Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

BIỆN PHÁP GIÁO dục ý THỨC PHÁP LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG bộ CHO đoàn VIÊN các TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ TUY hòa, TỈNH PHÚ yên dựa vào CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.83 KB, 80 trang )

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC
PHÁP LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG

ĐƯỜNG BỘ CHO ĐOÀN VIÊN
CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH
PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

1


- Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích và khả thi
Trước các yếu tố khách quan và chủ quan thì các biện pháp
GD ý thức ATGT đường bộ cho đoàn viên các trường THPT
Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên dựa vào cộng đồng phải
được thực hiện dựa trên hoàn cảnh cụ thể tại địa phương
Các biện pháp GD ý thức pháp luật ATGT đường bộ cho
đoàn viên các trường THPT Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
dựa vào cộng đồng phải dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn cụ
thể từ đó xây dựng biện pháp phù hợp với những yêu cầu thực
tế, đảm bảo tính khả thi cao.
- Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp với tình
hình địa phương

2


Các biện pháp đề xuất có thể bổ trợ cho nhau và có mối
quan hệ đồng bộ. Phù hợp với khung lí luận và cơ sở thực tiễn
đã được trình bày ở chương 1 và chương 2. Tính đồng bộ cho


thấy các nội dung của việc nâng cao GD ý thức pháp luật
ATGT đường bộ cho đoàn viên các trường THPT Thành phố
Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên dựa vào cộng đồng có mối quan hệ biện
chứng. Mỗi biện pháp có vai trò của nó nhưng việc triển khai
phải có tính đồng bộ giữa các giải pháp được đề xuất.
Các biện pháp này phai xuất phát từ thực tiễn và điều kiện
thực tế tại địa phương. Một vài biện pháp trong thực tế ở thành
phố Tuy Hòa đã được triển khai và thực hiện tốt, được thể hiện
ở Chương 2, tuy nhiên với thực tế hiện nay một vài biện pháp
cần thay đổi, hoàn thiện để phù hợp với bối cảnh hiện nay.
- Đảm bảo việc lựa chọn các hoạt động xuất phát từ nhu
cầu, mong muốn của cộng đồng, phù hợp lứa tuổi thanh
thiếu niên

3


Các hoạt động của Đoàn Thanh niên tham gia đảm bảo trật
tự ATGT xuất phát từ tình hình thực tế tại mỗi địa phương.
Những vấn đề thực trạng về ATGT đang được dư luận xã hội
phản ánh và phê bình thì Đoàn Thanh niên căn cứ vào nhu cầu
thực tế để đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng
nêu trên. Ngoài ra, mong muốn của toàn xã hội đặt ra cho Đoàn
Thanh niên nói riêng và các cấp các ngành nói chung là phải có
những giải pháp cụ thể nhằm tuyên truyền, GD ý thức cho tất cả
mọi người nắm bắt pháp luật ATGT đường bộ. Hoạt động của
Đoàn Thanh niên đứng ra tổ chức phải có sức lan tỏa sâu rộng
trong đoàn viên, thanh niên riêng và toàn xã hội nói chung. Các
hoạt động phải mang tính chất lâu dài, bền bỉ và mang tính khoa
học tại địa phương. Đẩy mạnh công tác phổ biến những quy

định của pháp luật về ATGT đường bộ đến toàn xã hội.
- Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng trong
cộng đồng và huy động sự tham gia tối đa của cộng đồng

4


Viêc GD, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và ý thức
pháp luật ATGT cho ĐV, phải có sự phối hợp chặt chẽ và tham
gia các hoạt động tuyên truyền từ các lực lượng trong cộng
đồng. Công tác GD ý thức pháp luật cho ĐV là cả một quá trình
thực hiện lâu dài với nhiều hình thức và môi trường GD khác
nhau. Đối với hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên cần có sự
phối hợp chặt chẽ với hệ thống chính trị tại địa phương trong
việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật và ATGT đối
với cộng đồng.
Công tác phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình triển khai
được thực hiện tích cực, hiệu quả, nhất là trong các lĩnh vực phối
hợp tổ chức tuyên truyền, cung cấp thông tin, kỹ thuật trong tập
huấn nghiệp vụ và hướng dẫn, kiểm tra kết quả xây dựng mô hình
điểm khu dân cư ATGT. Phối hợp trong kiểm tra, giám sát, chấp
hành các quy định pháp luật về ATGT trong đoàn viên cũng như
bà con nhân dân ngày càng chặt chẽ, hiệu quả.
- Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống

5


Việc GD, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và ý thức
pháp luật ATGT cho đoàn viên cần đảm bảo tính toàn diện. Cần

bao quát các mục tiêu, cách thức tổ chức và nội dung tuyên truyền
GD đối với các Đoàn viên thanh niên để các Đoàn viên nắm vững
kiến thức và có trách nhiệm tự giác thi hành các điều khoản khi
tham gia GTĐB. Các biện pháp cần tác động đến tất cả các chủ
thể thực hiện việc tuyên truyền GD như nhà trường, Đoàn thanh
niên, GV,... và các yếu tố khách quan khác như nội dung, phương
pháp, hình thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ của đoàn viên.
Việc tuyên truyền GD, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm
chất và ý thức pháp luật ATGT cho đoàn viên đòi hỏi sắp xếp
nội dung, hình thức, phương pháp theo trình tự logic và khoa
học, trong đó có sự thống nhất giữa các yếu tố, người chịu
trách nhiệm thực hiện như mục tiêu, nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức cũng như sự thống nhất giữa các thành
phần tham gia.
- Một số biện pháp giáo dục ý thức chấp hành luật giao
thông đường bộ cho đoàn viên các trường THPT Thành phố
Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên dựa vào cộng đồng

6


Căn cứ vào kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng việc
GD ý thức pháp luật ATGT đường bộ cho đoàn viên các trường
THPT Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên dựa vào cộng đồng,
nhằm đảm bảo các đoàn viên được tham gia cách đầy đủ vào
các hoạt động tuyên truyền, GD; tác giả đề xuất 3 nhóm biện
pháp với 9 biện pháp cụ thể. Các biện pháp này tập trung giúp
các đoàn viên có thêm kiến thức, kĩ năng trong việc chấp hành
luật giao thông đường bộ. Các biện pháp được sơ đồ hóa như
sau:


7


- Biện pháp GD ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ
cho đoàn viên các trường THPT Thành phố Tuy Hòa, tỉnh
Phú Yên dựa vào cộng đồng

- Nhóm biện pháp 1. Nâng cao các nguồn lực đảm bảo
cho việc giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ
cho đoàn viên các trường THPT tại Thành phố Tuy Hòa, tỉnh
Phú Yên dựa vào cộng đồng
Biên phap 1. Bôi dương, nâng cao năng lưc, ky năng cho
đôi ngu tuyên truyên viên vê văn hóa giao thông tai trương
hoc va công đông
- Muc tiêu, y nghia biên phap: Xây dựng giai pháp phát
triên, nâng cao năng lực, ky năng cho đ ội ngũ tuyên truyền
viên tai các trường và cộng đồng. Tăng cường vai trò và
trách nhiệm cua tuyên truyền viên se khuyến khich h ọ
không ngưng trau dồi kiến thức, trau dồi ky năng tuyên
truyền, sáng tao, đổi mơi các mô hình, hoat động giáo d ục;
thường xuyên tiếp xúc, gần gũi lắng nghe tâm tư, nguy ện
vọng cua thanh thiếu niên đê kịp thời nắm bắt, định hương

8


tuyên truyền, GD đồng thời hăng hái tham gia các hoat động
tình nguyện đam bao trật tự an toàn giao thông c ua c ộng
đồng.


9


- Nội dung biện pháp: Để nâng cao năng lực và kỹ năng
cho đội ngũ tuyên truyền viên về văn hóa giao thông tại trường
học và cộng đồng tại thành phố Tuy Hòa cần thực hiện các nội
dung sau:
Thứ nhất là căn cứ vào văn bản chỉ đạo của cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương xây dựng nội dung, chương trình, kế
hoạch hoạt động, hằng năm, hằng quý và hằng tháng tổ chức
thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành Luật
giao thông đường bộ cho đoàn viên, học sinh tại các trường
THPT trên địa bàn thành phố Tuy Hòa.
Thứ hai là tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng
tuyên truyền như kỹ năng gây thiện cảm ban đầu, tạo sự hấp
dẫn, thu hút người nghe, kỹ năng sử dụng các phương pháp
thuyết phục, tập huấn một số kỹ năng cơ bản tham gia phân
luồng giao thông, sơ cấp cứu cho nạn nhân bị tai nạn giao
thông...
Thứ ba là tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị báo cáo viên
hằng tháng để phổ biến, quán triệt, trang bị cho tuyên truyền
viên những nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật, thông
điệp cần truyền tải về trật tự an toàn giao thông.
10


