Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Biện pháp giáo dục phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho học sinh trường Trung học phổ thông Ba Vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.6 KB, 24 trang )









SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÒNG,
CHỐNG DỊCH BỆNH VÀ PHÒNG,
CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM CHO
HỌC SINH TRƯỜNG THPT BA VÌ
SƠ YẾU LÍ LỊCH
- Họ và tên: Nguyễn Thị Ngoan
- Ngày sinh: 07 tháng 03 năm 1982
- Năm vào ngành: 2008
- Chức vụ, đơn vị công tác: Nhân viên y tế - thpt Ba Vì
- Trình độ chuyên môn: Trung cấp
- Hệ đào tạo: Chính quy
- Ngoại ngữ: Tiếng anh
- Trình độ chính trị: Sơ cấp

MỤC LỤC

TÊN MỤC TRANG

A. MỞ ĐẦU
3
I. Lý do nghiên cứu


3
II. Lịch sử nghiên cứu
3
III. Mục tiêu, mục đích nghiên cứu
4
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
4
V. Phạm vi nghiên cứu
4
VI. Giả thuyết
4
VII. Phương pháp nghiên cứu
4
B. NỘI DUNG
5
I. CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG
5
II. NỘI DUNG CẦN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH 6
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 28
Tên đề tài: Biện pháp giáo dục phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ
độc thực phẩm cho học sinh trường THPT Ba Vì.

A. MỞ ĐẦU
I. Lý do nghiên cứu
Trường THPT Ba Vì là một trường miền núi của thành phố Hà Nội. Học sinh
của trường chủ yếu thuộc bảy xã miền núi của huyện Ba Vì. Học sinh là người dân
tộc thiểu số chiếm khoảng 30%. Điều kiện kinh tế, xã hội dân cư trên địa bàn tuyển
sinh của trường còn nhiều khó khăn. Do trình độ dân trí thấp, nên công tác phòng
chống dịch bệnh đối với người dân nói chung, đối với học sinh trường THPT Ba Vì
nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Ở địa phương có nguồn thực phẩm có thể gây

độc như măng, sắn, nấm rừng được người dân sử dụng thường xuyên. Để nâng cao
chất lượng giáo dục phòng chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực phẩm
cho học sinh, với vai trò là nhân viên y tế tội mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài:
“Biện pháp giáo dục phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực
phẩm cho học sinh trường THPT Ba Vì.”
II. Lịch sử nghiên cứu
Trước đây ở các nhà trường hầu hết không có cán bộ chuyên trách về công tác y
tế nên các công việc liên quan đến chăm sóc sức khỏe, giáo dục phòng chống dịch
bệnh cho học sinh thường do giáo viên kiêm nhiệm. Từ năm 2008 được phân công
về làm việc tại trường THPT Ba Vì với nhiệm vụ phụ trách công tác y tế trường
học, tôi đã bắt tay ngay vào việc tìm hiểu hoàn cảnh nhà trường, các điều kiện
thuận lợi và những khó khăn của nhà trường từ đó nghiên cứu các biện pháp phù
hợp để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh
đó, với khu vực miền núi người dân thường sử dụng nguồn thực phẩm có thể gây
độc như măng, sắn, nấm rừng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Năm
học 2011-2012 tôi mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường chính thức cho
áp dụng các biện pháp mà tôi đã nghiên cứu để trang bị cho học sinh những kiến
thức về phòng, chống dịch bệnh và phòng tránh ngộ độc thực phẩm.
III. Mục tiêu, mục đích nghiên cứu
- Mục tiêu: Nghiên cứu các biện pháp phòng chống dịch bệnh và phòng, chống
ngộ độc thực phẩm cho học sinh.
- Mục đích: Trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản để có thể phòng,
chống dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực phẩm.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu các loại dịch bệnh và các trường hợp ngộ độc thực phẩm thường xảy
ra đối với học sinh ở trên địa bàn khu vực huyện Ba Vì. Từ đó, đưa ra các biện
pháp giáo dục học sinh để học sinh có đủ hiểu biết để phòng, chống dịch bệnh và
phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho bản thân và cộng đồng.
V. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được áp dụng trong năm học 2011-2012 với đối tượng là học sinh hiện

đang học tập tại trường THPT Ba Vì.
VI. Giả thuyết
Học sinh được giáo dục về kiến thức y tế sẽ có hiểu biết để có cách phòng
chống, dịch bệnh và phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho bản thân và cộng đồng.
VII. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các kiến thức khoa học về các loại dịch bệnh như: HIV/AIDS,
cúm, tiêu chảy, sốt rét, lao, hạch, các bệnh da liễu …
- Nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, sức khỏe học sinh THPT.
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xã hội ở khu vực huyện Ba Vì.

B. NỘI DUNG
I. CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG
1. Thành lập ban chỉ đạo công tác giáo dục học sinh phòng chống dịch
bệnh, phòng, chống ngộ độc thực phẩm và chăm sóc sức khỏe cho học
sinh.
Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ và duyệt kế hoạch công tác của các thành viên
2. Xác định nội dung cần giáo dục và thời điểm tiến hành
Cần xác định rõ nội dung cần giáo dục cho học sinh trong năm học, từ đó lên kế
hoạch tiền hành. Kế hoạch cần chỉ rõ người tiến hành, thời điểm, địa điểm và
hình thức tiến hành. Đưa ra các ví dụ về dịch bệnh và ngộ độc trong thực tế.
Việc đưa ra các ví dụ cụ thể sẽ có tác dụng rất mạnh trong việc giáo dục và
tuyên truyền cho học sinh.
3. Giáo dục qua các buổi ngoại khóa:
Tiến hành giáo dục và tuyên truyền qua các buổi ngoại khóa có ưu điểm:
Số lượng đông, cùng lúc có thể thông tin được cho nhiều người.
Khó khăn: Quản lý khó, chương trình với quy mô lớn.
Để tiến hành thành công một buổi ngoại khóa cần sự hỗ trợ đắc lực từ Đoàn trường
và các giáo viên chủ nghiệm. Chương trình cần phải cụ thể, đảm bảo nội dung phải
hấp dẫn (nên lồng ghép dưới các hình thức: Tiểu phẩm, văn nghệ, trò chơi …) thì
mới thu hút được sự chú ý của học sinh. Về thời gian tổ chức, có thể tổ chức từ 01

tiết cho đến 01 buổi tùy vào điều kiện cho phép. Trong năm học 2011-2012 tôi đã
tổ chức 03 buổi ngoại khóa với thời lượng 02 tiết/ buổi với nội dung: Cách phòng
chống HIV/AIDS, Phòng chống lao phổi, kiến thức về sức khỏe sinh sản cho vị
thành niên, cách phòng, chống ngộ độc thực phẩm và xử lý các trường hợp mắc
phải.
4. Giáo dục lồng ghép qua các tiết dạy một số môn học: Sinh, Công nghệ,
GDCD, thể dục…
Cần biên soạn nội dung cụ thể, tập huấn cho các giáo viên, từ đó giáo viên
chọn nội dung lồng ghép trong bài giảng của mình sao cho hiệu quả.
5. Giáo dục qua tranh, ảnh, tài liệu:
Dán tranh, ảnh và các khẩu hiệu mang nội dung tuyên truyền về tác hại của dịch
bệnh, cách phòng, chống dịch bệnh và cách phòng, chống ngộ độc thực phẩm ở
những nơi thuận tiện (phòng y tế, bảng tin, khu vực học sinh uống nước, rửa chân
tay, cổng trường …). Tiến hành in tài liệu phát cho học sinh.
6. Kiểm tra thường xuyên việc hiểu biết của học sinh về công tác y tế và
tình hình dịch bệnh trong khu vực:
Kiểm tra việc hiểu biết của học sinh qua việc phỏng vấn học sinh, dùng phiếu
khảo sát hoặc các cuộc thi viết …. Để nắm bắt được tình hình dịch bệnh và các ca
ngộ độc thực phẩm cần thường xuyên liên hệ với chính quyền và mạng lưới y tế địa
phương.
7. Liên hệ chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
Trong công tác giáo dục học sinh nói chung để đạt được hiệu quả cao luôn phải có
sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Từ đó, để cùng bàn bạc và thống
nhất các biện pháp giáo dục phù hợp với học sinh thì mới có hiệu quả. Công tác
liên hệ với gia đình học sinh được giao cho các giáo viên chủ nhiệm lớp, mỗi năm
nhà trường chỉ tổ chức họp cha, mẹ học sinh tập trung được 02 lần/năm.
II. NỘI DUNG CẦN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH
1. HIV/AIDS và cách tự phòng tránh
1.1 HIV/AIDS là gì? AIDS là một bệnh do virus gây ra. Loại virus này khi vào
trong cơ thể làm cho cơ thể không có khả năng chống đỡ với bệnh tật. Virus đó

