Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

BIỆN PHÁP QUẢN lý dạy học THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH của các TRƯỜNG TIỂU học THUỘC HUYỆN KINH môn, TỈNH hải DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.71 KB, 47 trang )

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
DẠY HỌC THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH
CỦA CÁC TRƯỜNG TIỂU
HỌC THUỘC HUYỆN
KINH MÔN, TỈNH HẢI
DƯƠNG


Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp
Để đề xuất các biện pháp quản lý dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường tiểu học
huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương cần phải tuân thủ 5 nguyên
tắc cơ bản dưới đây.
Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học (lý luận và thực
tiễn)
Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học yêu cầu khi đề xuất
các biện pháp quản lý dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh phải dựa trên cơ sở lý luận (đã trình bày tại
chương 1) và phải dựa trên cơ sở thực tiễn về quản lý dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường
tiểu học tại huyện Kinh Môn (đã trình bày tại chương 2). Điều
đó có nghĩa là dựa trên cơ sở lý luận mà tìm ra các khó khăn,
bất cập trong thực trạng quản lý dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh của các trường tiểu học tại huyện Kinh
Môn mà có các biện pháp tháo gỡ các khó khăn và khắc phục


các bất cập từ thực trạng đó nhằm làm cho dạy học của các
trường này đạt tới mục tiêu phát triển năng lực học sinh.


Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện trong hệ thống
Trường tiểu học là một phần tử trong hệ thống giáo dục
tiểu học. Dạy học trong một trường tiểu học là một trong
những hoạt động trọng yếu của nhà trường (một phần tử của
hệ thống). Chính vì vậy, dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh trong các trường tiểu học chính là một trong
những hoạt động có mối quan hệ với các hoạt động khác trong
chính trường tiểu học (hoạt động của đội ngũ CBQL, giáo
viên và nhân viên; hoạt động về CSVC&TBDH, hoạt động về
xây dựng môi trường dạy học , ...). Các hoạt động trong nhà
trường luôn luôn cơ sở mối quan hệ mật thiết và bổ trợ cho
nhau để đạt tới mục tiêu giáo dục. Chính vì vậy, nguyên tắc
đảm bảo tính toàn diện trong hệ thống yêu cầu khi đề xuất các
biện pháp phải chú ý tới tính toàn diện của các hoạt động
trong nhà trường và sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các hoạt động của
các phần tử cấu thành hệ thống nhà trường; mà cụ thể là có sự
hỗ trợ lẫn nhau của các biện pháp quản lý (sẽ đề xuất) để


mang lại hiệu quả đích thực cho dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh.
- Nguyên tắc đảm bảo khả thi
Một hoạt động được coi là khả thi được hiểu là hoạt động
đó không bị cản trở, ách tắc trong quá trình triển khai. Nguyên
tắc đảm bảo tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh yêu cầu khi triển
khai các biện pháp quản lý (đã đề xuất) sẽ không bị cản trở và
ách tắc bởi các vấn đề như: trái với đường lối lãnh đạo của
Đảng, trái với các quy định của luật pháp và chính sách của
Nhà nước, trái với các điều lệ và quy chế của nhành GD&ĐT;

phù hợp với năng lực của đội ngũ CBQL, giáo viên; phù hợp
với điều kiện CSVC&TBDH và môi trường giáo dục; không
trái với truyền thống và bản sắc văn hoá của cộng đồng, ...
- Nguyên tắc tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành
GD&ĐT


Sự lãnh đạo của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước, các quy định của ngành GD&ĐT là những định hướng
đúng đắn cho các hoạt động giáo dục tiểu học. Dạy học theo
định hướng phát triển năng lực học sinh trong các trường tiểu
học là thực hiện chủ trương lãnh đạo của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước, các văn bản quản lý giáo dục tiểu học
của ngành GD&ĐT.
Nguyên tắc này yêu cầu các biện pháp quản lý (sẽ đề
xuất) phải tuân thủ đúng quan điểm, mục tiêu và giải pháp đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục tiểu học thể hiện trong các
Nghị quyết của Đảng và của Quốc hội, trong Chiến lược phát
triển giáo dục của Chính phủ, trong các văn bản quản lý của
ngành GD&ĐT về giáo dục tiểu học.
- Các biện pháp quản lý dạy học theo
định hướng phát triển năng lực học sinh của
các trường tiểu học huyện kinh môn, tỉnh hải
dương


- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên của trường
về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
tiểu học

- Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Mục đích của biện pháp này nhằm nâng cao nhận thức và
năng lực cho giáo viên về dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh.
Tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên về dạy học theo
định hướng tiếp cận năng lực học sinh tiểu học sẽ có tác dụng
và giá trị giúp cho các giáo viên nâng cao kiến thức chuyên
môn và nghiệp vụ sư phạm để triển khai có chất lượng và hiệu
quả các hoạt động trong quá trình dạy học: thiết lập kế hoạch
dạy học, đến triển khai kế hoạch dạy học trên lớp và kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mặt khác, biện pháp
này sẽ có tác dụng và giá trị tháo gỡ các khó khăn và khắc
phục các bất cập trong thực trạng quản lý quá trình giảng dạy
của giáo viên các trường tiểu học của huyện Kinh Môn.
- Nội dung và cách thức triển khai biện pháp
Để triển khai biện pháp này, hiệu trưởng thông qua các
hoạt động của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và tổ trưởng văn
phòng để thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý (xây


dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện
kế hoạch và kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch) đối với các
hoạt động cụ thể (được xem là các nội dung của biện pháp
này) dưới đây.
a) Xác định nhu cầu tập huấn
Hiệu trưởng thông qua hoạt động của các tổ trưởng
chuyên môn và tổ trưởng văn phòng để thu thập và xác định
nhu cầu được tập huấn về dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh của đội ngũ giáo viên; trong đó xác định rõ
các nhu cầu về nội dung cần trạng bị, về phương pháp và hình

thức tổ chức, về mốc thời gian thích hợp và thời lượng của đợt
tập huấn.
b) Xác định mục tiêu tập huấn
Trên cơ sở xác đinh được nhu cầu tập huấn, Hiệu trưởng
dự thảo mục tiêu tập huấn và tham khảo các ý kiến của các tổ
trưởng chuyên môn để hoàn chỉnh mục tiêu tập huấn là: bổ
sung các kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm cho giáo
viên của trường về dạy học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh ở trường tiểu học.
c) Xây dựng kế hoạch tập huấn
Trên cơ sở xác đinh được nhu cầu tập huấn và mục tiêu
tập huấn cho đội ngũ giáo viên về dạy học theo định hướng


phát triển năng lực học sinh, Hiệu trưởng dự thảo kế hoạch tập
huấn và tham khảo các ý kiến của các tổ trưởng chuyên môn
để hoàn chỉnh kế hoạch tập huấn; trong đó có chỉ rõ mục tiêu,
dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức để thực hiện mục
tiêu, dự kiến các nguồn nhân lực (nhân lực, tài lực và vật
lực, ..) để thực hiện mục tiêu; dự kiến phương thức kiểm tra và
đánh giá kết quả tập huấn; dự kiến mốc thời gian và thời
lượng tập huấn.
d) Lựa chọn nội dung tập huấn
Trên cơ sở xác đinh được nhu cầu tập huấn, mục tiêu tập
huấn, kế hoạch tập huấn cho đội ngũ giáo viên về dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Hiệu trưởng chỉ
ra các nội dung tập huấn:
- Tập huấn về các kiến thức, kỹ năng về xây dựng kế
hoạch dạy học (thiết kế bài dạy – giáo án) đối với từng môn
học, từng chương của môn học, từng bài học và tiết học cụ

thể; trong đó có:
+ Tập huấn về xác định mục tiêu bài dạy, tiết dạy để sẽ
hình thành và phát triển các năng lực cụ thể nào trong các
năng lực tự học và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác; qua đó


