Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

BIỆN PHÁP QUẢN lý NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục mầm NON tại TRƯỜNG mầm NON, NGHĨA tân,cầu GIẤY, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.23 KB, 58 trang )

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC MẦM
NON TẠI TRƯỜNG MẦM
NON, NGHĨA TÂN,CẦU
GIẤY, HÀ NỘI


- Định hướng và nguyên tắc xây dựng biện pháp
- Định hướng xây dựng biện pháp
Là năm học thứ hai trên cơ sở trường mới khang trang to
đẹp, nhà trường đang hướng tới mô hình xây dựng trường học
lấy trẻ làm trung tâm, phấn đấu thành công đạt được cấp độ 3
trong công tác kiểm tra đánh giá ngoài, tiếp tục phát triển dịch
vụ giáo dục chất lượng cao và đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao nhà trường đặt ra các mục
tiêu chung sau:
Thực hiện các cuộc vận động lớn thành các hoạt động
thường xuyên “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” và các phong trào của ngành “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là
một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, “ Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”, tích cực xây dựng trường học
lấy trẻ làm trung tâm, chú trọng xây dựng môi trường sư phạm
xanh, sạch, đẹp, an toàn lành mạnh, xây dựng mối quan hệ ứng
xử thân thiện trong trường Ánh Sao. Nâng cao chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ, giữ vững đơn vị tập thể Lao động xuất sắc và
Cờ thi đua xuất sắc của UBND Quận Cầu Giấy.


Giữ vững và ổn định định mức số lượng trẻ và số lượng giáo
viên như hiện nay


( Đây là số lượng học sinh và cơ sở vật chất lý tưởng nhất
trong quận cầu giấy hiện nay)
Tăng cường bồi dưỡng giáo viên về mọi mặt, phấn đấu 90%
giáo viên đứng lớp đạt loại xuất sắc Chuẩn nghề nghiệp GV.
100% các lớp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua các hoạt
động đổi mới phương pháp, xây dựng trường học, lớp học lấy trẻ
làm trung tâm. Tăng cường ứng dụng CNTT trong các hoạt động
của nhà trường, quan tâm đầu tư thiết bị đồ chơi hiện đại ngoài
trời, khu đồ chơi Montessori, chú trọng nâng cao chất lượng trẻ 5
tuổi, phấn đấu 100% trẻ đạt Chuẩn PTTE năm tuổi.
Hoàn thiện cơ sở vật chất cho các lớp và các phòng chức
năng theo yêu cầu trường chuẩn Quốc gia giai đoạn II.
Tham mưu với các cấp để xây dựng trường Chuẩn Quốc
gia cấp độ II .
Tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ,
tích cực vận động CBGV, Hội CMHS tham gia các hoạt động từ
thiện, xã hội hóa hiệu quả


Đảm bảo ổn định đời sống giáo viên, nhân viên. Từng
bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của anh chị em.
Nghiêm túc triển khai thông tư số 13/2010/TT- BGDĐT
ngày 15/4/2010 về xây dựng trường học an toàn, học sinh tích
cực
Triển khai có hiệu quả thông tư liên tịch số 22/2013/ TTLBGDĐT- BYT ngày 18/6 năm 2013 của Liên bộ GD&ĐT, Bộ y
tế quy định đánh giá công tác y tế tại cơ sở mầm non.
Nghiêm túc thực hiện quy chế chuyên môn của cấp học MN
Thành phố Hà Nội.
Thực hiện theo Chương trình giáo dục MN (thông tư số
17/2009/ TT- BGDĐT ngày 25- 7- 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo

dục và đào tạo).
Xây dựng mô hình trường học lấy trẻ làm trung.
Tăng cường tổ chức các hoạt động cho trẻ xây dựng “Môi
trường thân thiện, học sinh tích cực”. Xây dựng kế hoạch tổ
chức các trò chơi dân gian, hát dân ca, các điệu nhẩy Dân vũ tập
thể . Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, sử dụng sản phẩm
của trẻ để tạo môi trường học tập thân thiện. Tích cực đổi mới


và áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến, khuyến khích trẻ tích
cực hoạt động, trú trọng phát triển năng lực cá nhân. Trẻ được
chăm sóc chu đáo, an toàn khi ở trường, lồng ghép dạy trẻ các
nội dung giá trị sống, kỹ năng sống, lòng nhân ái, các thói quen
vệ sinh văn minh thông qua các hoạt động trong ngày.
- Nguyên tắc xây dựng biện pháp
Khi xây dựng các biện pháp quản lý chất lượng giáo dục
tại trường Mầm non Ánh Sao chúng tôi căn cứ các cơ sở pháp lý
đã được hệ thống ở chương 1 và những kết quả khảo sát, đánh
giá thực trạng quản lý CLGD tại trường Mầm non Ánh Sao,
Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội được trình bày ở chương 2, và
dựa trên các nguyên tắc cơ bản như sau:
- Nguyên tắc kế thừa
GDMN có được những thành quả đáng ghi nhận như hiện
nay trong điều kiện khó khăn phải kể đến đóng góp không nhỏ
trí tuệ của các thế hệ CBQL. Họ đã áp dụng các biện pháp trong
đó có nhiều biện pháp tích cực phù hợp với điều kiện hoàn cảnh
của nhà trường, mang lại hiệu quả, giá trị trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục mầm non của nhà trường nói riêng và của
xã hội nói chung. Vì vậy, để tiếp tục sứ mệnh quản lý nâng cao



chất lượng giáo dục mầm non của nhà trường, CBQL trường
Mầm non Ánh Sao cần phải tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những
biện pháp đã tiến hành đem lại hiệu quả, đồng thời cải tiến các
biện pháp này khi sử dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế
hiện nay. Tóm lại là chúng ta không xóa bỏ hoàn toàn và không
làm xáo trộn hoặc thay đổi những gì đã làm mà phải điều chỉnh
cho phù hợp với đặc điểm của đội ngũ GV nhà trường và trong
từng điều kiện giáo dục cụ thể của từng giai đoạn.
- tNguyênttắctđồng bộ
Chất lượng giáo dục mầm non chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố và được quy định bởi chất lượng của các thành phần khác
nhau. Do đó, trong quá trình quản lý, muốn nâng cao chất lượng
giáo dục của nhà trường CBQL cần phải có những tác động cụ thể
vào các yếu tố đó. Muốn vậy, CBQL của nhà trường không chỉ áp
dụng các biện pháp đơn lẻ mà phải vận động đồng thời nhiều biện
pháp nhằm đạt mục tiêu đề ra. Mọi biện pháp đều phải xuất phát
từ mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Cần
đảm bảo các biện pháp không mâu thuẫn, trùng lặp mà phải hỗ trợ
cho nhau trong mối quan hệ biện chứng chặt chẽ, tạo thành một
hệ thống chỉnh thể nhằm tác động một cách đồng bộ tới tất cả các
vấn đề trong quá trình quản lý.


- tNguyênttắctkhảtthi
Tất cả các biện pháp quản lý được đề xuất đều phải xuất
phát từ các điều kiện, hoàn cảnh, môi trường khách quan và chủ
quan của trường Mầm non Ánh Sao trong hiện tại và những
năm tiếp theo, cũng như phải có khả năng áp dụng chúng trong
thực tiễn nhà trường. Thông qua khảo sát ý kiến của CBGV và

CBQL biện pháp nào chưa có điều kiện thực hiện sẽ xếp thứ
hạng thấp hoặc loại bỏ, Tác giả chỉ đề xuất các biện pháp trọng
tâm và cấp thiết.
- Nguyênttắctkhách quan
Các biện pháp quản lý được xây dựng phải phù hợp với
chủ chương, chính sách của Đảng về vấn đề GD, tuân thủ các
quy định của Nhà nước, của Ngành, tiếp cận xu thế đổi mới GD
hiện nay, đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng GD của
nhà trường.


- Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục của
trường Mầm non Ánh Sao, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
- Nâng cao hiệu quả quản lý của Cán bộ quản lý trường
Mầm non Ánh Sao
- tMục ttiêu
Chất lượng mọi hoạt động của nhà trường phụ thuộc trước
hết vào tổ chức bộ máy quản lý. Tổ chức tốt, ngay cả khi thiết bị
tồi, vẫn mang lại kết quả tốt hơn là tổ chức tồi mà thiết bị tốt.
Tổ chức và quản lý tốt có thể nhân lên và tạo ra nguồn lực tiềm
tàng để đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Ngược lại, tổ chức và quản lý tồi sẽ làm tiêu tan nguồn
lực, dẫn đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong
trường không đạt yêu cầu đặt ra.
-Nội dung và cách thức thực hiện
Nội dung:
Sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên vào các cương vị của tổ
chức nhà trường để có một bộ khung cán bộ tốt. Người quản lý
muốn có hiệu quả trong hoạt động của mình cần có nhiều năng



lực, nhưng quan trọng nhất là năng lực tổ chức, không có năng
lực tổ chức không trở thành người quản lý. Một trong những công
việc nhằm mang lại hiệu quả quản lý giáo dục là vấn đề tổ chức
bộ máy phải được đổi mới theo hướng chức năng nhiệm vụ rõ
ràng và có cơ chế phối hợp hợp lý. Một tổ chức trong đó mọi
thành viên đều được chia sẻ trách nhiệm quản lý đối với quá trình
thực hiện nhiệm vụ được giao của bản thân mình, đồng thời có
trách nhiệm với toàn bộ hệ thống. Điều quan trọng của hệ thống
QLCL này là sự thu hút tất cả mọi người lao động không trừ một
ai vào quá trình QLCL và thực hiện quản lý theo chức năng.
Cách thức thực hiện:
Để mọi người có khả năng tham gia vào quá trình quản lý,
nhà trường cần tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức mọi mặt
về chuyên môn, chính trị - xã hội, quan điểm và kiến thức quản
lý cho họ, nâng cao ý thức dân chủ, làm chủ công việc và phát
huy tiềm năng của họ tới mục tiêu chất lượng.
Xây dựng một máy tổ chức phù hợp với quản điểm
QLCLTT, một bộ máy mà trong đó mọi thành viên dù ở vị trí nào
cũng đều thống nhất hướng tới mục đích chung của nhà trường.
A.X.Macrenco đã từng nhấn mạnh rằng, sự thống nhất của tập


thể sư phạm hoàn toàn là cái quyết định mọi hiệu quả hoạt động
nhà trường. Để có được sự thống nhất trong tập thể sư phạm, nhà
trường cần xây dựng bộ máy tổ chức, trong đó có quy định rõ
ràng về các chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng thành
viên và cơ chế hoạt động của nó nhằm đảm bảo phát huy được
tính dân chủ.

Về bộ máy tổ chức
+ Xây dựng bộ máy tổ chức có đầy đủ các bộ phận như
quy định của
Điều lệ trường Mầm Non, nhưng phải quy định rõ các chức
năng, nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ phận, từng cá nhân. Đồng
thời nhà trường cần nâng cao nhận thức trách nhiệm cho CBGV
đối với mọi hoạt động của toàn trường, làm cho mọi người xác
định được một cách đầy đủ trách nhiệm của họ trên vị trí được
phân công và mối liên quan của họ trong toàn bộ hoạt động của
nhà trường dể hợp tác với nhau nhằm đạt hiêu quả cao trong từng
hoạt động và mục đích chung. “Tài lãnh đạo và quản lý là nghệ
thuật dẫn dắt mọi người để làm sao thu được năng suất phục vụ
công việc cao nhất, với sự va vấp ít nhất và sự hợp tác nhiều
nhất”, “Tài năng của người CBQLGD được thể hiện ở chỗ: biết tổ


