Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

CÁC BIỆN PHÁP GIÁO dục bản sắc văn hóa dân tộc THÁI dựa vào CỘNG ĐỒNG CHO học SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG dân tộc nội TRÚ HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH sơn LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.26 KB, 57 trang )

CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ
THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH
SƠN LA

1


- Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
- Đảm bảo tính pháp lý trong giáo dục
Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Thái cho học sinh dựa
vào cộng đồng phải đảm bảo tính pháp lý: các nội dung giáo
dục phải phù hợp với yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh,
không làm nặng thêm chương trình giáo dục. Những vấn đề
nhạy cảm về văn hóa dân tộc cần có sự thống nhất và cho phép
của các cơ quan có trách nhiệm như cơ quan Đảng, chính quyền
địa phương mà trước hết là cơ quan quản lý ngành Giáo dục và
Đào tạo. Trong đó quan tâm đúng mức đến bảo tồn và phát huy
những nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc Thái nhưng không nên
phê phán những nét văn hóa không phù hợp với xã hội hiện đại.
Hoạt động giáo dục phải tuân thủ đầu đủ các quy định trong quy
chế hoạt động của nhà trường trên cơ sở tôn trọng sự khác biệt
văn hóa giữa các dân tộc trong nhà trường và trong cộng đồng.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Các biện pháp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Thái cho
học sinh phải đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ trong chương
trình giáo dục tổng thể các nội dung khác của nhà trường. Các


2


biện pháp giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở dựa vào cộng
đồng. Nghĩa là đặt các nội dung giáo dục bản sắc văn hóa trong
môi trường cộng đồng. Việc thực hiện các nội dung giáo dục
không chỉ do nhà trường mà do cả cộng đồng và cũng không chỉ
vì sự phát triển của học sinh mà còn vì sự phát triển của cộng
đồng.
Các biện pháp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Thái cho
học sinh dựa vào cộng đồng có liên quan chặt chẽ với nhau. Do
đó, các biện pháp phải đảm tính đồng bộ. Nghĩa là việc thực
hiện biện pháp này phải tính đến biện pháp khác để các biện
pháp có tính hệ thống, đảm bảo sự đồng bộ trong tác động đến
học sinh và cộng đồng mới tạo được sức mạnh của các biện
pháp.
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp giáo dục bản sắc dân tộc Thái cho học sinh
trường phổ thông dân tộc nội trí phải sát thực tiễn. Tức là phải
phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và các cộng đồng
dân tộc anh em trên địa bàn huyện. Trên địa bàn huyện không
chỉ có người Thái mà còn các dân tộc khác. Do đó, cần có sự tế
nhị trong việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Thái nhưng vẫn
3


đảm bảo quan tâm đúng mức đến bản sắc văn hóa các dân tộc
khác. Bên cạnh đó, các biện pháp phải tính đến đặc điểm tam lý
học sinh dân tộc đang học ở trường. Đảm bảo cho các ẻm hiểu
biết thêm về văn hóa của dân tộc mình và dân tộc bạn. Việc giáo

dục bản sắc văn hóa dân tộc Thái không theo lối áp đặt mà giới
thiệu các nét văn hóa đặc trưng của người Thái để các bạn hiểu
thêm về nhau, cùng nhau đoàn kết học tập ngày càng tốt hơn.
Các biện pháp giáo dục luôn phù hợp với đường lối, chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước, phù hợp với điều kiện thực tế
của địa phương là vùng núi còn nhiều khó khăn.
- Đảm bảo tính hiệu quả
Mọi hoạt động đều cần tính hiệu quả, nếu không khó có
thể duy trì được hoạt động. Vì đây là nội dung giáo dục cần
thiết nhưng không hẳn đã được quan tâm đúng mức ở trường
phổ thông dân tộc nội trí nên càng cần quan tâm đến hiệu quả
của việc thực hiện các nội dung giáo dục. Khi nói đến nguyên
tắc đảm bảo tính hiệu quả là nói đến việc thực hiện có kết quả
hoạt động giáo dục, đạt được mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Do
đó, các biện pháp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Thái dựa
vào cộng đồng cho học sinh trường phổ thong dân tộc nội trú là