hỗ trợ để hỉnh thành và phát triển năng lực tư phục vụ và tự
quản.
+ Tập huấn về lựa cho các nội dung phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học, lựa chọn và phối hợp sử dụng các
CSVC&TBDH để chuyển tải được các nội dung dạy học đến
học sinh.
+ Tập huấn về lựa chọn được phương thức đánh giá kết
quả học tập của học sinh: xác định các tiêu chí đánh giá, cách
thức ghi nhận xét về mức độ hình thành và phát triển các năng
lực của học sinh tiểu học; phối hợp các thông tin từ các lực
lượng giáo dục nhằm: đánh giá chính xác, khách quan quá
trình học tập, sự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động
viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập,
rèn luyện.
đ) Xác định hình thức tổ chức tập huấn
Trong thực tiễn, đa số các giáo viên tiểu học rất bận rộn
với các hoạt động giảng dạy, quản lý học sinh 2 buổi trên ngày;
từ đó hình thức tập huấn hiệu quả nhất là tập trung giáo viên
nhiều đợt khác nhau trong thời gian ngắn (mỗi đợt chỉ 3 buổi và
mỗi buổi là 1/2 ngày) để triển khai các nội dung tập huấn:


- Tập huấn về thiết lập kế hoạch dạy học, trong thời gian
1/2 ngày theo hình thức thảo luận tại tổ chuyên môn dưới sự

hỗ trợ của báo cáo viên.
- Tập huấn về triển khai kế hoạch dạy học trên lớp bảng
hình thức thao giảng: một giáo viên chuẩn bị giảng dạy theo
kế hoạch dạy học một tiết (hoặc một bài học) đã được tổ
chuyên môn thông qua; giáo viên đó giảng dạy và các giáo
viên khác cùng báo cáo viên tập huấn dự giờ và góp ý kiến.
- Tập huấn về phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh bằng hình thức thuyết trình của báo cáo
viên kết hợp với thảo luận tại tổ chuyên môn.
e) Chuẩn bị phương tiện và điều kiện cho tập huấn
Để tập huấn có hiệu quả, hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng
văn phòng phối hợp với các tổ trưởng chuyên môn chuẩn bị
phòng họp để tập huấn về thiết lập kế hoạch dạy học, chuẩn bị
nội dung tiết thao giảng, chọn lớp học để tổ chức thao giảng,
trang bị các thiết bị dạy học cần thiết (đèn chiếu, máy vi tính,
các thiết bị âm thanh và ánh sáng, ...), bàn ghế cho giáo viên
dự thao giảng và báo cáo viên tập huấn.
g) Lựa chọn đội ngũ báo cáo viên cho lớp tập huấn
Đội ngũ báo cáo viên tập huấn có thể lựa chọn một trong
ba đối tượng hoặc phối hợp cả 3 đối tượng sau:


- Hiệu trưởng (hoặc phó hiệu trưởng phụ trách chuyên
môn) đã được tập huấn về dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh đã được Sở GD&ĐT tổ chức.
- Tổ trưởng chuyên môn đã được tập huấn về dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được Sở
GD&ĐT tổ chức.
- Mời cán bộ quản lý giáo dục tiểu học tại Phòng
GD&ĐT, mà cán bộ này đã được tập huấn về dạy học theo định

hướng phát triển năng lực học sinh và đã có kinh nghiệm trong
chỉ đạo dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
tại các trường tiểu học trong huyện.
h) Triển khai các nội dung tập huấn có trong chương
trình tập huấn
- Với hình thức tổ chức như trên; hiệu trưởng chỉ đạo
hoạt động tập huấn theo từng tổ chuyên môn, mỗi tổ thực hiện
3 buổi một đợt.
- Trong mỗi đợt tập huấn, báo cáo viên sẽ thuyết trình
vấn đề cần tập huấn khoảng nửa giờ, tổ chuyên môn chọn 1
hoặc 2 giáo viên báo cáo kế hoạch dạy học, giảng dạy tại lớp
thao giảng ... để các giáo viên khác tham gia góp ý dưới sự
trong tài của báo cáo viên.


