Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

BIỆN PHÁP QUẢN lý HOẠT ĐỘNG bồi DƯỠNG CHUYÊN môn THEO CHỦ đề CHO GIÁO VIÊN mầm NON QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.31 KB, 70 trang )

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI
DƯỠNG CHUYÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ
CHO GIÁO VIÊN MẦM NON QUẬN KIẾN
AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG
BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC


- Một số nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý
Biện pháp quản lý hoạt động BDCM theo chủ đề cho
giáo viên trường mầm non được hiểu là cách làm, cách quản
lý nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho các giáo viên
mầm non để đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay, là
nhiệm vụ trọng tâm trong duy trì, phát triển mỗi nhà trường
MN. Các biện pháp phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Mục đích của một hoạt động là kết quả mong đợi mà
mỗi con người trong mỗi hoạt động, mỗi hệ thống cần phải
phấn đấu để đạt. Mục đích có tác dụng định hướng chỉ đạo
toàn bộ hệ thống.
Mục tiêu là một bộ phận của mục đích, là mục đích gần,
phải thực hiện nhiều mục tiêu mới đạt được mục đích.
Chuyên môn của người giáo viên mầm non có những nét
đặc thù khác với chuyên môn GV các cấp học khác. Người
GVMN không chỉ làm công tác giáo dục mà cả chăm sóc nuôi dưỡng. Vì vậy, khi xây dựng các biện pháp BDCM theo
chủ đề của Hiệu trưởng cho GVMN phải đảm bảo bồi dưỡng


cho các GVMN về chuyên môn giáo dục cũng như chuyên
môn chăm sóc, nuôi dưỡng. Theo Nguyễn Ánh Tuyết, người
GVMN phải là những người lao động đa năng, trong nhân
cách của họ vừa có những nét của người mẹ, của nhà giáo


dục, của người nghệ sĩ, của người y tá, của người cấp dưỡng.
Chính mục tiêu này sẽ định hướng cho việc tìm ra các biện
pháp quan trọng trong quá trình tiến hành các HĐ BDCM
theo chủ đề cho GVMN trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện
nay.
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục mầm
non là tất yếu là nhu cầu cấp thiết của xã hội. Với định hướng
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, công tác
quản lý hoạt động BDCM theo chủ đề cho GVMN cũng cần
phải thay đổi. Các biện pháp quản lý hoạt động BDCM theo
chủ đề cho GVMN phải đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn
đổi mới giáo dục mầm non hiện nay, giúp họ hoàn thành tốt
vai trò của mình trong bối cảnh mới. Những yêu cầu của đổi
mới giáo dục mầm non về chuyên môn của người GVMN
trong thế kỉ XXI là những chỉ dẫn quan trọng giúp cho việc đề
xuất các biện pháp quản lý hoạt động BDCM theo chủ đề cho


giáo viên mầm non. Điều này phải được cụ thể qua việc đổi
mới xác định mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp,
cũng như quá trình kiểm tra đánh giá hoạt động BDCM theo
chủ đề cho giáo viên mầm non.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi:
biện pháp quản lý đề xuất phải sát với thực tế giáo dục, quản
lý giáo dục, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế tại
các cơ sở giáo dục, phù hợp với việc BDCM theo chủ đề cho
GVMN. Khi xây dựng các biện pháp quản lý phải đảm bảo
tính khoa học trong quy trình quản lý của Hiệu trưởng. Các

biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm để có căn cứ
khách quan, có khả năng thực hiện cao và tiếp tục được hoàn
chỉnh để ngày càng hoàn thiện. Yêu cầu tính khả thi cũng đòi
hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn
quản lý việc BDCM theo chủ đề cho GV và có hiệu quả cao
khi thực hiện tốt các biện pháp quản lý. Tính khả thi khi đề
xuất các biện pháp quản lý là điều kiện cần và đủ về mặt
nguyên tắc phương pháp luận để biện pháp quản lý đề xuất có
giá trị thực tiễn và trở thành hiện thực trong quản lý.


- Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất công tác quản lý
việc BDCM theo chủ đề cho giáo viên. Việc đề xuất các biện
pháp quản lý việc BDCM theo chủ đề cho giáo viên phải là sự
đồng bộ của các khâu trong quá trình quản lý: Lập kế hoạch
BDCM theo chủ đề cho giáo viên, tổ chức quá trình bồi dưỡng
cho GV, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá chất
lượng sau mỗi đợt bồi dưỡng. Sự đồng bộ trong các biện pháp
quản lý cũng đòi hỏi sự chú ý toàn diện việc quản lý hoạt động
BDCM theo chủ đề cho GV và các yếu tố tham gia vào việc
quản lý hoạt động BDCM theo chủ đề cho GV: Xây dựng nội
dung chương trình, chuẩn bị cơ sở vật chất, các nội dung cần
bồi dưỡng,... Chỉ khi đề xuất và thực hiện được đồng bộ các
biện pháp quản lý thì hiệu quả và chất lượng BDCM theo chủ
đề cho giáo viên mới đạt kết quả.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên mầm non Quận
Kiến An, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh đổi mới
giáo dục.

- Kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ


đề ngắn hạn và dài hạn của nhà trường trên cơ sở cá nhân
tự đăng ký
Trong quản lý trường học, đặc biệt là quản lý trường
mầm non thì một trong những phương pháp quản lý hoạt động
BDCM theo chủ đề quan trọng nhất là quản lý bằng kế hoạch.
Mọi hoạt động của nhà trường đều thể hiện trên kế hoạch và
mọi thành viên đều dựa trên kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ.
Qua kế hoạch để theo dõi tiến độ thực hiện và đánh giá quá
trình và kết quả thực hiện công tác quản lý cũng như mọi hoạt
động khác.
- Mục tiêu của biện pháp
-

Biện pháp này nhằm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
chuyên môn theo chủ đề cho GV một cách khoa học,
hợp lý, có tính khả thi, đáp ứng với đổi mới GDMN và
nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của giáo viên trong trường.

-

Xây dựng kế hoạch BDCM theo chủ đề thể hiện quy trình
tiến hành hoạt động BDCM theo chủ đề cho GV, những
điều kiện hỗ trợ các khâu trong quá trình bồi dưỡng và
cách thức kiểm soát một cách chặt chẽ, khoa học kết quả



bồi BDCM theo chủ đề của giáo viên cũng như chất
lượng, hiệu quả của mỗi đợt BDCM theo chủ đề.
- Nội dung thực hiện
-

Lập kế hoạch trên cơ sở cá nhân tự đăng ký : Hiệu
trưởng khảo sát, điều tra nhu cầu BDCM theo chủ đề của
giáo viên, tôn trọng các ý kiến đề xuất của giáo viên.
Trên cơ sở cá nhân tự đăng ký, Hiệu trưởng lựa chọn
những đề xuất chung nhất, phù hợp nhất, cần thiết phải
tiến hành ngay để nâng cao chất lượng chuyên môn
trong nhà trường.

-

Xác định, phân bổ các đợt bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn
xen kẽ trong năm học cho giáo viên để sao cho: nhiều giáo
viên có thể tham gia các đợt bồi dưỡng, các giáo viên
được tham dự các lớp bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn đều
có điều kiện để đạt được hiệu quả cao nhất sau các đợt tập
huấn, bồi dưỡng.