4


phải đả bảo cho các em nhận thấy được nét đẹp cần bảo tồn
trong văn hóa dân tộc Thái. Từ đó có thái độ trân trọng, giữ gìn
và phát huy những nét đẹp đó. Với cộng đồng, các thành viên
trong cộng đồng phải thấy được trách nhiệm của mình để chung
tay hỗ trợ nhà trường giáo dục các em, tạo nên môi trường giáo
dục thống nhất, đạt hiệu quả cao trong giáo dục.
- Các biện pháp giáo dục cụ thể
-Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá các nội dung, các giá trị văn
hóa dân tộc Thái cần ưu tiên giáo dục cho học sinh
a. Mục đích của biện pháp

Xác định đúng các nội dung, các giá trị văn hóa cần ưu
tiên giáo dục. Vì văn hóa dân tộc Thái có nhiều nội dung, nhiều
giá trị cần được giáo dục cho học sinh. Nội dung nào, giá trị nào
cũng đều quan trọng nên cần có sự ưu tiên những nội dung, giá
trị cơ bản nhất để hoạt động giáo dục có trọng tâm và đạt kết
quả cao.
Xác định được những nội dung giáo dục phù hợp với đặc
điểm của học sinh THCS và điều kiện thực tế của nhà trường và
cộng đồng. Với phương châm quan trọng là giáo dục đúng nội

5


dung cần thiết, phù hợp với đối tượng cần giáo dục và điều kiện
có thể thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường và của
cộng đồng.
Các giá trị văn hóa của người Thái rất phong phú và nằm ở
tất cả các thành phần của thành tố của bản sắc văn hóa. Do đó,
cần xác định rõ các giá trị cần giáo dục song phải phản ánh đầy
đủ các thành phần của bản sắc văn hóa người Thái. Để nếu
không có nhiều thời gian dành cho hoạt động giáo dục thì vẫn
có thể giáo dục được những giá trị cơ bản nhất nói lên được bản
sắc văn hóa của người Thái.
b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Tiến hành tìm hiểu, thu thập văn bản, sách báo tài liệu ở
phòng Văn hóa thể thao và du lịch huyện cũng như các cơ sở có
lưu giữ và phổ biến các nội dung văn hóa dân tộc Thái. Trên cơ
sở đó phân loại các giá trị văn hóa theo từng thành phàn của bản
sắc văn hóa. Xác định rõ những giá trị cần bảo tồn, những giá trị
có thể thay đổi. Từ đó xếp thứ tự ưu tiên từng giá trị để xác định

thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới. Căn cứ vào trật tự các giá trị
này để chuẩn bị các nội dung, hình thức và con đường giáo dục
tùy thuộc thời gian và điều kiện cụ thể. Nếu có thời gian thì giáo
6


dục nhiều nội dung, nếu ít thời gian thì ưu tiên những giá trị
được xếp ở bậc trên.
Xây dựng hệ thống các nội dung giáo dục bản sắc văn hóa
dân tộc Thái cho học sinh bằng phương thức dựa vào cộng
đồng. Trong đó chỉ roc các nội dung cần giáo dục, các lực lượng
tham gia giáo dục và phương thức tổ chức các hoạt động giáo
dục để chuyển tải các nội dung đó đến học sinh.
Việc khảo sát cần được tiến hành qua ý kiến chuyên gia về
văn hóa. Trong đó chú trọng đến những nhà nghiên cứu, những
nhà quản lý văn hóa có kinh nghiệm lâu năm, những người lớn
tuổi trong cộng đồng người Thái am hiểu về văn hóa dân tộc
Thái. Sao cho các giá trị được chọn lọc, xây dựng thành chương
trình giáo dục có sự tham gia đóng góp của các tầng lớp xã hội
trong cộng đồng người Thái một cách đầy đủ nhất.
Khảo sát ý kiến của học sinh về nhu cầu cần học những gì
về văn hóa người Thái nếu có điều kiện được học hỏi. Vì có
nhiều em sống trong gia đình đa thế hệ nên các em đã được ông
bà, cha mẹ truyền day nhiều kiến thức về văn hóa dân tộc Thái.
Đồng thời cũng cần hỏi ý kiến các em về hình thức tổ chức giáo

