Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN lý HOẠT ĐỘNG GIÁO dục PHẨM CHẤT TRÁCH NHIỆM CHO học SINH TRƯỜNG TRUNG học cơ sở ĐÔNG hải QUẬN hải AN THÀNH PHỐ hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.83 KB, 76 trang )

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHẨM
CHẤT TRÁCH NHIỆM CHO HỌC
SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỞ ĐÔNG HẢI - QUẬN HẢI AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


- Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
GDPCTN nằm trong chương trình giáo dục đạo đức phổ
thông tổng thể, nên việc quản lý GDPCTN cho học sinh
trường THCS cũng phải đặt trên nền tảng mang tính hệ thống
của chương trình giáo dục phổ thông. Điều đó có nghĩa là
quản lý GDPCTN cho học sinh trường THCS Đông Hải phải
lưu ý mối quan hệ giữa các môn học, mối quan hệ giữa các bộ
phận cấu thành quá trình giáo dục THCS. Hơn nữa, quản lý
GDPCTN cho học sinh không thể tách rời quản lý các hoạt
động khác trong nhà trường.
Tính hệ thống đòi hỏi GDPCTN cho học sinh trường
THCS không chỉ đọng lại ở một khối lớp mà nó bao gồm cả
bốn khối 6, 7, 8, 9. Mặt khác, tính hệ thống còn thể hiện ở chỗ
các giải pháp được đề xuất đi từ cái chung đến cái riêng, từ cấp
độ rộng đến cấp độ hẹp. Đồng thời các giải pháp đề xuất còn
liên quan đến cấp quản lý khác nhau trong nội bộ nhà trường, từ
Ban giám hiệu, Tổ trưởng Tổ bộ môn, Công đoàn, Đoàn thanh
niên và sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.


- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp quản lý đề xuất phải được xuất phát từ
thực tiễn, thực trạng việc quản lý hoạt động GDPCTN cho


học sinh THCS, từ những hạn chế, tồn tại trong quá trình quản
lý. Tránh tình trạng biện pháp đúng mà xa vời thực tiễn quản
lý. Việc đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ và
điều kiện thực tế cho phép tại trường học và khắc phục được
mặt còn hạn chế trong công tác quản lý hoạt động GDPCTN
cho học sinh THCS.
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn đòi hỏi phải tổng kết
thực tiễn và từ thực tiễn để đề xuất. Sự đổi mới và nhanh nhạy
trong tư duy phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình
thực tiễn quản lý là điều kiện vô cùng quan trọng để có các
biện pháp phù hợp. Các biện pháp quản lý phải thể hiện và là
sự cụ thể hoá mục tiêu, đường lối phát triển của Đảng, Nhà
nước, Sở Giáo dục - Đào tạo, Phòng Giáo dục – Đào tạo, Nhà
trường phù hợp với sự chế định của ngành trong quản lý. Có
như vậy các biện pháp quản lý GDPCTN cho học sinh THCS
được đề xuất vừa đảm bảo được sự chỉ đạo theo đường lối
giáo dục của Đảng, Nhà nước đồng thời mang tính cụ thể,
thực tiễn giáo dục đặt ra, làm cho các biện pháp quản lý tồn


tại và có ý nghĩa trong thực tế.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi, khi đưa ra các giải pháp quản lý
GDPCTN cho học sinh trường THCS Đông Hải phải thực hiện
được và đảm bảo hiệu quả cao. Muốn vậy GDPCTN cho học
sinh phải phù hợp với nhu cầu, hứng thú, tình cảm, tâm lý của
từng độ tuổi. Phải chú ý đến việc hướng dẫn các hoạt động chủ
đạo phù hợp với các đối tượng giáo dục.
Trong quá trình xây dựng các giải pháp quản lý PCTN
cho học sinh thì hệ thống các nguyên tắc nêu trên phải được

quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc để có thể đạt được
hiệu quả cao nhất khi đưa vào vận dụng trong thực tiễn.
- Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Các giải pháp đưa ra phải đồng bộ, phải tác động vào
các yếu tố của quá trình quản lý GDPCTN cho học sinh. Quá
trình GDPCTN cho học sinh chịu tác động của nhiều yếu tố,
trong đó bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy,
việc đưa ra các giải pháp quản lý GDPCTN cho học sinh phải
có tính thống nhất, có tính khoa học nhằm phát huy tốt những


ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của
các yếu tố đó.
- Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
GDPCTN cho học sinh là một vấn đề có tính truyền
thống, được các cấp quản lý, các nhà trường và các công trình
nghiên cứu quan tâm từ lâu. Trong quá trình nghiên cứu và tổ
chức thực hiện GDPCTN cho học sinh, đã có nhiều giải pháp
được đề xuất và vận dụng vào thực tiễn quản lý, và qua đó có
những giải pháp thể hiện tính hiệu quả của nó. Vì vậy, trong
khi nghiên cứu và đề xuất giải pháp mới cho quản lý GDPCTN
của học sinh, tôi đã kế thừa những giải pháp quản lý GDPCTN
đã được các cơ sở giáo dục nghiên cứu và áp dụng nhằm điều
chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh
cụ thể của nhà trường để đảm bảo thực hiện mục tiêu xây dựng
mô hình nhân cách của con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
- Một số biện pháp quản lý hoạt động GDPCTN cho
học sinh trường THCS Đông Hải - Quận Hải An – Thành
phố Hải Phòng.
- Quản lý xây dựng kế hoạch hóa hoạt động

GDPCTN cho học sinh trường THCS Đông Hải - Quận


Hải An – Thành phố Hải Phòng sao cho phù hợp với
chương trình giáo dục.(GP Quản lý đầu vào)
Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình quản lý,
vì trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn,
căn cứ vào những tiềm năng và những khả năng sẵn có và xác
định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động hoặc các giải pháp cần
thiết.
- Mục tiêu của biện pháp
Xác định được các mục tiêu và giải pháp cụ thể cho từng
năm học, từng học kỳ của toàn trường cũng như từng khối lớp
theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, đảm bảo vừa
có tính hợp lý và vừa có tính khả thi nhằm định hướng các
hoạt động GDPCTN cho học sinh trường THCS. Dựa trên kế
hoạch này để huy động sự tham gia của giáo viên, học sinh,
các lực lượng xã hội.
- Nội dung và cách thức thực hiện
a. Nội dung
Trên cơ sở kế hoạch giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành, nhà trường xây dựng kế hoạch


cụ thể nhằm chi tiết hóa các mặt hoạt động GDPCTN cho học
sinh phù hợp với đặc điểm của từng khóa học, từng khối, từng
lớp cụ thể.
Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân theo
chức năng từng đơn vị tham gia GDPCTN cho học sinh từng
tháng, từng học kỳ trong năm học.

Nhà trường nghiên cứu chủ trương chính sách của Bộ,
Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như chính quyền địa
phương liên quan đến vấn đề GDPCTN cho học sinh để lập
kế hoạch trong cả năm học.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch, hiệu trưởng cần phải
tìm hiểu, khảo sát tình hình của nhà trường, năng lực của đội
ngũ giáo viên, biểu hiện của học sinh, những yếu tố thuận lợi
và khó khăn tác động đến GDPCTN của học sinh. Đặc biệt cần
phải quan tâm đến chất lượng, hiệu quả GDPCTN cho học sinh
năm học trước.
Đây chính là căn cứ vững chắc, thuyết phục cho lập kế
hoạch hành động trong việc quản lý GDPCTN cho học sinh,
huy động triệt để sự tham gia tự giác, tích cực của đông đảo
cán bộ, giáo viên trong nhà trường và các lực lượng xã hội.