được gọi là HIV. Người bị nhiễm HIV có thể sống khoẻ mạnh một thời gian dài từ
5 - 10 năm hoặc lâu hơn, sau đó mới chuyển sang giai đoạn AIDS. Trong khoảng
thời gian đó, vẻ bề ngoài của người nhiễm HIV chẳng khác gì người chưa nhiễm,
nhưng họ có thể làm lây lan HIV nếu không có biện pháp bảo vệ. Chính vì sự lây
lan âm thầm đó mà HIV đã gây ra đại dịch AIDS.
1.2 . Ai có thể bị nhiễm HIV?
Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm HIV nếu không biết cách tự phòng tránh.
1.3. Các hành vi nguy cơ chính làm lây truyền HIV
Một người có thể bị lây nhiễm HIV khi HIV xâm nhập được vào dòng máu trong
cơ thể của họ thông qua các hành vi như:
- Quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn, miệng mà không sử dụng bao cao
su;
- Dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ xăm trổ, lưỡi dao cạo, dụng cụ làm móng tay
chân… có dính máu nhiễm HIV hoặc khi truyền máu, cấy ghép các bộ phận lấy từ
cơ thể người bị nhiễm HIV;
- Người mẹ bị nhiễm HIV có thể làm lây truyền HIV sang cho con trong quá trình
mang thai, sinh con hoặc qua bú sữa mẹ;….
1.4. HIV có thể lây truyền qua đường tình dục khi nào?
Một người bị nhiễm HIV thì trong máu, dịch âm đạo hoặc tinh dịch của họ sẽ có
nhiều HIV. Do vậy, khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV mà không sử
dụng bao cao su, HIV sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn và bạn cũng sẽ trở thành người
nhiễm HIV.
Đồng tính luyến ái nam thường có nguy cơ nhiễm HIV cao là do đặc điểm thích
quan hệ với nhiều bạn tình và giao hợp qua hậu môn là nơi dễ sây sát hơn.
Các hành vi mua dâm - bán dâm, cưỡng dâm, hiếp dâm cũng thường có nguy cơ
cao nhiễm HIV hoặc làm lây truyền HIV.
1.5. Thế nào là tình dục an toàn?
Tình dục an toàn là những hình thức quan hệ tình dục vừa có thể thỏa mãn nhu cầu
tình dục vừa đảm bảo phòng, tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua
đường tình dục và HIV/AIDS. Tránh không để cơ thể của mình tiếp xúc với dịch

tiết từ cơ quan sinh dục hoặc máu của bạn tình trong quá trình quan hệ tình dục
được xem là tình dục an toàn.
Bạn có thể thực hiện tình dục an toàn bằng cách:
Vuốt ve, kích thích lẫn nhau nhưng không để da và niêm mạc của mình tiếp xúc với
dịch tiết từ cơ quan dinh dục của bạn tình;
Sử dụng bao cao su đúng cách khi có quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng
hay hậu môn để tránh tiếp xúc với các dịch tiết sinh dục của bạn tình;
Không sờ trực tiếp vào tinh dịch hay dịch tiết âm đạo của bạn tình, đặc biệt khi da
tay của bạn bị trầy xước;
Không để tinh dịch hay dịch tiết âm đạo tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ vùng da niêm
mạc nào của mình, nhất là những vùng da, niêm mạc có vết xước hay vết loét.
1.6. HIV có thể lây truyền qua đường máu khi nào?
Da hoặc niêm mạc, nhất là khi có những vết trầy xước tiếp xúc trực tiếp với máu bị
nhiễm HIV.
Da bị rách do các vật sắc nhọn có dính máu nhiễm HIV như dao, kim tiêm, dụng cụ
xăm trổ, lưỡi dao cạo, dụng cụ làm móng tay chân…
Khi truyền máu, cấy ghép các bộ phận lấy từ cơ thể người nhiễm.
1.7. HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con khi nào?
Nếu một người phụ nữ nhiễm HIV mà mang thai thì đứa trẻ sinh ra có thể cũng bị
lây nhiễm HIV qua các con đường như:
- Qua quá trình cung cấp máu qua rau thai để nuôi dưỡng bào thai;
- Qua quá trình đẻ, HIV có trong nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của người mẹ
có thể lây truyền qua các vết sây sát li ti hoặc qua niêm mạc miệng, mắt, mũi của
thai nhi;
- Qua sữa mẹ khi cho con bú hoặc trong quá trình cho con bú, đầu vú mẹ có thể bị
tổn thương và tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc miệng bị sây sát của trẻ nhi. Nhưng
việc lây qua sữa mẹ thường ít gặp do số lượng HIV trong sữa rất ít…
1.8. Bạn có thể biết ai là người nhiễm HIV hay không?
Nhiều người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì bên
ngoài để có thể nhận biết được. Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có thể có

các triệu chứng của nhiều bệnh thông thường như sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ trong 8-
10 ngày rồi trở lại bình thường. Vì vậy, cách duy nhất để biết mình có bị nhiễm
HIV hay không là phải xét nghiệm máu tại các cơ sở xét nghiệm HIV chuẩn thức
theo quy định của Bộ Y tế.
1.9. Lợi ích của việc xét nghiệm HIV và tư vấn là gì?
Xét nghiệm HIV sẽ cho bạn biết có bị nhiễm HIV hay không? Đối với những người
đã bị nhiễm HIV, xét nghiệm và tư vấn sẽ giúp họ bảo vệ sức khoẻ cho chính mình
và gia đình. Điều đó giúp người bị nhiễm HIV có thể:
- Hiểu biết hơn về sự lây nhiễm của HIV/AIDS để phòng lan truyền HIV cho gia
đình và cộng đồng
- Bắt đầu với việc điều trị để giảm sự nhân lên của HIV trong cơ thể, làm chậm quá
trình tiến triển thành AIDS và giảm sự phát triển của các bệnh nhiễm trùng cơ hội,
đặc biệt là bệnh phổi.
Thay đổi lối sống, nề nếp (chế độ ăn, tập thể dục, tránh sự căng thẳng, không hút
thuốc lá, không sử dụng ma tuý, không mua bán dâm…) nhằm làm tăng sức đề
kháng chống lại bệnh tật.
Biết tự chăm sóc bản thân để kéo dài cuộc sống và sống an toàn , hữu ích
Có quyết định sáng suốt về các mối quan hệ với gia đình, cộng đồng xã hội và các
kế hoạch lâu dài khác…
1.10. Người nhiễm HIV sinh hoạt với gia đình cần làm gì để tránh lây
lan?
Để tránh lây truyền HIV cho người khác, người nhiễm HIV cần:
- Sử dụng bao cao su thường xuyên và đúng cách khi quan hệ tình dục .
- Trong sinh hoạt cần dùng riêng những đồ cá nhân có thể dây dính máu như: kim,
bơm tiêm, kim châm cứu, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, nạo lưỡi, đồ làm móng
tay chân…. hay những đồ cá nhân có liên quan đến dịch sinh dục như quần lót…
- Khi máu, mủ rơi vãi ra ngoài thì dùng giấy, vải loại dễ hút nước để lau sạch, rồi
lau sát trùng lại bằng nước Javel hoặc cồn.
- Các loại rác có dính máu như: giấy, bông, băng, gạc, bơm kim tiêm… cần cho
vào hai lớp túi nilon buộc chặt lại trước khi bỏ vào thùng rác, đem đốt hoặc chôn