Thứ tư là biên tập và phát hành các loại tài liệu phục vụ
cho hoạt động của đội ngũ tuyên truyền viên.
- Cách thực hiện biện pháp:

+ Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động,
hằng năm, hằng quý và hằng tháng cho đội ngũ tuyên truyền
viên, nhằm đưa ra những công việc dự định cần phải làm trong
thời gian đến như thế nào. Việc xây dựng kế hoạch tổ chức các
hoạt động đòi hỏi phải xác định rõ đối tượng, nội dung, hình
thức, biện pháp, tiến độ và phân công thực hiện cụ thể, có tính
khả thi và phù hợp vớ thực tiễn và thực hiện thường xuyên, liên
tục. Xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền tạo điều
kiện cho các chủ thể liên quan đến công tác phổ biến, GD pháp
luật về ATGT, và cũng là cơ sở địa phương bố trí kinh phí cho
công tác này đồng thời, sẽ là căn cứ để kiểm tra, đánh giá, khen
thưởng việc thực hiện nhiệm vụ phổ biến, GD, xây dựng ý thức
chấp hành pháp luật về ATGT tại các trường THPT và cộng
đồng.

11


+ Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực và kỹ năng
cho tuyên truyền viên về văn hóa giao thông với các hình thức
như: báo cáo, kể chuyện, thông tin thời sự, nói chuyện, phát biểu ý
kiến, tập huấn các phương pháp tuyên truyền như Phương pháp
diễn giải (thuyết phục bằng lí lẽ): giúp cho đoàn viên, học sinh
hiểu sâu thêm các nội dung cơ bản mà các nội dung này có khi
thường ngày qua báo, đài mà chưa hiểu hết về tính khoa học, tính
thời sự. Phương pháp phát vấn: là sử dụng các dạng câu hỏi kín,
mở… dành cho người nghe tự trả lời các nội dung của người nói
có chủ định trước. Phương pháp này vừa tạo được không khí thoải
mái, vừa tạo được sự chủ động đối với người nghe. Phương pháp
truyền cảm (nêu gương các điển hình): thường sử dụng trong các

hình thức kể chuyện truyền thống, gương sáng quanh tôi, người
tốt việc tốt, thanh niên tiên tiến… thường người kể là nhân vật
chính hoặc rất thân với nhân vật chính. Chủ yếu của phương pháp
này là sử dụng tình cảm thông qua các nhân vật nêu lên để thuyết
phục tình cảm người nghe từ đó đi dần đến lý trí (thấy – nghe –
tin). Phương pháp thuyết phục (ám thị: thông qua tranh ảnh): sử
dụng hình ảnh cụ thể, bằng số liệu được cung cấp đầy đủ cho
người nghe… từ đó “buộc” người nghe tin hoàn toàn vào những
nội dung mình đã nói.

12


+ Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, hội thảo với những chuyên
đề về an toàn giao thông đề cập tới các nội dung cụ thể, như:
Thực trạng và hậu quả của tai nạn giao thông trong đoàn viên, học
sinh...
+ Soạn thảo và phát hành các loại tài liệu phục vụ cho đội
ngũ tuyên truyền viên về ATGT như: Đề cương tuyên truyền, ấn
phẩm, sách, banner, áp phích, tờ gấp về ATGT... Các tài liệu này
phải sử dụng phù hợp với từng tình huống phổ biến, GD khác
nhau. Tài liệu phổ biến, GD pháp luật về ATGT có vai trò rất
quan trọng, là cầu nối đưa kiến thức pháp luật đến với đoàn
viên, học sinh và là công cụ trợ giúp đắc lực cho cán bộ công
tác phổ biến, GD pháp luật về ATGT.