7


duc và con đường giáo dục để biết các em muốn gì và như thế

nào.
c. Điều kiện thực hiện biện pháp
Đảm bảo sự chính xác, khách quan trong việc thu thập dữ
liệu về các giá trị văn hóa tại các cơ sở lưu giữ, các cơ quan
quản lý về các sản phẩm văn hóa. Đồng thời cần có sự tham gia
của các chuyên gia, những người am hiểu về văn hóa dân tộc
Thái để có thể xác định đúng và rõ các giá trị văn hóa, các nội
dung cần giáo dục cho học sinh.
Cần có nhóm chuyên gia về văn hóa, về giáo dục để có thể
tổ chức khảo sát rõ và xác định đúng các giá trị văn hóa, các nội
dung cần giáo dục hoc học sinh. Các kết quả khảo sát cũng cần
có ý kiến tham gia của những người am hiểu về văn hóa dân tộc
Thái để có thể có được các nội dung giáo dục phù hợp, các giá trị
văn hóa cần được bảo tồn, phát huy. Các giá trị văn hóa và nội
dung giáo dục này phải phản ánh đủ các tiêu chí của bản sắc văn
hóa dân tộc Thái và thể hiện rõ các giá trị đặc trưng dễ nhận biết
của người Thái.

8


Việc xác định các nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân
tộc Thái cho học sinh cần được cụ thể và rõ ràng, dễ hiểu, dễ
nhớ. Các nội dung giáo dục cũng cần gắn liền với đời sông thực
tế, sát với trình độ hiểu biết của mọi lứa tuổi học sinh và đa số
nhân dân. Vì các nội dung giáo dục này không chỉ giáo dục cho
học sinh mà còn sẽ triển khai tới cha mẹ học sinh và người dân
trong cộng đồng để họ cùng tham gia giáo dục học sinh.
Các nội dung cần giáo dục và các giá trị văn hóa cần bảo
tồn phải được xác định trên cơ sở các tài liệu viết về văn hóa

dân tộc Thái được công bố chính thức. Bên cạnh các dữ liệu cần
có các hình ảnh, các đoạn clip minh họa và làm rõ thêm.
Sau khi xác địn rõ các nội dung cần giáo dục, các giá trị
vặn hóa cần bảo tồn, cần được thể chế hóa thành các văn bản
pháp quy chính thức của đảng, chính quyền thông qua các
phòng ban chức năng như ban tuyên giáo, phòng Văn hóa,
phòng Giáo dục và Đào tạo. Để đảm bảo khả năng đi vao Các
nội dung giáo dục cần được cụ thể hóa, gắn liền với thực tế, đi
trực tiếp vào vấn đào thực tiễn của các nội dung giáo dục, cần
có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền, được ngành Giáo
dục và Đào tạo phối hợp với các phòng ban chức năng chỉ đạo

9


thực hiện trong nhà trường kết hợp với việc giáo dục trên địa
bàn dân cư.
- Biện pháp 2: Thống nhất mục tiêu, nội dung và phương
thức giáo dục bản sắc văn hóa phù hợp với đặc điểm học sinh
của nhà trường
a. Mục đích của biện pháp
Khi tổ chức giáo dục bất cứ nội dung nào thuộc bản sắc
văn hóa dân tộc Thái cũng cần có sự thống nhất giữa nhà trường
và cộng đồng trong xác định mục tiêu giáo dục cần đạt được để
có cách thức, biện pháp tổ chức giáo dục phù hợp nhằm đạt
được mục tiêu đó. Mục tiêu cần phải đảm bảo tính phù hợp điều
kiện cụ thể của nhà trường, của cộng đồng và khả thi để đảm
bảo nhà trường và cơ sở phối hợp có thể đạt được.
Các nội dung giáo dục và phương thức tổ chức giáo dục
phải cụ thể, rõ ràng để tránh lãng phí thời gian, công sức của

nhà trường và cộng đồng; phù hợp các hoạt động khác của nhà
trường, không gây xáo trộn các hoạt động và nền nếp sinh hoạt
của trường nội trú.

