GVCN có điều kiện thuận lợi tìm ra những
biện pháp phối hợp GD tốt nhất, động viên được PHHS tích cực
tham gia sự nghiệp GD, đồng thời giúp họ có phương pháp giáo
dục con cái khoa học.
Để các cuộc họp toàn thể PHHS có hiệu quả cao, GVCN
cần phải biết cách điều khiển cuộc họp, chuẩn bị cẩn thận, chu
đáo, xác định mục tiêu của cuộc họp một cách cụ thể, xây dựng
nội dung một cách thiết thực, tránh tình trạng biến các cuộc họp
PHHS đơn thuần chỉ là thông báo một chiều.


Trao đổi qua điện thoại, sổ liên lạc với PHHS: Trao đổi
qua điện thoại, số liên lạc truyền thống hoặc sổ liên lạc điện tử
với PHHS cũng là một hình thức phối hợp giữa nhà trường và
gia đình. Hình thức này được sử dụng để thông báo tình hình
học tập, tu dưỡng đạo đức của học sinh, đặc biệt là khi học sinh
có những biểu hiện bất thường như: học tập sa sút, lệnh lạc về
hành vi. Hình thức này có tác dụng thông tin nhanh để xử lý kịp
thời những sự việc cần giải quyết nhanh.
Phối hợp giữa nhà trường với gia đình thông qua ban đại
diện cha mẹ học sinh.
Ban đại diện cha mẹ học sinh là một tổ chức quần chúng
của PHHS được thành lập với sự tư vấn của nhà trường. Ban
đại diện cha mẹ học sinh có vai trò to lớn trong việc liên kết
những tác động GD của nhà trường với gia đình và xã hội.
Muốn phát huy tốt tác dụng của Ban đại diện cha mẹ học
sinh đòi hỏi

nhà trường, GVCN phải là người nắm vững


phương pháp vận động quần chúng trong giáo dục. Biết vận
động những quần chúng nhiệt tình, có uy tín đối với PH và học
sinh, con em họ phải là những học sinh có thành tích học tập tốt,
có đạo đức và nhân cách, bản thân và gia đình học sinh là tấm


gương cho người khác noi theo. Cần hiểu rằng, kết quả hoạt
động của Ban đại diện được duy trì không phải bằng luật pháp
mà phụ thuộc vào uy tín, năng lực tổ chức hoạt động và phối
hợp hoạt động của Ban đại diện PHHS, của nhà trường và của
GVCN.
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và các lực
lượng cộng đồng:
Đây là những cách thức phối hợp giữa nhà trường và các
lực lượng cộng đồng trên địa bàn dân cư nơi trường đóng và nơi
học sinh sinh sống. Mục đích của việc xây dựng cơ chế này một
mặt là xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp trong lĩnh vực
của đời sống xã hội (trong lao động sản xuất, trong bảo vệ trật
tự an ninh xã hội, trong đời sống văn hóa cộng đồng, trong sinh
hoạt gia đình) có tác dụng như là những mối quan hệ giáo dục.
Nhờ đó tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,
thân thiện rộng khắp, vừa tạo những điều kiện vật chất tinh thần
thuận lợi cho việc GD của nhà trường và gia đình.
* Sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng
đồng được thể hiện bằng các biện pháp sau:


Nhà trường và các lực lượng cộng đồng phối hợp xây dựng
môi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện, không có bạo lực ở

trong cộng đồng dân cư.
Cộng đồng nơi học sinh đang sống và học tập, lao động,
vui chơi là một môi trường gần gũi quen thuộc đối với các em,
là môi trường hàng ngày ảnh hưởng đến con người các em.
Cộng đồng là nơi ở, là môi trường xã hội trực tiếp điều chỉnh
quan hệ của các gia đình và các thành viên của mỗi gia đình.
Việc phối hợp gia đình, nhà trường và cộng đồng thành một
môi trường xã hội GD thống nhất, lành mạnh có một sức mạnh
rất lớn đến sự phát triển nhân cách của học sinh.
Để thực hiện được biện pháp này nhà trường cần chú
trọng công tác tuyên truyền, vận động các lực lượng xã hội
tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,
thân thiện, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh qua
kế hoạch hoạt động chung của nhà trường. Đây là công việc
quan trọng bởi chỉ khi các gia đình, các tổ chức xã hội hiểu rõ
vai trò của giáo dục và môi trường giáo dục đối với công tác
phòng chống bạo lực học đường thì họ mới tự giác tham gia


vào các hoạt động giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục
an toàn, lành mạnh cho học sinh.
Quá trình đó cần làm rõ các nội dung sau:
Vai trò của GD trong sự phát triển kinh tế, xã hội, tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ CNH – HĐH.
Thống nhất những quy định GD giữa nhà trường và xã hội.
Thống nhất những hoạt động ở cộng đồng để học sinh
tham gia tại cộng đồng như: Vui chơi, giữ gìn an ninh, phòng
chống các tệ nạn xã hội (cờ bạc, số đề, rượu chè, nghiện hút…),
bảo vệ môi trường...
Nhà trường phối hợp với các lực lượng cộng đồng nhằm

phát huy tiềm năng về vật chất và tinh thần thuận lợi cho việc
giáo dục nói chung và giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ nói
riêng cho học sinh.
* Để thực hiện được các biện pháp này nhà trường phải
dựa vào nguyên tắc cơ bản là phát huy, tận dụng sức mạnh tổng
hợp của mọi lực lượng trong xã hội, thu hút mọi người nhằm
biến hoạt động GD nói chung và giáo dục kĩ năng phòng chống
BLHĐ nói riêng thành nhiệm vụ của toàn dân cụ thể là:


×