-

Bên cạnh đó, để các đợt BDCM theo chủ đề dài hạn và
ngắn hạn có hiệu quả, cần xác định rõ:
+ Xây dựng mục tiêu rõ ràng, cụ thể trong kế hoạch:


Mục tiêu của hoạt động BDCM theo chủ đề cho giáo viên là

phương tiện giúp đạt được mục đích giáo dục; làm cơ sở để
lập kế hoạch, xây dựng nội dung chương trình và phân bổ các
nguồn lực như cơ sở vật chất, kinh phí, nhân sự,...; thiết lập
các tiêu chuẩn hoạt động và quyết định đến hiệu quả của hoạt
động BDCM theo chủ đề cho GV. Việc thiết lập mục tiêu càng
rõ ràng, cụ thể sẽ định hướng càng chính xác cho công tác
BDCM theo chủ đề.
+ Xác định nội dung cần tổ chức BDCM, hình thức bồi
dưỡng, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn khi lập kế hoạch
bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề, thời gian cụ thể cho mỗi
đợt bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề dài hạn hay ngắn hạn.
+ Xác định điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, bố trí nhân
sự tham gia học, cũng như giáo viên dự trữ, hỗ trợ công việc
thay thế cho giáo viên tham gia bồi dưỡng; điều kiện về tài
chính; điều kiện về thời điểm thích hợp để mở lớp bồi dưỡng
dài hạn hay ngắn hạn; lựa chọn mời được giảng viên có chuyên
môn sâu, có kinh nghiệm ứng dụng trong thực tế chăm sóc, giáo
dục trẻ.
- Cách thức thực hiện


-

Xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
theo chủ đề trên cơ sở cá nhân tự đăng kí: Khuyến khích
các giáo viên đề xuất, đăng kí nội dung bồi dưỡng
chuyên môn theo chủ đề gắn với yêu cầu của đổi mới
GDMN, đặc biệt hướng giáo viên chú ý tới nhu cầu được
bồi dưỡng những kiến thức và phương pháp mới, đáp
ứng những đòi hỏi đổi mới trong GDMN.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề

thiết thực, hiệu quả.
+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo chủ
đề bao gồm kế hoạch dài hạn mang tính chiến lược và kế
hoạch ngắn hạn, đảm bảo tính cần thiết của các nội dung bồi
dưỡng theo các chủ đề.
+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dài hạn dựa trên cơ sở
nhu cầu phát triển của giáo dục về số lượng, đối tượng, nội
dung, chương trình bồi dưỡng toàn diện và cần có sự phân loại
giáo viên để xác định nhu cầu bồi dưỡng cho từng loại hình cụ
thể.
+ Xây dựng kế hoạch phải mang tính thống nhất, toàn
diện, tăng cường tính thực tiễn trong nội dung và phương


pháp bồi dưỡng.
-

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề
đảm bảo các điều kiện, quy trình như sau:
+ Trên cơ sở nhu cầu của giáo viên
+ Xác định cụ thể mục tiêu, nội dung và thời gian của

chương trình bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề phù hợp với
kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề của các cấp.
+ Dựa trên nhu cầu thực tiễn và xuất phát từ năng lực,
trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của GV. Trong
từng giai đoạn có tổ chức đánh giá, phân loại giáo viên để xác
định nhu cầu cần bồi dưỡng cho từng trình độ giáo viên một

cách cụ thể.
+ Xác định rõ những yêu cầu và mong muốn cần đạt
được đối với các yếu tố tham gia vào quá trình bồi dưỡng như
nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng,
hướng dẫn của giảng viên, cách thức đánh giá kết quả của
hoạt động bồi dưỡng,... để hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
theo chủ đề cho giáo viên có chất lượng, hiệu quả.
+ Tạo điều kiện và dành thời gian hợp lý cho các cá


nhân tham gia các lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao
trình độ, đáp ứng cập nhật những kiến thức mới, những thông
tin khoa học mới. Sắp xếp, bố trí bồi dưỡng vào thời gian,
thời điểm phù hợp như: tổ chức bồi dưỡng ngoài giờ, tạo điều
kiện cho toàn bộ giáo viên cùng được tham gia tập huấn bồi
dưỡng.
+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo chủ
đề cho giáo viên trên cơ sở tài liệu bồi dưỡng giáo viên của
Phòng Giáo dục, tham khảo kế hoạch BDCM theo chủ đề của
trường bạn. đồng thời quan tâm, bổ sung thêm một số nội
dung gắn với tình hình thực tiễn của trường vào kế hoạch bồi
dưỡng; chú trọng cập nhật thông tin về đổi mới giáo dục mầm
non (chương trình giáo dục mầm non), các kinh nghiệm tiên
tiến, hiện đại trong giáo dục mầm non.
-Điều kiện thực hiện
-

