Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề thi HSG 9 lâm thao 2018 (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.41 KB, 9 trang )

Học sinh làm toàn bộ bài thi trên tờ giấy thi (không làm bài vào đề thi)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LÂM THAO

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn thi: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

Đề thi có: 04 trang
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8,0 điểm) Hãy chọn phương án đúng ghi vào tờ
giấy thi
Câu 1.Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm :
A. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
B. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
C. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
Câu 2. Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam cho phép các nước :
A. Được thiết lập các công trình và các đảo nhân tạo.
B. Được tổ chức khảo sát, thăm dò các nguồn tài nguyên.
C. Được tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu và cáp quang biển.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 3. Vị trí nước ta nằm ở
A.Bán đảo Trung Ấn, khu vực cận nhiệt đới
B. Rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á
C. Rìa phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới
D. Rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới
Câu 4. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm biểu hiện ở các đặc điểm :
A. Quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ ở vùng đồi núi.
B. Địa hình nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.


C. Quá trình bồi tụ diễn ra nhanh ở vùng đồng bằng.
D. Địa hình Cac-xtơ nhiệt đới phổ biến ở nhiều nơi.
Câu 5. Cho các nhận định sau về đặc tính nóng ẩm và ảnh hưởng của gió mùa thể hiện qua yếu tố
hải văn của biển Đông là:
(1). nhiệt độ nước biển cao và thay đổi theo mùa

1


(2). Biến ấm, nhiều ánh sáng, giàu ô xi
(3). sóng biển mạnh vào thời kì gió mùa Tây Nam
(4). Thủy triều có sự phân hóa giống nhau giữa các vùng.
Các nhận định sai là:
A. (1), (2)

B ( 2), (3)

C. ( 3), (4)

D. (1), (4)

Câu 6. Đặc điểm không đúng với với đặc điểm chung của địa hình nước ta là
A.Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi cao
B. Cấu trúc địa hình khá đa dạng
C. Địa hình Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của con người
D. Địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 7. Kiểu thời tiết lạnh, ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do
A. gió mùa mùa đông bị suy yếu nên tăng độ ẩm
B. gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta
C. ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ

D. khối khí lạnh di chuyển qua biển trước khi ảnh hưởng đến nước ta.
Câu 8 : Sông Hồng có chế độ nước thất thường, lũ lên nhanh rút chậm là do:
A. Diện tích lưu vực sông nhỏ.

B. Các sông có dạng nan quạt.

C. Chảy trên địa hình dốc và mưa theo mùa.

D. Có nhiều phụ lưu và ít chi lưu.

Câu 9. Điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và miền Nam là
A. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặckhí.
B. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
C. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thànhphố.
D. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miềnNam.
Câu 10.Yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến sự phân bố ngành dịch vụ.
A. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Nền kinh tếtự túc, tự cấp.
C. Giao thông vận tải phát triển.
D. Sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế.
Câu 11. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, loại cây trồng chiếm tỉ trọng cao
nhất là:
A. cây lương thực

C. cây công nghiệp

B. cây rau đậu

D. cây ăn quả


2


Câu 12: Đây là biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thủy sản vừa bảo vệ nguồn lợi
thủy sản:
A. tăng cường và hiện đại hóa các phương tiện đánh bắt
B. đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến
C. hiện đại hóa các phương tiện, tăng cường đánh bắt xa bờ
D. tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến.
Câu 13. Đặc điểm tự nhiên tạo cơ sở cho việc hình thành vùng chuyên canh chè ở Trung du và miền
núi Bắc Bộ là
A. đất feralit giàu dinh dưỡng
B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh và địa hình đồi núi
C. địa hình chủ yếu là đồi núi
D. lượng ẩm cao
Câu 14. Nguyên nhân chính làm cho vùng Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước là :
A.Đất phù sa màu mỡ.

B. Khí hậu, thủy văn thuận lợi

C. Thâm canh tăng năng suất.

D. Nguồn lao động dồi dào

Câu 15. Ngành thủy sản giữa Bắc Trung Bộ với Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm:
A. Khai thác biển Bắc Trung Bộ chiếm ưu thế, nuôi trồng Nam Trung bộ chiếm ưu thế
B. Khai thác và nuôi trồng Duyên hải Nam Trung bộ phát triển mạnh hơn Bắc Trung Bộ
C. Nuôi trồng Bắc Trung Bộ chiếm ưu thế, khai thác biển Duyên hải Nam Trung bộ chiếm ưu thế
D. Nuôi trồng và khai thác Bắc Trung Bộ phát triển mạnh hơn Duyên hải Nam Trung bộ
Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng với Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Nhiều vũng vịnh sâu, kín gió.
B. Nhiều bãi biển, thắng cảnh đẹp.
C. Đồng bằng rộng, đất phù sa màu mỡ..
D. Khoáng sản ti tan, cát thủy tinh có trữ lượng lớn.
II. PHẦN TỰ LUẬN(12,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)Cho bảng số liệu:
Mật độ dân số của đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và cả nước năm 2013
( Đơn vị: người/km2)
Vùng
ĐB sông Hồng
ĐBSông Cửu Long
Tây Nguyên
Mật độdân số
1287
431
100
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)