chức guồng máy hoạt động theo một quy trình khoa học, trong đó
mỗi thành viên là một mắc xích vận hành thuận chiều, đồng bộ
với năng suất cao nhất của từng cá thể”. Trong TMN, mỗi một
giáo viên, mỗi bộ phận được giao nhiệm vụ cụ thể riêng, nhưng
không thể tách rời đối với những nhiệm vụ liên quan đến các bộ
phận khác trong trường. Điều cần thiết phải quán triệt trong TMN
là tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên hiểu và nhận thức được
rằng, mỗi một công việc cụ thể trong trường không phải chỉ là
trách nhiệm riêng của ai mà là trách nhiệm của tất cả mọi người.
Trách nhiệm của Ban giám hiệu nhà trường không chỉ là phân
công nhiệm vụ cho giáo viên, mà cũng phải phân công trách
nhiệm cho chính mình về việc theo dõi, giám sát suốt quá trình
thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ để kịp thời tạo điều kiện cho CBGV
làm tốt nhiệm vụ được phân công.

+ Huy động sự nỗ lực, sáng tạo và trách nhiệm của từng
người, từng bộ phận trong và ngoài nhà trường để xây dựng
được các giải pháp tốt nhất nhằm không ngừng nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
+ Làm cho sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, tổ,
nhóm, CBGV toàn trường nhịp nhàng và có hiệu quả cao.


+ Hoạt động của tập thể quản lý trong nhà trường giúp
Hiệu trưởng nắm bắt đầy đủ lượng thông tin, những kinh
nghiệm, nguyện vọng, cách làm sáng tạo, hay sai lệch của từng
bộ phận hoặc cá nhân trong và ngoài nhà trường. Thông qua
hoạt động của TTQL, Hiêu trưởng có điều kiện lựa chọn được
các biện pháp tối ưu để chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu
của nhà trường đề ra.
+ Thông qua các cuộc họp của TTQL bàn về cách giải
quyết công việc, nhiệm vụ của bộ phận này hay bộ phận khác
mà các thành viên đều có thể nắm được mối liên quan và trách
nhiệm trong việc thực hiện phối hợp các hoạt động với nhau
một cách đồng bộ. Nhờ đó mà các công việc, các bộ phận của
nhà trường được tiến hành một cách nhịp nhàng thuận lợi và
hiệu quả.
Có một hệ thống tổ chức hoàn chỉnh, cùng với những quy
định về chức năng, nhiệm vụ rõ ràng cho từng chức danh từng
người, từng bộ phận, tạo nên cơ chế hoạt động đồng bộ, chắc
chắn Trường Mầm Non Ánh Sao sẽ không ngừng nâng cao chất
lượng CSGD trẻ.
- Điều kiện thực hiện:



Cơ chế quản lý là những luật lệ, những chính sách, những
quy định có tính
nguyên tắc được ban hành nhằm tác động vào người dưới
quyền để thúc đẩy họ làm đúng và làm tốt các nhiệm vụ quy
định. Cơ chế hoạt động của bộ máy nhà trường được thể hiện ở
các quy định về quyền hạn và trách nhiệm cho từng chức danh,
từng người thuộc bộ máy quản lý. Trong các nguyên tắc quản lý
như: Chế độ uỷ quyền, chế độ phân quyền, trong các quy định
về việc sử dụng các phương tiện và những chính sách, chế độ
thưởng, phạt cán bộ giáo viên....Thực chất cơ chế quản lý là sự
xác lập các mối quan hệ trong bộ máy tổ chức nhà trường và
những quy định về các hoạt động của nó để tạo điều kiện cho
mọi thành viên có trách nhiệm thực hiện đúng chức năng, nhiệm
vụ của mình. Cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý TMN cần
đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Mọi mục tiêu, kế hoạch, biện pháp thực hiện nhiệm vụ đều
được nhà trường tổ chức cho tất cả CBGV từ tổ, bộ phận và toàn
thể TTQL bàn bạc, thống nhất.