Nguồn lực quan trọng quyết định việc thực hiện công tác
GDPCTN cho học sinh là: chất lượng đội ngũ giáo viên, cán
bộ quản lý và tập thể học sinh.
b.Cách thức thực hiện
- Triển khai kịp thời sâu rộng mọi Chỉ thị của Đảng và
Nhà nước, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng thông
qua các buổi chào cờ hay các ngày lễ kỷ niệm lớn của đất
nước như ngày 2/9; 20/11, 22/12, 3/2, 8/3, 26/3, 30/4, 01/5.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên phụ
trách các hoạt động quan trọng của nhà trường như: công tác
chủ nhiệm, đoàn trường, chi đoàn giáo viên, tổ chuyên môn,
công đoàn trường, học sinh nội trú dân nuôi … để phát huy
vai trò tiên phong của mình trong các hoạt động quản lý
GDPCTN cho học sinh.

- Chi bộ Đảng, Ban lãnh đạo nhà trường đã đưa ra kế
hoạch gắn liền với việc GDPCTN cho học sinh từng tháng,
từng tuần theo các chủ điểm giao cho Đoàn thanh niên phối
hợp với tổ chủ nhiệm triển khai thực hiện:


Thán

Các hoạt động chính

g
- Ổn định nền nếp của học sinh các lớp.
- Tổ chức tuần lễ sinh hoạt tập thể cho học sinh khối
6 làm quen với nền nếp của nhà trường.
8

- Kiện toàn tổ chức lớp, bầu Ban cán sự lớp và Ban
chỉ huy đội.
- Tổ chức cho học sinh học tập Luật Giáo dục, Điều
lệ trường học, các quy định về đánh giá xếp loại… để
học sinh có cơ sở rèn luyện PCTN trong năm học.

9

- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, trang trí lớp học theo
mẫu thống nhất, tạo môi trường giáo dục xanhsạch- đẹp.
- Chấm lớp học thân thiện, trao giải.
- Tổ chức tuyên truyền các văn bản pháp luật, thi
tìm hiểu Luật an toàn giao thông vào tuần 03 của
tháng 09, tổng kết và trao giải trong tuần 01 của

tháng 10. Thực hiện sinh hoạt chuyên đề "An toàn


Thán

Các hoạt động chính

g
giao thông" đầu tuần 03, chuyên đề "Tình bạn, tình
yêu và gia đình" đầu tuần 04.
- Kiện toàn tổ chức thông qua đại hội các chi đội
học sinh và chi đoàn giáo viên, nhân viên, tiến tới
Đại hội Liên Đội của trường, kiện toàn đội ngũ sao
đỏ, đội thanh niên xung kích, lấy nòng cốt là thành
viên BCH của chi đoàn.
- Phát động thi đua chào mừng ngày Phụ nữ Việt
Nam (20/10).
10

- Chấm và trao giải cuộc thi tìm hiểu Luật An toàn
giao thông đường bộ trong tuần 01 của tháng.
- Phối hợp với Hội chữ thập đỏ phát động quyên
góp đợt 1 ủng hộ học sinh nghèo vượt khó.
- Bắt đầu triển khai tiến hành nội dung 3 của cuộc
vận động "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực": Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
thông qua tập huấn Chữ thập đỏ “Sơ cấp cứu ban


Thán


Các hoạt động chính

g
đầu” để rèn luyện kĩ năng sức khoẻ và bảo vệ sức
khoẻ cho đội viên.
- Phát động học sinh mua tem hưởng ứng cuộc thi
“Hướng về biển đảo quê hương”.
- Phát động học sinh tham gia viết bài dự thi “Em
yêu lịch sử Việt Nam”
- Sơ kết thi đua 20/10.
- Phát động thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt
Nam (20/11).
- Tổ chức thăm hỏi, tặng quà gia đình có công với
Cách mạng, gia đình chính sách tại địa phương.
11

- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, TDTT, tổ chức
kỷ niệm ngày 20/11.
- Phối hợp với Đoàn trường tổ chức văn nghệ chào
mừng 20/11. Thực hiện nội dung 4 của cuộc thi đua
xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích


Thán

Các hoạt động chính

g
cực”.