sâu 2 mét cách nguồn nước 10 mét.
Người nhiễm HIV và gia đình cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể hơn.
1.11. Bạn nên làm gì khi người nhiễm HIV bị sốt?
Cho người nhiễm HIV nằm nơi thoáng mát không có gió lùa.
Hạ nhiệt bằng cáh dìng khăn ướt, lau mát trán, nách và bẹn
Đắp khăn ướt lên trán, ngực để cho nước tự bay hơi
Bồi phụ mất nước, điện giải tốt nhất bằng nước ORESOL(ORS). Có thể uống các
loại nước mát như: nước đun sôi để nguội, nước trà loãng, nước súp hoặc tốt nhất là
nước trái cây.
Uống thuốc hạ sốt như: paracetamol 500mg/lần, 8giờ 1lần, giảm liều đôí với trẻ
em.
Cần phải có sự giúp đỡ của cán bộ y tế khi bệnh nhân là trẻ em hoặc phụ nữ có thai
có những biểu hiện sau đây:
- Sốt cao, rét run, cơn sốt kéo dài,
- Sốt tăng về chiều kèm theo ho và gầy sút nhiều,
- Sốt cao co giật, cứng gáy, tăng cảm giác và có biểu hiện rối loạn tinh thần.
1.12. Bạn làm gì khi người nhiễm HIV bị tiêu chảy?
Tiêu chảy là triệu chứng thường gặp, diễn biến nhiều đợt và dai dẳng, có khi kéo
dài trên 1 tháng. Chủ yếu xử lý như một tiêu chảy thông thường.
Cách phát hiện: theo dõi số lần đi ngoài và đặc điểm của phân. Bệnh nhân bị tiêu
chảy khi đi ngoài 3lần/ngày và phân lỏng, không thành khuôn, mùi hôi. Ngoài ra có
những biểu hiện khác như: đau bụng, nôn ói, mệt mỏi, da khô lạnh, mắt trũng…
Các biện pháp xử trí:
Nếu mất nước đáng kể, bồi phụ nước cho người nhiễm: uống dung dịch ORS theo
nhu cầu, nếu không có ORS có thể cho người bệnh uống nước gạo rang hoặc nước
cháo muối.
Không nên uống các đồ uống có đường, có gas, cà phê, nước trà thảo mộc. Đối với
trẻ em cần tiếp tục cho trẻ bú như thường.
Cho ăn các thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, ăn ít một và nhiều lần. Thức ăn phải
được nấu chín kỹ và không bị ôi thiu.

Rửa hậu môn bằng nước ấm và xà phòng sau mỗi lần đi ngoài.
Kiểm tra các vết sước quanh hậu môn và xử lý bằng dung dịch sát trùng nhẹ như
nước muối loãng hoặc dung dịch xanh mêtilen.
Dùng các thuốc tiêu chảy theo đơn của thầy thuốc.
Những trường hợp tiêu chảy nặng, kéo dài hoặc kèm theo nôn, sốt cao, đi ngoài
phân lẫn máu, phải đưa bệnh nhân vào viện để tiện theo dõi và cấp cứu kịp thời.
1.13. Phòng ngừa và điều trị tổn thương ngoài da như thế nào ở người
nhiễm HIV/AIDS
Tiến hành rửa nơi thương tổn đều đặn bằng dung dịch thuốc tím loãng, sạch, nước
muối pha loãng, tốt nhất là nước muối đóng chai. Sau khi rửa phải thấm khô.
Chú ý:
Dịch tiết hoặc máu từ vết thương là nguồn lây, do vậy trước khi tiến hành lau
rửacho bệnh nhân cần phải đi găng để tránh tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết tại nơi
tổn thương.
Tổn thương cần được để hở thường xuyên nhằm giúp vết thương mau khô và lành.
Nếu vết thương có mủ, máu thì nên rửa bằng thuốc tím, rồi băng nhẹ bằng gạc
mềm, không nên băng quá chặt.
Khi bệnh nhân ốm nặng, cần xoa bóp nhẹ nhàng và thay đổi tư thế thường xuyên
cho bệnh nhân tránh bị loét các vùng tỳ đè.
Nên chuyển đến bệnh viện khi vết thương chảy dịch nâu, mùi hôi kèm theo sốt, đau
tăng hoặc khi bệnh nhân bị Zona ảnh hưởng tới mắt hoặc da nổi cục cứng nhiều
nơi, màu sắc thay đổi.
1.14. Bạn làm gì khi người nhiễm HIV/AIDS bị ho và khó thở?
Xử trí bệnh nhân ho:
Khuyến khích người bệnh ngồi dậy, đi lại, vận động, để tránh hiện tượng ứ đọng
dịch trong phổi.
Nếu thể trạng yếu, có thể vỗ nhẹ và đều vào lưng bệnh nhân hoặc xoa bóp vùng
lưng quanh phổi vừa giúp phổi hoạt động tốt vừa giúp long đờm.
Khuyến khích người bệnh ho, khạc hết đàm; khi ho phải dùng vải hoặc khăn che
miệng, sau khi ho phải rửa tay và giặt khăn che miệng hoặc loại bỏ.

Chỉ nên làm dịu cơn ho bằng uống các đồ uống như trà mật ong nóng, trà thảo dược
để giữ họng ấm. Không nên dùng thuốc giảm ho cho trẻ dưới 5 tuổi.
Xử trí khi bệnh nhân khó thở:
Cần phải có mặt thường xuyên bên cạnh bệnh nhân. Khó thở nói lên tình trạng
bệnh nặng ở đường hô hấp, hoặc suy hô hấp. Đánh giá tình trạng khó thở bằng nhịp
thở (từ 24 lần trở lên, nếu là người lớn), mức độ tím tái và ghi vào sổ theo dõi.
Đặt bệnh nhân ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi, thả lỏng các cơ và hít sâu chậm rồi thở
ra từ từ.
Làm thông thoáng đường thở bằng cách khuyến khích xù mũi, khạc đờm, uống
nhiều nước để dờm không dính…. Cho thuốc làm long đờm (ambroxol)
Khi bệnh nhân có những biểu hiện khó thở nặng, phải có sự giúp đỡ của cán bộ y tế
và nếu cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
2. Sốt xuất huyết
2.1. Sốt xuất huyết là bệnh do virus gây ra, lây truyền qua muỗi mang virus,
chủ yếu là muỗi Aedes aegypti. Đây là loài muỗi đốt ngày, hoạt động mạnh nhất
vào thời gian 2 giờ sau khi mặt trời mọc, vài giờ trước khi mặt trời lặn. Bệnh này
thường không nguy hiểm nhưng đôi khi có thể gây xuất huyết nặng.
Với trẻ nhỏ, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng
như truỵ tim mạch, gây nguy cơ tử vong. bệnh sốt xuất huyết thường ít xuất hiện ở
người lớn. Tuy nhiên người lớn khi bị sốt xuất huyết lại dễ tử vong hơn trẻ em. Sự
thay đổi bệnh lý cơ bản ở người lớn chủ yếu là hiện tượng chảy máu như chảy máu
dạ dày, thành ruột ở người loét dạ dày, hoặc gây rong kinh.
Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, trẻ em hay người lớn đều cần phải uống nước nhiều
mà không nhất thiết phải truyền dịch. Nếu truyền dịch ồ ạt trong thời gian đầu, đến
khi gặp các trường hợp sốc hay trụy tim mạch, hệ tuần hoàn quá tải sẽ dẫn đến tình
trạng cơ thể phù nề, còn nguy hiểm đến tính mạng hơn căn bệnh sốt xuất huyết.
Triệu chứng bệnh
Bệnh phát ra sau khi bị muỗi đốt từ 3 đến 8 ngày. Triệu chứng thông thường giống
như cảm cúm: sốt cao, đau khớp, đau đầu, đau sau hốc mắt kèm buồn nôn. Sau 2
đến 4 ngày, sốt sẽ giảm dần kèm ra nhiều mồ hôi và bệnh nhân thấy khoẻ hơn. Sau