+ Mọi công việc, nhiệm vụ, kế hoạch của TMN đều được
tất cả mọi CBGV và điều chỉnh, bổ cứu kịp thời theo tiến độ
thực hiện.
+ Mọi thành viên của nhà trường đều phải thực hiện đánh giá
hoạt động của bản thân mình và bộ phận mình theo nhiệm vụ và kế
hoạch nhà trường đã thống nhất.
- Xây dựng phát triển đội ngũ CBGVNV
- Mục ttiêu
Đội ngũ CBGVNV trường mầm non chính là nhân tố
quyết định tạo nên chất lượng GD của nhà trường. Quản lý phát

triển đội ngũ là một trong những chức năng quản lý của người
hiệu trưởng nhằm:
Ổn định cơ cấu tổ chức, tạo sự hiệu quả công việc trong
đội ngũ CBGVNV.
Phát huy hết khả năng, năng lực của mọi thành viên, mọi bộ
phận trong nhà trường.
Xây dựng một tập thể có văn hóa, đoàn kết, có phẩm chất
chính trị vững vàng.


Tăng cường khả năng học hỏi, tiếp cận những đổi mới về
chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng GD của nhà
trường theo yêu cầu của xã hội.
- Nội dung và tổ chức thực hiện
Xây dựng và thực hiện có hiệu quả công tác phát triển đội
ngũ giáo viên:
Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên nhằm đảm bảo cho
nhà trường luôn được đáp ứng đầy đủ về mặt nhân sự, cả về số
lượng và chất lượng. Quy hoạch phát triển đội ngũ luôn phải
dựa vào chiến lược phát triển nhà trường để phù hợp với quy
mô của nhà trường.
Trong xây dựng và phát triển đội ngũ phải thực hiện được
các mặt sau:
+ Xác định số lượng CBGV, nhân viên nhà trường cần có
với yêu cầu về trình độ đào tạo, khả năng và những tiêu chí phù
hợp với nhu cầu và tuyển dụng đảm bảo chất lượng đầu vào của
giáo viên, nhân viên
+ Kiểm kê đội ngũ cả về số lượng và chất lượng để xác
định khả năng công tác của mỗi thành viên trong nhà trường,



phân loại xếp hạng chất lượng công tác của họ để trên cơ sở đó
có những phương pháp quản lý một cách hợp lý.
+ Lập kế hoạch tuyển dụng, phân công, thuyên chuyển
trong nhà trường.
+ Lập kế hoạch bồi dưỡng và phát triển cán bộ, GV nhằm
làm vững mạnh đội ngũ của nhà trường.
+ Hình thành mạng lưới tổ chuyên môn của nhà trường
theo các cấp độ sau:
Giáo viên đại trà: có trình độ chuẩn trung cấp mầm non,
cao đẳng mầm non có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức
hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, GD đảm bảo yêu cầu của
chương trình GDMN mới.
Giáo viên cốt cán: có trình độ đạt trên chuẩn (Đại học,
Thạc sĩ), là GV giỏi, có năng lực và bản lĩnh sư phạm, tham gia
vào các hoạt động mũi nhọn trong hệ thống mạng lưới chuyên
môn, chịu trách nhiệm triển khai các chuyên đề, làm điểm về
đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDMN.
Giáo viên chuyên gia: có trình độ đại học sư phạm trở lên,
có trình độ chuyên môn chuyên sâu về GDMN, có kỹ năng cao


về nghiệp vụ, có khả năng nghiên cứu khoa học, đảm nhận công
tác bồi dưỡng thường xuyên cho GV và bồi dưỡng GV giỏi. Ở
trường mầm non đối tượng này thường là tổ trưởng, tổ phó,
chuyên môn, hiệu phó chuyên môn.
Trên cơ sở xác định mục tiêu xây dựng mạng lưới chuyên
môn như trên, hiệu trưởng cần xác định được số lượng GV có
trình độ cần được bổ sung và đào tạo thêm theo giai đoạn và
hình thức đào tạo cho mỗi đối tượng cụ thể.