10


Nội dung giáo dục vừa thiết thực, hấp dẫn vừa có phương
thức thực hiện phù hợp, được sự đồng thuận của giáo viên, học
sinh và cộng đồng để tạo cho học sinh, giáo viên thực hiện
thuận lợi nhất. Các nội dung và phương thức giáo dục này cũng
cần phù hợp với hoạt động chung của cộng đồng để cộng đồng
có thể tham gia thuận lợi nhất
b.Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Phải coi đây là một nguyên tắc giáo dục. Đó là có sự thống
nhất chặt chẽ giữa ba lực lượng, ba môi trường giáo dục: nhà
trường, gia đình và cộng đồng trong giáo dục. Đảm bảo sự
thống nhất về nhận thức, thái độ và hành vi đối với các nội dung
cần giáo dục cho các em.
Nhà trường cần chủ trì trong việc phối hợp với cha mẹ học
sinh và các cán bộ có trách nhiệm ở địa phương thống nhất
những định hướng giá trị tốt đẹp cho học sinh của dân tộc mình,
thống nhất các mục tiêu giáo dục các giá trị văn hóa dân tộc
Thái cho các em theo những định hướng giá trị tốt đẹp đã xác
định. Trên cơ sở mục tiêu giáo dục, cha mẹ học sinh và các lực
lượng trong cộng đồng cần xác định những nội dung giáo dục
nào nên và cần giáo dục bằng phương thức nào. Đồng thời chỉ
11



rõ lực lượng nào có lợi thế nhất trong giáo dục các nội dung đó
để cộng đồng trách nhiệm trong giáo dục cho các em. Nếu được,
cần có sự phối hợp nhưng có sự phân định trách nhiệm rõ ràng
cho từng bộ phận trong các lực lượng giáo dục để không bị
chống chéo và không để hiện tượng có những nội dung giáo dục
không ai quan tâm.
Khi nhà trường đưa ra chủ trương giáo dục bản sắc văn
hóa dân tộc Thái cho các em, trong đó có các nội dung giáo dục
với những mục tiêu và phương thức cụ thể thì cần được sự ửng
hộ, đồng tâm hiệp lực của cha mẹ học sinh và các lực lượng
trong cộng đồng. Mọi người góp ý để có được mục tiêu rõ dàng,
khả thi, hoàn thiện nội dung cần giáo dục để mọi người cùng có
tác động phù hợp, tránh để các em bị rơi vào mâu thuẫn không
biết nghe ai.
Đầu tiên là gia đình, nôi các em sinh ra và lớn lên cần
nhận thức được ý nghĩa của việc giáo dục những giá trị văn hóa
tốt đẹp của dân tộc Thái cho các em. Khi các ẻm đến trường,
những giá trị văn hóa đó được nhà trường tiếp tục giáo dục. Khi
các em có các sinh hoạt cộng đồng, những giá trị văn hóa đó
vẫn là những nội dung được quan tâm đầy đủ. Như vậy, nhà

12


trường, gia đình và cộng đồng tạo thành một môi trường thống
nhất. Các nội dung giáo dục luôn được nhắc lại và luôn được
học sinh chú ý giữ gìn nên các em không bị lúng túng vì không
biết nghe ai.
Định hướng chung trong giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
Thái cho học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú là giáo dục

trong cộng đồng. Điều đó không có nghĩa mọi hoạt động giáo dục
phải diễn ra ở địa bàn dân cư. Mà các hoạt động giáo dục có sự
tham gia của cộng đồng, coi đó là công việc của cộng đồng, do
cộng đồng và vì cộng đồng. Vì vậy, cha mẹ học sinh và các lực
lượng trong cộng đồng phải có sự thống nhất về các nội dung, các
phương thức giáo dục ở mọi lúc mọi nơi, từ trong nhà trường đến
trong cộng đồng và tại gia đình.
Hoạt động giáo dục trong nhà trường có những liwj thế
đặc biệt và có những đặc thù về phương pháp, cách thức tổ
chức. Trong đó, nhà trường là người có trách nhiệm cao nhất
nhưng cũng có nhiều thuận lợi nhất trong việc tổ chức giáo dục,
truyền lại cho học sinh những giá trị văn hóa tốt đẹp một cách
bài bản và thống nhất trong chương trình giáo dục hoàn chỉnh
của mình. Nhà trường có thể có các phương thức giáo dục chính