- Sơ kết, trao giải cho đợt thi đua 20/11.
- Tuyên truyền pháp luật theo chủ đề: Luật giáo dục.
- Thăm, tặng quà cho cho một số gia đình chính
sách, gia đình có công với cách mạng ở địa phương,
thực hiện nội dung 5 của phong trào thi đua xây
dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”:
HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị
các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa
phương.
- Sinh hoạt chuyên đề "Truyền thống hiếu học"
(tuần 01), chuyên đề "Truyền thống tôn sư trọng
đạo" (tuần 02), chuyên đề "Kỉ niệm về thầy cô và
mái trường" (tuần 03)
12

- Tuyên truyền, đôn đốc, nhắc nhở đội viên thiếu
niên thực hiện đúng quy chế thi cử, chuẩn bị kết


Thán

Các hoạt động chính

g
thúc học kì I theo lịch.
- Tuyên truyền ý nghĩa ngày thành lập Quân đội
nhân dân Việt Nam 22/12.
- Phát động toàn trường tham gia cuộc thi vẽ tranh
“Hành động vì động vật hoang dã”
- Thăm, tặng quà cho cho một số gia đình chính

sách, gia đình có công với cách mạng ở địa phương,
thực hiện nội dung 5 của phong trào thi đua xây
dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”:
HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị
các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa
phương.
01

- Tuyên truyền về ý nghĩa của ngày thành lập Đảng
3/2.
- Tổ chức thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá theo tấm
gương Hồ Chủ Tịch (lồng ghép vào giờ chào cờ hàng


Thán

Các hoạt động chính

g
tuần)
- Sinh hoạt chuyên đề "Phòng chống tội phạm và tệ
nạn xã hội" (tuần 01 + 02), chuyên đề "Đảng đã cho
ta một mùa xuân" (tuần 03), chuyên đề "Thanh niên
với lí tưởng cách mạng" (tuần 04)
- Đã tổ chức cho 100% học sinh tham gia cuộc thi
“An toàn cùng xe đạp điện, xe máy điện” tại phòng
tin, nhiều học sinh đang vượt qua các vòng thi tuần.
- Phát động mỗi lớp nuôi một lợn siêu trọng trong
tết Nguyên đán.

02

- Phát động thi đua chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ
8/3, ngày thành lập Đoàn TN 26/03.
- Sinh hoạt chuyên đề "Mừng Đảng - Mừng Xuân Mừng đất nước đổi mới" (tuần 01), chuyên đề "Xây
dựng trường học thân thiện" (tuần 02), chuyên đề
"Mẹ và cô" (tuần 03).


Thán

Các hoạt động chính

g
- Phát động học sinh tham gia bài dự thi vẽ tranh
“Chúng em lớn lên cùng đất nước”
- Hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi “Chúng em
kể chuyện Bác Hồ” và cuộc thi sơn ca cấp Quận.
- Phối hợp với Đoàn trường tổ chức các hoạt động
văn nghệ, TDTT chào mừng ngày 8/3 và ngày 26/3.
03

- Sơ kết và trao giải cho các hoạt động.
- Sinh hoạt chuyên đề "Truyền thống Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh" (tuần 01 + 02), chuyên đề "Thanh
niên và tương lai" (tuần 03+ 04)

04

- Hoạt động TDTT chào mừng ngày 30/4 và 1/5.

Thực hiện nội dung 4 của cuộc thi đua xây dựng
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Thăm, tặng quà cho cho một số gia đình chính
sách, gia đình có công với cách mạng ở địa phương,
thực hiện nội dung 5 của phong trào thi đua xây


Thán

Các hoạt động chính

g
dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”:
Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy
giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa
phương.
- Sinh hoạt chuyên đề "Âm nhạc và tuổi trẻ" (tuần
01), chuyên đề "Hoà bình, hữu nghị và hợp tác" (tuần
02), chuyên đề "Tổ quốc Việt Nam anh hùng" (tuần
03, 04)
Sinh hoạt chuyên đề "Bác Hồ kính yêu" (tuần 01+
02), chuyên đề "Thanh niên và TDTT" (tuần 03 +
05

04).