Tăng cường quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho
GV
Quản lý công tác bồi dưỡng nhằm giúp cho đội ngũ ngày
một trưởng thành, nâng cao về nhận thức, trách nhiệm, trình độ
chuyên môn, năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu
cầu đổi mới GDMN và nâng cao khả năng cống hiến của mỗi
thành viên cho kết quả hoạt động của nhà trường.
Để làm tốt công việc này, CBQL của nhà trường cần thực hiện
các nội dung sau:
+ Tuyên truyền, GD tư tưởng, nâng cao nhận thức về vai
trò của người GV mầm non, tầm quan trọng của nội dung hoạt


động bồi dưỡng GV cũng như việc vận dụng hiệu quả các nội
dung đó trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
Biện pháp này xuất phát từ cơ sở khoa học: nhận thức là
cơ sở của thái độ và hành vi của con người, nhận thức đúng sẽ
có hành vi và thái độ đúng. Người GV khi ý thức được trách
nhiệm và vai trò của mình đối với chất lượng giáo dục của nhà
trường và thấy rõ tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng GV là
cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ và giá trị của mỗi nhà giáo
thì họ sẽ không ngừng phấn đấu vươn lên.
Bồi dưỡng nâng cao nhận thức không phải là hô hào chung
chung mà CBQL cần tạo ra những hoạt động cụ thể thiết thực
tạo điều kiện cho GV nâng cao nhận thức của mình. Các hình
thức tổ chức mang ý nghĩa nâng cao nhận thức thường là: tổ
chức các hội thi, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề...
+ Kế hoạch hóa công tác bồi dưỡng
Để đạt được mục tiêu là nâng cao chất lượng công tác bồi
dưỡng, việc cần làm đầu tiên là CBQL nhà trường phải xây

dựng kế hoạch bồi dưỡng, thống nhất và phổ biến tới toàn bộ
đội ngũ. Một bản kế hoạch hoàn thiện sẽ giúp cho CBQL của
nhà trường hoàn toàn chủ động về các nguồn lực thực hiện, chủ


động trong công tác kiểm tra điều chỉnh những sai lệch trong
công việc.
Kế hoạch bồi dưỡng phải bao gồm: kế hoạch dài hạn,
trung hạn và ngắn hạn và cần được xây dựng trên cơ sở:
Thực trạng và yêu cầu về chất lượng đội ngũ của nhà
trường
Xác định những kiến thức kỹ năng cần cho mỗi công việc,
mỗi vị trí để xác định chương trình bồi dưỡng cụ thể cho mỗi
thành viên.
Phân loại giáo viên nhằm xác định khả năng và nhu cầu
học tập, cơ hội phát triển của mỗi thành viên.
Các điều kiện: kinh phí, nhân lực tham dự chương trình
bồi dưỡng.
+ Xác định đúng nội dung trọng tâm cần bồi dưỡng
Thực tế công tác CSGD trẻ yêu cầu người GV cần hội tụ
nhiều kiến thức, kỹ năng khác nhau. Các kiến thức, kỹ năng đó
phải được cập nhật và phát triển liện tục để đáp ứng yêu cầu về
nâng cao chất lượng giáo dục. Thời gian và điều kiện dành cho
bổi dưỡng lại không nhiều. Hơn nữa, có những kiến thức, kỹ


năng GV có thể tự bồi dưỡng. Do đó, để bồi dưỡng GV thực sự
có hiệu quả, CBQL cần dựa vào chuẩn nghề nghiệp GV mầm
non, tìm hiểu kỹ những gì GV đang yếu, đang thiếu, để xác định
nội dung cần bồi dưỡng tại thời điểm hiện tại cũng như lâu dài