i) Áp dụng các kiến thức tập huấn vào dạy học và đánh giá
kết quả tập huấn
Hiệu trưởng tổ chức và chỉ đạo hoạt động đánh giá kết
quả tập huấn bằng 2 hình thức chủ yếu:
- Mỗi giáo viên viết thu hoạch về nhận thức của cá nhân
đối với dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Tổ chức theo hướng đại trà các giờ thao giảng của
nhiều giáo viên (sau khi đã hoàn thành các đợt tập huấn). Từ
đó lấy ý kiến nhận xét chung của nhiều giáo viên về việc thực
hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh để
nhận biết kết quả tập huấn.
k) Kiểm tra, đánh giá kết quả tập huấn
Hiệu trưởng tổ chức các hoạt động đánh giá kết quả triển
khai hoạt động tập huấn đội ngũ giáo viên về dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh; để qua đó có các quyết định

quản lý phát huy thành tích, điều chỉnh các hạn chế.
- Các điều kiện để triển khai biện pháp
- Hiệu trưởng phải thực sự am hiểu về dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh;
- Phải lựa chọn được những báo cáo viên thực sự có
năng lực về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh cho các đợt tập huấn;


- Phải dành được thời gian thích hợp cho các đợt tập
huấn (theo phương thức phối hợp tập huấn với sinh hoạt
chuyên môn tại các tổ chuyên môn).
- Phối hợp lực lượng giáo dục tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho học sinh nhằm hỗ trợ cho dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học
- Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Mục đích của biện pháp này nhằm thông qua các hoạt
động trải nghiệm cho học sinh để bổ trợ cho học sinh tiểu học
các năng lực tự phục vụ và tư quản, năng lực hợp tác, năng lực
tự học và giải quyết vấn đề.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh có tác dụng
và giá trị thông qua các hoạt động thực tiễn để hỗ trợ cho sự
hình thành và phát triển năng lực của học sinh. Mặt khác, biện
pháp này có tác dụng và giá trị tháo gỡ các khó khăn, khắc
phục các bất cập trong thực trạng tổ chức các hoạt động bổ trợ
cho dạy học ở các trường tiểu học thuộc huyện Kinh Môn.
- Nội dung và cách thức triển khai biện pháp


Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn và tổ trưởng

văn phòng phối hợp với các tổ chức và đoàn thể trong và ngoài
trường tổ chức có chất lượng các hoạt động trải nghiệm theo
chương trình giáo dục tiểu học bằng việc xây dựng kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá các hoạt động chủ yếu dưới
đây.
- Hiệu trưởng thông qua đội ngũ tổ trưởng chuyên môn để
thống nhất trong toàn trường về kế hoạch, mục tiêu, nội dung,
phương pháp và hình thức tổ chức, phương thức đánh giá trong
tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh (tổ chức các sự
kiện theo các ngày kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc trong
năm, tham quan các danh lam thắng cảnh và các công trình lịch
sử và văn hoá, tham gia các hoạt động thực tiễn trong lao động
sản xuất của nhân dân địa phương, ...) theo chương trình giáo
dục tiểu học.
- Hiệu trưởng đề xuất ý kiến của mình với chi bộ Đảng,
với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, với đội thiếu niên
tiền phong Hồ Chí Minh và với công đoàn của nhà trường để
thống nhất kế hoạch, mục tiêu, nội dung, phương pháp và các
hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh nhằm hỗ


trợ cho dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
nhằm coi đó là nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong triển
khai đổi mới giáo dục tiểu học.
- Hiệu trưởng thông qua đội ngũ tổ trưởng chuyên môn để
các tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo giáo viên của tổ phối hợp
với đại diện cha mẹ học sinh tham gia tổ chức các hoạt động
trải nghiệm cho học sinh: tham góp về mục tiêu, nội dung,
phương pháp và hình thức tổ chức, góp sức lực và kinh phí cho
các hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục tiểu học.

Mặt khác, thông qua các gia đình học sinh theo dõi, động viên
và giúp đỡ con em của họ hình thành và phát triển các năng lực
tự phục vụ, tự quản, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề trong
thời gian học sinh sinh hoạt tại gia đình.
- Hiệu trưởng thông qua đội ngũ tổ trưởng chuyên môn
để đội ngũ đó chỉ đạo giáo viên trong tổ phối hợp với các tổ
chức và đoàn thể trong và ngoài trường triển khai kế hoạch tổ
chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
- Hiệu trưởng tổ chức đánh giá kết quả triển khai các hoạt
động trải nghiệm theo kế hoạch; để qua đó có các quyết định
quản lý phát huy thành tích, điều chỉnh các hạn chế.
- Các điều kiện để triển khai biện pháp