Người Hiệu trưởng cần luôn sâu sát, nắm bắt được
những nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề của
giáo viên, nắm được những chỗ còn khuyết thiếu, chưa

hoàn thiện trong việc thực hiện công tác chuyên môn
chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mình, từ đó có sự tổng


hợp và lựa chọn đúng và trúng khi xác định kế hoạch bồi
dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên
-

Người Hiệu trưởng, cán bộ quản lý hiểu rõ những nhiệm
vụ trọng tâm về công tác chuyên môn theo chủ đề trong
từng giai đoạn để xây dựng được kế hoạch BDCM theo
chủ đề ngắn hạn hay dài dạn phù hợp với tình hình.

-

Định hướng cho giáo viên những nội dung cần thiết
trong công tác chuyên môn để có sự đề xuất nội dung
BDCM theo chủ đề nhất quán, tập trung, và những nội
dung BDCM theo chủ đề được đề xuất cũng là những
nội dung trọng điểm, cần thiết trong điều kiện thực tế
của nhà trường cần thiết phải được BDCM theo chủ đề,
là những nội dung quan trọng trong đổi mới, sáng tạo,
linh hoạt thực hiện chương trình GDMN theo sự chỉ
đạo của các cấp.

-

Hiệu trưởng, cán bộ quản lý của nhà trường cần không
ngừng học hỏi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ giáo
dục mầm non, nắm rõ những chỉ đạo của ngành, những

kiến thức khoa học về giáo dục mầm non mới, tham
khảo những kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo chủ


đề của các trường mầm non khác để học hỏi, xây dựng
kế hoạch BDCM theo chủ đề cho nhà trường đạt hiệu
quả cao nhất.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề có trọng tâm,
trọng điểm căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu nuôi dưỡng, giáo
dục của trường mầm non trong từng giai đoạn
- Mục tiêu của biện pháp
-

Biện pháp này nhằm phát huy tính tích cực, chủ động
sáng tạo và vai trò của các vị trí, chức năng của các
thành viên trong hoạt động quản lý, thể hiện sự phân
công công việc một cách hợp lý của Hiệu trưởng trong
trường mầm non. Làm cho hoạt động bồi dưỡng chuyên
môn theo chủ đề tiến hành đều đặn, đảm bảo sự liên tục,
tạo nền nếp tốt ở giáo viên trong bồi dưỡng chuyên môn.

-

Tập trung bộ máy hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
giám sát, đôn đốc các giáo viên trong việc tổ chức các
hoạt động BDCM theo chủ đề tích cực, hiệu quả, đảm
bảo việc tổ chức và triển khai hoạt động BDCM theo
chủ đề vào những mục tiêu trọng tâm, trọng điểm đề ra
trong kế hoạch, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của nhà



trường.
- Nội dung biện pháp
-

Thiết lập bộ máy hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo
chủ đề phụ thuộc quy mô, điều kiện của từng trường
mầm non.

-

Tùy thuộc nhà trường có quy mô lớn hay nhỏ, có số
lượng giáo viên nhiều hay ít, Hiệu trưởng tổ chức triển
khai các lớp bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả.

-

Thông tin tới cán bộ, giáo viên về mục tiêu BDCM theo
chủ đề, trọng tâm cần đặt ra trong công tác BDCM theo
chủ đề của từng giai đoạn, của năm học, từ đó tiến hành
các hoạt động bồi dưỡng như trong kế hoạch đã xây
dựng dựa trên tình hình thực tế của đơn vị.