Để GDPCTN cho học sinh, nhà trường đã ban hành qui
tắc ứng xử đối với cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh,
dựa trên sự hướng dẫn của Sở giáo dục. Quy tắc ứng xử văn
hoá được thực hiện thường xuyên tại trường THCS Đông Hải

trên cơ sở tinh thần tự phê bình, phê bình trung thực, thẳng


thắn và gắn với các tiêu chí gắn với đánh giá, xếp loại, khen
thưởng giáo viên nhân viên và học sinh.
Nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên nhân viên và
học sinh kí cam kết việc thực hiện tốt qui tắc đó nhằm hướng
tới một lối sống trong sáng lành mạnh, có văn hóa. Cụ thể là:
Đối với thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường và
khách đến trường
1. Ứng xử trong chào hỏi, xưng hô, giới thiệu với thầy
giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường, khách đến thăm, làm việc
với nhà trường đảm bảo kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn,
đủ câu từ; không thô lỗ, cộc lốc, không rụt rè, không sử dụng
các động tác cơ thể gây phản cảm như thè lưỡi, giơ tay, búng
tay, đấm lưng nhau, trố mắt, hô to, hò hét, kéo dài giọng, chỉ
trỏ, bình phẩm...
2. Ứng xử khi hỏi, trả lời đảm bảo trật tự trên dưới, câu
hỏi và trả lời phải ngắn gọn, rõ ràng, có thưa gửi, cảm ơn.
Phải có thái độ cầu thị khi hỏi các thầy cô giáo bất kể vấn đề
gì, không được hỏi một cách quá suồng sã, giễu cợt, không
đùa cợt quá trớn.


3. Ứng xử khi mắc lỗi phải có thái độ ăn năn, hối hận,
không cãi lại khi thầy cô giáo phân tích đúng sai, phải xin lỗi
đúng lúc; sau khi mắc lỗi phải kịp thời sửa chữa. Khi làm
phiền thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường đảm bảo thái
độ văn minh, tế nhị, chân thành.
Đối với bạn bè

1. Ứng xử trong xưng hô đảm bảo thân mật, cởi mở,
trong sáng, không cầu kỳ, kiểu cách
2. Ứng xử trong chào hỏi, giới thiệu, bắt tay nhau đảm
bảo thân mật, trong sáng, không thô thiển, cục cằn, không làm
ầm ĩ ảnh hưởng đến người xung quanh.
3. Ứng xử trong khi thăm hỏi, giúp đỡ bạn bè đảm bảo
chân thành, tế nhị, không che giấu khuyết điểm của nhau,
không xa lánh, coi thường người bị bệnh, tàn tật. Đối với các
bạn có hoàn cảnh khó khăn hoặc có ý định bỏ học không được
coi thường mà cần phải quan tâm, chia sẻ, động viên bạn kịp
thời. Khi chúc mừng bạn đảm bảo vui vẻ, thân tình, không
cầu kỳ, không gây khó xử. Biết lắng nghe tích cực và phản
hồi mang tính xây dựng khi thảo luận, tranh luận.


4. Ứng xử trong quan hệ với bạn khác giới đảm bảo tôn
trọng, nhã nhặn, không sấn sổ, săn đón, điệu bộ quá trớn.
5. Ứng xử trong học tập, người học được phát huy chính
kiến, bày tỏ quan điểm phát huy tính tích cực, tự giác trong
học tập. Đảm bảo nghiêm túc, trung thực không vi phạm quy
chế kiểm tra, thi cử.
Đối với gia đình
1. Ứng xử trong xưng hô, mời, gọi đảm bảo sự kính
trọng, lễ phép, thương yêu, quan tâm đến mọi người trong gia
đình, kính trên nhường dưới.
2. Ứng xử trong khi đi, về; lúc ăn uống đảm bảo lễ phép,
có chào mời, thưa gửi, xin phép. Khi được hỏi phải trả lời lễ
phép, nhẹ nhàng, rõ ràng. Không khích bác, công kích, lên án
ông bà, cha mẹ và người hơn tuổi.
3. Ứng xử trong quan hệ với anh chị em trong gia đình