- Các lực lượng giáo dục tiểu học trong và ngoài các
trường tiểu học thuộc huyện Kinh Môn phải nhận thức được
trách nhiệm của mình đối với các quan điểm, nhiệm vụ và giải
pháp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục tiểu học; từ đó tự
giác tham gia vào các hoạt động của trường tiểu học nói chung
và dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Các trường tiểu học thuộc huyện Kinh Môn nhất thiết
phải nâng cao được chất lượng dạy học, mà chất lượng đó thể
hiện ở sự hình thành và phát triển các năng lực của học sinh
tiểu học. Có như vậy, các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường
mới thực sự có lòng tin để tham gia đầu tư sức lực và kinh phí
cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
- Trang bị CSVC&TBDH đáp ứng các yêu cầu sử dụng
của giáo viên và học sinh trong dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh tiểu học
- Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Mục đích của biện pháp này nhằm tạo ra đầy đủ, kịp thời
và có chất lượng CSVC&TBDH cho giáo viên và học sinh sử
dụng trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh.


Trang bị CSVC&TBDH đáp ứng các yêu cầu sử dụng
của giáo viên và học sinh sẽ mang tại giá trị và tác dụng tạo đủ
các phương tiện cần thiết để triển khai dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh; vì dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh cần có CSVC&TBDH
thích hợp để thực hiện các phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học theo các nội dung dạy học. Mặt khác, biện pháp này
có tác dụng và giá trị tháo gỡ các khó khăn và khắc phục các
bất cập trong thực trạng quản lý phương tiện và điều kiện dạy
học ở các trường tiểu học trong huyện Kinh Môn.
- Nội dung và cách thức triển khai biện pháp
Hiệu trưởng các chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn phối hợp
với tổ trưởng văn phòng, giáo viên chuyên trách về thư viện,
thí nghiệm và thiết bị thông tin thực hiện các hoạt động chủ
yếu:
- Chỉ đạo xác định nhu cầu số lượng, yêu cầu chất lượng
CSVC&TBDH mà giáo viên và học sinh sẽ sử dụng trong dạy
học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong cả năm
học theo chương trình giáo dục tiểu học.
- Tổ chức kiểm kê về CSVC&TBDH hiện có của nhà
trường để so sánh với nhu cầu sử dung của giáo viên và học


sinh; từ đó có định hướng cho việc huy động kinh phí mua

sắm, hoặc đề nghị cấp phát nhằm trang bị đầy đủ, kịp thời và
có chất lượng về CSVC&TBDH.
- Chỉ đạo các hoạt động tìm nguồn đầu tư hoặc xin cấp
phát kinh phí và CSVC&TBDH từ ngành giáo dục, từ các hoạt
động xã hội hoá giáo dục nhằm phát triển CSVC&TBDH đáp
ứng nhu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh trong dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Chỉ đạo hoạt động dự trù kinh phí để mua sắm
CSVC&TBDH; tổ chức và chỉ đạo hoạt động mua sắm để
trang bị đầy đủ, kịp thời và có chất lượng các CSVC&TBDH
trên cơ sở kết quả kiểm kê CSVC&TBDH và trên cơ sở xác
định nhu cầu sử dụng CSVC&TBDH của giáo viên và của học
sinh.
- Chỉ đạo việc hướng dẫn tính năng và tác dụng của từng
TBDH mới cho đội ngũ giáo viên để họ sử dụng tối đa công
suất của TBDH và để đảm bảo an toàn trong sử dụng.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động động viên, khuyến
khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học hoặc sáng tạo trong sử
dụng máy tính, thiết bị thông tin, âm thanh, ánh sáng của
trường hoặc của cá nhân giáo viên vào dạy học.