-

Nghiên cứu kĩ kế hoạch để ưu tiên tổ chức hoạt động
BDCM theo chủ đề cho giáo viên những mục tiêu trọng
tâm phù hợp điều kiện của mỗi nhà trường MN: bồi
dưỡng về lập kế hoạch các chủ đề, xây dựng kế hoạch
năm học, bồi dưỡng về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, các kỹ

năng sơ cấp cứu đảm bảo an toàn... khi thực hiện các chủ


đề trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
-

Rà soát, tăng cường trang bị, chuẩn bị các điều kiện tốt
phục vụ cho công tác tổ chức hoạt động BDCM theo chủ
đề thành công và đạt kết quả.

- Cách thức thực hiện
-

Thiết lập bộ máy hoạt động BDCM theo chủ đề
+ Với một số trường MN có quy mô nhỏ có số học sinh

ít, số lớp ít, Hiệu trưởng thường kiêm việc phụ trách chính
cho hoạt động BDCM, chủ động trong việc tổ chức triển khai
các hoạt động BDCM theo chủ đề cho các giáo viên trong nhà
trường. Đòi hỏi người HT phải sâu sát, tìm hiểu nhu cầu,
những vấn đề cần thiết về chuyên môn của giáo viên để tổ
chức HĐ BDCM theo chủ đề có hiệu quả.
+ Với những trường MN có quy mô lớn, có các thành
phần chức danh trong nhà trường như: HT, Phó HT phụ trách
chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn các khối lớp, thì việc thiết
lập bộ máy hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ở các nhà trường
khi tổ chức HĐ BDCM theo chủ đề là rất quan trọng, là một
trong những yếu tố hàng đầu đảm bảo việc BDCM theo chủ đề



đạt hiệu quả cao.
-

Xác định trọng tâm cần tổ chức BDCM theo chủ đề:
+ Trước khi tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

theo chủ đề , Hiệu trưởng lấy ý kiến giáo viên để thống nhất
kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề, làm rõ hơn
những mục tiêu trọng tâm mà HĐ BDCM theo chủ đề của nhà
trường cần đạt được: yêu cầu giáo viên nêu ra những vướng
mắc của mình về kế hoạch, chương trình giáo dục đang thực
hiện, những đề tài chưa phù hợp với độ tuổi của trẻ, những
điểm còn bất cập trong xác định mục tiêu, nội dung từng chủ
đề đặt ra với từng độ tuổi của trẻ, về cách xây dựng kế hoạch
tuần, kế hoạch hoạt động hàng ngày, phương pháp dạy các bộ
môn, cách đánh giá trẻ, cách lồng ghép các chủ đề như: giáo
dục an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, giáo dục lễ giáo,
giáo dục bảo vệ biển và hải đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu
và giảm nhẹ thiên tai....
+ Hoặc là những nhu cầu trong chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ. Với đặc thù trường mầm non, những đòi hỏi của phụ
huynh trong chăm sóc đảm bảo an toàn cho trẻ luôn khắt khe.
Vì vậy, mong muốn được BDCM theo chủ đề về chăm sóc trẻ,


về quy chế vệ sinh trong trường mầm non hay về những quy
định đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ,
những kiến thức về sơ cấp cứu ban đầu trong trường mầm non
phòng tránh những tai nạn ngoài ý muốn nhưng rất dễ xảy đến
với trẻ mầm non; ngoài ra, việc BDCM theo chủ đề trong nuôi