đó sốt quay trở lại kèm theo phát ban trên da.
Ở dạng sốt xuất huyết thông thường, bệnh sẽ khỏi nhanh với việc điều trị theo triệu
chứng (uống Paracetamol hạ sốt, uống nhiều nước tránh mất nước). Tuy nhiên, cảm
giác đau và mệt sẽ kéo dài nhiều tuần. Thời kỳ phục hồi thường có mệt mỏi, đau
kéo dài vài tuần.
Sốt xuất huyết chảy máu là một dạng nguy hiểm hơn. Triệu chứng chủ yếu vẫn là
những biểu hiện thông thường như: thể trạng giảm sút, rối loạn tiêu hóa
Ngoài ra, còn có thêm các triệu chứng khác như các vết thâm trên da, chảy máu
nhiều nơi (mũi, lợi, nôn ra máu và đi ngoài phân đen). Gặp tình trạng này, cần đưa
ngay bệnh nhân đến bệnh viện, nếu không sẽ dẫn đến nguy kịch
Hiện nay chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào. Sau khi theo dõi xét
nghiệm máu, bác sĩ cho dùng các thuốc chủ yếu bao gồm thuốc giảm đau,
Paracetamol và tiếp nước cho bệnh nhân. Nguy cơ chủ yếu của sốt xuất huyết là
chảy máu, chính vì vậy không được sử dụng Aspirin mà chỉ nên dùng Paracetamol.
2.2. Một vài biện pháp đơn giản để phòng bệnh
Cách phòng dịch: Cần tăng cường vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm,
nạo vét cống rãnh, ao hồ, không để nước tù đọng, diệt muỗi, diệt bọ gậy ở chum,
vại, bồn, chậu chứa nước, nằm màn Chú ý không cho trẻ chơi ở các vùng ẩm
thấp, nhiều hoa nhãn, vải có rất nhiều ruồi, muỗi.
3. Bệnh về đường tiêu hoá
3.1. Thời điểm chuyển mùa xuân sang hè là điều kiện lý tưởng để bệnh về
đường tiêu hoá phát triển. Tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng đầu tiên
phải kể đến là do ăn phải thức ăn nhiễm độc và ăn thức ăn nhiễm khuẩn.
Giai đoạn này, ruồi muỗi phát triển nhiều, chúng có thể đậu ở những nơi ô nhiễm
như phân, rác, xác súc vật chết rồi đậu vào bát đĩa, thức ăn, đồ uống của người. Khi
ăn những đồ này, rất dễ bị tiêu chảy, tả, lỵ, viêm ruột. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh
và dễ lây lan thành dịch.
Bệnh nhân có những biểu hiện đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân nhiều nước, nôn
oẹ. Có trường hợp bị mất nước và chất điện giải, không cấp cứu kịp thời có thể dẫn
đến tử vong.

3.2. Phòng dịch bệnh như thế nào?
Ăn uống hợp vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi. Chọn thức ăn tươi, có
nguồn gốc rõ ràng, không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn rau sống, không uống nước
lã…
4. Bệnh đậu mùa
4.1. Bệnh đậu mùa là bệnh nhiễm vi rút toàn thân với đặc điểm phát ban ở da.
Bệnh bắt đầu đột ngột với sốt cao 40
0
C, khó chịu, đau đầu, mệt lử, đau lưng dữ
dội, có lúc đau bụng và nôn. Sau 2 - 4 ngày, nhiệt độ giảm và xuất hiện ban. Ban
phát triển qua các giai đoạn nối tiếp nhau: dát (macula), sần (papula), mụn nước
(vesicula), mụn mủ (pustule), sau cùng đóng vẩy và kết thúc vào tuần thứ 3, thứ
4 sau khi phát ban. Do tổn thương của ban sâu dưới tầng tế bào sinh sản của
thượng bì nên khi tróc vẩy đậu sẽ để lại sẹo, nhiều nhất ở mặt, được gọi là mặt
rỗ. Thông thường sốt tăng cùng với sự tiến triển của ban đến mụn mủ. Ban xuất
hiện trước tiên ở mặt, sau đó đến thân và chân tay. Ban tập trung mọc ở mặt,
chân tay nhiều hơn ở thân. Người đã được chủng đậu trước đây, nếu bị nhiễm vi
rút đậu mùa có thể không bị bệnh hoặc có biểu hiện triệu chứng toàn thân nhẹ,
phát ban không điển hình và thường không có các giai đoạn tiến triển của ban.
Có 2 thể dịch tễ học lâm sàng của bệnh đậu mùa là bệnh đậu mùa nhẹ (alastrim)
và bệnh đậu mùa nặng (smallpox).
Thể bệnh nặng có tỷ lệ chết/mắc ở người chưa chủng đậu khoảng 15 - 40%. Tử
vong có thể xảy ra sớm vào ngày thứ 2, thứ 3, nhưng bị chết nhiều trong tuần
thứ 2. Khoảng 3% bệnh nhân nặng trong bệnh viện đã trải qua thời kỳ tiền triệu
nghiêm trọng, bị kiệt sức, chảy máu ở da, niêm mạc, tử cung, bộ phận sinh dục,
đặc biệt ở phụ nữ có thai. Những trường hợp bị chảy máu như vậy bị chết rất
nhanh.
Những vụ dịch đậu mùa nhẹ có liên quan đến tỷ lệ tử vong dưới 1%. Tuy nhiên,
triệu chứng phát ban vẫn xảy ra tương tự như ở thể bệnh nặng. Nói chung,
những phản ứng toàn thân của thể bệnh nhẹ xảy ra ít nghiêm trọng hơn và hiếm