13


- Điều kiện thực hiện biện pháp: Thiết nghĩ, công tác tuyên

truyền, GD ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
không thể đạt được hiệu quả cao nếu không có một nguồn nhân
lực tuyên truyền viên chất lượng cao. Công việc này phải đáp
ứng hai yêu cầu cơ bản: có đủ lực lượng cán bộ làm công tác
tuyên truyền, giáo dục cho học sinh với các phương thức khác
nhau và lực lượng này phải được đào tạo, tái đào tạo bài bản để
có một trình độ, kiến thức chính trị, xã hội, pháp luật cần thiết
cũng như có kỹ năng, phương pháp tuyên truyền GD hiệu quả
nhất.
Biện pháp 2. Tăng cường sự phối hợp tham gia của gia
đình - nhà trường - cộng đồng

14


- Mục tiêu, ý nghĩa biện pháp: Tăng cường phối hợp giữa
gia đình - nhà trường - cộng đồng nhằm giáo dục cho đoàn viên,
học sinh THPT trên địa bàn thành phố Tuy Hòa tham gia giao
thông có văn hóa hơn, ý thức chấp hành Luật giao thông đường
bộ cao hơn. Mục tiêu của sự phối hợp là để thống nhất về quan
điểm giáo dục, thống nhất về các nội dung và biện pháp giáo dục
nhằm giúp cho công tác giáo dục ý thức chấp hành Luật giao
thồn đương bộ của học sinh đạt kết quả cao nhất, tránh trường
hợp “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
- Nội dung biện pháp: Tăng cường sự quan tâm, giáo dục ý
thức chấp hành Luật giao thông từ gia đình, thống nhất quan
điểm, nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục ý thức chấp hành
Luật giao thông giữa gia đình - nhà trường - cộng đồng.

15



- Cách thực hiện biện pháp: Đoàn viên, học sinh ở THPT,
về mặt sinh lý cơ thể cũng như đời sống tâm lý đã có những biến
đổi rất mạnh mẽ, chuyển từ trẻ con sang người lớn. Đây là thời
kỳ khủng hoảng trong quá trình phát triển ở lứa tuổi thanh thiếu
niên. Ở giai đoạn này các em thường muốn thử nghiệm khả năng,
mong muốn của cá nhân mình vào cuộc sống. Trong điều kiện
nền kinh tế phát triển, học sinh THPT tại thành phố Tuy Hòa sử
dụng phương tiện xe gắn máy phân khối lớn đến trường ngày
càng nhiều trong khi các em chưa đủ 18 tuổi, chưa có giấy phép
lái xe hạng A1, đồng thời, với tính cách thích thể hiện, khi tham
gia giao thông phần lớn các em đều phóng nhanh, vượt ẩu, chở
quá số người quy định, ẩu đả khi va chạm với người đi
đường,...chính vì thế, không có sự phối hợp giữa gia đình - nhà
trường - cộng đồng để giáo dục, xây dựng ý thức chấp hành Luật
giao thông đường bộ cho đoàn viên, thanh niên thì tình hình trật
tự an toàn giao thông vô cùng phức tạp.

16


Để thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình với nhà
trường và các đoàn thể xã hội, ngoài kế hoạch tổ chức các hoạt
động tuyên truyền an toàn giao thông do nhà trường tổ chức,
các bậc cha mẹ cần có giải pháp mềm dẻo giáo dục, vận động
con em tuân thủ đúng luật lệ an toàn giao thông đồng thời các
bậc cha mẹ phải là những tấm gương luôn luôn chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật để các em noi theo. Đây là vấn đề tưởng
như đơn giản, nhưng lại gặp không ít khó khăn, đặc biệt ở một

bộ phận cha mẹ vốn sẵn có tư tưởng phó mặc con cái cho nhà
trường và xã hội, không quan tâm đến các hành vi của con cái
khi tham gia giao thông. Trong việc liên hệ với nhà trường, cha
mẹ cần thường xuyên liên hệ trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ
nhiệm lớp - người thay mặt nhà trường quản lý trực tiếp các
hoạt động của HS tại trường học. Thực tế đã cho thấy, các bậc
phụ huynh có thái độ quan tâm chu đáo con cái một cách
thường xuyên, trực tiếp, cởi mở, chân tình, liên hệ với nhà
trường, với giáo viên chủ nhiệm thì tạo ra một bộ phận đoàn
viên, học sinh không chỉ có thành tích học tập nổi bật, có đạo
đức tác phong tốt mà luôn có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh
luật lệ an toàn giao thông. Trong quan hệ phối kết hợp giữa gia
đình, nhà trường và cộng đồng, sự thống nhất về mục đích GD