13


khoá hay có thể ngoại khoá với các phương pháp giáo dục hiệu
quả cho học sinh. Họ sinh có thể lĩnh hội các giá trị văn hoá một
cách thuạn lợi. Tuy nhiên, gia đình lại có lợi thế là có gia
phong. Nghĩa là có các chuẩn mực gia đình với tư cách là một
nhóm xã hội đặc biệt có thể điều chỉnh hành vi của mỗi thành
viên. Các gia đình cũng có những truyền thống tốt đẹp của
mình. Các truyền thống này phù hợp với đặc trưng và chuẩn
mực văn hóa của dân tộc nên rất cần giáo dục cho con em của
các gia đình. Vì vậy, gia đình là chiếc nôi đầu tiên hình thành và
nuôi dưỡng những giá trị văn hóa cho học sinh.
Các tổ chức, đoàn thể trong cộng đồng cũng có trách
nhiệm duy trì và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của các

dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Thái. Tuy nhiên, mỗi tổ
chức, mỗi đoàn thể có phương thức và thế mạnh riêng trong
giáo dục.
Vì vậy, nhà trường cần tận dụng các thế mạnh của các lực
lượng cộng đồng, cùng với thế mạnh của nhà trường để tạo nên
những phương thức giáo dục hiệu quả. Như thông qua sinh hoạt
cộng đồng, thông qua các buổi ngoại khóa của học sinh, có thể
giáo dục ý thức và trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

14


của học sinh và trách nhiệm gương mẫu của những các thành
viên trong cộng đồng để giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh
Để có sự thống nhất về mục tiêu, nội dung và phương thức
giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Thái cho học sinh trường phổ
thông dân tộc nội trú cần làm tốt các công việc cụ thể sau:
Nhà trường cần có những buổi gặp mặt, nếu có thể thì tổ
chức một hội nghị bàn về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho
học sinh. Thành phần bao gồm các cán bộ giáo viên của nhà
trường, đại diện cha mẹ học sinh, đại diện các cơ quan của
huyện, lãnh đạo xã để thống nhất chủ trương giáo dục bản sắc
văn hóa cho học sinh. Trong đó có văn hóa dân tộc Thái.Hội
nghị cần thống nhất chủ trương, xác định các nội dung và
phương thức tổ chức giáo dục. Nhà trường phải là người chủ trì,
đóng vai trò chủ đạo trong xây dựng chương trình, kế hoạch,
các nội dung giáo dục để trình bày trước Hội nghị làm cơ sở cho
sự tham góp ý kiến của các thành viên dự hội nghị. Trong đó,
cần có sự cam kết trách nhiệm của các bên tham gia để đảm bảo
cho sự phối hợp giữa các lực lượng có hiệu quả nhất. Sau khi

hội nghị thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương thức có thể
hoàn thiện kế hoạch và đưa vào hoạt động.

15


Ngoài hội nghị chung như vậy, có thể tổ chức những hội
nghị theo các chuyên đề cụ thể để thống nhất về những nội dung
cụ thể theo từng chuyên đề như ma chay, cưới xin, ăn mậc, lễ
giáo...Tiếp đó có thể thống nhất về các phương thức cụ thể tiến
hành thực hiện các nội dung giáo dục theo phương thức đã
thống nhất để giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Thái cho học
sinh.
*Điều kiện thực hiện biện pháp
Cần có sự chỉ đạo hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân
tộc Thái từ các đồng chí, cơ quan lãnh đạo Đảng, chính quyền
đến các ban ngành của huyện để các tổ chức, đoàn thể, kể cả
ngành Giáo dục và Đào tạo cũng như ngành Văn hóa thấy được
sự cần thiết và có cơ sở pháp lý để triển khai các nội dung giáo
dục trong nhà trường và trong cộng đồng. Có sự chỉ đạo của
huyện ủy, ủy ban huyện thì các cơ quan ban ngành mới có sơ sở
ủng hộ ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện nội dung giáo dục
bản sác văn hóa dân tộc Thái cho học sinh, đồng thời cũng có cơ
sở lý giải tại sao giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Thái. Khi nào
và trong điều kiện nào giáo dục bản sắc văn hóa các dân tộc
khác cho học sinh