- Chỉ đạo các hoạt động nhằm bảo quản CSVC&TBDH
(trông coi, cất giữ, bảo dưỡng, thanh lý, ...) để thực hành tiết
kiệm và tránh được sự cố trục trặc bất thường trong khi giáo
viên và học sinh sử dụng trong dạy học.
- Chỉ đạo đội ngũ CBQL cấp dưới, đội ngũ giáo viên và
nhân viên của trường thực hiện phương châm liên tục phát
triển CSVC&TBDH để đảm bảo chuẩn hoá và hiện đại hoá
theo xu hướng phát triển KH&CN của thời đại, nhất là xu

hướng phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông.
- Hiệu trưởng tổ chức hoạt động đánh giá kết quả trang bị
CSVC&TBDH đáp ứng các yêu cầu sử dụng của giáo viên và
học sinh; để qua đó có các quyết định quản lý phát huy thành
tích, điều chỉnh các hạn chế.
- Các điều kiện để triển khai biện pháp
- Phải huy động được kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau
(nhà nước, cộng đồng, các doanh nghiệp địa phương,...) để
mua sắm CSVC&TBDH.
- Phải tích cực đề xuất nhu cầu và xin cấp phát bổ sung
từ ngành giáo dục về các TBDH theo danh mục các thiết bị
giáo dục tiểu học.
- Đội ngũ giáo viên phải sử dụng, sử dụng đúng tính
năng tác dụng và sử dụng hết công suất của CSVC&TBDH để


tránh lãng phí do CSVC&TBDH tự hư hỏng vì lâu ngày
không được sử dụng (đắp chiếu).
- Giám sát chặt chẽ hoạt động đánh giá kết quả học tập
của học sinh trong dạy học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh tiểu học
- Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Biện pháp này nhằm mục tiêu đánh giá được thực chất sự
hình thành và phát triển các năng lực của học sinh tiểu học
nhờ dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; để
qua đó có các quyết định quản lý phát huy mặt tốt và điều
chỉnh các hạn chế.
Giám sát chặt chẽ hoạt động đánh giá kết quả học tập
trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh có
tác dụng và giá trị đối với các kết quả nhận xét của giáo viên

về quá trình học tập và rèn luyện của học sinh được chính xác,
khách quan, làm rõ sự tiến bộ của học sinh; đồng thời coi
trọng việc động viên, khuyến khích tính chủ động, tích
cực .....trong học tập và rèn luyện.
- Nội dung và cách thức triển khai biện pháp


Triển khai biện pháp này, hiệu trưởng thông qua đội ngũ
tổ trưởng chuyên môn, để đội ngũ đó chỉ đạo các giáo viên
trong tổ phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường,
ở gia đình, ngoài xã hội để triển khai các nội dung chủ yếu
dưới đây.
- Thống nhất trong tổ chuyên môn về phương châm đánh
giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh là đảm bảo:
chính xác, khách quan, làm rõ sự tiến bộ của học sinh; đồng
thời coi trọng việc động viên, khuyến khích tính chủ động,
tích cực ..... trong học tập và rèn luyện.
- Thống nhất trong tổ chuyên môn về mục tiêu đánh giá
kết quả học tập của học sinh trong từng tiết học, bài học: đánh
giá phải chỉ ra được mức độ hình thành và phát triển được các
năng lực nào của học sinh tiểu học sau khi học xong một bài
học hoặc tiết học đúng như trong kế hoạch dạy học của giáo
viên (giáo án) đã dự kiến. Từ đó thống nhất các quay định về
tiêu chí đánh giá các năng lực của học sinh tiểu học; trong đó:
+ Các tiêu chí đánh giá năng lực tự phục vụ, tự quản
gồm: “HS tự vệ sinh thân thể, ăn mặc, gọn gàng sạch sẽ; HS
tự chuẩn bị đồ dùng học tập trên lớp của cá nhân ở trên lớp và
ở nhà; HS tự hoàn thành công việc được giao đúng hẹn; HS



chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập; HS tự sắp xếp thời
gian học tập, sinh hoạt cá nhân, vui chơi hợp lí; HS tự sắp xếp
thời gian làm các bài tập theo yêu cầu của giáo viên” [51].
+ Các tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác gồm: “HS có kĩ
năng giao tiếp, sẵn sàng giúp đỡ bạn; HS tích cực tham gia
vào các công việc của tổ/nhóm; HS dễ làm quen, kết bạn; HS
biết nói lời cảm ơn khi người khác giúp mình một điều gì đó;
HS tích cực, tự giác hoàn thành công việc được nhóm giao
đúng hẹn; HS lắng nghe và dễ dàng thỏa thuận với các bạn
trong nhóm” [51].