dưỡng trẻ cũng rất cần thiết: về việc tổ chức bữa ăn, giấc ngủ
cho trẻ, việc cho trẻ ăn đúng khẩu phần, phòng tránh suy dinh
dưỡng, béo phì cho trẻ. Các ý kiến được tập hợp và gửi đến
cho Hiệu trưởng và người Hiệu trưởng tiến hành tổ chức các
hoạt động BDCM theo chủ đề dựa trên nhu cầu của giáo viên
theo mục tiêu, yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường
trong giai đoạn cụ thể.
+ Với những trường MN có quy mô trung bình: nhìn
chung với các trường có quy mô nhỏ, trọng tâm của công tác
BDCM theo chủ đề thường thiên về nhu cầu BDCM về việc
chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển thể chất cho trẻ. Xét trên
điều kiện thực tế, ở những trường MN quy mô trung bình, đội
ngũ giáo viên số lượng ít. Độ tuổi của giáo viên thường trẻ, và
thường có sự biến động trong đội ngũ giáo viên. Về chuyên
môn, phần lớn các giáo viên trẻ mới ra trường nên chưa có
nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn chăm sóc trẻ. Vì vậy,


việc tổ chức BDCM theo chủ đề cho giáo viên về chăm sóc
nuôi dưỡng phát triển thể chất cho trẻ là rất cần thiết. Ngoài
ra, các nhà trường cũng luôn cần đề cao việc tổ chức bồi
dưỡng củng cố và nâng cao chuyên môn giáo dục cho giáo
viên đáp ứng những đòi hỏi của ngành.
+ Với những trường MN có quy mô lớn: phần lớn, đây là
những trường có sự ổn định hơn. Ngoài các hoạt động bồi
dưỡng chuyên môn thường xuyên theo định kỳ về các hoạt
động CSNDGD trẻ như trên, các nhà trường có nhiều giáo
viên hơn, có điều kiện tốt hơn trong bồi dưỡng thu hút nhân
tài, tập trung được lượng giáo viên yêu nghề, có khả năng học
hỏi, nắm bắt nghề GVMN nhanh, đảm bảo được chuyên môn

chăm sóc, giáo dục trẻ. Với những trường MN này, việc tổ
chức HĐ BDCM theo chủ đề cần hướng tới sự nâng cao trong
chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ như:
Tổ chức các buổi hội thảo: việc tổ chức này sẽ bổ sung
cho giáo viên những thiếu hụt trong chuyên môn, nâng cao
cập nhật kiến thức.
Tổ chức hội thi, hội giảng nâng cao chất lượng tổ chức các
giờ hoạt động cho trẻ, tham gia các hội thi về chuyên môn với


cấp học MN: với mỗi giờ hoạt động học tập hay vui chơi, trẻ
mầm non tùy theo độ tuổi đều được tích lũy một lượng kiến
thức nhất định về kiến thức, về kĩ năng, “vun đắp những viên
gạch nhỏ trong tâm hồn trẻ” về tình cảm, thái độ của trẻ mầm
non trước thế giới xung quanh. Vì vậy, BDCM theo chủ đề
thông qua tổ chức các hội thi về chuyên môn là một hình thức
rất hiệu quả, trọng điểm nên các trường thường xuyên tổ chức
và tham gia. Đặc biệt, qua tham gia các hội thi, các giáo viên
trường MN sẽ có nhiều cơ hội hơn trong giao lưu, học hỏi kinh
nghiệm với giáo viên, đồng nghiệp ở các trường MN khác.
+ Với những trường MN có chất lượng cao: ngoài việc
tổ chức các nội dung trọng điểm trên, những trường MN có
chất lượng cao còn cần hướng tới tổ chức tham quan, học tập
các mô hình trường MN chất lượng cao khác của tỉnh, các mô
hình trường MN có yếu tố nước ngoài; tổ chức học hỏi, giao
lưu với các trường MN của các tỉnh, thành phố khác: từ đó có
những định hướng giá trị mới về chất lượng chuyên môn
trong mỗi nhà trường, có những tiêu chí mới được đặt ra thúc
đẩy chuyên môn của nhà trường phát triển, bắt nhập kịp với
những tiến bộ, những đổi mới GDMN của toàn ngành GD.