thấy chảy máu.
4.2. Tác nhân gây bệnh
- Tên tác nhân: Variola virus thuộc loài Orthopoxvirus. Trước khi thanh toán
bệnh đậu mùa, Variola virus tồn tại 2 chủng (strains) vi rút có liên quan là
Variola major gây bệnh đậu mùa nặng (smallpox) có tỷ lệ chết/mắc từ 20 - 50%
và Variola minor gây bệnh đậu mùa nhẹ (alastrim) có tỷ lệ chết dưới 1%.
- Hình thái: Vi rút đậu mùa có dạng hình khối chữ nhật với các cạnh được vê
tròn, có kích thước khoảng 280 - 320 nm x 200 - 250 nm và là vi rút có kích
thước lớn nhất. Lõi của vi rút là một nucleotid với vật liệu di truyền là ADN.
- Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài. Vi rút đậu mùa cũng là vi rút có
sức đề kháng cao nhất. Ở vảy mụn đậu khô và ở nhiệt độ phòng, vi rút sống
được nhiều tháng, rất nguy hiểm. Tuy nhiên, vi rút dễ bị bất hoạt bởi các chất
diệt khuẩn, bởi nhiệt độ trên 55
o
C và tia tử ngoại. Vi rút đậu mùa có thể lưu giữ
lâu dài trong điều kiện đông khô hoặc bảo quản trong glycerin.
4.3. Nguồn truyền nhiễm
- Ổ chứa vi rút đậu mùa duy nhất là ở bệnh nhân.
- Thời gian ủ bệnh từ 7 - 19 ngày. Thông thường từ 10 - 14 ngày bệnh bắt đầu
và từ 2 - 4 ngày sau đó phát ban.
- Thời kỳ lây truyền: Bệnh lây từ lúc có tổn thương sớm nhất đến khi những
tổn thương đó sắp khỏi khoảng 3 tuần. Bệnh lây nhiều nhất trong tuần đầu
của bệnh.
4.4. Phương thức lây truyền: Bệnh lây truyền thường xảy ra qua bộ máy hô
hấp bằng những giọt nước bọt hoặc tiêm chích trên da bị nhiễm Variola virus.
Đôi khi vi rút đậu mùa vào cơ thể gây bệnh qua kết mạc mắt hoặc rau thai.
4.5. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Mọi người chưa được chủng đậu đều có
cảm nhiễm với bệnh đậu mùa. Sau khi khỏi bệnh được miễn dịch lâu dài và
hiếm bị mắc bệnh lần thứ hai.
4.6. Các biện pháp phòng chống dịch:

Biện pháp dự phòng: Vệ sinh phòng bệnh:
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhất là đường mũi họng.
+ Trong giám sát các bệnh truyền nhiễm nếu phát hiện thấy trường hợp nghi
ngờ không phải bệnh thuỷ đậu, trường hợp giống bệnh đậu mùa thì bắt buộc
phải gọi điện thoại ngay tức khắc thông báo với nhà chức trách y tế địa phương.
5. Bệnh lao và cách phòng chống
5.1. Hiện nay, khoảng 1/3 dân số thế giới đã nhiễm lao, mỗi giây có thêm một
người nhiễm lao mới và mỗi năm có khoảng 3 triệu người chết vì lao. Theo đánh
giá của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2009, Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 nước có
gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu. Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, năm 2009 số
bệnh nhân lao thu nhận là 1.387 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 137/100.000 dân số, tỷ lệ tử
vong do mắc bệnh lao là 5,3 %.
5.2. Nguyên nhân bệnh lao:
Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis hay Bacille de Koch
(BK) tấn công bất cứ phần nào của cơ thể, nhưng thông thường nhất là ở phổi (gọi
là lao phổi). Vi khuẩn lao trú ngụ trong cơ thể và lây truyền từ người này sang
người khác mỗi khi ho, hắt hơi, nói chuyện. Khi đó, vi khuẩn lao sẽ theo không khí
vào tận phế nang rồi sinh sôi nảy nở và gây thương tổn ở đây. Những người đứng
gần sẽ hít phải vi khuẩn lao và vô tình mang phải mầm bệnh (nhiễm lao).
Đa số những người bị nhiễm lao hoàn toàn không có biểu hiện gì, vi khuẩn lao có
thể sống tiềm ẩn đợi đến lúc sức đề kháng của cơ thể suy yếu mới phát triển và gây
bệnh.


5.3. Các triệu chứng bệnh lao:
- Ho khạc kéo dài trên 2 tuần (lúc đầu ho khan sau có đờm, đôi khi đờm có dính vài
tia máu).
- Giảm cân, ăn không ngon, cảm giác mỏi mệt toàn thân, sụt cân trong những tháng
đầu.
- Ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.

- Sốt nhẹ về chiều, đau ngực, biếng ăn.
- Ho ra máu.
- Có những cơn lạnh run.
- Đôi khi bệnh không biểu hiện gì rõ ràng, người bệnh vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt
bình thường, chỉ khi kiểm tra sức khỏe mới phát hiện mình đã mắc bệnh lao.
Do tính đa dạng này mà bệnh dễ bị bỏ qua hay lầm tưởng với bệnh phổi khác. Vì
thế khi có những triệu chứng trên, nhất là ho kéo dài trên 3 tuần, người bệnh nên đi
khám ngay. Nếu phát hiện và điều trị sớm, tổn thương phổi còn nhỏ, số lượng vi
khuẩn lao ít thì khả năng chữa lành bệnh càng cao, trên 95% và không để lại di
chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này.
Thử đờm là cách tốt nhất để xác định bệnh lao phổi. Khi cần bác sĩ sẽ yêu cầu chụp
Xquang phổi.
5.4. Điều trị bệnh lao
Hiện nay bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị sớm, đúng
và đủ. Khi phát hiện mắc lao, bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế để khám và điều
trị. Điều quan trọng là bệnh nhân phải tuân thủ đúng theo những lời dặn của bác sĩ
đang điều trị cho mình: uống thuốc đủ liều lượng, đủ thời gian quy định và nhất
thiết không được bỏ một cữ thuốc nào nhằm tránh hiện tượng kháng thuốc.
Đối với những bệnh nhân bị nhiễm những vi khuẩn lao đã kháng thuốc (kháng
thuốc tiên phát) hoặc kháng thuốc mắc phải, việc chữa bệnh lao cũng gặp không ít
khó khăn, tốn kém. Mặt khác, cơ địa của người bệnh cũng ảnh hưởng đến hiệu quả
điều trị. Những bệnh nhân có sức đề kháng suy giảm như nhiễm HIV/AIDS, đái
tháo đường, suy dinh dưỡng thì tỷ lệ thất bại càng cao. Người nghiện rượu, người
bệnh tâm thần ít khi tuân thủ những lời chỉ dẫn của bác sĩ, họ thường uống thuốc
không đều hoặc bỏ nửa chừng. Người không dung nạp được thuốc phải thay thế
bằng thuốc khác, giảm liều hoặc ngưng thuốc cũng dễ thất bại.
5.5. Phòng ngừa bệnh lao
Chủng ngừa: Ngày nay cho trẻ tiêm BCG là biện pháp hiệu quả nhất để chủ
động phòng ngừa bệnh lao. Các trẻ đã tiêm ngừa BCG thường tránh được những
thể lao nặng nguy hiểm như lao màng não, lao kê, lao cột sống là những bệnh có