16



Ngành Giáo dục và Đào tạo phải là người chủ động tham
mưu với các cấp chính quyền về các yeu cầu giáo dục cho hoc
sinh tại địa phương, trong đó có giáo dục bản sắc văn hóa dân
tộc. Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng phải phối hợp với ngành
Văn hóa để ngành Văn hóa có sự chỉ xuống cơ sở có sự thống
nhất ủng hộ và tham gia các hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa
dân tộc với ngành Giáo dục và Đào tạo. Cũng cần khuyến khích
các cơ sở mạnh dạn nêu lên những nội dung, những giá trị văn
hóa cần giáo dục cho chọ sinh để ngành Giáo dục và Đào tạo có
cơ sở xác định mục tiêu, nội dung và chương trình giáo dục.
Việc xác định các mục tiêu, nội dung giáo dục bản sắc văn
hóa dân tộc Thái cho học sinh cần phải có căn cứ rõ ràng với
từng vấn đề cho học sinh từng khố lớp. Vì học sinh mỗi khối
lớp sẽ có lứa tuổi khác nhau và khả năng nhận thức khác nhau
nên cần căn cứ vào khả năng của các em mà xác định mục tiêu,
nội dung giáo dục. Phải làm sao đẻ các mục tiêu có tính khả thi,
các nội dung giáo dục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và phù hợp
với những yêu cầu giáo dục cần đáp ứng.
Trong nhà trường, cần quan tâm đúng mức đến vai trò của
giáo viên đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và

17


giáo viên quản lý hoc sinh nội trú. Vì giáo viên chủ nhiệm là
người sâu sát học sinh nhất, nắm vững đặc điểm tâm lý và các
thói quen của học sinh. Đồng thời họ cũng là người liên lạc
thường xuyên với cha mẹc học sinh nên cần phát huy thế mạnh
của họ. Bên cạnh đó là giáo viên quản lý học sinh ở ký túc xá.
Đây cũng là những người sâu sát với học sinh và nắm vững học

sinh. Họ cần có tiếng nói trong xác định mục tiêu và nội dung
giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Thái cho học sinh.
- Biện pháp 3: Sử dụng đa dạng hình thức tuyên truyền, giáo
dục cho học sinh hiểu rõ giá trị văn hóa của dân tộc Thái
* Mục đích của biện pháp
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền giáo dục bản sắc văn hóa
dân tộc Thái cho học sinh bằng việc có nhiều hình thức vận
động, tuyên truyền, giáo dục phong phú, đa dạng. Nghiên cứu
kỹ đểxác định đúng các giá trị văn hóa, các nội dung và phương
thức vận động, tuyên truyền giáo dục phù hợp với từng nội
dung, từng khối lớp học sinh để có thể đạt được mục tiêu giáo
dục, có được kết quả giáo dục tốt nhất.

18


Làm cho lực lượng giáo dục: cán bộ, giáo viên của nhà
trường, cha mẹ học sinh, các tổ chức, đoàn thể thấy rõ tại sao
cần sử dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền, giáo dục bản
sắc văn hóa dân tộc Thái cho học sinh. Trên cơ sở đó, khuyến
khích giáo viên, các lực lương tham gia giáo dục tìm kiếm và sử
dụng các hình thức giáo dục phong phú, đa dạng phù hợp với
nội dung và yêu cầu giáo dục, đặc điểm nhận tức và phòng tục
tập quán của học sinh để hoạt động giáo dục đạt hiểu quả cao
nhất
Trên cơ sở quán triệt mục đích, yêu cầu của việc sử dụng
đa dạng các hình thức tuyên truyền giáo dục, chỉ rõ các con
đường, cách thức thực hiện việc sử dụng đa dạng các hình thức
tuyên truyền giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Thái cho học sinh
để hoạt động này vừa thống nhất với các hoạt động giáo dục của

nhà trường vừa mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. Hỗ trợ tốt
nhất cho các hoạt động giáo dục chung của nhà trường.
b.Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Nhà trường có thể tổ chức tuyên truyền giáo dục theo các
hình thức phổ biến nhất mà các tổ chức xã hội, các cơ quan
tuyên truyền thường làm như phát thanh trong nhà trường, các
19