qua đó thực hiện nâng cao chất lượng GD trẻ.
+ Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng
Nhu cầu học tập của GV mầm non rất lớn. Tuy nhiên hình
thức tổ chức bồi dưỡng như thế nào để đáp ứng nhu cầu học tập
của GV mà vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà
trường là bài toán còn nhiều nan giài vì các giáo viên mầm non
thường rất khó khăn về thời gian. Hiện nay có nhiều hình thức
tổ chức bồi dưỡng khác nhau, có thể phân chia ra hình thức bồi
dưỡng trong nhà trường và ngoài nhà trường.
Thứ nhất là hình thức bồi dưỡng tại chỗ là hình thức được
sử dụng khá phổ biến bao gồm: thăm lớp dự giờ, sinh hoạt
chuyên môn định kì, mời chuyên gia về nói chuyện, hội thi,…
hình thức này giúp nhà trường dễ thu xếp thời gian và nhân lực,
không tốn nhiều kinh phí. Tuy nhiên, hình thức này không thuận
lợi cho việc nâng cao trình độ chuyên môn một cách tổng thể
cho đội ngũ.


Thứ hai hình thức bồi dưỡng ngoài nhà trường, diễn ra bên
ngoài nơi làm việc như: tham gia học tập tại trường bạn, dự các
khóa tập huấn tại trung tâm đào tạo,…..hình thức này có ưu
điểm là tránh áp lực công việc ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình
học tập,tạo điều kiện tiếp xúc trau dồi kinh nghiệm, nâng cao
trình độ một cách tổng thể, có hệ thống. Nhưng bên cạnh đó
phương pháp này gây ảnh hưởng tới thời gian làm việc, làm xáo
trộn nhân lực, tốn kinh phí cho đào tạo.
Với hai hình thức trên mỗi hình thức đều có những mặt ưu
điểm và hạn chế, cũng không có hình thức nào là phù hợp với
nhu cầu của tất cả GV, do đó CBQL nhà trường cần phải cân
nhắc, lựa chọn sử dụng đa dạng các hình thức phù hợp với từng

nội dung bồi dưỡng và điều kiện cụ thể của từng trường.
+ Quản lý công tác bồi dưỡng và sau bồi dưỡng
Để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng, CBQL cần phải
có cơ chế quản lý bồi dưỡng và sau bồi dưỡng một cách chặt
chẽ đảm bảo duy trì được kết quả bồi dưỡng thông qua các công
việc:


Lập hồ sơ theo dõi quá trình công tác bồi dưỡng của GV
đề có thông tin đánh giá hiệu quả công tác bồi dưỡng, từ đó có
những điều chỉnh hợp lý.
Cải tiến việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng. Sử
dụng kết quả đánh giá này vào việc bố trí công việc, xét thi đua
để vừa tạo động lực vừa gây áp lực cho GV tham gia bồi dưỡng
thực sự tích cực, hiệu quả.
Thực hiện chế độ chính sách đối với CBGVNV
Đội ngũ CBGV chính là yếu tố quyết định tới chất lượng
và sự phát triển của GDMN. Nguyên nhân dẫn đến việc thiếu
tâm huyết với nghề, bỏ nghề, làm việc đối phó,… là do chế độ
chính sách đối với giáo viên mầm non hiện nay còn nhiều bất
cập. Một cơ chế chính sách hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng
không những góp phần ổn định đội ngũ, thu hút GV vào ngành
và giữ được GV giỏi mà còn là động lực để đội ngũ GVMN có
chất lượng tốt để đáp ứng yêu cầu của bậc học, của thời đại
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
GVMN với mức lương thấp so với công sức bỏ ra, vị thế
chưa được khẳng định. Nguồn kinh phí chi trả lương cho GV,
mua sắm thiết bị đồ dùng dạy học phụ thuộc vào mức đóng góp