thể gây chết người hoặc để lại di chứng tàn tật suốt đời.
Đối với bệnh nhân: Cần phát hiện và điều trị sớm, uống thuốc đều đặn, tái khám
thường xuyên để bác sĩ biết việc điều trị có đạt hiệu quả hay không.
Bệnh nhân không được khạc nhổ bừa bãi, ho hay hắt hơi đều phải lấy tay hoặc khăn
giấy che miệng lại, khi bệnh đang phát triển cần được ngủ riêng giường, dùng bát
đũa, cốc chén riêng và phải luộc sôi sau khi dùng; áo quần, chăn màn hàng tuần
phải được luộc sôi sau khi giặt.
Đối với mọi người dân: Cần giữ nơi ở thoáng khí, đầy đủ ánh sáng, tránh làm việc
quá sức, rèn luyện thân thể, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khi có các biểu hiện nghi
bị nhiễm lao phải đi khám bệnh ngay.
6. Bệnh viêm kết mạc cấp (trong cộng đồng vẫn quen gọi là đau mắt đỏ)
6.1. Triệu chứng ban đầu, bệnh nhân thường có cảm giác cộm, nóng rát trong
mắt, có cảm giác như có hạt cát trong mắt; kèm theo là sợ ánh sáng, chảy nước mắt
ở các mức độ khác nhau. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt rồi lây sang mắt thứ hai
sau một vài ngày. Mi mắt có biểu hiện sưng nề, kết mạc cương tụ đỏ (mắt đỏ), có
thể thấy xuất huyết dưới kết mạc kèm hiện tượng nước mắt cũng có màu hồng chảy
ra ngoài khe mi.
Mắt đau có dử mắt (ghèn) màu vàng hoặc vàng xanh, cũng có khi màu nâu vì có
lẫn máu. Chất này đọng thành cục, rất dính khiến cho bệnh nhân có thể bị dính hai
mi vào buổi sáng khi ngủ dậy. Một số trường hợp viêm kết mạc cấp có "giả mạc"
(hiện tượng mắt có một lớp tơ huyết cô đặc lại, màu hơi vàng phủ lên kết mạc). Giả
mạc mủn và dễ bóc, nhưng có thể xuất hiện lại rất nhanh chóng.
6.2. Nguyên nhân gây nên viêm kết mạc cấp
Nguyên nhân gây nên viêm kết mạc cấp thường do bị nhiễm khuẩn đường hô
hấp trên hoặc do tiếp xúc với người đau mắt. Vì vậy, ngoài biểu hiện viêm ở kết
mạc, bệnh nhân có thể viêm họng và nổi hạch trước tai. Bệnh thường xuất hiện vào
thời gian mùa hè sau đợt mưa, lụt. Khi trời nắng ráo, đất cát khô, gió bụi bẩn,
nguồn nước ô nhiễm là nguyên nhân của đau mắt đỏ. Vì vậy, bệnh này cũng thường
xuất hiện ở vùng lũ lụt, từ đó phát tán rộng. Bệnh có thể gây thành dịch trong một
vùng dân cư rộng lớn, đặc biệt nơi tập trung đông người như khu tập thể, nhà trẻ,

trường học.
6.3. Đây là bệnh dễ lây lan
Để phòng bệnh, chúng ta cần giữ vệ sinh đôi mắt. Tuyệt đối không dùng tay
bẩn hoặc khăn bẩn lau dụi mắt. Cần giữ vệ sinh tay sạch sẽ bằng cách rửa xà
phòng. Tránh tiếp xúc và không dùng chung đồ dùng: khăn, chậu với người đau
mắt đỏ. Trong môi trường tập thể, trường hợp bị đau mắt đỏ cần được nghỉ ở nhà
điều trị.
6.4. Khi mắc bệnh, có thể chườm lạnh mắt 3-4 lần trong ngày. Có thể sát
trùng nhẹ bằng nước muối 9%. Trường hợp khó chịu nhiều, cộm mắt, tra dung dịch
kháng sinh như: Tobradex 1%; Maxitrol 1% từ 4-6 lần/ngày. Lưu ý, nếu mắt có giả
mạc cần phải bóc đi rồi tra thuốc mới có tác dụng. Bệnh nhân khi đau mắt đỏ nên
đến cơ sở điều trị chuyên khoa để được khám, tư vấn điều trị, không tự ý dùng
thuốc. Thông thường, đau mắt đỏ có tiến triển lành tính, có thể khỏi trong một tuần.
Nhưng bệnh cũng có thể diễn biến nặng gây tổn thương trên giác mạc (lòng đen),
ảnh hưởng đến thị lực. Lúc đó, việc điều trị rất dai dẳng.
7. Bệnh sởi
7.1. Tác nhân gây bệnh sởi là virut thuộc giống Morbillivirus của họ
paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virut cấp tính với sự lây truyền cao.
Sau khi virut xâm nhập vào cơ thể, biểu hiện khởi đầu là sốt, viêm kết mạc, chảy
nước mũi, ho và có nốt trắng nhỏ (nốt koplik) ở niêm mạc miệng (trong má).
Ban đỏ xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Ban bắt đầu mọc ở mặt,
sau lan ra toàn thân và kéo dài từ 4 - 7 ngày, có những trường hợp bệnh kết thúc
trong tình trạng tróc vảy. Trong thời gian mang bệnh, xét nghiệm máu sẽ thấy
lượng bạch cầu giảm.
7.2. Sự nguy hiểm của bệnh sởi chính là những biến chứng của bệnh, đó là
do sự nhân lên của virut hoặc do bội nhiễm vi khuẩn gây ra các bệnh viêm tai giữa,
viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não. Tất cả mọi
người chưa mắc bệnh hoặc được gây miễn dịch chưa đầy đủ đều có nguy cơ bị
nhiễm bệnh. Trẻ em là đối tượng nhiễm bệnh dễ dàng và có thể xuất hiện những
biến chứng nặng nề. Trẻ sinh ra từ những người mẹ đã bị bệnh sởi trước đây sẽ

được miễn dịch thụ động do mẹ truyền cho trong vòng 6 - 9 tháng.
Hầu hết tử vong khi bệnh sởi xuất hiện thường không do virut sởi gây ra mà do
những biến chứng. Sự lây nhiễm của bệnh sởi do virut từ những giọt nước bọt li ti
của người bệnh bắn ra khi nói và người lành hít phải khi tiếp xúc, do vậy bệnh rất
dễ lây lan thành dịch.
Chẩn đoán bệnh thường căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học. Tuy nhiên,
cách xét nghiệm mẫu bệnh phẩm trong phòng thí nghiệm là đặc biệt cần thiết để
phân biệt với các bệnh sốt phát ban khác như Rubella.
7.3. Phòng ngừa bệnh sởi
Vaccin là biện pháp dự phòng tốt nhất. Trước khi có vaccin phòng bệnh sởi
thì đây là căn bệnh mà tuổi ấu thơ hầu như ai cũng mắc phải. Phòng bệnh bằng
vaccin được khuyến cáo khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, tuy nhiên người ta thấy rằng việc
tiêm một mũi vaccin duy nhất không đủ tạo ra miễn dịch bền vững và rộng rãi
trong cộng đồng vì tỷ lệ trẻ tiêm phòng bệnh sót cũng như tỷ lệ đạt được miễn dịch
của vaccin này cũng chỉ đạt xung quanh 90%.
Do vậy cần phải tiêm nhắc lại mũi thứ 2, thời gian tiêm là khi trẻ đủ 6 tuổi, độ tuổi
bước vào lớp 1. Việc tiêm liều thứ 2 có thể tạo miễn dịch tới 99%. Chương trình
TCMR Việt Nam đã thực hiện mũi nhắc lại này trên cả nước từ năm 2006. Tại các
địa phương còn xuất hiện những vụ dịch sởi nhỏ, khi đối tượng mắc không chỉ có
trẻ em thì cần thiết phải thực hiện những chiến dịch tiêm nhắc cho người dân khu
vực này để tạo miễn dịch lớn và bền vững trong cộng đồng trong nhiều năm. Hiệu
quả của tiêm phòng vaccin sởi còn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng bảo quản, vận
chuyển vaccin. Nhiệt độ bảo quản vaccin lý tưởng là từ 2-8oC. Có thể dùng loại
vaccin kết hợp sởi - quai bị - rubella (MMR) để phòng được 3 bệnh một lúc.
Tất cả bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và tại các cơ sở y tế. Trước
khi tiêm, cán bộ y tế cần khám sơ loại, nếu trẻ đang mắc các bệnh khác thì có thể
hoãn lịch tiêm đến khi trẻ khỏe mạnh bình thường.
8. Bệnh cúm
8.1. Cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus, lây lan nhanh. Bệnh lây
chủ yếu từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp theo