-

Tăng cường các điều kiện phục vụ tốt cho tổ chức hoạt


động bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề.
Để đảm bảo cho tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên
môn theo chủ đề đạt hiệu quả, yêu cầu cần thiết và quan trọng
là phải cung cấp và trang bị các điều kiện tối thiểu phục vụ
cho hoạt động bồi dưỡng, trước hết là giáo trình, tài liệu tham
khảo. Đồng thời các yếu tố hỗ trợ khác như: đồ dùng dạy học,
thiết bị nghe, nhìn.. .cũng rất quan trọng.
Dành kinh phí thỏa đáng cho việc BDCM theo chủ đề
cho giáo viên. Đây là điều kiện đầu tiên để kế hoạch xây dựng
nguồn nhân lực được khả thi. Kinh phí phục vụ cho hoạt động
bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho GV bao gồm kinh phí
bồi dưỡng giảng viên, kinh phí hỗ trợ bồi dưỡng CBQL, kinh
phí hỗ trợ GV tham gia các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao
trình độ chuyên môn theo nhu cầu. Do vậy, mỗi nhà trường
phải chủ động trong việc dự trù nguồn kinh phí dành cho công
tác BDCM theo chủ đề cho giáo viên.
- Điều kiện thực hiện
-

Tập hợp ý kiến của tập thể để xác định việc tổ chức
BDCM theo chủ đề đúng trọng tâm phù hợp với tình
hình nhà trường trong giai đoạn cụ thể phục vụ cho mục


tiêu, yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ

-

Dành nguồn kinh phí thỏa đáng cho hoạt động BDCM theo
chủ đề cho GVMN.

-

Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cần thiết hỗ trợ cho
các HĐ BDCM theo chủ đề: về phòng học, các điều kiện,
phương tiện hỗ trợ cho việc học tập được tốt nhất

-

Tạo mọi điều kiện để giáo viên được tham gia bồi dưỡng
theo kế hoạch.

- Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề cho giáo viên
một cách khoa học
- Mục tiêu của biện pháp
-

Điều hành các thành viên trong nhà trường, đặc biệt là
đội ngũ giáo viên hoàn thành những nhiệm vụ được phân
công trong kế hoạch để đạt được mục tiêu bồi dưỡng
chuyên môn theo chủ đề.

-

Liên kết, liên hệ giữa đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân
viên trong trường MN, tập hợp, động viên và hướng dẫn

các giáo viên thực hiện học tập, bồi dưỡng chuyên môn.


- Nội dung biện pháp
-

Xây dựng Ban chỉ đạo hoạt động BDCM theo chủ đề
trong nhà trường: Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn theo chủ đề cho GVMN sẽ đạt hiệu quả cao
khi xây dựng được Ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn theo chủ đề cho GV tốt.

-

Hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội dung BDCM theo chủ
đề.

-

Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện BDCM theo
chủ đề.

-

Phối hợp các lực lượng trong BDCM theo chủ đề.
- Cách thức thực hiện

-

Xây dựng Ban chỉ đạo hoạt động BDCM theo chủ đề

trong nhà trường:
Ở địa bàn quận Kiến An, nhìn chung các trường MN có

quy mô vừa phải, do vậy, số lượng đội ngũ, cán bộ, giáo viên
không lớn. Tuy nhiên, việc thành lập Ban chỉ đạo hoạt động
chuyên môn theo chủ đề để phân công trách nhiệm cụ thể với
từng thành viên cũng hết sức cần thiết.