của phụ huynh. Chính vì thế, trong khi chờ một chính sách vĩ
mô từ nhà nước thì CBQL của nhà truòng cần linh hoạt vận
dụng những chính sách còn hiệu lực đồng thời tích cực tham
mưu xây dựng các chính sách cụ thể tại địa phương góp phần
giải quyết những khó khăn trước mắt của nhà trường, đảm bảo
nhà trường có điều kiện hoạt động tốt hơn, GV có động lực,
niềm tin để gắn bó với nghề và không ngừng học tập nâng cao
trình độ chuyên môn, cụ thể:
+ Đảm bảo các chế độ, quyền lợi của đội ngũ GV, đặc biệt
là GV hợp đồng:
Có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ.
Các danh hiệu tôn vinh nhà giáo cùng các mức khen
thưởng kèm theo.
Thực hiện hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy
định của nhà nước.
+ Quản lý tốt chế độ lương, thưởng: CBQL nhà trường cần
nắm vững những quy định về chế độ lương, thưởng và khai thác


triệt để những nguồn kinh phí cho việc khen thưởng để GV
không bị thiệt thòi mà CBQL không vi phạm quy chế.
Phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực hoàn cảnh của
từng CBGVNV, thúc đẩy họ lao động sư phạm có hiệu quả.
Khi đã có một đội ngũ đáp ứng đủ về số lượng, đảm bảo
về chất lượng thì việc sắp xếp, phân công đội ngũ phù hợp với
năng lực hoàn cảnh của từng người, thúc đẩy họ lao động sư
phạm có hiệu quả là việc làm vô cùng quan trọng. Với đặc thù
của trường mầm non: số lượng GV vừa học vừa làm nhiều, trình
độ tay nghề không đồng đều, hầu hết thành viên của đội ngũ đều

là nữ giới phải đảm đương nhiều thiên chức với những nét cá
tính khác nhau... nên việc sắp xếp, phân công và sử dụng đội
ngũ không phải là việc đơn giản, cần có sự nhạy cảm, bản lĩnh
của người hiệu trưởng và cần được tiến hành thường xuyên.
Việc phân công sắp xếp đội ngũ, hiệu trưởng cần dựa trên
các nguyên tắc:
Tuân thủ quy định của các văn bản pháp quy. Đó chính là
cơ sở pháp lý giúp hiệu trưởng phân công sắp xếp đội ngũ một
cách hợp lý, đồng thời có căn cứ đề nghị cấp trên bổ sung nhân
lực khi cần thiết.


Tôn trọng nguyện vọng của thành viên trong đội ngũ, kết
hợp giữa năng lực, nguyện vọng với yêu cầu công việc. Mỗi
thành viên trong nhà trường đều có những khả năng, năng lực
nhất định, điều đó cho thấy họ phù hợp nhất với công việc nào,
độ tuổi nào của trẻ. Bên cạnh đó, mỗi người có thể kết hợp với
một số người nào đó trong tập thể nhà trường, họ muốn làm
việc cùng nhau. Kết hợp được tất cả các yếu tố trên sẽ làm cho
mọi thành viên trong nhà trường phấn khởi làm việc, huy động
được sự sáng tạo và sức mạnh của tập thể. Tuy nhiên cũng cần
chú ý ngăn chặn những động cơ không chính đáng để tránh
những hành động gây mất đoàn kết trong tập thể nhà trường.
Cần luân phiên thay đổi nhân sự để các thành viên được
rèn luyện ở nhiều mảng công việc khác nhau qua đó nâng cao
kỹ năng nghề, có nhiều điều kiện, cơ hội để hiểu biết, chia sẻ
công việc với các cá nhân khác, đặc biệt ở những vị trí công
việc nhạy cảm: bếp trưởng, tiếp phẩm,...
Chọn cử đúng người phụ trách các bộ phận trong nhà
trường. Thông thường có hai cách chọn cử tổ trưởng: hiệu

trưởng chỉ định hoặc tập thể bầu.


×