đảm bảo trật tự họ hàng, quan tâm chăm sóc, nhường nhịn,
giúp đỡ, chia sẻ, an ủi chân thành.
4. Ứng xử khi có khách đến thăm nhà và ra về đảm bảo
chào hỏi lễ phép, tiếp khách chân tình, cởi mở, lắng nghe.


5. Ứng xử trong công việc gia đình đảm bảo làm việc
chăm chỉ, vừa sức, không cãi cọ, cau có khi bị nhắc nhở,
không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, phải có trách nhiệm với
công việc của mình.
Đối với thôn, xóm, bản, tổ dân phố nơi cư trú
1. Ứng xử trong giao tiếp đảm bảo đúng mực, lịch sự, lễ
phép; ân cần giúp đỡ; hỏi thăm, quan tâm, chia sẻ chân tình,
không cãi cọ, xích mích, trả thù vặt.
2. Ứng xử trong sinh hoạt đảm bảo tôn trọng sự yên tĩnh
chung, không gây mất trật tự an ninh, không gây ồn ào, mất
vệ sinh chung.
3. Ứng xử trong thực hiện nghĩa vụ công dân phải chấp
hành nghiêm chỉnh, không vi phạm các quy định đã được
cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện.
Ở nơi công cộng
1. Ứng xử ở nhà trường khi tham gia sinh hoạt chung
đảm bảo đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, không hò hét, hô
gọi nhau ầm ĩ. Trong quá trình sinh hoạt phải tuyệt đối giữ trật
tự, tôn trọng, lắng nghe và tuân theo các yêu cầu của người


điều hành; đảm bảo nếp sống văn minh, không xô đẩy, chen
lấn, không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi; không đi, đứng, trèo,
ngồi lên lan can, bàn học...

2. Ứng xử khi có mặt trong khu vực công cộng như
đường phố, nhà ga, bến xe, rạp hát... đảm bảo cử chỉ, hành
động lịch thiệp; nói xin lỗi khi làm phiền và cảm ơn khi được
giúp đỡ; không làm ồn, ngó nghiêng, chỉ trỏ, bình phẩm người
khác. Không vi phạm các nội quy, quy định chung ở nơi công
cộng.
Ở trong lớp học
1. Ứng xử trong thời gian ngồi nghe giảng trong lớp
học đảm bảo tư thế, tác phong nghiêm túc, tôn trọng thầy
giáo, cô giáo và bạn cùng lớp. Trong lớp phải chép bài đầy
đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, không làm việc riêng,
không làm các cử chỉ như: vò đầu, gãi tai, ngoáy mũi, quay
ngang ngửa, phát ngôn tùy tiện, nhoài người, gục đầu;
không sử dụng tiếng địa phương và phương tiện liên lạc cá
nhân....
2. Ứng xử khi cần mượn, trả đồ dùng học tập đảm bảo
thái độ nghiêm túc, lời nói nhẹ nhàng, không làm ảnh hưởng


đến giờ học, không có các hành vi thô lỗ như: lấy đồ dùng khi
không được sự đồng ý, giật đồ dùng khi bạn đang sử dụng...
3. Ứng xử khi trao đổi, thảo luận về nội dung bài giảng
đảm bảo thái độ cầu thị, tôn trọng ý kiến người khác, không
gay gắt, chê bai, mỉa mai những ý kiến khác với ý kiến bản
thân.
4. Ứng xử trước khi kết thúc giờ học đảm bảo tôn trọng
thầy, cô giáo, không nôn nóng gấp sách vở, rời chỗ ngồi để ra
chơi, ra về; khi thầy cô giáo chưa kết thúc bài giảng không
được có thái độ bất bình, phải đảm bảo trật tự, không xô đẩy
bàn ghế, giữ vệ sinh chung.