buổi tọa đàm, các buổi nói chuyện chuyên đề... về văn hóa để
cung cấp cho học sinh các kiến thứccơ bản vê văn hóa dân tộc
Thái như các biểu hiện đặc trưng của văn hóa dân tộc trong lao
động sản xuất, trong đời sống hàng ngày, trong trang phục, ẩm
thực, trong ứng xử gia tiếp và trong các tri thức của người Thái
về tự nhiên, về xã hội và về tín ngưỡng của người Thái... Điều
quan trọng là chỉ cho các em thấy rõ các giá trị trong các biểu
hiện bản sắc văn hóa củ dan tộc Thái để các em tự hào về dân
tộc mình, có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa đó.
Có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu hoặc thi tuyên truyền
trong trường học hoặc trong cộng đồng dân cưvề các truyền
thống văn hóa, giá trị văn hóa cần được bảo tồn và phát huy.
Cũng có thể tổ chức các hoạt động tính nguyện cho học sinh
tham gia các hoạt động tuyên truyền về nếp sống, bài trừ những
hủ tục lạc hậu, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, những
truyền thống quy báu mà mọ người cần chung sức giữ gìn. Hoặc
có thể lồng các nội dung tuyên truyền, giáo dục bản sắc văn hóa
vào các hoạt động xã hội khác mà học sinh có thể tham gia tại
cộng đồng hoặc thamgia tuyên truyền cổ động trong cộng đồng

20



như các cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, các hoạt động
tình nghĩa, hoạt động chống tái mù chữ...
Cũng cần có sự đổi mới các nội dung, phương thức tuyên
truyền phòng, giáo dục truyền thống cho phù hợp với thời đại
công nghệ thông tin. Có thể có nhiều học sinh chưa sử dụng
Internét, điện thoại cầm tay…nhưng có thể sử dụng các tuyên
truyền vận động qua mạng LAN, lập các tài khaonr trên mạng
xã hội để các em tham gia giới thiệu hoặc có ý kiến tham gia
tuyên truyền những nét đẹp trong văn hóa dân tộc Thái, giới
thiệu về quê hương mình qua các cảnh sắc thiên nhiên, các món
ăn các nhạc cụ hoặc các nét đẹp trong văn hóa ứng xử của dân
tộc Thái. Cần dũng những con người thật, việc thật, cảnh vật
thật để tuyên truyền giáo dục có hiệu quả.
Nhà trường có thể gia cho tổ chức Đoàn Thanh niên, Đội
thiếu niên tổ chức các hoạt động tọa đàm, trao đổi về nét đẹp
trong văn hóa quê hương mình. Hoặc có thể mới các chuyên gia
đến tham gia tọa đàm với các em, troa đổi với các em về từng
chủ để trong cấu trúc bản sắc văn hóa dân tộc Thái. Cũng có thể
giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Thái các buổi sinh hoạt, biểu
diễn văn nghệ, thông qua các buổi sinh hoạt của chi đội, lớp

21


hoặc các cuộc thi đấu thể thao…để giáo dục cho học sinh về
bản sắc văn hóa của dân tộc Thái.
Cần tạo các sân chơi cho học sinh tham gia. Trong đó cần
mới các chuyên gia về văn hóa trong cộng đồng cũng chơi với

các em như các cuộc thi, các hoạt động lễ hội, sinh hoạt văn hóa
văn nghệ, thể thao ở cộng đồng hoặc nhà trường tổ chức để các
em dịp giao lưu, học hỏi lẫn nhau và được các chuyên gia,
những người am hiểu văn hóa dân tộc Thái hướng dẫn tìm hiểu,
trải nghiệm các hoạt động văn hóa trong sân chơi đó. Ví dụ: tím
hiểu hoặc nấu các món ăn đơn giản của người Thái. Tìm những
câu chuyện dân gian của người Thái. Hay giải thích các hiện
tượng tự nhiên, xã hội bằng các tri thức của người Thái…
Nếu có điều kiện, nhà trường nên xây dựng một mô hình
tuyên truyền, giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong nhà
trường có gắn với cộng đồng quê hương các em. Trong đó có
thể thành lập các Câu lạc bộ nghệ thuật dân tộc Thái, Câu lạc bộ
chuyên sưu tầm và trao đổi các hoạt động thể dục thể thao của
người Thái... Cũng có thể có các mô hình sưu tầm hiện vật, câu
chuyện mô tả về lao động sản xuất, về đời sống và các điệu múa
của người Thái, đặc biệt là điệu xòe nổi tiếng của người Thái.