17


đối với đoàn viên, học sinh là cơ sở để tăng cường nâng cao
hiệu quả trong công tác GD, đồng thời cũng chính là tạo điều
kiện để cho sự phát triển của cá nhân hài hòa với những yêu cầu
phát triển của đất nước.Thống nhất về nội dung GD, bao gồm
việc thống nhất về nuôi dưỡng, xây dựng ý thức; kết hợp việc
dạy văn hóa, giáo dục đạo đức với việc GD ý thức chấp hành
pháp luật về an toàn giao thông...Thống nhất phương thức GD ở
trường và ở nhà, trên cơ sở gắn quá trình GD với tự GD; kết
hợp các hình thức, biện pháp GD đa dạng phù hợp với lứa tuổi
và giới tính. Có thể là, giáo viên, Bí thư Đoàn trường và cha mẹ
HS cùng với ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức xã hội tổ
chức các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động ngoài nhà
trường cho HS tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông; chăm lo

xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tuyên
truyền ATGT tại trường học. Lồng ghép báo cáo tình hình tuân
thủ ATGT của HS trong các cuộc họp phụ huynh HS.

18


Cộng đồng không thể thay thế gia đình, nhưng có vai trò
và tác dụng rất quan trọng trong công tác GD xây dựng ý thức
chấp hành Luật giao thông đường bộ cho đoàn viên, HS. Thực
tiễn của cuộc vận động "Xây dựng nếp sống văn minh và gia
đình văn hóa", phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa"... cho thấy rằng, chỉ những nơi nào có phong trào
quần chúng tham gia tích cực vào các phong trào trên thì ở nơi
đó vai trò GD của gia đình được đề cao, tôn vinh. Khi đề cập tới
các hoạt động cộng đồng ảnh hưởng đến việc GD cho đoàn
viên, học sinh nói chung và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật
về an toàn giao thông nói riêng, nó bao gồm rất nhiều mặt, như
chế độ chính trị, quan hệ giữa người với người trong nền kinh tế
thị trường rộng lớn, nhà nước và pháp quyền, các thiết chế, các
tổ chức xã hội, tập quán, nếp sống của nhân dân... Tất cả các
mặt đó đều thường xuyên tác động tới mỗi cá nhân và gia đình
trong xã hội. Mọi tác động của cộng đồng tới gia đình và sự GD
của gia đình được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
của Nhà nước, thông qua những chủ trương, chính sách và pháp
luật về an toàn giao thông, đồng thời nhờ có vai trò tổ chức và
GD quần chúng của các đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội
Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, ... mà tạo nên những phong

19



trào rộng lớn để thực hiện cuộc vận động “Thanh niên với văn
hóa giao thông”. Làm tốt việc kết hợp các lực lượng GD cũng
có nghĩa là tạo đoàn viên, học sinh môi trường hoạt động lành
mạnh, chủ động chấp hành các quy định của pháp luật về ATGT
đồng thời là cơ hội để các em phát huy tinh thần xung kích, tình
nguyện tham gia các hoạt động đảm bảo trật ATGT tại địa
phương, có thể kể đến như: xung kích thực hiện mô hình “Cổng
trường an toàn giao thông”, tham gia phân luồng giao thông
vào giờ tan học; tham gia đứng trực tại các nút giao thông vào
các giờ cao điểm; tham gia làm vệ sinh, phát quang các bụi rậm
che khuất tầm nhìn giao thông,... Ngoài việc tăng cường phối
hợp giữa các lực lượng GD, cần coi trọng và phát huy ưu thế
của gia đình trong GD xây dựng ý thức cho đoàn viên bởi so với
cộng đồng và nhà trường, sự giáo dục của gia đình có những ưu
thế không thể thay thế được như: Thứ nhất, từ nhỏ các em đã
tiếp thu văn hóa, kinh nghiệm xã hội không phải bằng lý trí và
tư duy khái niệm mà đơn giản chỉ là bản năng bắt chước thông
qua hành vi, cách ứng xử của các thành viên trong gia đình.
Hơn ai hết, cha mẹ là người đầu tiên hướng dẫn các em từng
bước hòa nhập vào nền văn hóa chung của xã hội cũng như văn
hóa khi tham gia giao thông. Khác với GD nhà trường dựa vào

20


trách nhiệm và nghĩa vụ của người HS, ở gia đình GD diễn ra
trên cơ sở tình cảm, yêu thương và tin cậy nhau giữa cha mẹ và
con cái. Chính vì vậy những tác động của gia đình, cha mẹ đã