+ Trưởng ban chỉ đạo có sự phân công trách nhiệm đến
mọi thành viên trong Ban chỉ đạo để tổ chức việc thực hiện
các HĐ BDCM theo chủ đề.
+ Trưởng Ban chỉ đạo phân công cụ thể đến thẩm quyền
của từng người và giới hạn ở mức độ khi giao trách nhiệm
cho các thành viên tiến hành HĐ BDCM theo chủ đề theo
định kỳ, thường xuyên, liên tục và đảm bảo sự phân công hợp
lý hoạt động của các thành viên trong ban chỉ đạo.
+ Trong sinh hoạt, học tập bồi dưỡng chuyên môn theo
chủ đề, các thành viên của Ban chỉ đạo phát huy vai trò trách
nhiệm của mình để triển khai các nội dung bồi dưỡng chuyên
môn theo chủ đề đến từng giáo viên đạt hiệu quả.
-

Hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể tới từng GV tham gia hoạt động
BDCM theo chủ đề:
+ HT chỉ đạo tổ chức các HĐ BDCM theo chủ đề cho

giáo viên căn cứ vào trọng tâm mục tiêu, yêu cầu CS- NDGD của nhà trường trong giai đoạn cụ thể.
+ Căn cứ theo nhiệm vụ các giáo viên đang đảm nhiệm,
và năng lực của từng giáo viên để có sự sắp xếp, phân công



hợp lý giáo viên tham gia những nội dung BDCM theo chủ đề
hợp lý:
+ Có sự sắp xếp về nhân sự: sắp xếp bố trí hợp lý, đảm
bảo các điều kiện cho người được tham gia tập huấn đầy đủ.
+ Lựa chọn đúng người, đúng việc, phát huy hiệu quả
khi tham gia bồi dưỡng chuyên môn theo chủ đề.
+ Hướng dẫn cụ thể, định hướng, giao nhiệm vụ, cho
giáo viên qua các HĐ BDCM theo chủ đề như:
Tham gia lớp bồi dưỡng chuyên môn của cấp trên, hoặc
một số lớp tập huấn theo chuyên đề cần thiết, quan trọng: đặt
ra yêu cầu với giáo viên cần học tập nghiêm túc để về triển
khai, thực hiện nhiệm vụ là báo cáo viên với tập thể giáo viên
nhà trường.
Tham gia các buổi BDCM theo chủ đề của nhà trường:
yêu cầu có những ý kiến cuối đợt BD, về nội dung thu được,
về phương pháp giảng dạy của giảng viên, cảm nhận về các
điều kiện khác khi tham gia bồi dưỡng, những ý kiến đề xuất
sau buổi tập huấn; hoặc những yêu cầu về viết bài tập thu
hoạch, nghiệm thu, những bài học kinh nghiệm, đề xuất


những nội dung muốn được tham gia BDCM theo chủ đề cho
lần kế tiếp.
-

Có những chỉ đạo, định hướng cụ thể cho giáo viên tự
bồi dưỡng khoa học, hiệu quả, thiết thực:
+ Định hướng cho giáo viên tự bồi dưỡng sau khi được


tham gia các buổi BDCM theo chủ đề của nhà trường: điều
này rất cần thiết, vì thời lượng BDCM có hạn, mà kiến thức
về chuyên môn của ngành học là rất nhiều. Vì vậy, người HT
cần chỉ đạo định hướng với các giáo viên về nhiệm vụ tiếp tục
học hỏi, nghiên cứu những gì đã lĩnh hội được qua buổi
BDCM theo chủ đề là vô cùng cần thiết, phát huy tối đa hiệu
quả của buổi BDCM.
+ Định hướng cho từng giáo viên cụ thể dựa trên năng
lực, khả năng thực tế của mỗi người giáo viên để gợi ý định
hướng giáo viên tự bồi dưỡng những kiến thức cần thiết hỗ
trợ đắc lực cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong
trường MN. Qua đó khuyến khích giáo viên tự học tập và bồi
dưỡng: đó là việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, tìm kiếm
các thông tin, các kiến thức mới về chuyên ngành MN thông
qua Internet. Hoặc là định hướng gợi ý giáo viên căn cứ trên


×