+ Các tiêu chí đánh giá năng lực tự học

và giải quyết vấn đề gồm: “HS tự giác thực hiện các nhiệm vụ
học tập cá nhân, học theo nhóm; HS tự giác chủ động hoàn
thành các bài tập được giao đúng hẹn; HS tự kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập để điều chỉnh việc học; HS vận dụng điều
đã học để giải quyết các vấn đề trong học tập; để giải quyết
một vấn đề, học sinh thường cố gắng đến cùng; HS chủ động
nghĩ ra những cách khác nhau để giải quyết vấn đề” [51].
- Thống nhất trong tổ chuyên môn về phương pháp và
hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh qua từng tiết
học, bài học; trên cơ sở thu thập đủ các nguồn thông tin từ nhà


trường, gia đình, xã hội, đặc biệt là ý kiến tự đánh giá của mỗi
học sinh và tập thể học sinh.
- Thống nhất cách thức thể hiện nội dung ghi nhận xét
của giáo viên về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
- Thông qua tổ chuyên môn để thực hiện việc kiểm tra sổ

sách của giáo viên; kiểm tra hồ sơ của học sinh; dự giờ, thăm
lớp, thao giảng; tham dự, tổ chức các hoạt động trải nghiệm
cho học sinh, ... để theo dõi giám sát giáo viên thực hiện đúng
các quy định đã thống nhất trong tổ đối với triển khai dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Thông qua tổ chuyên môn để trực tiếp góp ý và chỉ đạo
sự điều chỉnh đối với từng giáo viên về việc kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của học sinh theo đúng yêu cầu dạy học theo
định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Hiệu trưởng thực hiện chức năng kiểm tra đánh giá
trong quản lý để nhận biết các mặt tốt và các mặt hạn chế
trong giám sát hoạt động đánh giá kết quả học tập của hoạt
động trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực học;
từ đó có các quyết định quản lý nhằm phát huy mặt tốt và điều
chỉnh hoạt động quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong
quản lý các hoạt động giám sát đã nêu trên.
- Các điều kiện để triển khai biện pháp


Các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường phải nhận
thức được phương châm giám sát hoạt động đánh giá kết quả
học tập của học sinh là để nâng cao chất lượng hoạt động đánh
giá kết quả học tập của học sinh; đồng thời nhận biết được
tính hiệu quả của dạy học theo định hướng phát triển năng lực
học sinh; chứ không phải mang tính khắt khe đối với giáo viên
hoặc để phê bình giáo viên. Phương châm đánh giá kết quả
học tập của học sinh trong dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh tiểu học là phải nhằm vào khả năng người
học vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết vấn
đề thực tiễn của cuộc sống và theo chuẩn đầu ra; nhằm vào sự

tiến bộ trong quá trình học tập.
- Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL các cấp trong
trường về quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh tiểu học
- Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Mục đích của biện pháp này nhằm nâng cao năng lực
quản lý về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh cho đội ngũ CBQL các cấp của trường (hiệu trưởng, các


phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng văn
phòng, các cán bộ chuyên trách về thư viện, thí nghiệm và
thiết bị thông tin).
Chất lượng của một hoạt động nào đó đều phụ thuộc vào
công tác quản lý hoạt động của những người quản lý. Cho nên
tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL các cấp trong trường về
quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
tiểu học có tác dụng và giá trị nâng cao năng lực quản lý nhằm
nâng cao chất lượng trong triển khai các chức năng cơ bản của
quản lý đối với quản lý dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh ở các trường tiểu học; đồng thời cũng nhằm
đảm bảo cho yếu tố có tác động mạnh nhất trong các yếu tố có
ảnh hưởng đến quản lý dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh thực sự có tác động với quản lý dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được đánh giá
trong thực trạng quản lý ở các trường tiểu học của huyện Kinh
Môn.
- Nội dung và cách thức triển khai biện pháp
Thực hiện biện pháp này, hiệu trưởng phải thông qua
hoạt động quản lý của các tổ trưởng chuyên môn và tổ trưởng

văn phòng; đồng thời thực hiện các đề xuất của minh đối với


×