được các em "tiếp nhận" từ khi còn nhỏ và quyết định đến hành
vi, ý thức của các em hiện tại. Thứ hai, GD gia đình mang tính
cá biệt. Trong khi GD nhà trường chú ý đến số đông HS cùng
một lứa tuổi, một trình độ nhất định, bỏ qua các hành vi nhỏ
nhặt không phổ biến thì GD gia đình sẽ quan tâm điều chỉnh
từng hành vi, ý thức của từng em dù là hành vi nhỏ nhất và
không tái phạm thường xuyên, chính vì thế, các hành vi vi phạm
sẽ không có điều kiện phát triển trở thành một vấn nạn nhức
nhối như hiện nay.
- Điều kiện thực hiện biện pháp: Phối hợp giữa gia đình nhà trường - cộng đồng phải phù hợp với điều kiện phát triển về
kinh tế và văn hóa thực tế tại địa phương, trình độ nhận thức
của mỗi gia đình học sinh, thời gian thuận tiện để gia đình, nhà
trường và cộng đồng cùng hỗ trợ nhau, đồng thời xây dựng
những quy chế, quy định phù hợp về điều kiện phối hợp với
nhau.

21


Biện pháp 3. Huy động cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ cho công tác tuyên truyền và giáo dục
- Mục tiêu, ý nghĩa biện pháp: Trong tương lai, Đảng, Nhà
nước, các ban ngành chức năng sẽ quan tâm tạo cơ chế, đáp ứng
những điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực và tạo môi trường
cho công tác tuyên truyền, GD xây dựng ý thức chấp hành pháp
luật về an toàn giao thông cho đoàn viên, học sinh THPT trên
địa bàn thành phố Tuy Hòa được thuận lợi hơn, từ đó, công tác
tuyên truyền, GD có hiệu quả hơn.
- Nội dung biện pháp: Xây dựng giải pháp và bổ sung
thường xuyên các trang thiết bị, dụng cụ, tạo điều kiện về cơ sở

vật chất, nhà kho lưu trữ các trang thiết bị, dụng cụ được sử
dụng có hiệu quả và khoa học. Vận động sự sáng tạo của tập thể
giáo viên và học sinh tự tạo các dụng cụ phục vụ cho công tác
tuyên truyền, giáo dục sinh động hơn, hiệu quả hơn.

22


- Cách thực hiện biện pháp: Cần đầu tư kinh phí để xây
dựng cơ sở vật chất, đảm bảo đủ trang thiết bị và dụng cụ phục
vụ công tác tuyên truyền và giáo dục. Trên thực tế, kinh phí cho
công tác này rất hạn chế, tuy nhiên, về cơ bản, tại mỗi trường
nên xây dựng được tủ sách pháp luật trong đó bao gồm Luật
giao thông đường bộ, các Nghị định sửa đổi về qui định sử phạt
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Sổ tay an toàn giao thông đường bộ; bố trí phòng tuyên truyền
trang bị máy tính, internet, màn hình, bano tuyên truyền, băng
rôn, áp phích,...
Bên cạnh việc sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ để phục
vụ công tác tuyên truyền, nhà trường cần khuyến khích, giáo
dục các em có ý thức trong việc lau chùi, bảo quản và sắp xếp
và lưu trữ các dụng cụ có khoa học. Đẩy mạnh phong trào sáng
tạo tự làm các dụng cụ tuyên truyền làm phong phú tài liệu
tuyên truyền như các tổ chức Hội thi sáng tác thông điệp tuyên
truyền an toàn giao thông, vẽ tranh cổ động,...

23


- Điều kiện thực hiện biện pháp: Ban Giám hiệu nhà

trường phải nắm tình hình thực tế triển khai, xây dựng dự trù
khả thi, tham mưu kịp thời với các cơ quan, ban ngành liên
quan.
- Nhóm biện pháp 2. Xây dựng chiến dịch tuyên truyền
ATGT gắn với tổ chức Ngày hội Thanh niên với văn hóa Giao
thông và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật ATGT đường
bộ

24


Biện pháp 4. Xây dựng chiến dịch tuyên truyền trên các
tuyến đường bộ
- Mục tiêu, ý nghĩa biện pháp: Tuyên truyền các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ATGT thông qua
mô hình trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu đến đoàn viên, HS và bà
con nhân dân trong thời gian dài.
Huy động sự tham gia của đoàn viên thanh niên và bà con
nhân dân. Qua đó, làm thay đổi nhận thức, hành vi đúng đắng
của đoàn viên thanh niên trong quá trình tham gia giao thông;
đồng thời phát huy vai trò của thanh niên như một tuyên truyền
viên tích cực tuyên truyền về ATGT trong đoàn viên thanh niên
và nhân dân.

25


×