Cả nước
271

3


a) Nhận xét về mật độ dân số của các vùng và cả nước năm 2013.
b) Mật độ dân số ở Đồng bằng sông Hồng có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế xã hội của
vùng?
Câu 2 (3,0 điểm) ) Dựa vào át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a, Xác định vùng sản xuất lúa lớn nhất nước ta? Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các
vùng trọng điểm lúa của cả nước?

b, Xác định tuyến giao thông đường bộ xuyên quốc gia quan trọng nhất ở nước ta và kể tên 5 thành
phố lớn nhất nơi có tuyến giao thông này chạy qua. Nêu vai trò của tuyến đường đó đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội đất nước.
Câu 3 (3,0 điểm)Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a)Kể tên các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung? Cho biết ý nghĩa của vùng kinh tế
trọng điểm này.
b) Phân tích các thế mạnh kinh tế nổi bật ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 4 (4,0 điểm) Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG ĐIỆN, THAN VÀ DẦU THÔ CỦA NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 2000 - 2012
Năm
Điện (tỉ KWh)
Than (triệu tấn)
Dầu thô (triệu tấn)
2000
26,7
11,6
16,3
2005
52,1
34,1
18,5
2010
91,7
44,8
15,0
2012
115,1
42,1
16,7

1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng điện, than, dầu thô nước ta giai đoạn
2000 – 2012.
2. Nhận xét và giải thích về sự tăng trưởng đó.

--------- HẾT --------* Ghi chú: Thí sinh được phép sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

4


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO
LÂM THAO

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017 - 2018

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN ĐỊA LÍ
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN(8,0 điểm)
Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

B


9

A

2

C

10

D

3

A

11

B

4

A,C,D

12

D

5


D

13

D

6

C

14

C

7

B

15

A

8

B,C,D

16

C


II. PHẦN TỰ LUẬN(12,0 điểm)
Câu

Nội dung
a) Nhận xét về mật độ dân số của các vùng và cả nước năm 2013.

1
(2,0đ) - Mật độ dân số trung bình của nước ta cao. Mật độ dân số trung bình có sự
khác nhau giữa các vùng.
- Đồng bằng sông Hồng có mật độ số cao nhất, cao gấp 4,7 lần mật độ trung
bình cả nước, gấp 2,98 lần mật độ dân số trung bình của Đồng bằng sông
Cửu Long, gấp gần 13 lần so với mật độ dân số trung bình của Tây Nguyên.
- Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất, thấp hơn nhiều mức trung bình cả
nước (mật độ của Tây Nguyên chỉ đạt 100 người/km2).
- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số khá cao so với mật độ trung
bình cả nước và Tây Nguyên (mật độ của đồng bằng sông Cửu Long đạt
431 người/km2)
b)Mật độ dân số ở Đồng bằng sông Hồngảnh hưởngđến phát triển kinh
tế xã hội của vùng.

Điểm
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0

5



* Thuận lợi:
- Có nguồn lao động dồi dào.
- Thị trường tiêu thụ tại chỗ lớn.
- Thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

0,5

* Khó khăn:
- Gây sức ép lớn đến phát triển kinh tế, kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế,
làm chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng,…
- Gây sức ép đến các vấn đề xã hội (giải quyết việc làm, nâng cao chất
lượng cuộc sống, y tế, giáo dục,…)
- Gây sức ép đối với tài nguyên môi trường: tài nguyên cạn kiệt, môi trường
ô nhiễm.

0,5

a) Trình bày và giải thích tình hình phát triển cây lúa của nước ta trong
2
(3,0đ) những năm qua.
* Tình hình phát triển cây lúa của nước ta trong những năm qua:
- Diện tích trồng lúa đã giảm nhẹ (giảm từ 7666 nghìn ha/2000 lên 7207
nghìn ha/2007, giảm 459 nghìn ha
- Sản lượng lúatăng nhanh (tăng từ 32530nghìn tấn năm 2000 lên 35942
tấn/2002, tăng 3412 nghìn tấn, tăng gấp 1,1 lần)
- Năng suất lúa tăng mạnh (từ 42,4 tạ/ha/ 2000 lên 49,9 tạ/ha/2002, tăng 7,5
tạ/ha, tăng gấp 1,18 lần)
* Giải thích:
- Diện tích trồng lúa giảm do kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước:
+ Phá thế độc canh cây lúa trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại
cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.
+ Một phần diện tích chuyển đổi sang đất chuyên dùng, đất thổ cư
( Xây dựng khu công nghiệp, đô thị, đường giao thông vận tải…)
- Năng suất tăng do áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất( giống mới
có năng suất cao, phân bón, thuốc trừ sâu..)
- Sản lượng lúa tăng do nhờ kết quả của tăng vụ và tăng năng suất.