22


Nhà trường có thể phối hợp với các đoàn thể đưa ra các
khẩu hiệu hành động để giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc cho học sinh, trong đó có bản sắc dân tộc Thái. Các
khẩu hiệu hành động không chỉ nenegiowis hạn trong trường
mà nên thông nhất với ngành Văn hóa để có thể đưa các khẩu
hiệu đó đến cộng đồng để mọi người hiểu và ủng hộ việc giáo
dục bản sắc văn hóa cho học sinh. Đồng thời cũng tạo môi
trường thống nhất trong giáo dục các em.
Nhà trường chủ động trong phối hợp với các đơn vị, các cơ
quan chuyên trách thường xuyên tổ chức hoạt động văn hóa văn

nghệ và tổ chức giao lưu tại các đơn vị xung quanh trường để
học sinh có điều kiện học hỏi và trải nghiệm trong thực tế ngoài
trường. Tranh thủ tối đa các hoạt động trải nghiệm để đưa các
nội dung giáo dục bản sắc văn hóa vào giáo dục cho học sinh.
Căn cứ vào các chủ đề giáo dục của các hoạt động trải nghiệm
để lồng ghép, tích hợp các nội dung tìm hiểu bản sắc văn hóa
các dân tộc. Trong đó có thể xác định các chủ đề hoạt động có
liên quan hoặc có chủ đề hoạt động chuyên về tìm hiểu bản sắc
văn hóa các dân tộc, trong đó có dân tộc Thái.

23


Việc tuyên truyền giáo dục cần làm thường xuyên, liên tục
nhưng cũng có thể tập trung vào các thời kỳ cao điểm để có
điểm nhấn. Đó là nhân các lễ lớn như ngày thành lạp Đảng cộn
sản Việt Nam, ngày nhà giáo Việt Nam hay ngày Phụ nữ Việt
Nam… có thể tổ chức các hoạt động cao trào để làm nội dung
kỷ niệm các ngày này. Trong các hoạt động tuyên truyền giáo
dục về ngày lễ, có đưa các nội dung giáo dục các giá trị văn hóa
tương ứng để giáo dục cho học sinh.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Toàn thể cán bộ, giáo viên của nhà trường phải thống nhất
và quyết tâm đưa nội dung giáo dục này vao chương trình hoạt
động của nhà trường. Đồng thuận trong việc có các hình thức
giáo dục đa dạng, phong phú có gắn với cộng đồng. Đây là vấn
đề cần có sự thống nhất, vì đưa thêm nội dung nào vào nhà
trường, “vẽ” thêm cái gì là làm giáo viên vất vả thêm cái đó. Do
đó, cần phải được sự đồng thuận của giáo viên công việc mới
thành công.

Các hoạt động của nhà trường cần nhận được sự ủng hộ cả
về vật chất và tinh thần của cha mẹ học sinh, của cộng đồng.
Nhất là sự ủng hộ của cha mẹ học sinh. Vì thêm hoạt động, học
24


sinh sẽ mất thêm thời gian, cha mẹ học sinh sợ con không quan
tâm, không có thời gian học nên có thể không đồng ý cho con
tham gia. Vì vậy, cần có sự nhất trí củ cha mẹ học sinh, sự ủng
hộ của cộng đồng hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
Thái hco học sinh mới có kết quả
Có kế hoạch đầy đủ, chu đáo khi tổ chức các hoạt động.
Vì các hoạt động đòi hỏi thời gian, kinh phí và những điều kiện
nhất định. Đặc biệt khi đưa học sinh ra ngoài trường, cần có sự
chuẩn bị chu đáo để đảm bảo an toàn cho học sinh, các hoạt
động có hiệu quả mà không ảnh hưởng đến kế hoạch hoạt động
chung của nhà trường. Kế hoạch hoạt động cần phù hợp với kế
hoạch hoạt động tuyên truyền giáo dục, các hoạt động chiến dich
của cộng đồng để có sự phối hợp chặt chẽ, tạo hiệu quả giáo dục
cao nhất có thể.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng
trong tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa cho học
sinh
a.Mục đích của biện pháp

25


×