đường hô hấp, niêm mạc mắt; đặc biệt bệnh cúm gà có thể lây từ gà, ngan sang
người với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, ho, đau họng
có thể dẫn đến viêm phổi nặng và tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp
thời.
8.2. biện pháp sau:
a. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân hằng ngày;
- Không sử dụng thịt và các sản phẩm từ súc vật mắc bệnh;
- Sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng hằng ngày.
b. Hạn chế sự tiếp xúc với nguồn bệnh:
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, súc vật mắc bệnh;
- Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh, súc vật mắc bệnh phải đeo khẩu trang
y tế, đeo kính, mũ, áo; rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn trước và sau khi tiếp
xúc;
- Những người mắc bệnh mãn tính, có nguy cơ biến chứng cúm, tránh tiếp xúc với
nguồn bệnh.
c. Biện pháp tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh:
- Tăng cường sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và rèn luyện thân thể;
- Những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh, làm việc ở các nơi có dịch
cúm trên súc vật, cần thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân như phòng chống
dịch SARS.
d. Khi có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp như sốt cao, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi,
đau họng, ho; Cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp
thời.
9. Ngộ độc nấm và cách chữa trị
9.1. Dấu hiệu ngộ độc thường xuất hiện sau khi ăn nấm 20-30 phút. Nạn
nhân thấy nôn nao, khó chịu, có khi đau bụng dữ dội hoặc nôn ra máu, đi ngoài
nhiều lần, phân có mùi hôi tanh; người mệt nhừ, lạnh toát, có khi nổi mẩn đỏ; nếu
nặng thì co giật, hôn mê. Các triệu chứng xuất hiện càng chậm thì mức ngộ độc
càng nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Khi ăn nấm (tươi hoặc khô, tự hái hoặc mua ngoài chợ), bạn có thể ăn nhầm phải
nấm độc. Thường thì nấm độc có đặc điểm dễ nhận thấy, chẳng hạn như màu sắc
sặc sỡ. Tuy vậy, không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt nấm độc và nấm lành.
Ví dụ nấm linh chi dùng để chữa bệnh khi còn tươi cũng có màu sắc sặc sỡ như
nấm độc.
9.2. Cách chữa trị
* Gây nôn
Lấy ngón tay sạch hoặc lông gà rửa sạch để ngoáy họng cho buồn nôn, nôn cho đến
khi ra nước trong mới thôi. Nếu không nôn được thì phải rửa dạ dày,
* Hút chất độc trong đường tiêu hóa
Uống 20 g than hoạt tính (trộn với ít đường trắng cho dễ uống), sau đó chiêu một
chén nước sôi để nguội. Than hoạt sẽ hấp phụ chất độc, chuyển vào phân để tống ra
ngoài. Nếu không có than hoạt thì mua viên Carbogast hoặc Carbophos 400
mg/viên để uống. Nếu nạn nhân mê man bất tỉnh, cần đưa đi cấp cứu ngay.
* Giải độc
Tuy phần lớn chất độc đã được đưa ra khỏi cơ thể do gây nôn (hoặc rửa dạ dày) và
uống chất hút độc, song phần còn dính trong đường tiêu hóa vẫn nguy hiểm cho sức
khỏe. Vì vậy nạn nhân cần nhanh chóng áp dụng các phương pháp giải độc.
10. Đề phòng ngộ độc khi ăn măng
10.1. Tại sao măng tươi lại gây ngộ độc?
Cyanide là gốc Acid (-CN) mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc
Acid, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hoá là 1 mg/kg trọng
lượng cơ thể.
Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi
người ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường
tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực
độc với cơ thể và gây ngộ độc.
10.2. Biều hiện của ngộ độc măng tươi
Tùy theo hàm lượng Cyanide có trong măng mà người ăn có biểu hiện ngộ
độc ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn

măng khoảng từ 5 - 30 phút. Trường hợp nhẹ, biểu hiện sợ hãi, lo lắng, chóng mặt,
đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp…
Trường hợp nặng có biểu hiện co giật, cứng hàm, duỗi cứng, giãn đồng tử, suy hô
hấp, tím tái, hôn mê. Nặng hơn nữa sẽ ngừng thở, tim đập nhanh và không đều, rối
loạn dẫn truyền nhĩ thất, là nguyên nhân chính gây tử vong sau vài phút nếu không
được cấp cứu kịp thời.
10.3. Xử trí ngộ độc măng
Khi người ăn nhiều măng xuất hiện các dấu hiệu trên, cần ngay lập tức giúp nạn
nhân nôn, có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng
để gây nôn. Làm hô hấp nhân tạo nếu ngừng thở, đưa ngay nạn nhân đến trung tâm
y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
10.4. Đề phòng ngộ độc măng
Mỗi kg măng củ có khoảng 230mg Cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho
hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng Cyanide vẫn còn
khoảng 160mg trong mỗi kg. Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã
ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong
mỗi kg.
Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc
thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.
Những quan niệm sai lầm như uống nước măng tươi để hạ sốt và chữa bệnh, không
nấu kỹ măng vì sợ mất chất, măng ngâm dấm chưa đủ thời gian đã ăn… sẽ là
những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngộ độc măng.
11. Phòng chống ngộ độc sắn
11.1. Tai nạn này được dân gian gọi là say sắn; thủ phạm là chất axit
cyanhydric, một chất độc mạnh có thể gây tử vong nếu nạn nhân không được can
thiệp đúng cách và kịp thời.
11.2. Biểu hiện ngộ độc sắn thường xuất hiện vài giờ sau khi ăn loại lương
thực này. Bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, sôi bụng, buồn
nôn, nôn và tiêu chảy) và rối loạn thần kinh (váng đầu, nóng bừng mặt, ù tai, chóng
mặt, ngứa ngáy, chân tay nặng, người vật vã, run, co giật, có khi tử vong). Cò

trường hợp bị sốt, ho
11.3. Để cấp cứu người say sắn, trước hết cần gây nôn cho nạn nhân, sau đó
cho uống nước đường, nước mía và chuyển ngay về khoa chống độc của bệnh viện
để tiến hành điều trị.
Để đề phòng ngộ độc sắn, nên chọn loại sắn ít độc để trồng (thường là loại cuống lá
không có màu tía), không trồng sắn gần cây xoan Củ sắn sau khi dỡ về cần chế
biến ngay; nếu chế biến không kịp thì phảo vùi xuống đất. Trước khi chế biến, cần
lột hết vỏ sắn rồi ngâm vào nước (là nước vo gạo càng tốt). Khi luộc, nên mở vung
nhiều lần để chất độc bay hơi bớt.
Tốt nhất là ăn sắn luộc với các loại đường, mật để trung hòa axit độc trong sắn (nếu
còn). Không nên ăn sắn luộc vào buổi tối vì nếu bị ngộ độc, nạn nhân đang ngủ sẽ
không phát hiện được.
Đối với các sản phẩm chế biến từ sắn, không cần e ngại về nguy cơ ngộ độc vì
chúng đã được khử độc, không gây hại cho con người nữa.
12. Ngộ độc thuốc trừ sâu phospho hữu cơ
12.1. Bốn loại phospho hữu cơ đã và đang được sử dụng phổ biến ở nước ta
- Thiophốt (Parathion) màu vàng, mùi tỏi, dạng nhũ tương.
- Vôfatốc (methyl parathion) màu nâu thẫm (dạng nhũ tương) hoặc màu đỏ tươi
(dạng bột) mùi cỏ thối.
- Dipterec dạng tinh thể, màu trắng.
- DDVP (dichloro diphenyl vinyl phosphat) màu vàng nhạt.
Phospho hữu cơ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, da, niêm mạc (nhất là
mắt) và chủ yếu là đường tiêu hóa (do bàn tay dính thuốc, ăn uống nhầm, tự tử, đầu
độc ).
12.2. Triệu chứng ngộ độc phospho hữu cơ:
có 2 nhóm triệu chứng chính:
Giống muscarin: kích thích hệ thần kinh phó giao cảm, gây:
* co đồng tử (có khi co nhỏ như đầu đinh,
* tăng tiết (vã mồ hôi, nhiều nước bọt),
* tăng co bóp ruột: đau bụng, nôn mửa,