- Điều kiện thực hiện
Các đơn vị trong nhà trường phải nắm chắc tình hình của
đơn vị mình, nghiêm chỉnh thực hiện chức năng nhiệm vụ được
giao.
Đảm bảo tổ chức Đoàn thanh niên và tổ chức việc
GDPCTN cho học sinh một cách hợp lý, đúng đắn, có hiệu quả,
có điều kiện tương ứng.
Kế hoạch có tính khả thi, tuân theo trình tự các bước


tiến hành, tránh chồng chéo.
- Quản lý các điều kiện tinh thần và vật chất hỗ trợ
thực hiện kế hoạch hoạt động GDPCTN cho học sinh
trường THCS Đông Hải - Quận Hải An – Thành phố Hải
Phòng.(GP quản lý đầu vào)
- Mục tiêu của biện pháp
Điều kiện tinh thần và vật chất là một trong những yếu
tố quyết định sự thành công của hoạt động giáo dục. Vì đây là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lí trong
việc thực hiện kế hoạch GDPCTN cho học sinh trường THCS
nói chung và trường THCS Đông Hải nói riêng.
Những điều kiện thực hiện kế hoạch GDPCTN cho học
sinh bao gồm: cơ sở về tinh thần và cơ sở vật chất-kĩ thuật.
a. Về cơ sở tinh thần
Để thực hiện tốt các giải pháp GDPCTN cho học sinh thì
cần phải xây dựng một tập thể sư phạm mẫu mực làm gương.
Đồng thời cũng cần phải có một tổ chức có văn hóa mà trong
đó mọi thành viên gắn kết với nhau trong một tầm nhìn được
chia sẻ, mỗi cá nhân có cơ hội học tập, được lãnh đạo và đồng



nghiệp hỗ trợ… sẽ là cơ sở vững chắc.
b. Về cơ sở vật chất kĩ thuật
Để tổ chức thành công hoạt động giáo dục nói chung và
GDPCTN nói riêng thì không thể không kể đến cơ sở vật chất
kỹ thuật. Muốn vậy, các nhà quản lí không những cần biết khai
cơ sở vật chất – kĩ thuật, các nguồn tài chính trong và ngoài
trường, mà còn biết huy động các nguồn lực khác như phụ
huynh học sinh, cựu học sinh thành đạt, từ các doanh nghiệp
trên địa bàn trường, các tổ chức, cá nhân phục vụ cho hoạt động
dạy học và giáo dục của nhà trường.
- Nội dung và cách thức thực hiện
a. Nội dung
* Về cơ sở tinh thần
Để có một tập thể sư phạm mẫu mực, xây dựng nhà
trường thành tổ chức học tập thì không thể không xây dựng
văn hóa nhà trường. Văn hóa nhà trường có thể bao gồm:
- Mục tiêu phấn đấu của trường.
- Logo, trang phục


- Các lễ hội truyền thống
- Các chuẩn mực đạo đức đã được xác định
- 12 giá trị mà mọi thành viên cam kết thực hiện.
- Hợp tác và tôn trọng đồng nghiệp.
- Gương mẫu tự học suốt đời
- Tôn trọng và yêu thương học sinh…
* Về cơ sở vật chất kĩ thuật
- Huy động các nguồn tài chính, vật lực phục vụ giáo dục
PCTN cho học sinh.

- Khai thác, tận dụng các điều kiện sẵn có trong nhà
trường
- Tận dụng mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương
b. Cách thức thực hiện
*. Về cơ sở tinh thần
Để nhà trường trở thành một tổ chức biết học hỏi, một
tập thể sư phạm mẫu mực thì cần phải tiến hành theo các
bước sau:


×