1,5
0,75
0,25
0,25
0,25
0,75

0,25

0,25
0,25

b)Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng nào của nước ta? Vì sao?

1,5

- Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ nước ta.

0,25

- Vì:

* Điều kiện sinh thái
- Thổ nhưỡng: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám có diện tích rộng, phân
bố trên bề mặt địa hình bán bình nguyên lượn sóng.
- Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh là thuận lợi
cho cây cao su (cây không ưa gió mạnh)
- Điều kiện thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồTrị An, Dầu Tiếng đảm
bảo nguồn nước tưới.

1,25
0,75

6


* Điều kiện kinh tế – xã hội:
- Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc
và khai thác mủ cao su.
- Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ
Chí Minh
- Hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước,
nước ngoài)
a) Kể tên các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Cho biết
3
(3,0đ) ý nghĩa của vùng kinh tế trọng điểm này.
- Tên các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung: Thừa Thiên Huế,
T.p Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
- Ý nghĩa của vùng kinh tế trọng điểm này:
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động các vùng: Bắc
Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
+ Tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy mối quan hệ

kinh tế liên vùng.
b) Phân tích các thế mạnh kinh tế nổi bật ở vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ.
- Thế mạnh phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản:
+ Khai thác khoáng sản: Than, sắt, đồng, thiếc, apatit…

0,5

1,0
0,5

0,5

2,0

0,5

+ Chế biến khoáng sản: Luyện kim, cơ khí, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Thế mạnh phát triển công nghiệp điện:
+ Thủy điện: Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà…
+ Nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí, Na Dương…
- Thế mạnh trồng cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu, rau quả ôn đới,
cận nhiệt:
+ Cây công nghiệp: Chè, sơn, trẩu…
+ Cây dược liệu: Quế, hồi, đỗ trọng, nhân trần, tam thất..
+ Rau, quả: Su hào, bắp cải, sup lơ, đào, lê, táo, mận…
- Thế mạnh chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản.
+ Đàn trâu đông nhất, chiếm 1/2 đàn trâu cả nước; đàn bò chiếm 1/6 đàn bò
cả nước; đàn lợn chiếm 1/5 đàn lợn cả nước…(năm 2005)
-Thế mạnh phát triển lâm nghiệp và du lịch : Trồng rừng theo hướng nông

lâm kết hợp, khoanh nuôi, bảo vệ rừng; du lịch sinh thái, biển đảo…
4
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng thủy sản khai thác của
(4,0đ) Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2010 – 2014 và
nêu nhận xét.

0,5

0,5

0,25
0,25

2,5

7


-Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ cột ghép (trục tung thể hiện sản lượng thủy sản
khai thác, trục hoành là năm)

1,5

Chú ý: + Vẽ biểu đồ khác không cho điểm;
+ Vẽ sai một giá trị trừ 0,25đ;
+ Thiếu tên biểu đồ, chú giải, số liệu, năm, khoảng cách năm không đúng,
trừ 0,25đ/1 lỗi.
* Nhận xét:
- Sản lượng thủy sản khai thác của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ luôn lớn
hơn vùng Bắc Trung Bộ ( Năm 2010 gấp 2,8 lần, năm 2014 gấp 2,6 lần…

- Từ năm 2010 đến 2014 sản lượng thủy sản của vùng Bắc Trung Bộ và
Duyên hải Nam Trung Bộ đều tăng, trong đó:
+ Sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ tăng nhanh và liên tục, tăng từ
240,9 nghìn tấn/2010 lên 328nghìn tấn/2014, tăng 87,1nghìn tấn, trung bình
năm tăng 21,8nghìn tấn, tăng gấp 1,4 lần
+ Sản lượng thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ cũng tăng khá nhanh và
liên tục, tăng từ 670,3 nghìn tấn/2010 lên 854,8 nghìn tấn, tăng 184,5 nghìn
tấn, trung bình năm tăng 46,1 nghìn tấn, tăng gấp 1,3 lần.
- Tốc độ tăng sản lượng thủy sản khai thác của Bắc Trung Bộ nhanh hơn
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Bắc Trung Bộ tăng 1,4 lần, Duyên hải Nam
Trung Bộ tăng gấp 1,3 lần), nhưng sản lượng thủy sản khai thác của Duyên
hải Nam Trung Bộ lớn hơn nhiều lần so với Bắc Trung Bộ (2,6 lần/2014).
b) Ý nghĩa của việc đánh bắt hải sản xa bờ ở nước ta
- Bảo vệ hợp lí nguồn lợi hải ven bờ, hạn chế việc khai thác quá mức, đồng
thời tăng sản lượng thủy sản khai thác.
- Khẳng định và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển – các quần đảo, thềm
lục địa và vùng trời.

2,0
0,5

1,0

0,5
0,5
0,25
0,25

ĐIỂM PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1 + Câu 2 + Câu 3 + Câu 4 = 12,0 điểm


8


-------- HẾT --------

9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×