* co thắt phế quản: tím tái, phù phổi, có thể liệt hô hấp,
* hạ huyết áp.
Giống nicotin
: kích thích các hạch thần kinh thực vật và hệ thần kinh trung ương.
* giật cơ, co cơ: co giật mi mắt, cơ mặt, rút lưỡi, co cứng toàn thân
* rối loạn phối hợp vận động
* hoa mắt, chóng mặt, run, nói khó, nhìn lóa, nặng thì hôn mê.
Thường thì chẩn đoán không khó, nếu là vô tình bị ngộ độc, thì triệu chứng quan
trọng và khá đặc trưng là đồng tử co nhỏ, vã mồ hôi và nước bọt tiết nhiều
- Xét nghiệm máu: hoạt độ men cholinesterase bình thường ở nam giới là 2,54 ?
0,53 micromol, nữ giới: 2,18 ? 0,51 micromol. Nếu giảm 30% là nhiễm độc nhẹ,
giảm 50%: nhiễm độc vừa, giảm trên 70% là nhiễm độc nặng.
- Xét nghiệm nước tiểu định lượng paranitrophenol: chỉ có trong nước tiểu người
ngộ độc Thiôphốt và Vôfatốc.
12.3. Xử trí
phải rất khẩn trương, sớm phút nào lợi phút ấy.
- Nếu uống phải: bệnh nhân còn tỉnh: ngoáy họng gây nôn, đồng thời cho uống
nhiều nước để hòa loãng chất độc. Rửa dạ dày trước 6 giờ, mỗi lần rửa dùng
khoảng 20-30 lít nước sạch (đun ấm nếu trời rét), sau 3 giờ phải rửa lại. Hòa vào
mỗi lít nước 1 thìa cà phê muối và 1 thìa to (20g) than hoạt tính. Sau mỗi lần rửa,
cho vào dạ dày 200ml dầu parafin (người lớn) và 3ml/kg thể trọng (trẻ em).
Nếu hấp thụ qua da: bỏ hết quần áo bị nhiễm và rửa da bằng nước và xà phòng.
Nếu nhiễm vào mắt: rửa mắt bằng nước trong 10 phút.
- Hồi sức: sulfat atropin liều cao: giải quyết triệu chứng nhiễm độc giống muscarin.
Phải cho đầu tiên, tiêm ngay tức khắc khi xác định là ngộ độc phospho hữu cơ.
Tiêm atropin ngay sau khi đặt nội khí quản và hô hấp hỗ trợ.
* Trường hợp ngộ độc nặng: tiêm tĩnh mạch 2-3mg, sau đó cứ cách 10' lại tiêm một
lần cho đến khi đồng tử bắt đầu giãn thì chuyển sang tiêm dưới da, cứ cách 30' lại
tiêm 1-2mg cho đến khi tỉnh lại và đồng tử trở lại bình thường. Tổng liều có thể tới
20-60mg. Liều thường dùng: 24mg/24h.

* Ngộ độc vừa: tiêm dưới da 1-2mg, cứ 15-30' một lần. Tổng liều 10-30mg.
* Ngộ độc nhẹ: tiêm dưới da 0,5-1mg, 2 giờ 1 lần. Tổng liều 3-9mg.
Theo dõi chặt chẽ nạn nhân trong khi dùng atropin, chú ý triệu chứng nhiễm độc
atropin: khô niêm mạc, da khô, đỏ, đồng tử giãn to, nhịp tim nhanh. Nếu nặng: triệu
chứng kích thích mạnh, mê sảng thì phải ngừng atropin.
- Dung dịch PAM 2,5% (biệt dược Pralidoxime, Contrathion) giúp phục hồi hoạt
tính men cholinesterase. Chỉ dùng trước 36 giờ kể từ khi nhiễm độc, dùng sau 36
giờ ít hiệu quả.
Liều dùng: lúc đầu tiêm tĩnh mạch 1-2g, sau đó nhỏ giọt tĩnh mạch mỗi giờ 0,5g
hoặc cách 2-3 giờ tiêm tĩnh mạch 1 lần 0,5-1g. Tổng liều tối đa là 3000mg. Tiêm
tĩnh mạch rất chậm 200-500mg trong 5-10 phút. Dùng đúng chỉ định và đúng liều,
tiến triển tốt rất nhanh: giảm hôn mê, vật vã, giảm mất phản xạ và rút ngắn thời
gian điều trị.
- Truyền dung dịch glucose, thở oxy, hô hấp hỗ trợ, chống co giật, kháng sinh
- Chống chỉ định: morphin, aminophyllin.
- Chế độ dinh dưỡng: kiêng mỡ, sữa. Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch trong vài
ngày đầu. Khi bệnh đã ổn định, có thể cho ăn đường và đạm qua sonde.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Để làm tốt công tác giáo dục phòng, chống dịch bệnh cho học sinh cần phải
có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng trong nhà trường: Ban gian giám hiệu, cán
bộ, giáo viên và các đoàn thể. Ngoài ra, cần phải kết hợp tốt giữa gia đình, nhà
trường và xã hội, học sinh không chỉ được học ở nhà trường mà còn được học
nhiều từ gia đình, địa phương và xã hội. Đối với trường THPT Ba Vì, trong những
năm qua được sự lãnh đạo sát sao của Chi ủy và Ban giám hiệu, công tác chăm sóc
sức khỏe cho học sinh luôn đạt kết quả cao. Đặc biệt công tác phòng chống dịch
bệnh, ngộ độc thực phẩm thực hiện tốt, do trang bị kiến thức tốt cho học sinh nên
bản thân mỗi học sinh luôn có ý thức tự giác cao trong việc phòng, chống dịch bệnh
cho bản thân và cộng đồng, phòng, chống ngộ độc thực phẩm. Trong những năm
qua, trong phạm vi nhà trường không để dịch bệnh bùng phát. Mỗi học sinh là một

tuyên truyền viên tích cực tới gia đình, địa phương. Khu vực 07 xã miền núi người
dân sử dụng nguồn thực phẩm từ nấm rừng, măng và sắn rất nhiều. Song với kiến
thức hiểu biết của mình về phòng ngộ độc, trong nhiều năm qua không có trường
hợp ngộ đọc nặng nào xảy ra.
II. Khuyến nghị:
1. Để công tác y tế học đường nói chung, công tác giáo dục phòng,
chống dịch bệnh và phòng ngừa ngộ độc cho học sinh được tốt đề nghi
nhà trường đầu tư hơn nữa về phòng làm việc, dụng cụ, thiết bị và tài
liệu y tế.
2. Đề nghị Sở Y tế chỉ đạo để các cở sở y tế địa phương hỗ trợ tích cực
hơn nữa cho mỗi nhà trường.
3. Đề nghị Sở Y tế tổ chức thường xuyên hơn công tác tập huấn chuyên
môn cho nhân viên y tế ở trường học.
4. Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tăng thêm chỉ tiêu nhân viên y tế (ít
nhất 02 nhân viên y tế/trường).





XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2012
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Tác giả




Nguyễn Thị Ngoan





×